Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Bản tin kiến thức nông nghiệp năm 2012 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.75 KB, 29 trang )

CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN – XU
THẾ PHÁT TRIỂN MỚI CỦA
NỀN NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI
Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” là
mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa
hiệu quả, bền vững theo hướng GAP,
tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu
lúa hàng hóa xuất khẩu chất lượng
cao. Cánh đồng mẫu lớn (CĐML)
hiện là một bước chuyển quan trọng
trong sản xuất lúa gạo, không những
giải quyết cơ bản bài toán đầu ra cho
hạt lúa mà còn là chia sẻ lợi nhuận
công bằng hơn. Đây là mô hình sản
xuất lúa hàng hóa quy mô lớn đang
được xem là hướng đi tất yếu trong
tương lai.
CĐML là bước phát triển khách
quan của sản xuất lúa ở đồng bằng
sông Cửu Long - vùng sản xuất nông
nghiệp hàng hóa lớn nhất nước ta.
Qua thời gian triển khai CĐML, cho
thấy đây là một phương thức tổ chức
sản xuất triển vọng phù hợp với xu
thế phát triển nền nông nghiệp theo
hướng hiện đại, chất lượng và hiệu
quả. Theo Thứ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
(NN&PTNT) Bùi Bá Bổng: những
kết quả cụ thể trong việc triển khai
thực hiện “cánh đồng mẫu lớn” ở


ĐBSCL thời gian qua đã thu được
những kết quả đáng khích lệ. Mô
hình cánh đồng mẫu lớn bắt đầu
được Bộ NN&PTNT phát động xây
dựng tại các tỉnh ĐBSCL vào tháng
3/2011 và được các địa phương,
doanh nghiệp, nông dân hưởng ứng
tích cực. Ngay trong vụ hè – thu
2011, đã có 13 tỉnh, với 6.400 hộ
tham gia tham gia xây dựng cánh
đồng mẫu lớn, đạt 7.800 ha. Đến vụ
Đông Xuân 2011-2012, diện tích
CĐML đã tăng lên 15.500 ha ở 8
tỉnh Long An, Đồng Tháp, An
Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cần
Thơ, Trà Vinh, Tây Ninh.
Hầu hết các CĐML đã thực hiện ở
Nam bộ đều thành công tốt đẹp cả
về tăng năng suất, chất lượng, giảm
giá thành và tiêu thụ thuận lợi, tăng
thu nhập cho nông dân. Từ khi triển
khai mô hình CĐML, đến nay sản
xuất lúa đã có nhiều tiến bộ như:
gieo sạ đồng loạt theo từng vùng, áp
dụng qui trình sản xuất theo hướng
thực hành tốt (GAP) trên cơ sở các
kỹ thuật đã được ứng dụng rộng như
“3 giảm 3 tăng” (giảm: lượng giống
gieo sạ, phân đạm, thuốc trừ sâu;
tăng: năng suất, chất lượng, hiệu

quả” hoặc “1 phải 5 giảm” (phải:
dùng hạt giống xác nhận, giảm:
ngoài 3 giảm trên còn giảm lượng
nước tưới, giảm thất thoát thu hoạch)
và đặt biệt là áp dụng máy gặt đập
liên hợp.
Tuy nhiên, sản xuất lúa vẫn còn
những mặt tồn tại kéo dài như sản
xuất dựa vào nông hộ cá thể nên qui
mô manh mún, các kỹ thuật tiên tiến
không các nông hộ áp dụng đồng
nhất làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 1
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
xuất và chất lượng sản phẩm, việc
tiêu thụ lúa bị động, nông dân thua
thiệt. Vì vậy, đã đến lúc phải tạo ra
sự liên kết của nông dân trên một
cánh đồng để thống nhất thực hiện
quy trình sản xuất tiên tiến và gắn
kết với thị trường tiêu thụ. CĐML
đưa “nông hộ nhỏ ra cánh đồng lớn”
để nâng cao toàn bộ chuỗi giá trị mà
người sản xuất lúa và người kinh
doanh lúa gạo đều có lợi và đóng
góp nâng cao sức cạnh tranh của
ngành lúa gạo nước ta.
Thứ trưởng cũng nêu rõ, qua một
năm triển khai CĐML cho thấy đây
là một phương thức tổ chức sản xuất

triển vọng phù hợp với xu thế phát
triển nền nông nghiệp theo hướng
hiện đại, chất lượng và hiệu quả. Tuy
nhiên để mở rộng cần xử lý nhiều
vấn đề tiếp theo, trong đó nổi lên các
vấn đề sau:
Thứ nhất, có lực lượng cán bộ kỹ
thuật để hướng dẫn nông dân sản
xuất theo đúng quy trình là yếu tố
quan trọng. Xuất phát từ hiện trạng
nông dân có các trình độ kỹ thuật
khác nhau, vì vậy việc tập huấn,
hướng dẫn nông dân phải được làm
hết sức kỹ lưỡng. Cần có kế hoạch
đào tạo những nông dân nòng cốt để
họ trở thành một nhóm cán bộ kỹ
thuật có khả năng hướng dẫn nông
dân ở từng cánh đồng.
Thứ hai, việc nối kết CĐML với
thị trường, đây là vấn đề khó nhất để
mở rộng CĐML. Vì vậy, cần nhiều
hướng để xử lý vấn đề này, hướng
truyền thống là doanh nghiệp ký hợp
đồng bao tiêu với nông dân, nhưng
hạn chế là hiện nay chưa được nhiều
doanh nghiệp tham gia bao tiêu vì lý
do họ không tổ chức được việc thu
mua trực tiếp với nông dân do thiếu
nhân lực, thiếu kho tàng nên chủ yếu
mua lúa qua thương lái, hoặc mua

gạo nguyên liệu. Mặt khác, cần
nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để đa
dạng hơn các phương thức tiêu thụ
bao gồm một số phương thức hiện
đại như nông dân tham gia cổ phần
trong doanh nhiệp kinh doanh gạo,
đấu thầu tiêu thụ CĐML ở giai đoạn
lúa chín…
Thứ ba, cần tổ chức điều hành
CĐML như thế nào cho phù hợp?.
Trong thời kỳ thí điểm hiện nay,
chính quyền địa phương vào cuộc rất
tích cực ngay cả trực tiếp chỉ đạo,
huy động lực lượng để xây dựng
CĐML. Tuy nhiên, phải tính ngay
đến việc đào tạo các nông dân nòng
cốt để họ có thể điều hành, quản lý
CĐML. Ngoài ra, CĐML có thể nằm
trong hợp tác xã.
Thứ tư, cần thiết đầu tư cơ sở hạ
tầng cho CĐML, đặc biệt là thiết kế
lại đồng ruộng để thuận lợi cho cơ
giới hóa, hoàn thiện thủy lợi nội
đồng, trạm bơm điện, nâng cấp giao
thông đến cánh đồng, hỗ trợ nông
dân mua máy móc thiết bị phục vụ
sản xuất, thu hoạch, ưu tiên bảo hiểm
nông nghiệp, chính sách khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào
CĐML…

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 2
Thứ năm, CĐML là một phương
thức sản xuất kiểu mới thay thế kiểu
sản xuất truyền thống dựa vào nông
hộ cá thể bao đời nay. Vì vậy phát
triển CĐML lớn không thể vội
nhưng cần tích cực và kiên trì, làm
chắc, từng bước, chọn địa bàn thuận
lợi làm trước, đúc kết thực tiễn, rút
kinh nghiệm, gắn kết chặt chẽ với
đào tạo nông dân, xây dựng nông
thôn mới.
Để khắc phục khó khăn, hạn chế
trong tiêu thụ lúa gạo tại các mô hình
"Cánh đồng mẫu lớn" ở các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ đã đề
nghị các công ty thành viên của Hiệp
hội Lương thực Việt Nam tại các
tỉnh sẽ là đơn vị chủ trì, làm đầu mối
liên kết nông dân và các doanh
nghiệp ký kết hợp đồng đầu tư “đầu
vào” cũng như thu mua lúa gạo, từng
bước xây dựng vùng nguyên liệu sản
xuất của mỗi doanh nghiệp. Các địa
phương tổ chức thêm nhiều loại hình
tiêu thụ lúa khác như: Hợp tác xã, tổ
hợp tác hoặc nhóm nông dân đứng ra
làm dịch vụ thu mua, tập hợp lúa
trong mô hình "Cánh đồng mẫu lớn"
giống như một thương lái để bán cho

doanh nghiệp xuất khẩu hoặc nhà
máy xay xát. Một hình thức khác
cũng nên khuyến khích, đó là các
doanh nghiệp cung ứng vật tư nông
nghiệp có thể thu hồi tiền bán vật tư
thông qua việc thu lại lúa thương
phẩm, sau đó bán cho doanh nghiệp
xuất khẩu hoặc nhà máy xay xát…
Nền nông nghiệp Việt Nam đang
nhanh chóng chuyển sang sản xuất
lớn nhằm tiếp tục duy trì vị thế của
một nước xuất khẩu gạo hàng đầu
thế giới. Trong bối cảnh đó, nhu cầu
nông dân phải liên kết lại, góp đất
với những hộ kế bên hình thành cánh
đồng lớn hàng ngàn ha là bức thiết.
Muốn làm được mô hình này thì
chính ngành nông nghiệp các địa
phương phải đi đầu, đứng ra quy
hoạch, vận động nhân dân và hình
thành bộ máy quản lý phù hợp. Các
cơ quan quản lý chuyên ngành từ
Trung ương đến các tỉnh phải quan
tâm, quyết liệt phối hợp thực hiện
theo đúng cam kết với nhà nông.
(Tổng hợp)
HIỆU QUẢ TỪ CHƯƠNG
TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI Ở ĐÔNG NAM BỘ
Có thể khẳng định, sau một thời

gian thực hiện Chương trình xây
dựng nông thôn mới, đời sống kinh
tế- văn hóa- xã hội ở các khu dân ở
khu vực Đông Nam bộ đang đổi thay
từng ngày. Mỗi địa phương đã biết
phát huy thế mạnh riêng của mình
để xây dựng nông thôn mới.
Được xác định là một chương trình
trọng tâm, trọng điểm, nên ngay từ
khi triển khai Chương trình xây dựng
nông thôn mới, công tác tuyên
truyền đã được các cấp ủy đảng,
chính quyền tập trung cao độ, bằng
nhiều hình thức phong phú, đa dạng,
để làm sao chuyển tải đến với mỗi
người dân thấy được ý nghĩa lớn lao
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 3
của chương trình. Chính vì vậy, việc
triển khai lập đề án qui hoạch chi tiết
cho việc xây dựng nông thôn mới
cũng sớm hoàn thành, cùng với đó là
thành lập các Ban chỉ đạo các cấp đã
tạo điều kiện cho Chương trình xây
dựng nông thôn mới ở các địa
phương được thuận lợi, đồng bộ.
Khắp các địa phương, từ thành phố
Hồ Chí Minh, tới Bà Rịa- Vũng Tàu,
Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước,
Tây Ninh, Bình Thuận…do làm tốt
công tác tuyên truyền, vận động,

