Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

thuy dien son la pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189 KB, 22 trang )

Trình bày dự án nhà máy thủy điện Sơn La Nhóm 3_ NHPT
Đề tài:
Trình bày dự án nhà máy thủy
điện Sơn La
Nhóm 3_ NHPT:
1. Trần Mai Hân : CQ500805
2. Nguyễn Ánh Hồng : CQ501060
3. Nguyễn Thiện Luân : CQ501605
4. Ngô Thị Thu Mai : CQ501676
5. Nguyễn Thị Trang Nhung : CQ501960
6. Bùi Trọng Tài : CQ502257
7. Trần Thu Trang : CQ502716
Sông Đà là nhánh sông lớn nhất thuộc hệ thống sông Hồng dài khoảng 980km,
bắt nguồn từ vùng núi Ngụy Sơn của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), đổ vào nước ta
1 09/09/2011
Trình bày dự án nhà máy thủy điện Sơn La Nhóm 3_ NHPT
tại địa phận Nậm Tè (Lai Châu), theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua 4 tỉnh Tây
Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình) và kết thúc tại ngã ba Trung Hà
(Hà Nội).
Riêng phần sông chảy trên lãnh thổ Việt Nam dài 543 km. Với diện tích lưu
vực gần 53.000 m2, sông Đà cung cấp lượng nước chủ yếu cho sông Hồng và cũng
là thủ phạm chính gây ra những trận lũ, lụt lớn ở hạ lưu sông Hồng. Do bắt nguồn
từ vùng núi cao, địa hình rất hiểm trở nên lòng sông Đà có độ dốc lớn, nhiều thác
ghềnh do vậy sông có tiềm năng thủy điện rất lớn.
Từ khi còn đô hộ Việt Nam, Chính phủ Pháp đã lên kế hoạch khai thác sông
Đà với sự tham gia của hàng chục chuyên gia đầu ngành thuộc nhiều lĩnh vực
nhưng chưa thành công. Khi miền Bắc giải phóng, Ủy ban sông Hồng của Việt
Nam được thành lập đã rất chú trọng đến việc nghiên cứu, khai thác trữ lượng điện
năng sông Đà. Tuy nhiên, phải đến năm 1972, các chuyên gia Liên Xô với sự đóng
góp quan trọng của Viện Thiết kế thủy công Mátxcơva mới chính thức bắt tay vào
khảo sát sông Đà với dự án đầu tiên là khảo sát thiết kế xây dựng Thủy điện Hòa


Bình. Ngày 1/9/1981, Thủy điện Hòa Bình chính thức khởi công xây dựng và ngày
20/12/1994 đi vào hoạt động với 8 tổ máy, tổng công suất 1.920MW. Cũng trong
thời gian này, dự án thủy điện Sơn La đã được tính đến.
I. Giới thiệu chung về dự án:
1. Tên dự án:
Tên dự án là: Dự án thủy điện Sơn La.
2 09/09/2011
Trình bày dự án nhà máy thủy điện Sơn La Nhóm 3_ NHPT
Nhà máy thủy điện Sơn La là công trình trọng điểm quốc gia, do Quốc hội
giám sát. Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt đầu tư tại văn bản số 92/QĐ-
TTg ngày 15/01/2004.
2. Mục tiêu đầu tư Dự án thủy điện Sơn La :
- Cung cấp nguồn điện năng để phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Góp phần chống lũ về mùa mưa và cung cấp nước về mùa kiệt cho đồng
bằng Bắc Bộ.
- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào công cuộc xóa
đói giảm nghèo các tỉnh vùng Tây Bắc.
II. Quá trình hình thành dự án:
1. Lựa chọn phương án:
Dự án Sơn La đã gây nhiều tranh cãi giữa các chuyên gia trong nhiều năm với
các phương án xây dựng khác nhau. Mỗi phương án đều được phân tích tác động
trên nhiều phương diện: xã hội (các vấn đề về di dân); môi trường (ngập nước, biến
đổi đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái ); ảnh hưởng về an ninh, quốc phòng khu
vực Tây Bắc và thu được hiệu quả kinh tế tổng hợp (năng lượng điện, huy động
vốn, chỉ số lợi nhuận )
Dưới đây là phần so sánh giữa 2 phương án:
- Phương án 1 - Sơn La cao (mực nước trung bình 265m), với hai bậc thang:
Sơn La cao - Hòa Bình.
- Phương án 2 - Sơn La thấp (215 m), với ba bậc thang: Lai Châu - Sơn La