người dân nơi đây vô cùng phấn
khởi, đồng thuận với phong trào xây
dựng quê hương mình ngày càng
giàu đẹp, văn minh.
Với việc lựa chọn xây dựng những
mô hình điểm của Trung ương cũng
như của các cấp địa phương, hơn ba
năm qua, bộ mặt những vùng quê
này đang đổi thay từng ngày, hệ
thống cơ sở hạ tầng dần được hoàn
thiện khang trang, các tiêu chí thực
hiện ngày càng đạt kết quả cao. Ở
nhiều địa phương như Bình Phước,
Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình
Dương…đã có những khu dân cư đạt
từ 70% đến 80% số các tiêu chí phải
thực hiện.
Có thể thấy, trong Chương trình
xây dựng nông thôn mới, việc chú
trọng cho xây dựng cơ sở hạ tầng,
nhất là đường giao thông nông thôn
và hệ thống điện, trường học, trạm y
tế… được các địa phương, mà cụ thể
là các xã được chọn làm điểm đặc
biệt quan tâm. Đa số các xã đã huy
động được sức dân tham gia xây
dựng hạ tầng bằng việc huy động
nhân dân góp ngày công, hoặc hiến
đất, giải phóng mặt bằng để xây
dựng hạ tầng, thể hiện rõ ràng sự

đồng thuận và quyết tâm của nhân
dân trong xây dựng nông thôn mới,
đồng thời cũng khẳng định, đây là
chủ thể của Chương trình xây dựng
nông thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới là chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước
nhằm thu hút mọi nguồn lực đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn để nâng
cao chất lượng cuộc sống người dân.
Trong xây dựng kết cấu hạ tầng,
nhiều địa phương đã biết huy động
nội lực người dân tham gia đóng
góp, tuy nhiên xây dựng nông thôn
mới là bước đi rất dài, nên thời gian
đầu sẽ không tránh khỏi những khó
khăn. Trong sản xuất, nhiều mô hình
sản xuất tuy chưa hình thành mô
hình sản xuất hàng hóa lớn và chưa
tạo sức lan tỏa mạnh.
Có thể thấy, Chương trình xây
dựng nông thôn mới là chương trình
tập hợp nhiều mục tiêu quốc gia
trước đây về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn. Do vậy, khi triển khai
chương trình các địa phương có
nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, vẫn còn
đó nhiều khó khăn mà nếu không
quyết liệt thực hiện sẽ làm chậm tiến
độ thực hiện chương trình cũng như

không hoàn thành những tiêu chí
quan trọng quyết định đến sự thay
đổi đời sống người dân nông thôn.
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 4
Theo đánh giá của các các địa
phương khu vực Đông Nam bộ, việc
rà soát, đánh giá thực trạng nông
thôn theo 19 tiêu chí, cùng với đó là
công tác lập đồ án qui hoạch và lập
đề án xây dựng nông thôn mới ở
nhiều địa phương còn chậm, lúng
túng. Ông La Châu Trinh, Phó Giám
đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Bình Thuận cho biết,
đến nay, sau hơn ba năm triển khai
chương trình, Bình Thuận mới tổ
chức đánh giá thực trạng nông thôn
được 57/96 xã. Đồ án qui hoạch
được phê duyệt 10 xã, phê duyệt đề
án 23 xã, do đó chưa phản ánh đúng
thực trạng nông thôn, thiếu cơ sở chỉ
đạo thực hiện nội dung các tiêu chí,
đồng thời, gây khó khăn cho công
tác đầu tư phát triển và xác định huy
động nguồn lực thực hiện.
Đây là chương trình mang tính
chiến lược lâu dài, vì vậy, đội ngũ
cán bộ phục vụ cho chương trình cần
phải được quan tâm và bổ sung tăng
cường đúng mức. Hiện nay, các địa

phương đang lâm vào tình trạng
thiếu cán bộ và năng lực không đủ để
đáp ứng cho công việc chung, nhất là
các xã vùng sâu, vùng xa. Chính vì
vậy, rất khó khăn, hạn chế trong việc
thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quy
hoạch xã nông thôn mới, theo đó,
các địa phương phải dựa vào các đơn
vị tư vấn. Sự tham gia của người dân
và ban quản lý cấp xã còn chưa
nhiều, hầu hết các xã đều khoán
trắng cho đơn vị tư vấn, không có
kinh nghiệm trong xây dựng đề án và
quản lý dự án, công tác quản lý cơ
bản.
Trong khi đó, Bình Phước, với đặc
điểm đất rộng người thưa, với trên
40 dân tộc sinh sống trên địa bàn,
việc lập quy hoạch người dân đều
phải dựa vào đơn vị tư vấn. Trong
khi đó, khối lượng công việc nhiều,
thể hiện trên nhiều lĩnh vực, chỉ
riêng việc quy hoạch nơi ở cho dân
cư đã phức tạp, bởi qui hoạch khu
dân cư nông thôn mới là phải theo
hướng văn minh, bảo tồn được bản
sắc văn hóa các dân tộc.
Trong 19 tiêu chí, có những tiêu
chí được các địa phương kiến nghị là
khó thực hiện. Đó là ở một số địa

phương sản xuất cơ bản là thuần
nông, cơ cấu lao động trong lĩnh vực
nông nghiệp buộc phải chiếm tỷ
trọng cao, tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận
nghèo còn nhiều, tập trung vào dân
di cư ngoài kế hoạch và đồng bào
dân tộc nên các đối tượng này
thường thiếu vốn, thiếu kỹ thuật,
trình độ sản xuất còn thấp, do đó
việc tổ chức lại sản xuất nhằm tăng
thu nhập, cũng như việc giảm tỉ lệ
lao động trong nông nghiệp gặp
nhiều khó khăn. Do đó, việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ
cấu lao động là vấn đề cần được giải
quyết trong một thời gian dài. Và hai
tiêu chí về thu nhập và cơ cấu lao
động cũng rất khó khăn mới có thể
đạt được. Đây có thể xem là tiêu chí
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 5
vướng mắc ở nhiều địa phương trong
quá trình xây dựng nông thôn mới.
Tại các tỉnh có nhiều khu công
nghiệp tập trung như Đồng Nai, Bình
Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tây
Ninh, các xã gần các khu vực này có
một lợi thế là hầu hết số lao động ở
địa phương, nhất là những lao động
trẻ vào làm việc tại các doanh
nghiệp. Đây cũng là một trong

những mục tiêu giúp các xã hoàn
thành tiêu chí chuyển dịch cơ cấu lao
động sang lĩnh vực dịch vụ. Tuy
nhiên, điều này sẽ dẫn tới sự thiếu
hụt lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp. Việc giải quyết hài hòa giữa
lao động nông thôn và nhu cầu người
dân đi làm ở các xí nghiệp với thu
nhập cao hơn là 1 vấn đề lớn mà tỉnh
đang gặp phải.
Cùng với đó, ở những xã thuần
nông, người dân chủ yếu làm nông
nghiệp, tỷ lệ lao động trong nông
nghiệp luôn luôn cao hơn những lĩnh
vực khác, trong khi đó tiêu chí mà
Bộ tiêu chí Quốc gia quy định là
giảm lực lượng lao động trong lĩnh
vực nông nghiệp xuống còn 20%.
Trong khi đó, cơ cấu lao động của
nhiều xã khu vực nông thôn, tỷ lệ lao
động trong nông nghiệp chiếm tới
gần một nửa. Nếu phải giảm xuống
nữa sẽ dẫn đến tình trạng không đủ
lực lượng để giải quyết việc làm
trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là ở
những khu vực có nhiều cây công
nghiệp như cao su, đều đến mùa thu
hoạch, thực trạng này đang xảy ra tại
các tỉnh như Bình Phước, Tây Ninh,
Đồng Nai mỗi khi vào vụ thu

hoạch, các địa phương này đều phải
đi thuê lao động ở nơi khác đến,
chính vì vậy, đây cũng là một tiêu
chí sẽ khó khăn khi thực hiện và cần
có sự điều chỉnh về tiêu chí này.
(Theo ĐCSVN)
BÀ RỊA – VŨNG TÀU: NĂM
2012 SẼ CÓ 6 XÃ ĐẠT 19 TIÊU
CHÍ NÔNG THÔN MỚI
Nghị quyết Đại hội đảng bộ lần
thứ V của tỉnh đã xác định rõ mục
tiêu xây dựng kinh tế - chính trị - xã
hội đến năm 2015 đặc biệt là chương
trình triển khai thực hiện xây dựng
nông thôn mới của Bà Rịa – Vũng
Tàu trong hai năm qua đồng chí
Phạm Quang Khải, Phó Bí thư
Thường trực Tỉnh ủy đã có những
nhận định về việc triển khai thực
hiện Nghị quyết Đại hội V và xây
dựng nông thôn mới ở địa phương có
đặc thù kinh tế biển.
Là tỉnh có đặc thù kinh tế biển nên
chương trình xây dựng nông thôn
mới cũng có những điểm khác so với
những địa phương khác. Để đạt
được mục tiêu xây dựng tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu thành tỉnh công nghiệp
và cảng biển theo hướng hiện đại thì
Chương trình xây dựng nông thôn

mới của tỉnh phải xây dựng theo
hướng văn minh, hiện đại, lĩnh vực
kinh tế nông thôn phải chuyển dịch
theo hướng phát triển mạnh dịch vụ
và công nghiệp, giảm nhanh tỷ trọng
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 6
sản xuất nông nghiệp; phát triển
nông nghiệp theo hướng nông
nghiệp sinh thái, đô thị, sản xuất
nông nghiệp gắn với ứng dụng công
nghệ cao, sử dụng tiết kiệm đất, giá
trị hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị
diện tích đất.
Chương trình xây dựng nông thôn
mới được tỉnh thực hiện từ giữa năm
2010, đã được tuyên truyền sâu rộng
trên các phương tiện thông tin đại
chúng trên địa bàn tỉnh. Ban chỉ đạo
thực hiện Chương trình xây dựng
nông thôn mới từ cấp tỉnh đến cấp
huyện, thường xuyên kiểm tra, đôn
đốc các xã xây dựng nông thôn mới.
Đồng thời, tỉnh đã xây dựng đề án
phát triển nông thôn mới của tỉnh
giai đoạn 2010 – 2015 và giai đoạn
2016 – 2020. Năm 2011 đã bố trí
nguồn vốn ngân sách tỉnh để xây
dựng nông thôn mới mà trọng tâm
xây dựng 6 xã điểm nông thôn mới.
Năm 2012 sẽ tiếp tục bố trí vốn đầu

tư để đến cuối năm 2012 có thể cơ
bản đạt được các tiêu chí nông thôn
mới ở 6 xã điểm, từ đó rút kinh
nghiệm trong quá trình chỉ đạo điều
hành. Đồng chí Phạm Quang Khải
cho biết thêm, việc xây dựng nông
thôn mới ở Bà Rịa – Vũng Tàu là
nhiệm vụ mới mẻ, còn gặp nhiều khó
khăn như ban chỉ đạo xây dựng
nông thôn mới cấp tỉnh, cấp huyện
đều chưa có kinh nghiệm, chưa được
đào tạo, chỉ thông qua việc học tập
trao đổi kinh nghiệm xây dựng nông
thôn mới ở các tỉnh, hoặc một số
nước lân cận, do đó từ khi mới khởi
động thực hiện đến nay còn lúng
túng, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm,
đặc biệt là công tác chỉ đạo điều
hành các cấp mà trực tiếp là ở cấp
xã. Vì vậy Phải huy động nguồn lực
của xã hội như vốn ngân sách, vốn
tín dụng, vốn của các doanh nghiệp,
của người dân và cộng đồng dân
cư để xây dựng nông thôn mới,
nhưng thực tế hiện nay nguồn lực
chủ yếu vẫn là nguồn ngân sách Nhà
nước, các nguồn lực còn lại chưa huy
động được nhiều. Bộ tiêu chí nông
thôn mới 491 (Quyết định số
491/2010QĐ-TTg ngày 16 tháng 4

năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ
về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia xây
dựng nông thôn mới) có những tiêu
chí chưa thật phù hợp với tình hình
thực tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Từ những thuận lợi, những vướng
mắc trong quá trình thực hiện xây
dựng nông thôn mới, tỉnh có một số
giải pháp chủ yếu trong thời gian tới
như: trước mắt từ nay đến cuối năm
2012 tập trung chỉ đạo cơ bản hoàn
thành 6 xã điểm đạt 19 tiêu chí nông
thôn mới để rút kinh nghiệm trong
công tác chỉ đạo điều hành, đồng
thời cũng là xã điểm nông thôn mới
của tỉnh để các xã khác học tập, nhân
rộng. Tổ chức đào tạo cán bộ xây
dựng nông thôn mới từ tỉnh đến
huyện, xã để nắm bắt được kỹ năng
chuyên sâu, vận dụng đề xuất hoặc
chỉ đạo điều hành xây dựng nông
thôn mới ở địa phương.
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 7
Chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính
quyền, mặt trận, các đoàn thể chính
trị - xã hội tăng cường công tác vận
động, huy động mọi nguồn lực để
đẩy nhanh xây dựng và phát triển
nông thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới là lĩnh

vực mới, chúng ta chưa có nhiều
kinh nghiệm. Tuy nhiên, với sự
thống nhất cao về nhận thức trong
các cấp ủy đảng, chính quyền, cán
bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh,
cùng sự tập trung nỗ lực, kiên trì,
sáng tạo, áp dụng nhiều biện pháp
phù hợp tình hình đặc điểm của từng
địa phương, tôi tin tưởng rằng việc
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
tỉnh nhất định thành công./.
(Tổng hợp)
1.CÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG
TIÊU CHÍ XÂY DỰNG CÁNH
ĐỒNG MẪU LỚN
Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” là
cụ thể hóa chủ trương xây dựng vùng
sản xuất hàng hóa tập trung gắn với
chế biến, tiêu thụ sản phẩm thông
qua hợp đồng. Để xây dựng cánh
đồng mẫu thì phải đáp ứng 6 tiêu chí
đó là:
- Cánh đồng mẫu lớn phải nằm
trong quy hoạch tổng thể nông
nghiệp nông thôn theo nghị quyết
của địa phương;
- Quy mô diện tích từ 300 đến
500ha liền canh;
- Vị trí thuận lợi cho việc tổ chức
sản xuất và thu mua lúa, nông dân tự

nguyện tham gia, được tập huấn kỹ
thuật canh tác, sử dụng lúa giống
chất lượng cao, có sổ tay ghi chép,
sử dụng cơ giới hóa vào sản xuất;
- Có sự tham gia mạnh mẽ của
doanh nghiệp trong quá trình sản
xuất, thu mua sản phẩm;
- Có sự tham gia, phối hợp của cơ
quan quản lý chuyên ngành;
- Khuyến khích các hình thức đầu
tư khép kín từ sản xuất đến thu mua.
(Theo haugiang.gov.vn)
LÀM CHỨNG NHẬN GAP HAY
BAP?
Suốt 10 năm qua các cơ quan
quản lý nông nghiệp và khuyến ngư
vận động nông dân làm thủy sản
GAP (EURepGAP, GlobalGAP,
VietGAP). Mới đây, một số doanh
nghiệp thủy sản lại đôn đáo lo
chứng nhận BAP. Vậy GAP với BAP
có gì khác nhau?
Chứng chỉ GlobalGAP cho các
mặt hàng nông sản
Lâu nay chúng ta nói và làm…
GAP (Good Agriculture Practice -
Thực hành nông nghiệp tốt). Các
chuyên gia thuộc Ủy ban châu Âu -
EUCHAM đầu tiên đưa EURepGAP
- thực hành nông nghiệp tốt tiêu

chuẩn châu Âu vào Việt Nam, lấy
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 8
CÔNG NGHỆ
VÀ ĐỜI SỐNG
mục đích “mở đường” cho nông sản
Việt Nam (và các nước khác) vào
châu Âu. GAP bao gồm những
nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm
bảo một môi trường sản xuất an toàn,
sạch sẽ, nông sản phải đảm bảo
không chứa các tác nhân gây bệnh
như chất độc sinh học (vi khuẩn,
nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa
chất (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,
kim loại nặng, hàm lượng nitrat…)
từ ngoài đồng đến khi sử dụng. GAP
khuyến khích phát triển một nền
nông nghiệp hữu cơ hơn là hóa học.
Để đạt được chứng nhận
GlobalGAP, nông dân và trang trại
(cho mọi nông sản) phải đáp ứng sự
tương đồng với 252 danh mục (hay
tiêu chuẩn) của phiên bản mẫu; trong
đó bao gồm 36 danh mục “chủ yếu”
bắt buộc phải tuân thủ 100%, 127
danh mục “thứ yếu” có thể tuân thủ
đến mức 95% cũng được chấp nhận.
Ngoài ra có 89 kiến nghị “khuyến
cáo” nên thực hiện. Danh mục
GlobalGAP do các nhà luật sư, nhà

khoa học…của châu Âu đề ra có hay
không có sự tham khảo hay cộng tác
của các chuyên gia vùng sản xuất
nhưng không mang tính quy định
(bắt buộc phải thực hiện)… Việc
chuyển từ EURepGAP - Thực hành
nông nghiệp tốt tiêu chuẩn châu Âu
sang GlobalGAP - Thực hành nông
nghiệp tốt tiêu chuẩn toàn cầu, công
ty chứng nhận sở hữu trí tuệ cố gắng
làm cho người ta “hiểu” là chứng
nhận này có giá trị trên toàn cầu.
Chứng chỉ GlobalGAP là một loại
giấy chứng minh sản phẩm làm ra có
sự quản lý và đạt được các yếu tố
kinh tế - kỹ thuật nhất định của “đầu
vào”, đạt tiêu chí an toàn thực phẩm
theo quy chế quản lý của EU. Một số
thị trường ngoài EU có thể chấp
nhận chứng chỉ này, trong đó có Mỹ.
Chứng chỉ BAP cho thủy sản vào
Mỹ
Giống như hoạt động GlobalGAP
ở châu Âu, hoạt động của các luật sư
và các nhà khoa học Mỹ thông qua
nhu cầu ngày càng tăng về vệ sinh an
toàn thực phẩm thủy sản vào thị
trường Mỹ. Giám đốc Chương trình
chứng nhận BAP - Best Aquaculture
Practices - Thực hành nuôi thủy sản

tốt nhất, ông William More cho biết:
Để thúc đẩy thực hành có trách
nhiệm trên các ngành nuôi trồng
thủy sản, tổ chức liên minh nuôi
trồng thủy sản toàn cầu của Mỹ
(GAA) đã hướng đến sự phát triển
tiêu chuẩn chứng nhận cho các trại
sản xuất giống, trang trại, cơ sở vật
chất và nhà máy chế biến thức ăn
chăn nuôi mang lại lợi ích đáng kể
toàn ngành. Cụ thể, các chương trình
BAP ra các tiêu chuẩn cho từng loại
cơ sở, từ nhà máy sản xuất giống và
thức ăn chăn nuôi trang trại đến nhà
máy chế biến. Hiện tại chứng nhận
trang trại và trại sản xuất giống tôm,
cá hồi, cá rô phi, cá da trơn và cá tra;
nhà máy chế biến thủy sản và các
nhà máy thức ăn chăn nuôi. Ủy ban
kỹ thuật (ACC) với đại diện các bên
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 9
liên quan rộng hoạt động và giám sát
bởi một ủy ban giám sát tiêu chuẩn.
Cũng theo ông William More, các
tiêu chuẩn BAP là toàn diện hơn so
với các hệ thống chứng nhận khác.
Các tiêu chuẩn cụ thể gắn liền với
các loại thiết bị. BAP còn có tiêu
chuẩn về địa chỉ cộng đồng, trách
nhiệm xã hội, phúc lợi động vật, bảo

tồn đa dạng sinh học của đất, quản lý
nước, ma túy và quản lý hóa chất, an
toàn thực phẩm và truy xuất nguồn
gốc.Về mặt xã hội, có chứng chỉ của
tổ chức chứng nhận được luật pháp
Mỹ bảo hộ, hàng hóa sẽ nhập khẩu
vào thị trường Mỹ dễ dàng hơn.
Nên theo GAP hay BAP…?
Không chỉ có GAP hay BAP mà
hiện nay các doanh nghiệp đang bị
“rối loạn” và “bội thực” với quá
nhiều chứng nhận về nuôi, truy xuất
nguồn gốc. Vì vậy, doanh nghiệp cần
chọn chứng nhận nào là phù hợp và
cần thiết cho việc xuất khẩu của
mình. Có thể là GAP hay BAP. Việc
tuân thủ các quy định về vệ sinh an
toàn thực phẩm là điều bắt buộc nếu
muốn xuất khẩu. Tuy nhiên, để có
được các chứng nhận đòi hỏi phải có
sự đầu tư tài chính, nhân lực. Theo
ông Patrick Sorgeloos, chuyên gia
thủy sản châu Âu: Doanh nghiệp nên
nghiên cứu cẩn thận xem định nhắm
vào thị trường nào, phân khúc nào để
theo đuổi việc thực hiện các chứng
nhận, tiêu chuẩn nuôi, chế biến
(Theo khoahocphothong.com.vn)
2.NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN
BÀ RỊA – VŨNG TÀU: MÔ

HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU” –
THAY ĐỔI TẬP QUÁN CANH
TÁC CỦA NÔNG DÂN
Xã An Nhứt (huyện Long Điền,
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được chọn
làm xã điểm xây dựng “cánh đồng
mẫu” trong vụ mùa 2011. Qua nhiều
đợt tham quan, học tập kinh nghiệm
ở các tỉnh, thành khác, vụ mùa năm
nay ngành nông nghiệp quyết định
thực hiện mô hình “cánh đồng mẫu”
trên diện tích 30 ha thuộc diện tích
đất trồng lúa của bà con xã viên
HTX Nông nghiệp dịch vụ An Nhứt.
Theo đó, có 49 hộ bà con xã viên
tham gia trồng các giống lúa mới cho
năng suất cao và kháng chịu sâu
bệnh tốt như: OM 6162 và OM 4218.
Bà con nông dân được hỗ trợ 30%
tiền lúa giống và được Công ty CP
Phân bón Bình Điền (TP. Hồ Chí
Minh) cung ứng đủ 100% phân bón,
cho trả chậm tiền phân bón sau thu
hoạch; đồng thời hướng dẫn nông
dân bón phân theo đúng công thức
của công ty; bảo đảm đầy đủ hàm
lượng dinh dưỡng cho lúa phát triển
tốt trong từng thời kỳ sinh trưởng,
không để thừa đạm, gây tác động xấu
cho môi trường. Ngoài ra, các cán bộ

kỹ thuật nông nghiệp trực tiếp tập
huấn và xuống ruộng hướng dẫn kỹ
thuật xuống giống, làm đất, xịt thuốc
cỏ, bón phân và ghi chép nhật ký
theo dõi tình hình phát triển cây lúa.
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 10
Cánh đồng mẫu được sản xuất
theo các quy trình như cày ải phơi
đất, vệ sinh đồng ruộng trước khi
gieo sạ; sử dụng cùng giống lúa chất
lượng cao, xuống giống đồng loạt
với mật độ gieo sạ 80 - 100 kg/ha…
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ
thực vật, xã An Nhứt được chọn làm
thí điểm “cánh đồng mẫu” là do xã
có hệ thống đường giao thông nông
thôn và hệ thống thủy lợi thuận lợi,
địa điểm phù hợp với quy hoạch sản
xuất nông nghiệp chung của huyện
và tỉnh. Bên cạnh đó, người dân có
truyền thống và kinh nghiệm trong
sản xuất lúa.
Theo đánh giá của ngành nông
nghiệp, việc triển khai xây dựng mô
hình “cánh đồng mẫu” gắn với sản
xuất lúa theo tiêu chuẩn ViệtGap tạo
điều kiện thuận lợi cho ngành nông
nghiệp quy hoạch vùng sản xuất lúa
chất lượng cao theo hướng bền vững;
Và giúp nông dân ứng dụng các tiến

bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
hàng nông sản theo hướng tập trung
với khối lượng lớn, chất lượng cao.
Trong vụ mùa này, Chi cục Trồng
trọt và bảo vệ thực vật còn thí điểm
mô hình “Ruộng lúa bờ hoa” trên
diện tích 10 ha trồng hoa tại HTX
Nông nghiệp dịch vụ An Nhứt. Theo
đó, trên ruộng lúa, bà con trồng
nhiều loại hoa ven bờ để dẫn dụ côn
trùng có ích hút mật, sinh sản, gia
tăng quần thể thiên địch, góp phần
chống sâu rầy bảo vệ lúa, nâng cao
thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Nhìn cánh đồng lúa hơn một tháng
tuổi xanh tốt mơn mởn, ông Nguyễn
Công Minh, Chủ tịch Hội Nông dân
xã An Nhứt cho biết, xã An Nhứt là
xã đầu tiên của tỉnh thực hiện mô
hình “cánh đồng mẫu”. Đến nay, so
với những ruộng lúa khác, những
ruộng lúa thuộc mô hình “cánh đồng
mẫu” cây lúa phát triển nhanh, khỏe
hơn, hứa hẹn mùa bội thu. Mô hình
này, bước đầu đã làm thay đổi tập
quán canh tác cũ của nông dân, giúp
nông dân hiểu và áp dụng khoa học
kỹ thuật và công nghệ mới vào sản
xuất.
(Theo Báo BRVT )

GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT CACAO
BỀN VỮNG
Ngày 14/6, tại tỉnh Bình Phước,
Trung tâm khuyến nông quốc gia, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn đã tổ chức diễn đàn khuyến
nông lần thứ 3 năm 2012 với chuyên
đề “Phát triển sản xuất ca cao bền
vững.”
Trong 6 tháng đầu năm 2012, giá
thu mua hạt ca cao giảm xuống chỉ
còn 40.000 đồng đến 45.000 đồng/kg
hạt khô, trong khi giá các loại vật tư
nông nghiệp khác tăng cao làm
người trồng e ngại đầu tư cho ca cao.
Thu nhập của nông dân trồng ca cao
ngày càng thấp.
Trước thực trạng trên, Cục trồng
trọt đã đưa ra một số giải pháp cần
tập trung thực hiện trong thời gian
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 11
tới. Trước mắt, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn cần rà soát Quy
hoạch phát triển ca cao quốc gia để
làm cơ sở cho các địa phương triển
khai thực hiện. Các địa phương đánh
giá thực trạng trồng ca cao trên địa
bàn và có giải pháp chỉ đạo phù hợp,
nhất là xác định chủ trương, định

hướng quy hoạch, chính sách khuyến
khích, chỉ đạo công tác, quảng bá
rộng rải các mô hình canh tác ca cao
đạt hiệu quả để nông dân học tập.
Trung tâm khuyến nông tổ chức
các lớp tập huấn kỹ thuật hướng dẫn
trồng mới, chăm sóc vườn cây đúng
qui trình kỹ thuật, đặc biệt là chọn
giống, cơ cấu các dòng, chế độ bón
phân…
Ngành nông nghiệp cần quản lý
chặt chẽ công tác sản xuất giống,
kiểm tra chất lượng cây giống xuất
vườn cho trồng mới hiện nay. Cơ
quan chức năng cần chỉ đạo mạnh
công tác quản lý chất lượng, khuyến
cáo nông dân không thu hoạch ca
cao khi chưa đủ độ chín, không trộn
lẫn ca cao sâu bệnh, thực hiện lên
men đúng quy trình; Các doanh
nghiệp không tiêu thụ ca cao không
đảm bảo chất lượng.
Về lâu dài, việc phát triển cây cao
ở các tỉnh phía Nam cần thực hiện 9
giải pháp, trong đó, giải pháp quan
trọng nhất được các đại biểu dự diễn
đàn thống nhất cao là Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn cần
thành lập Trung tâm nghiên cứu phát
triển ca cao làm đầu mối tập trung

công tác nghiên cứu và phát triển
ngành ca cao Việt Nam.
Bộ tăng cường đầu tư công tác
chọn tạo công nhận các dòng ca cao
có năng suất, chất lượng tốt và thích
ứng với điều kiện biến đổi khí hậu để
sớm bổ sung giống mới cho sản xuất,
tổ chức tốt các liên kết đầu tư vùng
nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm ca
cao giữa doanh nghiệp và nông dân;
tiến tới phát triển công nghiệp chế
biến ca cao trong nước để thúc đẩy
trồng ca cao trở thành một cây công
nghiệp mũi nhọn mới ở Việt Nam.
(Theo TTXVN)
TRỒNG THANH LONG RUỘT
ĐỎ THEO TIÊU
CHUẨN VIETGAP
Qua hơn 3 năm, mô hình trồng thí
điểm thanh long ruột đỏ theo tiêu
chuẩn VietGAP ở xã Bông Trang,
huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu đã thu được kết quả khả
quan. Với 5 hộ tham gia trên diện
tích 2ha, các hộ được hỗ trợ hơn
30% tổng chi phí, được hướng dẫn
kỹ thuật trồng theo tiêu chuẩn
VietGAP.
Ông Mai Văn Tiết một hộ tham
gia mô hình cho biết, gia đình ông

trồng thí điểm 4 sào với 400 trụ
thanh long ruột đỏ theo VietGAP.
Qua quá trình chăm sóc và thu
hoạch, ông thấy trồng thanh long
theo VietGAP cho năng suất cao, ít
sâu bệnh hơn, quả đẹp, ngọt và đảm
bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm
cho
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 12
người sử dụng. Theo ông Tiết, trồng
theo tiêu chuẩn VietGAP giảm được
20 - 30% chi phí do giảm được
lượng thuốc sâu và phân bón. Do
vậy, quả thanh long sẽ rất an toàn
cho người sử dụng.
Bên cạnh những thuận lợi, nông
dân cũng còn gặp nhiều khó khăn.
Bởi đây mới chỉ là mô hình thí điểm
đầu tiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
diện tích còn quá nhỏ nên các hộ
chưa có giấy chứng nhận sản phẩm
theo tiêu chuẩn VietGAP, gây khó
khăn cho đầu ra của sản phẩm.
Bên cạnh đó, do chưa thành lập
được hợp tác xã (hiện nay mới là tổ
sản xuất), mỗi hộ phải tự tìm đầu
mối tiêu thụ sản phẩm, dẫn tới tình
trạng giá cả không ổn định. Ngoài ra,
hiện nay, các hộ này muốn đầu tư

mở rộng diện tích để trồng thanh
long ruột đỏ theo tiêu chuẩn
VietGAP đều gặp khó khăn về vốn
đầu tư, thiếu thông tin thị trường.
Mở rộng ra bên ngoài cũng không
dễ vì trồng thanh long theo VietGAP
phải tuân thủ việc ghi nhật ký sản
xuất, phải gửi các mẫu xét nghiệm
đất, nước, phân bón đạt tiêu chuẩn
mới có thể trồng thanh long, trong
khi từ lâu nay bà con vẫn làm theo
cách truyền thống, trồng cây và chờ
ngày thu hoạch, chứ không chú ý đến
những việc này.
(Theo hoinongdan.org.vn)
KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG
CHIM CÚT MÁI TRONG GIAI
ĐOẠN ĐẺ TRỨNG
Để đạt năng suất cao, trong giai
đoạn chim cút đẻ trứng, cần cung cấp
cho chim đầy đủ và cân bằng các
chất dinh dưỡng. Ngoài protein, năng
lượng trao đổi, lisine, methionin…
còn cần chú ý đến canxi, phospho, vì
2 nguyên tố này có ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng vỏ trứng và bộ xương
của cơ thể. Nồng độ canxi cho chim
đẻ trứng phải đạt 2,5-3,5 %, phospho
dễ tiêu là 0,5-0,6%.
Kỹ thuật cho ăn