thấp - Hòa Bình.
• Về khả năng cấp điện:
3 09/09/2011
Trình bày dự án nhà máy thủy điện Sơn La Nhóm 3_ NHPT
Phương án Sơn La cao khả năng cấp điện hàng năm là 14,16 + 2,4 tỷ kWh, thì
phương án Sơn La thấp chỉ cấp được 8,46 + 1 tỷ kWh. Tuy nhiên, phương áp Sơn
La thấp còn để ngỏ khả năng xây dựng các nhà máy thủy điện trên dòng chính ở
Lai Châu và các dòng sông nhánh. Những nhà máy thủy điện đó tương lai sẽ bù
đắp được “thiệt thòi” về điện năng so với phương án Sơn La cao. Hơn nữa, với hồ
Sơn La thấp, còn có thể xây dựng công trình thủy điện trên sông Nậm Mu, hỗ trợ
điều tiết dòng diện giữa giờ cao điểm và thấp điểm.
• Về khả năng chống lũ lụt:
Yêu cầu cao nhất của thủy điện Sơn La là đảm nhận nhiệm vụ chống lũ lụt cho
hạ lưu. Đến nay, các nhà khoa học gần như thống nhất rằng, tổng dung tích chống
lũ của các hồ chứa phía bắc là khoảng 10 tỷ m3, trong đó các hồ chứa trên sông Đà
cần đảm bảo khoảng 7 tỷ m3. Hồ Sơn La cao (với tuổi thọ công trình trên 100 năm)
đáp ứng rất tốt với yêu cầu chống lũ còn lại. Nhưng hồ Sơn La thấp (với tuổi thọ
nhỏ hơn, khoảng 40 năm) và hồ Lai Châu tương lai với tổng dung tích chống lũ
khoảng 5 tỷ m3 cũng đáp ứng được yêu cầu này.
• Về khả năng cấp nước:
Hồ Sơn La cao với dung tích khổng lồ sẽ là nơi lưu chứa và điều tiết một khối
lượng nước rất lớn cung cấp cho vùng hạ lưu, đặt biệt khi nhu cầu về nước phục vụ
sản xuất và đời sống ngày càng tăng trong nhiều thập kỷ tới. Tuy nhiên, phương án
này sẽ nhấn chìm hơn 25.000 ha đất nông, lâm nghiệp và cả thị xã Lai Châu, chia
cắt tỉnh Lai Châu thành 3 vùng biệt lập, khó bề liên hệ với nhau (theo phân tích
diện tích đất bị ngập là trên 40.500 ha ở dự án hồ Sơn La cao, và 18.600 ha ở
phương án hồ Sơn La thấp).
• Vấn đề di dân và tái định cư:
4 09/09/2011
Trình bày dự án nhà máy thủy điện Sơn La Nhóm 3_ NHPT