Số lượng thức ăn cung cấp cho
chim mái đẻ hàng ngày phụ thuộc
vào tỷ lệ đẻ. Cần căn cứ vào tỷ lệ đẻ
mà cho ăn phù hợp. Chim mái đẻ
trứng theo quy luật, bắt đầu đẻ vào
tuần tuổi thứ 11, đến tuần tuổi thứ
15-16, chim đẻ rất nhiều, 95-98 %,
duy trì khoảng 7-8 tuần rồi dần dần
giảm xuống.
Khi đàn chim vào đẻ, tỷ lệ đẻ có
thể tăng rất nhanh hoặc rất chậm tuỳ
thuộc vào độ đồng đều của đàn chim
và các điều kiện.
Nếu tỷ lệ đẻ hàng ngày tăng trên 3
%, nên cho chim ăn lượng thức ăn
cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 35%;
Nếu tỷ lệ đẻ tăng từ 2-3 %, cho
chim ăn lượng thức ăn cao nhất vào
lúc tỷ lệ đẻ đạt 45%;
Nếu tỷ lệ đẻ tăng từ 1- 2 %, cho
chim ăn lượng thức ăn cao nhất khi
tỷ lệ đẻ đạt 55% ; Nếu tỷ lệ đẻ tăng
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 13
dưới 1 %, cho chim ăn lượng thức ăn
cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 65- 75%.
Khi tỷ lệ đẻ của đàn chim tăng đến
một độ cao nhất định, dừng ở đó một
số ngày (khoảng 7 – 10 ngày) mà
không tăng thêm hoặc giảm đi nữa,
như vậy tỷ lệ đẻ của đàn chim đã đạt

đỉnh cao. Lúc này nếu không giảm
lượng thức ăn hàng ngày thì đàn
chim sẽ thừa năng lượng, tích luỹ mỡ
và quá béo, tỷ lệ đẻ sẽ giảm nhanh,
trứng bé.
Cần bổ sung thêm sỏi cho chim đẻ,
đường kính sỏi 1-2mm. Mỗi lồng
chim nên đặt 1 máng sỏi ở phía
ngoài cho chim ăn tự do.
Trong quá trình cho ăn, cần lưu ý
điều kiện khí hậu để điều chỉnh mức
năng lượng của khẩu phần cho thích
hợp, quan trọng nhất là nhiệt độ
chuồng nuôi. Khi nhiệt độ chuồng
nuôi cao hơn 20 độ C, nếu tăng 1
độC thì giảm khoảng 0,4 kcal năng
lượng cho một chim, giảm 1 độ C
phải tăng thêm 0,6 kcal.
Thời gian khai thác chim mái: có
thể cho chim mái đẻ đến 60 tuần, sau
đó tỷ lệ đẻ giảm.
Máng ăn: Dùng máng ăn dài gần
bằng chiều ngang lồng chim, mỗi
máng ăn dùng cho 25-30 chim.
Nước uống: Đối với chim mái đẻ,
nhu cầu về nước phụ thuộc vào tỷ lệ
đẻ trứng. Khi tỷ lệ đẻ càng cao thì
lượng nước uống cũng càng cao, có
thể đến 40-70 g nước/con/ngày.
(Theo khuyennong.gov.vn)

PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN
TÔM SAU THU
HOẠCH
Bảo quản tôm sau thu hoạch là
một khâu quan trọng nhằm làm tăng
giá trị sản phẩm. Có 2 phương pháp
bảo quản tôm:
Phương pháp 1: Bảo quản sống
Để bảo quản theo phương pháp
này tôm thu phải còn sống, khoẻ
mạnh, nguyên hình dạng, đẹp sau đó
đưa vào giai đặt dưới nước nơi có
nguồn nước sạch trong, gần nơi quản
lý. Mật độ tôm bảo quản trong giai
khoảng 300 con/m3, phải có hỗ trợ
máy sục khí và thời gian bảo quản
sống không nên quá 5 giờ. Sau đó
đưa ngay tới nơi tiêu thụ, chế biến.
Phương pháp 2: Bảo quản tươi
Bước 1: Sau khi thu hoạch phải
rửa tôm bằng nước sạch. Tôm phải
được đặt trên tấm bạt nhựa hoặc rổ
nhựa sạch.
Bước 2: Sau khi rửa sạch thì gây
chết tôm bằng nước đá lạnh theo tỷ
lệ 2 phần tôm với 1 phần nước đá và
1 phần nước. Cách thực hiện:
Đổ nước vào thùng nhựa hoặc
thùng cách nhiệt. Cho nước đá xay
hoặc đá vảy vào theo tỷ lệ 10kg nước

đá và 10 lít nước. Khuấy đều cho
nước đá tan, đổ tiếp 20 kg tôm vào
thùng, đậy nắp lại và giữ nước như
vậy khoảng 30 phút.
Bước 3: Sau gây chết tôm bằng
nước đá lạnh thì vớt ra và chuyển
sang ướp với nước đá xay hoặc đá
vẩy trong thùng cách nhiệt.
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 14
Cách bảo quản tôm: Cho một lớp
nước đá ở đáy thùng cách nhiệt, dày
khoảng 1 tấc (10cm). Cho vào 1 lớp
tôm mỏng dưới 1 tấc, Tiếp theo, cứ
cho một lớp nước đá một lớp tôm
cho đến khi đầy thùng. Trên cùng
phủ lớp nước đá dày hơn 1 tấc. Đậy
kín nắp thùng và bảo quản nơi sạch
sẽ thoáng mát. Sau khi tôm được ướp
với nước đá, cần chuyển ngay đến
nơi thu mua hoặc xí nghiệp đông
lạnh càng sớm càng tốt.
Lưu ý: Các dụng cụ dùng trong
bảo quản tôm phải được rửa sạch sau
mỗi lần sử dụng.

(Theo khuyennong.gov.vn)
CHĂM SÓC VƯỜN CÂY ĂN
TRÁI TRONG MÙA
MƯA
Ở Nam Bộ, mùa mưa kéo dài từ

tháng 5 đến tháng 11 dương lịch,
kèm theo mưa là những đợt gió, lốc
xoáy, nước ngập, làm cho rễ bị hư
hại do thiếu ôxy, ngộ độc CO2, ngộ
độc axít hữu cơ…, gây thiệt hại đáng
kể cho các loại cây ăn trái. Để hạn
chế thiệt hại do mưa lũ gây ra, nhà
vườn cần chủ động thực hiện các
biện pháp sau:
Đối với liếp trồng: Cần nâng cao
mặt liếp đang trồng bằng cách bồi
gốc để cây không bị úng khi có mưa
lớn. Mặt liếp cao hơn mực nước
trong ao vào mùa mưa khoảng 7 tấc .
Nên bố trí liếp đôi, tránh bố trí liếp
đơn vì cây dễ bị tróc gốc do rễ bám ít
đất. San mặt liếp tạo cho mô liếp có
hình mu rùa để nước mưa dễ chảy
xuống ao.
Đối với mương: Mương trong
vườn phải được sên vét sao cho
thông thoáng, đủ sâu; mương bao
phải có bọng để thoát nước ra sông.
Đầu mùa mưa nên tháo nước cho ra
sông để hạn chế phèn và mặn tràn
lên mặt liếp, gây hại cho cây.
Đối với cây trồng: Nên trồng cây
chắn gió xung quanh vườn, quét vôi
lên thân cây khoảng 1,5m từ mặt đất;
không bón nhiều urê trong mùa mưa

làm cành lá sum suê; bón nhiều kali
và lân để cành lá chắc và bộ rễ khỏe.
Nên cắm cây chống đỡ các cành
mang nhiều trái để hạn chế cành bị
gãy khi gặp gió lớn.
Sau khi mưa: Dùng cào răng cào
nhẹ trên mặt liếp để đất không bị
đóng váng làm rễ cây thiếu ôxy; thu
dọn các cành nhánh bị gãy đổ và
cành nhánh bị giập; theo dõi và
phòng trừ 1 số bệnh do nấm gây ra.

(Theo hoinongdan.org.vn)
TRẺ THÀNH THỊ DỄ BỊ DỊ ỨNG
THỨC ĂN HƠN TRẺ NÔNG
THÔN
Trẻ em sống ở những khu đô thị
đông đúc có khuynh hướng bị dị ứng
với thực phẩm nhiều gấp đôi so với
trẻ em sống tại nông thôn, các nhà
khoa học Mỹ vừa phát hiện.
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 15
SỨC KHỎE CHO MỌI
NGƯỜI
Nhóm chuyên gia đến từ Khoa Y,
Đại học Northwestern đã tiến hành
nghiên cứu 38.000 trẻ dưới 18 tuổi
với nơi sinh sống và hoàn cảnh gia
đình khác nhau. Kết quả cho thấy có
khoảng 10% các trẻ sống ở thành thị

mắc chứng dị ứng với thực phẩm, so
với chỉ khoảng 6% trẻ ở nông thôn.
Tương tự, khoảng 2,4% trẻ ở thành
phố bị dị ứng khi ăn các loại sò trong
khi chưa đến 1% trẻ ở nông thôn bị
như vậy.
Các chuyên gia đúc kết chính môi
trường là nhân tố tác động trực tiếp
lên việc phát triển tình trạng dị ứng.
Cụ thể, trẻ em sống ở thành thị dễ bị
dị ứng đồ ăn do phải tiếp xúc với các
chất ô nhiễm từ nhỏ. Ngược lại, trẻ
em ở nông thôn lại có hệ miễn dịch
mạnh hơn do đã được quen với nhiều
loại vi khuẩn có trong tự nhiên.
(Theo khoahoc.com.vn)
CÁC BỆNH HAY GẶP TRONG
MÙA MƯA LẠNH Ở TRẺ
Cần giữ ấm cho trẻ để phòng ngừa
các bệnh trong mùa lạnh.
Các bệnh thường gặp như:
1. Cảm mạo: thường biểu hiện
dưới dạng dị ứng mũi. Người bệnh
hắt xì thành cơn dài liên tục, kèm
theo chảy nhiều nước mũi trong và
lỏng, không sốt. Có thể dùng một số
thuốc chống dị ứng thông thường
như Phenergan, Chlopheniramin,
Theralen trong vài ngày là hết.
2. Viêm mũi: bệnh xuất hiện sau

khi bị nhiễm lạnh, có triệu chứng
ngứa lỗ mũi và chảy nước mũi nhiều,
có thể sốt hoặc không. Hiện tượng
viêm mũi tái đi tái lại nhiều lần có
thể là dấu hiệu của V.A, Amiđan.
3. V.A - sùi vòm: bệnh phổ biến ở
trẻ em 3-7 tuổi. Trẻ viêm V.A
thường gầy yếu, kém nhanh nhẹn,
chảy nước mũi thường xuyên, ban
đầu là nước mũi trong sau đục mủ
vàng hoặc xanh, bị nóng sốt vặt kèm
ho nhiều, trong tai có thể chảy mủ,
ngáy to khi ngủ do mũi bị nghẹt và
phải thở bằng miệng.
4. Viêm amiđan: Trẻ bị viêm
amiđan cấp sẽ sốt cao từ 39-40 độ C,
đau họng, khó nuốt, chảy nước
miếng nhiều, mệt mỏi, biếng ăn,
biếng chơi. Viêm Amiđan rất dễ gây
biến chứng nếu không điều trị đúng.
5. Viêm họng cấp: là bệnh thường
gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu
chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt,
kèm theo sốt, khàn tiếng. Nguyên
nhân gây bệnh là loại vi khuẩn liên
cầu tan máu beta nhóm A. Bệnh có
thể gây đau khớp, biến chứng dẫn
đến bệnh thấp tim ở trẻ em.
6. Viêm xoang: thường xảy ra sau
những bệnh về mũi như sổ mũi mùa,

nghẹt mũi, viêm mũi. Nhức đầu là
biểu hiện nổi bật trong viêm xoang.
Ngoài ra người bệnh còn bị nghẹt
mũi, nước mũi đặc.
7. Viêm phế quản: có thể xảy ra ở
bất cứ lứa tuổi nào. Nhiều trường
hợp trẻ chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ vài
cái, vẫn chơi, ăn uống bình thường.
Nếu tình trạng này kéo dài, không
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 16
điều trị đúng, trẻ dễ dẫn đến biến
chứng bội nhiễm vi trùng gây viêm
phế quản phổi rất nguy hiểm.
8. Bệnh suyễn (hen phế quản):
thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng
như có bệnh chàm, nổi mề đay,
ngứa Khó thở là biểu hiện điển
hình, khó thở khi thở kéo dài làm
phập phồng cánh mũi, gây co kéo
hõm ức, tiếng thở khò khè, môi tím,
vẻ mặt sợ hãi.
9. Sốt xuất huyết: Bệnh hay gặp ở
trẻ em, đặc biệt là dưới 10 tuổi. Biểu
hiện của bệnh là sốt cao đột ngột và
liên tục (39-40 độ C) trong vòng 2-4
ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết
dưới da mọc thành từng đám rải rác,
có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng,
đi tiêu phân máu
Nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết,

tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc
hạ sốt loại Aspirin vì dễ làm tăng
nguy cơ chảy máu, nên cho uống
thuốc giảm sốt loại Paracetamol.
Biện pháp phòng bệnh:
Cần chăm sóc trẻ chu đáo, tránh
nhiễm lạnh do mưa, giữ ấm, tránh
gió lạnh về chiều. Không nên nằm
ngủ trong phòng máy lạnh kéo dài
hay để quạt suốt đêm. Cần vệ sinh ăn
uống, răng miệng thường xuyên cho
trẻ để tránh nhiễm trùng. Rửa tay
sạch sẽ, không cho trẻ mút tay,
ngoáy mũi. Cần chủng ngừa cho trẻ
đầy đủ theo chương trình quy định.
(Theo SK&ĐS)
BỆNH VỀ DA THƯỜNG GẶP
MÙA NẮNG NÓNG
Với khí hậu nắng nóng, ẩm ướt
của mùa hè tạo điều kiện thuận lợi
cho vi khuẩn, côn trùng, ký sinh
trùng phát triển Đây cũng là cơ
hội để một số bệnh da có cơ hội phát
triển hơn trong mùa này.
Rôm sảy: Là một trong những
bệnh da phát triển khi thời tiết nóng
bức với biểu hiện nổi nhiều đốm đỏ
li ti gây ngứa mạnh ở các vùng ra
nhiều mồ hôi như lưng, ngực, trán,
cổ

Bệnh chữa trị đơn giản bằng cách
giữ da sạch thoáng vào các ngày hè.
Kinh nghiệm dân gian dùng mướp
đắng giã nát pha với nước hoặc vò
nát kinh giới, hay sài đất với nước
rồi dùng nước này để tắm có tác
dụng làm sạch da. Ngoài ra, có các
loại phấn thuốc, phấn rôm, thuốc bôi,
nhằm duy trì độ sạch của da, cản bụi
nhằm phòng ngừa rôm sảy.
Bệnh chốc: Bệnh chốc lây do liên
cầu, thường gặp ở trẻ em, có khi ở cả
người lớn ở vùng đầu mặt sau có thể
lan ra thân mình, tay chân. Tổn
thương là bọng nước vài mm, bùng
nhùng sau vài giờ thành mụn mủ rồi
vỡ, đóng vẩy tiết vàng kiểu mật ong
rồi lành. Dịch mủ chảy ra có thể lây
lan ra vùng khác.
Cần chấm rửa vết thương bằng
dung dịch berberin 1%o, nước lá chè
tươi, bôi dung dịch xanh-methylen
1% hoặc tím metin 1%, hoặc
betadin. Khi thương tổn đã khô
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 17
chuyển sang bôi thuốc mỡ kháng
sinh như tetraxyclin, fucidin,
bactroban.
Đinh nhọt: Căn nguyên do tụ cầu
vàng độc tính cao gây viêm toàn bộ

nang lông. Nang lông bị hoại tử tạo
thành “ngòi”. Triệu chứng toàn thân
có khi sốt, mệt mỏi nhất là khi nhọt
to hoặc nhiều nhọt.
Ở giai đoạn u tấy đỏ đau còn cứng
chấm cồn iod 5% (chú ý không chích
nặn sớm), uống hoặc tiêm kháng
sinh tuỳ mức độ. Đến khi hoá mủ
hoàn toàn chích nặn mủ ngòi để nhọt
mau lành. Uống kháng sinh và thay
băng đến khi lành.
Cần lưu ý nhọt ở vùng cằm mép
gọi là “đinh râu” rất nguy hiểm dễ
gây nhiễm khuẩn huyết không được
chích nặn, chấm cồn iod 3-5%.
Tiêm, uống kháng sinh liều cao và
theo dõi chặt chẽ.
(Theo tintuc.vnn.vn)
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
GẠO TỪ CÁNH ĐỒNG MẪU
LỚN
Đầu tư cho khoa học nông nghiệp
hiện nay của Việt Nam khoảng 600
tỷ đồng/năm (khoảng 30 triệu USD),
trong đó bao gồm cả thủy lợi, thủy
sản, lúa gạo… Con số này còn khá
thấp so với thế giới và khu vực. Cho
nên việc phát triển cánh đồng mẫu
lớn là cần kêu gọi sự hỗ trợ từ doanh
nghiệp. Ở đây Nhà nước chỉ làm đòn

bẩy trong việc xây dựng chính sách.
Thế nhưng, hiện mới chỉ có 3 - 4
doanh nghiệp tham gia sản xuất cánh
đồng mẫu lớn đến sản phẩm cuối
cùng. Một số doanh nghiệp chỉ tham
gia làm một công đoạn. Chỉ một số
tỉnh ở ĐBSCL như An Giang, Đồng
Tháp là làm khá đầy đủ, song mô
hình mới chỉ có 8.000 ha/vụ. Cánh
đồng mẫu lớn là tín hiệu đáng mừng
cho phát triển thương hiệu lúa gạo
Việt Nam trong tương lai.
Điều quan trọng nhất cần làm
ngay khi xây dựng thương hiệu
cho hạt gạo Việt Nam. Đó chính là
chữ tín với thị trường. Muốn làm
được điều này, chúng ta phải quan
tâm tới công nghệ sau thu hoạch.
Đây là khâu quan trọng nhất hiện
nay.
Muốn xuất khẩu bền vững, chúng
ta phải tạo được uy tín, tạo được
thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam.
Chúng ta cũng phải thay đổi chiến
lược kinh doanh hạt gạo, sao cho bài
bản hơn. Lợi thế của gạo Việt Nam
hiện nay là gạo trắng hạt dài. Nếu tập
trung khai thác loại gạo này sẽ góp
phần ổn định xuất khẩu gạo, bởi
nhóm gạo này có mức tiêu thụ chiếm

tới 60% thị phần gạo thế giới.
Trong xuất khẩu, cũng nên tiếp tục
giảm tỷ lệ gạo cấp thấp, bởi nhu cầu
sử dụng của loại sản phẩm này trên
thị trường không còn nhiều.
(Theo doanhnghieptrunguon.vn)
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 18
KINH TẾ & THÔNG TIN
THỊ
TRƯỜNG
GIÁ PHÂN BÓN BẮT ĐẦU HẠ
NHIỆT
Hiệp hội phân bón cho biết tình
trạng sốt giá phân bón vừa qua là do
chịu ảnh hưởng của giá phân thế
giới nhưng đã bắt đầu có dấu hiệu
hạ nhiệt.
Phân urê nhập khẩu: lượng giảm,
giá tăng
Phân urê là một trong những loại
phân bón được nhập khẩu nhiều nhất
trong các năm trước. Nhưng bước
sang năm 2012, nhờ có các nhà máy
đạm Cà Mau và Ninh Bình đi vào
hoạt động, nhập khẩu phân urê từ
đầu năm đến 15-6 -2012 đã giảm
mạnh xuống còn gần 170.000 tấn,
chỉ bằng một nửa so với mức
348.000 tấn cùng kỳ năm 2011.
Tuy nhiên, giá nhập khẩu của mặt

hàng này trong tháng 6 lại tăng khá
mạnh, lên đến 461 đô la Mỹ/tấn so
với 300 đô la Mỹ/tấn của cùng kỳ
năm 2011 do ngành nông nghiệp của
các quốc gia lớn trên thế giới như Ấn
Độ, Trung Quốc… cùng vào vụ sản
xuất các cây lương thực chính.
Trong thời gian qua, giá phân bón
tại các tỉnh ĐBSCL liên tục “nhảy”
và có lúc vượt mức 600.000
đồng/bao 50 kg đối với phân urê, dù
nguồn cung không có dấu hiệu khan
hiếm. Do vậy, đã có những nghi ngờ
về việc giá phân bón tăng cao không
loại trừ khả năng doanh nghiệp kinh
doanh đang làm giá.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn bên cạnh yếu tố tăng
theo giá thế giới, giá phân bón tăng
vào thời điểm đầu vụ hè thu, còn do
nguyên nhân nông dân đổ xô đi mua,
một số đại lý đã tranh thủ nâng giá
kiếm lời.
Giá phân đạm tại ĐBSCL bắt đầu
hạ nhiệt
Sau khi tăng “nóng” trong nửa đầu
tháng 6, giá phân đạm (urê) bán lẻ tại
các tỉnh ĐBSCL bất ngờ hạ nhiệt,
với mức giảm khoảng 10.000
đồng/bao 50 kg.