Phương án Sơn La cao thì số người cần phải di chuyển và tái định cư lên đến
hơn 10 vạn, trong khi với phương án Sơn La thấp, con số đó khoảng 7 vạn. Trong
điều kiện đất đai ngày càng khan hiếm, việc di cư đến các vùng xa gặp nhiều khó
khăn, thì sự chênh lệch giữa hai phương án này rất đáng để suy nghĩ.
• Vấn đề đảm bảo an toàn:
Tây Bắc là vùng có nguy cơ động đất mạnh nhất ở nước ta. Xây dựng và đảm
bảo an toàn cho một công trình đồ sộ trong điều kiện địa chất đó theo phương án
Sơn La cao là rất phức tạp và tốn kém. Mặc khác, sự xuất hiện một hồ chứa nước
khổng lồ sẽ tác động mạnh trở lại đến nền đất và làm tăng thêm nguy cơ động đất
(động đất kích thích). Ngược lại, với việc phân tán lượng nước hàng chục tỷ m3
vào hai hồ Sơn La thấp và Lai Châu, những tác động cục bộ đó sẽ yếu hơn.
Mặt khác, các tỉnh Tây Bắc lại tiếp giáp với các nước láng giềng, núi non hiểm
trở, địa hình phức tạp. Đảm bảo điều kiện cho công tác an ninh nội địa và giữ vững
biên giới là yêu cầu có tính chất quyết định lâu dài. Hồ Sơn La cao sẽ dâng nước
tới rất gần biên giới phía Bắc, làm ngập nhiều hang động, thị xã Lai Châu và phần
lớn đường 12, chia Lai Châu thành 3 vùng tách biệt. Những yếu tố này gây rất
nhiều khó khăn cho việc thực hiện yêu cầu trên.
Và nếu xét thêm đầy đủ các yếu tố khác, khó lượng hóa, nhưng lại có ý nghĩa
to lớn đối với sự phát triển của Tây Bắc và cả nước, như an toàn cho công trình và
hạ lưu, vấn đề an ninh, quốc phòng thì tính ưu việt của phương án Sơn La cao
giảm đi rất nhiều.
Trong khi đó, những điểm mạnh của phương án Sơn La thấp lại hấp dẫn hơn:
Đáp ứng về cơ bản các mục tiêu của dự án. Tương đối ít rủi ro đối với hạ lưu, ít ảnh
hưởng đến an ninh, quốc phòng; diện tích ngập nhỏ hơn, số dân cần di dời và tái
5 09/09/2011
Trình bày dự án nhà máy thủy điện Sơn La Nhóm 3_ NHPT
định cư ít hơn. Chính vì vậy, sau khi bàn đi tính lại nhiều lần, Quốc hội quyết định
thông qua phương án Sơn La thấp.
2. Quá trình duyệt dự án:
Giai đoạn 1 : Duyệt dự án tiền khả thi

Ngày 27/02/2001, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa X, Quốc hội thảo luận về
Dự án Thủy điện Sơn La (TĐSL). Chính phủ đề nghị Quốc hội chỉ đồng ý về chủ
trương đầu tư xây dựng, quy mô công trình, còn các vấn đề khác phải để xem xét
trong kỳ họp sau. Tuy nhiên, nhiều đại biểu tỏ ra chưa yên tâm vì báo cáo của
Chính phủ còn sơ sài, nhiều vấn đề chưa được làm rõ.
Mặc dù Quốc hội đã dành thời gian đáng kể thảo luận về vấn đề này, nhưng
đến buổi họp cuối cùng của kì họp, nhiều đại biểu vẫn tiếp tục có ý kiến, góp ý cho
nội dung của Nghị quyết về chủ trương đầu tư Thủy điện Sơn La (TĐSL). Các đại
biểu đều khẳng định chưa thể có ý kiến về phương án cụ thể nào cho công trình thế
kỷ này, do đó nghị quyết kỳ họp này chỉ ghi là Quốc hội quyết định chủ trương
chung: tán thành chủ trương đầu tư, khẳng định nhiệm vụ của công trình là cung
cấp điện năng, góp phần chống lũ, cắt nước mùa cạn, góp phần phát triển kinh tế -
xã hội vùng Tây Bắc. Giao Chính phủ khẩn trương chuẩn bị các phương án khác
nhau cho TĐSL để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình và hạ du, phát huy
hiệu quả tổng hợp, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc, giảm thiểu tác hại
về môi sinh, bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc vùng lòng hồ. Chính phủ triển khai
các công việc như nâng cấp quốc lộ 6, xây dựng tổng thể chương trình tái định cư,
chính sách với đồng bào dân tộc, coi đây là nhiệm vụ quan trọng như bản thân việc
xây dựng công trình; thí điểm các khu tái định cư mẫu để rút kinh nghiệm. Ủy ban
Thường vụ Quốc hội phải giám sát việc thực hiện nghị quyết, khảo sát thực tế, lấy
6 09/09/2011
Trình bày dự án nhà máy thủy điện Sơn La Nhóm 3_ NHPT
ý kiến các nhà khoa học, nhân dân vùng di dời và vùng tái định cư, thẩm tra tài liệu
để trình Quốc hội quyết định.
Giai đoạn 2: Duyệt dự án khả thi
- Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa 10 (15/3 – 2/4 năm 2002), Quốc hội tiếp
tục thảo luận và nghe báo cáo mới của Chính phủ về phương án xây dựng nhà máy
Thủy Điện Sơn La.
Nhìn từ nhiều góc độ, việc xây dựng công trình này không hề đơn giản. Vì thế,
không thể vì việc thúc bách của nhu cầu điện năng mà đưa ra những quyết định vội