Hiện giá phân urê được đại lý cấp
1 tại các tỉnh ĐBSCL như Tiền
Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long…
phân phối đến người nông dân có giá
dao động từ 530.000 – 570.000
đồng/bao 50kg.
Giới kinh doanh phân bón cho
rằng, giá phân đạm tăng mạnh trong
thời gian qua một phần là do sốt giá
ảo, té nước theo những biến động
của thị trường phân bón thế giới.
(Theo SGtimes)
TỔNG HỢP THỊ TRƯỜNG CÀ
PHÊ 18 – 23/6/2012
Đầu tuần, giá cà phê suy giảm
trên cả 2 sàn bởi đồng USD mạnh
lên và những lo lắng của nhà đầu tư
trước những diễn biến xấu về kinh tế
vĩ mô thế giới.
Tại London, giá cà phê Robusta kỳ
hạn giao tháng 9, tháng giao dịch
chính hiện nay, mất 27 USD, tức mất
1,3%, xuống còn 2.079 USD/tấn và
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 19
kỳ hạn giao tháng 11 mất 25 USD,
tức mất 1,21%, xuống còn 2.065
USD/tấn. Trong khi kỳ hạn giao
tháng 7 cũng mất 29 USD, tức mất
1,4%, xuống còn 2.066 USD/tấn,
mức giảm mạnh hơn.

Tại New York, giá cà phê Arabica
kỳ hạn giao tháng 7 và tháng 9 cùng
giảm 0,5 cent, tức giảm 0,33%,
xuống còn 149,55 cent/lb và 151,5
cent/lb. Trong khi kỳ hạn giao tháng
11 giảm 0,55 cent, tức giảm 0,35%,
xuống còn 154,75 cent/lb.
Giá cà phê nhân xô trong nước
cũng lên mức cao nhất ở 42.500-
42.600 đồng, tương đương mức cuối
tuần trước. Giá cà phê nhân xô tại
các tỉnh Tây nguyên quay về đứng
quanh quẩn ở mức 42.000 đồng/kg,
cũng là mức thấp nhất tuần.
Tính chung cả tuần, giá cà phê
Robusta tại London kỳ hạn giao các
tháng 7, 9 và 11 lần lượt mất 79
USD, 74 USD và 57 USD. Trong khi
giá cà phê Arabica tại New York trái
chiều, kỳ hạn giao các tháng 7, 9 và
11 lần lượt tăng 5,1 cent/lb, 4,3
cent/lb và 3,7 cent/lb. Giá cà phê
nhân xô nội địa cũng mất 600
đồng/kg.
Theo báo cáo của ngành Hải Quan,
xuất khẩu cà phê tháng 5 đạt 203.524
tấn, đưa lượng xuất khẩu 8 tháng đầu
niên vụ 2011/2012 lên 1,13 triệu tấn.
Giá xuất khẩu bình quân tháng 5 đạt
2.100 USD/tấn, tương đương với giá

bình quân xuất khẩu tháng 4 và thấp
hơn 8,71 % so với giá bình quân xuất
khẩu tháng 3.
(Theo giacaphe.com)
LAO ĐỘNG NỮ ĐƯỢC NGHỈ
SINH 6 THÁNG
Chiều 18/6, Quốc hội đã thông
qua dự thảo Bộ luật Lao động sửa
đổi, với 93% đại biểu tán thành. Bộ
luật này sẽ có hiệu lực từ ngày
1/5/2013.
Theo đó, lao động nữ được nghỉ
trước và sau khi sinh con 6 tháng.
Trường hợp sinh đôi trở lên, cứ thêm
một trẻ người mẹ lại được nghỉ thêm
một tháng. Trong thời gian nghỉ sinh,
lao động nữ được hưởng chế độ thai
sản theo quy định của pháp luật về
bảo hiểm xã hội. Nếu có nhu cầu, lao
động nữ có thể nghỉ thêm một thời
gian không hưởng lương theo thoả
thuận với người sử dụng lao động.
Bên cạnh quy định thời gian làm
việc không quá 8 giờ một ngày và 48
tiếng một tuần, người lao động cũng
không được làm thêm quá 30 giờ
một tháng và 200 giờ một năm, trừ
một số trường hợp đặc biệt do Chính
phủ quy định thì được làm thêm giờ
không quá 300 giờ một năm.

Hàng năm, người lao động được
nghỉ 10 ngày lễ, tết: Tết Nguyên đán
(5 ngày), Tết Dương lịch, Giải phóng
miền Nam, Quốc tế lao động, Quốc
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 20
VĂN HÓA-GIÁO DỤC
khánh, Giỗ Tổ Hùng Vương (1
ngày).
Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu
của người lao động và gia đình họ,
điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền
lương trên thị trường lao động,
Chính phủ công bố mức lương tối
thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị
của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Mức lương tối thiểu ngành được xác
định thông qua thương lượng tập thể
ngành, được ghi trong thỏa ước lao
động tập thể ngành nhưng không
được thấp hơn mức lương tối thiểu
vùng do Chính phủ công bố.
Độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động
nam là 60 và nữ là 55. Với các công
việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm,
ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo người
lao động có thể nghỉ hưu trước tuổi.
Còn người lao động có trình độ
chuyên môn kỹ thuật cao, làm công
tác quản lý và một số trường hợp đặc
biệt có thể kéo dài tuổi nghỉ hưu

thêm không quá 5 năm so với quy
định.
Theo dự kiến, Chính phủ sẽ phải
ban hành hơn 20 nghị định hướng
dẫn thi hành Bộ luật Lao động (sửa
đổi). Do đó, Bộ luật này có hiệu lực
kể từ ngày 1/5/2013, đúng ngày
Quốc tế Lao động.
(Theo tinmoi.vn)
ĐỂ GIA ĐÌNH CÓ HẠNH PHÚC
THẬT SỰ

Để có hạnh phúc không phải là dễ
nhưng tất cả mọi người trong chúng
ta đều mong muốn được hạnh phúc.
Đây là một nghịch lý. Hạnh phúc là
một cảm giác xảy ra tự nhiên, hạnh
phúc là một cái gì đặc biệt.
Thực tế, có nhiều người nghĩ rằng
mình không xứng đáng để được hạnh
phúc và cố gắng chấp nhận sự bất
hạnh và đổ cho tại số phận con
người. Điều này thật sai lầm. Vấn đề
là hạnh phúc cần phải được nuôi
dưỡng và giữ gìn như bất cứ điều gì
trong cuộc sống.
Khi bạn thực sự hạnh phúc, bạn sẽ
cảm thấy thoải mái, vui vẻ và mọi
thứ đều tốt đẹp. Điều quan trọng là
bạn hiểu được bản chất của hạnh

phúc đó là tình yêu. Bất kỳ ai cũng
đều có thể hạnh phúc.
Dưới đây là các cách đơn giản để
bạn có hạnh phúc thực sự:
Luôn tự tin mình là người hạnh
phúc: Bạn cần phải biết điều gì sẽ
khiến mình cảm thấy hạnh phúc. Mỗi
người đều có những cách khác nhau
để có được chúng. Mỗi người đều có
những niềm vui riêng và không nên
so sánh những khát khao, những
niềm vui của mình với người khác.
Lên kế hoạch để đạt được niềm hạnh
phúc bằng cách hãy tin rằng bạn sẽ
hạnh phúc.
Khi bạn làm điều gì sai, bạn hãy
đưa ra cách giải quyết thay vì cứ
đắm mình trong sự tiếc nuối. Một
người hạnh phúc thật sự sẽ không
cho phép mình nhìn lại quá khứ để
rồi ảnh hưởng đến tâm trạng của họ.
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 21
Tạo hạnh phúc cho mình: Bạn
hãy dành vài phút mỗi ngày để nghĩ
đến những việc khiến bạn cảm thấy
vui. Mỗi ngày có thể bạn dành thời
gian cho chính mình bằng cách
chuẩn bị 1 bữa cơm thịnh soạn,
ngâm mình thật lâu trong bồn tắm để
thư giãn hay chỉ đơn giản là dành ít

phút để chăm sóc vẻ đẹp bề ngoài.
Trong trường hợp gặp khó khăn, bạn
hãy tìm cách xem nhẹ vấn để để
giảm bớt lo âu cho bạn.
Giữ gìn sức khỏe mỗi ngày, hạnh
phúc của bạn sẽ được duy trì. Có sức
khỏe tốt bạn có thể vượt qua nhiều
khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Duy trì sức khỏe tốt cũng là một
cách giúp cảm thấy hạnh phúc.
Dù bận rộn đến đâu bạn cũng nên
sắp xếp để thư giãn: xem tivi, ca
nhạc, máy tính…Hay bạn chỉ cần
ngồi một mình, thả hồn ra cửa sổ, ra
ngoài ngắm mây trời, cây cối…
Đơn giản mọi thứ: Bạn hãy bằng
lòng với những gì mình có và không
cần phải cố gắng quá sức. Điều đặc
biệt quan trọng, bạn cần biết là bạn
đang khát khao hạnh phúc. Bạn hãy
tự nhủ với chình mình: “Mình xứng
đáng được hạnh phúc”.
5 nguyên tắc đơn giản bạn có thể
nhớ để luôn thực sự hạnh phúc:
1. Gạt bỏ những thù ghét khỏi trái
tim bạn.
2. Gạt bỏ những lo lắng khỏi tâm
trí bạn.
3. Sống đơn giản.
4. Cho đi nhiều hơn.