vàng chưa được cân nhắc kỹ . Hội đồng thẩm định Nhà nước về dự án thủy
điện Sơn La cho rằng dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La chưa hội đủ điều kiện để
trình Chính phủ thông qua báo cáo nghiên cứu khả thi và ra quyết định đầu tư, đòi
hỏi phải có thêm nhiều thời gian với cách tổ chức nghiên cứu mới, khác căn bản so
với cách làm hiện nay.
Do vậy, tại kỳ họp này, Quốc hội thông báo, Chính phủ không thể hoàn tất báo
cáo về dự án thủy điện Sơn La. Do đó, việc thảo luận về dự án này, cũng như
thông qua nghị quyết về phương án xây dựng nhà máy thủy điện được rút bỏ.
- Tại buổi làm việc thứ hai của phiên họp thường kỳ tháng 9/ 2002,
Chính phủ đã đưa ra quyết định chọn phương án xây dựng Thủy điện Sơn La thấp.
- 20/11/2002, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XI, Chính phủ đã đưa ra tờ trình
đề nghị Quốc hội thông qua phương án xây dựng thủy điện Sơn La 3 bậc, có mực
nước dâng 210-215 m. Ủy ban Khoa học & công nghệ cũng có báo cáo thẩm tra, đề
nghị Quốc hội chấp nhận phương án này.
Đánh giá về tờ trình của Chính phủ, tại phiên bế mạc, 87% đại biểu Quốc hội
đã tán thành. Bên cạnh đó cũng có những điều chỉnh phù hợp cho dự án.
• Lý do chưa duyệt dự án tại kỳ họp 11 QH10:
7 09/09/2011
Trình bày dự án nhà máy thủy điện Sơn La Nhóm 3_ NHPT
Thứ nhất, báo cáo của Chính phủ về Dự án Thủy điện Sơn La đưa ra 3 phương
án: Sơn La cao (mực nước 265 m), Sơn La thấp (215 m), Sơn La nhỏ (công trình
Sơn La quy mô nhỏ cùng Thủy điện Lai Châu). Trong quá trình nghiên cứu tiền
khả thi dự án, đã 4 lần các cơ quan chức năng có ý kiến khác nhau về hướng ưu tiên
nghiên cứu (trong đó đã hai lần đề nghị phương án Sơn La thấp). Ở mỗi phương án
còn nghiên cứu áp dụng hình thức 2 hay 3 bậc thang (mỗi điểm đặt một nhà máy
thủy điện).
Mỗi phương án nói trên tác động trên nhiều phương diện: Về mặt xã hội (mất
đất, hủy hoại môi sinh, ảnh hưởng đến các di tích lịch sử, văn hóa ở khu vực lòng
hồ, các vấn đề về di dân), môi trường (ngập nước, biến đổi đa dạng sinh học, cân
bằng sinh thái ), ảnh hưởng về an ninh, quốc phòng khu vực Tây Bắc và thu được

hiệu quả kinh tế tổng hợp (năng lượng điện, huy động vốn, chỉ số lợi nhuận ). Tuy
vậy, theo đánh giá của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo của Chính phủ chưa
đưa ra được một bộ tiêu chuẩn nào để đánh giá cho dự án đa mục tiêu này, dễ dẫn
đến việc nghiên cứu chỉ nhằm tối ưu cho một tiêu chí. Hơn nữa, 3 phương án chưa
được tính toán tiền khả thi ở mức như nhau để tạo căn cứ lựa chọn khách quan.
Tiêu chí Sơn La cao Sơn La thấp Sơn La nhỏ
Mức đầu tư 70.575 tỷ đồng44.526 tỷ đồng 62.478 tỷ đồng
Công suất 3.600MW 2.400MW 3.280MW
Dung tích hồ 25,4 tỷ m3 9,2 tỷ m3 chưa có số liệu
Số dân di dời 72.238 96.576 53.464
Đất ngập (ha) 44.702 22.519 26.689
Thứ hai, phương án di dân tái định cư chưa rõ ràng.
Nếu thực hiện dự án TĐSL thì số hộ và khẩu phải di cư lớn nhất từ trước tới
nay. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng lớn đến xã hội vùng Tây Bắc, là
8 09/09/2011
Trình bày dự án nhà máy thủy điện Sơn La Nhóm 3_ NHPT
vấn đề nhạy cảm quốc tế. Bài học từ Thủy điện Thác Bà, Hòa Bình, Yaly cho thấy
chúng ta chưa bao giờ thực hiện tốt vấn đề này. Thủy điện Hòa Bình cắt băng
khánh thành từ năm 1994 sau nhiều năm xây dựng, nhưng đến nay đời sống của
người dân sau tái định cư vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Việc di dân, tái định cư cho các hộ dân các tỉnh Lai Châu, Sơn La khỏi vùng
lòng hồ bị ngập chiếm sự quan tâm đặc biệt của đại biểu QH. Theo phương án Sơn
La cao, tổng số hộ dân phải di dời là 24.670 hộ; nếu xây theo phương án thấp thì số
hộ dân phải di dời 18.200 hộ. Dự kiến, Nhà nước sẽ chi 5.000 USD/người.
Đại biểu QH cho rằng phương án di dân phải được làm trước, chỉ khi tính
hoàn tất mọi mặt mới có thể thực hiện dự án. Ngoài ra, bài toán kinh tế - xã hội hạ
du cũng phải được tính đến (công trình Hòa Bình không tính đến yếu tố này, hậu
quả người dân phía dưới cửa đập bị ảnh hưởng bởi việc điều tiết nước của nhà máy
thủy điện).
Thứ ba, chưa đảm bảo được tính an toàn.

Yêu cầu tuyệt đối an toàn công trình được tất cả các đại biểu tán thành phải là
yếu tố mấu chốt nhất, trong khi báo cáo của Chính phủ chưa nghiên cứu đúng mức,
còn rời rạc. Nếu Dự án TĐSL được tiến hành thì phía trên thượng lưu đồng bằng
Bắc Bộ sẽ hình thành những hồ lớn, chứa hàng chục tỷ m3 nước. Sự cố nếu xảy ra
ở TĐSL sẽ gây hiệu ứng vỡ hồ Hòa Bình, quét sạch vùng hạ du.
Đặc biệt, đập bê tông đặc trọng lực dự kiến áp dụng cho TĐSL không phải là
hình thức lý tưởng để kháng chấn. Về nội dung này, báo cáo của Chính phủ có đưa
thông tin thiếu chính xác: Trên thế giới chưa có đập bê tông trọng lực nào bị vỡ, thế
nhưng thực tế đã có trường hợp đập bê tông trọng lực ở Thạch Cương (Đài Loan)
bị vỡ trong trận động đất tháng 9/1999.
9 09/09/2011
Trình bày dự án nhà máy thủy điện Sơn La Nhóm 3_ NHPT
Yếu tố trắc địa cũng bị nhà chuyên môn đặc biệt lo ngại bởi không loại trừ khả
năng động đất cấp 8 ở vùng xây dựng công trình. Tất cả các kết quả khảo sát đều
khẳng định TĐSL nằm ở vùng có cấu trúc kiến tạo rất phức tạp luôn tiềm ẩn 2 sự
cố: biến dạng gây rò rỉ mất nước hồ chứa, hoặc chuyển động kiến tạo đột ngột dẫn
tới động đất tự nhiên và động đất kích thích. Nhiều nhà khoa học có ý kiến rằng các
điểm nứt gãy địa chất có nguy cơ gây động đất chỉ nằm cách công trình 6-32 km.
Thế nhưng công tác nghiên cứu ở Pa Vinh II (xã Ít Ong, Mường Tè, Lai Châu, nơi
dự định xây đập) lại không sử dụng các phương tiện hiện đại để lấy kết quả
Thứ tư, một số tiêu chí như yêu cầu nước nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu chống
lũ, theo các đại biểu là chưa thực tế. Bộ NN&PTNT đưa con số 34,5 tỷ m3 nước
dùng cho đồng bằng Bắc Bộ. Nhiều chuyên gia thẩm định và nhà tư vấn nước ngoài
cho rằng con số này không có cơ sở và cao hơn rất nhiều so với thực tế. Yêu cầu
chống lũ 1.000 năm (lũ lớn ở xác xuất 0,1%) là quá cao và lãng phí, vì để như vậy
sẽ phải xây hồ lớn, trong khi không phải lúc nào cũng có nhiều nước để tận dụng
dung tích thiết kế.
II. Nội dung của dự án:
1. Địa điểm xây dựng:
Công trình chính thuộc địa phận xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Hồ