5. Kỳ vọng ít hơn.
Chẳng ai có thể quay ngược trở lại
và tạo ra một khởi đầu hoàn toàn
mới. Nhưng bất kỳ ai cũng có thể bắt
đầu từ thời điểm này và tạo ra một
kết quả hoàn toàn mới.
(Theo vnmedia.vn )
10 CƠ QUAN NHÀ NƯỚC ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN HIỆU QUẢ NHẤT
Sáu giải thưởng chính và bốn giải
thành phần về Ứng dụng Công nghệ
thông tin (CNTT) trong các cơ quan
Nhà nước năm 2011 đã được Bộ
Thông tin và Truyền thông công bố
và chính thức trao giải vào ngày 19-
6 tại Hà Nội.
Giải thưởng “Ứng dụng CNTT
trong các cơ quan Nhà nước” được
tổ chức thường niên từ năm nay với
mục đích xét và trao tặng cho các tổ
chức, cơ quan Nhà nước từ Trung
ương đến cơ sở có thành tích nổi bật
trong việc ứng dụng CNTT-TT phục
vụ hoạt động quản lý Nhà nước,
cung cấp thông tin và dịch vụ công
trực tuyến phục vụ người dân và
doanh nghiệp.
Theo số liệu chính thức từ Ban tổ
chức, năm nay, đã có 57 cơ quan

Nhà nước đăng ký và gửi hồ sơ để
xét chọn.
Giải thưởng năm nay có hai hạng
mục chính gồm Giải thưởng chính
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 22
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
(sáu đơn vị đoạt giải) và Giải thưởng
thành phần (bốn đơn vị đoạt giải).
Kết quả cụ thể, trong hạng mục
Giải thưởng chính, Bộ Giáo dục -
Đào tạo được vinh danh là Cơ quan
Nhà nước cấp bộ, ngành ứng dụng
CNTT hiệu quả nhất ; Ban Tuyên
giáo Trung ương là cơ quan trung
ương/tổ chức chính trị - xã hội ứng
dụng CNTT hiệu quả nhất ; TP Đà
Nẵng là cơ quan Nhà nước cấp tỉnh,
thành phố ứng dụng CNTT hiệu quả
nhất; Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế
hoạch - Đầu tư là Cơ quan Nhà nước
cấp tổng cục/cục ứng dụng CNTT
hiệu quả nhất ; UBND Thành phố Đà
Nẵng là cơ quan Nhà nước cấp quận,
huyện ứng dụng CNTT hiệu quả
nhất.
Trong hạng mục Giải thưởng
thành phần, Bộ TT-TT là cơ quan
Nhà nước cấp Bộ có trang/cổng
thông tin điện tử (website/portal)
cung cấp đầy đủ thông tin nhất; Bộ

Ngoại giao là cơ quan Nhà nước cấp
Bộ cung cấp dịch vụ công trực tuyến
hiệu quả nhất; tỉnh Thừa Thiên - Huế
là cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương có
portal/website cung cấp đầy đủ thông
tin nhất; tỉnh An Giang là cơ quan
Nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương cung cấp dịch vụ
công trực tuyến hiệu quả nhất.
Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Bắc
Son cho biết, mục tiêu chính của giải
thưởng là làm sao để những mô hình,
đơn vị có thành tích xuất sắc được
nhân rộng trong thời gian tới, đạt
được những thành công hơn trong
năm 2012.
(Theo nhandan.com.vn)
TỰ SỬA LỖI ĐƠN GIẢN TRÊN
MÁY IN
1. Trật tự trang in bị ngược
- Triệu chứng: Trong lúc đợi bản
in đầu tiên “ra lò”, bạn chợt nhận
thấy rằng trang cuối cùng ra trước và
trang đầu tiên lại ra sau cùng. Thực
ra, chuyện này không hề ảnh hưởng
đến chất lượng in, nhưng sẽ khiến
cho bạn phải tốn công sắp xếp lại trật
tự các trang.
- Chẩn đoán: Thiết lập máy in bị

sai do “bấm nhầm” hoặc lỗi trình
điều khiển, hệ điều hành làm phát
sinh lỗi này. Dân kỹ thuật gọi hiện
tượng này là lỗi Front to Back.
- Khắc phục:
+ Đối với Windows XP, bạn vào
menu Start > Settings > Printers and
Faxes, nhấn phải chuột vào biểu
tượng máy in đang lỗi và chọn
Properties. Trong thẻ General, bạn
nhấn nút Printing Preferences. Tiếp
tục, tại mục mục Page Order của thẻ
Layout, bạn chọn lại thành Front to
Back > Apply > OK.
+ Với Windows Vista/7, bạn vào
Start > Control Panel > Hardware
and Sound > Devices and Printer >
chọn tên máy in bị lỗi. Nhấn chọn
Display Printer Properties và thiết
lập tương tự như trên Windows XP.
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 23
2. Canh lề và ngắt dòng của bản
in không đúng với văn bản gốc trên
máy
- Triệu chứng: Các lề của trang
giấy sau khi in bị hẹp, đôi khi mất
chữ hoặc thừa quá nhiều. Điều này
làm mất tính thẩm mỹ của trang in.
- Chẩn đoán: Bạn chưa thiết lập lại
cỡ giấy in chính xác cho văn bản.

Chẳng hạn, văn bản dạng Letter
(21,59 x 27,94 cm) nhưng bạn lại in
trên khổ A4 hay ngược lại.
- Khắc phục: Trong trường hợp
này, từ chương trình của bộ Office
2003, bạn vào File > Page Setup
(hoặc vào thẻ Page Layout > nhấn
nút mũi tên ở góc phải để vào Page
Setup – đối với bộ Office
2007/2010). Tiếp tục, bạn nhấn thẻ
Paper trong hộp thoại Page Setup và
sau đó xem trong mục Paper Size để
biết loại giấy chương trình sẽ dùng
để in tài liệu. Nếu bạn thấy mục
Paper Size là A4 - 21x29.7 cm thì
đây là một khổ giấy tiêu chuẩn.
Nhấn Cancel trong hộp thoại Page
Setup và thực hiện các bước sau đây
để giải quyết vấn đề này:
+ Đối với Office 2003, bạn vào
Tools > Options để mở hộp thoại tùy
chọn > vào thẻ Print > đánh dấu vào
tùy chọn Allow A4/Letter Paper
Resizing > nhấn OK.
+ Đối với Office 2007/2010, bạn
nhấn vào Office Button > Word
Options > chọn thẻ Advanced > kéo
xuống mục Print > đánh dấu trước
tùy chọn Scale content for A4 or 8.5
x11” paper sizes > OK.

+ Tiến hành in tài liệu bình
thường.
Chú ý: Bạn phải thiết lập cỡ giấy
in trong chương trình soạn thảo trùng
với cỡ giấy đang dùng của máy in để
có bản in đẹp nhất.
3. Không thể in được và liên tục
báo lỗi
- Triệu chứng: Khi in, máy báo lỗi
“in thất bại” This document failed to
print – xem hình.
- Chuẩn đoán: Rất có thể bạn chưa
bật máy in hoặc chưa cắm điện
nguồn, hoặc chưa được quyền in
trong mạng nội bộ.
- Khắc phục: Với máy in cục bộ,
bạn phải kiểm tra để xem dây nguồn
của máy in đã được cắm vào ổ điện,
máy in đã được bật và nối với máy
tính thành công hay chưa. Còn đối
với máy in trong mạng, bạn cần kiểm
tra thêm dây cáp kết nối giữa máy
tính và máy in, và cần xem xét lại
quyền sử dụng máy in mạng có thiết
lập dành cho mình hay không. Bạn
dùng phép loại trừ các trường hợp
nêu trên để có cách khắc phục đúng.
4. Xuất hiện các đốm mực trên tài
liệu được in ra
Đây là trường hợp khá phổ biến do

người dùng máy in bảo quản giấy
không đúng cách. Chính điều này đã
dẫn đến giấy bị ẩm khi in, hay sử
dụng giấy in kém chất lượng. Bên
cạnh đó yếu tố về chất lượng mực in
đang sử dụng cũng cần xem xét lại.
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 24
Hướng giải quyết cho trường hợp
này cũng khá đơn giản, bạn cần
mang máy ra dịch vụ để họ làm vệ
sinh cho thiết bị đầu in và thay thế
giấy in có chất lượng hơn.
5. Bạn không thể in các đường
viền trang
Đa số các máy in không thể in text
hay hình ảnh nằm quá gần mép của
trang. Theo mặc định, các đường
viền nằm gần mép của trang, đây là
lý do tại sao máy in của bạn không
thể xử lý chúng. Cách giải quyết sự
cố này như sau:
+ Chọn Format > Borders and
Shading > chuyển qua thẻ Page
Boder > nhấn nút Options để mở hộp
thoại Borders and Shading Options.
+ Bên dưới Margin, bạn nhập các
kích cỡ (tính theo điểm ảnh) lớn hơn
vào các hộp Top, Bottom, Left và
Right để di chuyển các đường viền
hơi ra xa khỏi mép của trang. Nếu

muốn đường viền trang ôm sát đoạn
văn bản thì trong mục Measure from,
chọn Text > OK > OK.
+ Đối với Office 2007, bạn qua thẻ
Page Layout > Page Boder > Options
> thiết lập như trên phiên bản Office
2003. (Cón tiếp)
(Theo xahoithongtin.com.vn)
CHỨNG MINH NHÂN DÂN
ĐIỆN TỬ SẼ CÓ MÃ VẠCH 2
CHIỀU
Theo thông tư số 27/2012 của Bộ
Công an quy định về mẫu giấy
chứng minh nhân dân (CMND),
CMND sẽ có mã vạch, quản trị trên
một cơ sở dữ liệu thống nhất.
Theo Đại tá Vũ Xuân Dung, Phó
cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý
hành chính về trật tự xã hội (Bộ
Công an): Thông tư trên có hiệu lực
từ ngày 1/7 và việc triển khai thí
điểm dự kiến thực hiện từ quý 3 tại
một số quận ở Hà Nội. Sau đó sẽ mở
rộng ra toàn địa bàn Hà Nội và cả
nước. Việc cấp mới, cấp lại hay đổi
CMND theo phương thức cũ có
những bất cập như quản trị thủ công,
phân tán ở các địa phương. Quá trình
làm CMND theo phương thức cũ,
công an đã phát hiện nhiều trường

hợp vi phạm pháp luật, đi nước ngoài
vi phạm về thay đổi họ tên, thay đổi
CMND Ngoài ra, CMND cũ còn
có tình trạng 2-3 người có trùng số
CMND hoặc một người có 2-3 số
CMND. Việc triển khai cấp CMND
mới sẽ giải quyết được những bất
cập trên. CMND mới được cấp cho
mỗi công dân sẽ thay đổi theo 1 mã
số mới hoàn toàn nên cơ quan công
an sẽ thu lại CMND cũ và cấp cho
công dân 1 giấy xác nhận số CMND
cũ để giải quyết các thủ tục liên quan
như bằng cấp, sổ tiết kiệm
Thẻ CMND mới có kích thước
theo chuẩn quốc tế với nhiều đặc
điểm bảo an và in mã vạch hai chiều
để lưu trữ một số thông tin nhân thân
cơ bản như nhóm máu , đặc biệt
không thể làm giả.
Việc bổ sung mã vạch vào mẫu
CMND mới sẽ tạo điều kiện cho việc
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 25

×