chứa nước thuộc một số xã, huyện, trên địa bàn các tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện
Biên.
2. Các dự án thành phần:
Dự án thủy điện Sơn La gồm các dự án thành phần sau:
a. Dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La do Tổng công ty Điện lực
Việt Nam là chủ đầu tư gồm:
10 09/09/2011
Trình bày dự án nhà máy thủy điện Sơn La Nhóm 3_ NHPT
- Công trình đầu mối: Đập chính, đập tràn tại tuyến Pa Vinh II, kết cấu bê tông
trọng lực.
- Tuyến năng lượng: Cửa lấy nước, đường dẫn nước áp lực, nhà máy thuỷ điện
sau đập với 6 đến 8 tổ máy, trạm biến áp, trạm phân phối điện ngoài trời.
- Đường dây tải điện 220 - 500 kV đấu nối nhà máy với hệ thống điện quốc
gia.
- Nhà quản lý vận hành, nhà ở của cán bộ, công nhân viên vận hành nhà máy.
b. Dự án tái định canh định cư (theo địa bàn quản lý) do ủy ban nhân dân tỉnh
Sơn La, ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu, ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên là chủ đầu
tư.
c. Dự án các công trình giao thông tránh ngập do Bộ Giao thông vận tải là chủ
đầu tư.
3. Các thông số chính:
+ Diện tích lưu vực: 43.760 km2.
+ Diện tích hồ chứa: 224km2
+ Dung tích toàn bộ hồ chứa: 9,26 tỷ m3.
+ Dung tích chống lũ cho hạ du: 7,0 tỷ m3 (kể cả hồ Hoà Bình)
+ Dung tích hữu ích : 5,97 tỷ m3.
+ Mực nước dâng bình thường (MNDBT): 215 m.
+ Mực nước gia cường: 218,45 m (ứng với lũ tần suất 0,01%).
+ Mực nước kiểm tra: 231,43 m (ứng với lũ PMF).
+ Công suất lắp máy NLM: 2.400 MW, gồm 6 tổ máy.

+ Công suất đảm bảo NĐB: 614 MW (trong đó tăng cho Hoà Bình 107MW).
+ Điện lượng bình quân hàng năm E0: 9,429 tỷ kWh.
11 09/09/2011
Trình bày dự án nhà máy thủy điện Sơn La Nhóm 3_ NHPT
+ Tổng số hộ dân phải di chuyển: 17.996 hộ tại 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện
Biên.
4. Các hạng mục công trình chủ yếu và giải pháp công nghệ:
+ Công trình đầu mối gồm: Đập chính, đập tràn tại tuyến Pa Vinh II, kết cấu
bê tông trọng lực.
+ Tuyến năng lượng gồm: Cửa lấy nước, đường dẫn nước áp lực, nhà máy
thủy điện sau đập với 6 - 8 tổ máy, trạm biến áp, trạm phân phối điện ngoài trời.
+ Hệ thống điều khiển, bảo vệ, thông tin liên lạc, phòng, chống cháy nổ theo
các tiêu chuẩn Việt Nam và tham khảo áp dụng các tiêu chuẩn nước ngoài.
+ Đấu nối điện vào hệ thống điện quốc gia bằng đường dây 220 - 500 kV
+ Nhà quản lý vận hành.
+ Nhà ở cán bộ, công nhân viên quản lý, vận hành nhà máy.
Các hạng mục chính của NMTĐ Sơn La được thiết kế đảm bảo độ an toàn
theo các tiêu chuẩn Việt - Nga và Mỹ.
Công ty tư vấn xây dựng điện 1 làm tư vấn thiết kế chính. Đồng thời, Chính
phủ cũng cho phép EVN thuê tư vấn của Viện thiết kế thuỷ công Mát-xcơ-va để
cùng cùng với tư vấn trong nước thiết kế công trình, Nippon-Koei-J Power (Nhật
Bản) làm tư vấn thẩm định thiết kế kỹ thuật và cho phép thuê tư vấn nước ngoài để
tham gia quản lý tiến độ, chất lượng và giám sát thi công công trình chính.
Đập bê tông thuỷ điện Sơn La áp dụng công nghệ mới. Các nhà tư vấn quốc tế
tham gia vào dự án có Colenco (Thuỵ Sỹ) và các chuyên gia hãng Malcolm
Dunstan (Anh) chuyên về bê tông đầm lăn.Việc áp dụng công nghệ bê tông đầm
lăn cho đập Sơn La có khối lượng lớn được thực hiện theo các phương pháp, quy
trình, tiêu chuẩn của Mỹ và kinh nghiệm xây dựng các đập bê tông đầm lăn trên thế
giới với sự giúp đỡ kỹ thuật của tư vấn nước ngoài nhằm đẩy nhanh tiến độ, giảm
giá thành, nâng cao hiệu quả công trình.

12 09/09/2011
Trình bày dự án nhà máy thủy điện Sơn La Nhóm 3_ NHPT
Việc bảo đảm chất lượng công trình, an toàn tuyệt đối cho hạ du là yêu cầu số
1. Chính phủ đã lựa chọn những đơn vị thi công có năng lực, có kinh nghiệm để
xây dựng công trình. Tổng công ty Sông Đà được giao nhiệm vụ làm tổng thầu
cùng với 12 TCT khác (Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Licogi; Tổng
công ty xây dựng công nghiệp Vinaincon; Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng
Việt Nam Vinaconex; Tổng công ty lắp máy Việt Nam Lilama; Tổng công ty cơ
khí xây dựng Coma; Tổng công ty xây dựng Hà Nội; Tổng công ty Trường Sơn;
Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp; Tổng công ty xây dựng giao thông 1
Cienco1; Tổng công ty xây dựng đường thủy; Công ty xây lắp điện 3; Công ty
Lũng Lô).
5. Chi phí:
Tổng mức đầu tư: 36.933.000 triệu VND (chua kể lãi vay trong thời gian xây
dựng, theo giá quý III năm 2002, tỷ giá 1USD = 15.450 VND) trong đó:
1. Chi phí xây lắp 9.546,860 tỷ
VND
- Công tác chuẩn bị
- Chi phí xây dựng
- Chi phí lắp đặt
2. Chi phí thiết bị
3. Chi phí khác
4. Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng,
TĐC (trong đó có 5.000 tỷ đồng từ vốn ngân
sách):
- Chi phí đền bù di dân TĐC
- Chi phí giảm thiểu tác động môi
trường
799,025
7.990,254

757,580
8.030,352
2.587,771
11.654,329
10.294,915
346,173
1.013,240
2.020,000
"
"
"
"
"
"
"
"
"
"
13 09/09/2011
Trình bày dự án nhà máy thủy điện Sơn La Nhóm 3_ NHPT
- Chi phí xây dựng đường tránh ngập
5. Chi phí hệ thống lưới điện
6. Chi phí giao thông ngoài công
trường.
+ Dự phòng(10% cho các mục 1 + 2 + 3
+ 5)
+ Chi phí bảo hiểm
893,233
2.016,498
183,745

___________
36.933,000
"
"
"
* Vốn đền bù di dân tái định cư được xác định chính thức sau khi phê duyệt
Quy hoạch tổng thể di dân tái định cư nhưng không vượt quá mức phê duyệt tại
Quyết định đầu tư Dự án thủy điện Sơn La.
6. Phương án vốn đầu tư Dự án thủy điện Sơn La huy độn:
Theo công văn số 5170/TTr/BCN-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2003 của liên
Bộ Công nghiệp - Tài chính, kinh phí sẽ được huy động từ 3 nguồn: vốn ngân sách,
vốn ngành điện tự đầu tư, còn lại là vốn vay trong và ngoài nước. Vốn đầu tư (chưa
tính lãi vay): từ 31.000 tỷ đồng đến 37.000 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước
khoảng 70%, vốn ngoài nước khoảng 30%;
Với vốn ngân sách, đây là khoản đầu tư nằm trong phạm vi chương trình di
dân tái định cư. Tổng mức hỗ trợ ngân sách cỡ 5.000 tỷ đồng.
Về vốn tự tích lũy của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN), phần này
được dự tính tương đương tới 30% tổng vốn đầu tư thuần, bao gồm một loạt các
khoản như chênh lệch tăng giá điện, lợi nhuận chuyển sang đầu tư, vốn khấu hao
Theo tính toán của EVN, phần vốn này ước khoảng 9.000 - 12.000 tỷ đồng.
Với phần vốn vay, dự tính riêng cho xây dựng sẽ vay trong nước khoảng 4.000
- 6.500 tỷ đồng. Thời gian vay giới hạn từ năm 2006 đến 2012 và thời gian trả nợ
từ năm 2007 đến năm 2018. Còn lại là vay nước ngoài, số này chiếm hơn 30% tổng
14 09/09/2011
Trình bày dự án nhà máy thủy điện Sơn La Nhóm 3_ NHPT
mức đầu tư và sẽ được sử dụng để nhập thiết bị, chi phí cho tư vấn cũng như các
khoản chi khác. Thời gian vay từ năm 2006 đến năm 2015 và sẽ trả nợ trong hơn
10 năm.
Bên cạnh những nguồn vốn trên, chủ đầu tư dự kiến vào những năm cao điểm
(2006-2007) sẽ phát hành trái phiếu công trình trong thời hạn 5 năm, với tổng giá

trị trái phiếu phát hành dự kiến khoảng 1.200 tỷ đồng. Sau đó, đến khi vận hành
từng tổ máy, toàn bộ nguồn thu từ bán điện sẽ được chuyển sang tái đầu tư.
7. Nhân công:
Công trình thủy điện Sơn La hoàn toàn do kỹ sư và công nhân Việt Nam thiết
kế và thi công, chuyên gia nước ngoài chỉ đóng vai trò giám sát. Tham gia xây
dựng thủy điện Sơn La gồm 13 nhà thầu thành viên do Tổng Công ty sông Đà làm
tổng thầu; Tập đoàn Điện lưc Việt Nam làm chủ đầu tư. Trên công trường thường
xuyên có 8.000 – 10.000 người làm việc, những lúc cao điểm có thể lên tới 15.000
người.
8. Tiến độ:
+ Năm 2004 - 2005 chuẩn bị xây dựng; khởi công công trình chính vào cuối
năm 2005. (2/12/2005)
+ Hoàn thành di dân và tái định cư vào 2010.
+ Phát điện tổ máy thứ nhất vào năm 2012.
+ Hoàn thành công trình vào năm 2015.
IV. Những khó khăn khi xây dựng công trình:
- Về mặt điều kiện tự nhiên: Theo các chuyên gia, Sơn La nằm trong khu vực
có thể bị động đất rất mạnh, theo kết quả đo đạc thì từ năm 1990 đến năm 2003,
trên khu vực có bán kính 200km quanh công trình thủy điện Sơn La đã xảy ra 1,089
vụ động đất . Ngoài động đất trong tự nhiên, các hồ chứa nước lớn còn là nguyên
nhân tạo ra những cơn địa chấn khi chúng bắt đầu tích nước. Song hành với động
15 09/09/2011
Trình bày dự án nhà máy thủy điện Sơn La Nhóm 3_ NHPT
đất, hồ chứa nước của thủy điện Sơn La còn bị đe dọa bởi những trận lũ bất thường,
khó dự đoán. Bên cạnh đó, hồ chứa nước của thủy điện Sơn La còn tạo ra vô số tác
động bất lợi đến môi trường: thay đổi về vi khí hậu, hệ động vật, hệ thực vật, đất bị
trượt, vận tải chất rắn, suy giảm chất lượng nước, bệnh sốt rét…
- Vấn đề di dân, tái định cư: sẽ có 19,669 gia đình, với trên 100,000 dân, cư trú
tại ba tỉnh Sơn La, Lai Châu, Ðiện Biên (đa số là người thiểu số) bị buộc phải
chuyển đi nơi khác.

- Việc xây dựng thủy điện Sơn La còn kéo theo vô số hệ lụy về mặt chính trị
và quân sự, trong tương quan Việt-Trung. Do 47% lưu vực sông Ðà nằm trong lãnh
thổ Trung Quốc, Bộ Ngoại Giao VN từng gửi công hàm, đề nghị Trung Quốc trả
lời về quy hoạch khai thác nguồn nước sông Ðà nhưng Trung Quốc không trả lời.
Ông Lê Bá Nhung, nguyên giám đốc công ty tư vấn xây dựng điện I, chủ nhiệm
thiết kế công trình cho biết, ban đầu nhiều người còn lo lắng về tính khả thi của dự
án Thủy điện Sơn La vì sợ phía Trung Quốc có thể chặn dòng làm hạn chế nguồn
nước sông Đà.
V. Tác động của dự án:
1. Hiệu quả kinh tế của dự án:
Cơ quan thiết kế đã sử dụng phương pháp “phân tích vốn và hiệu quả” để tính
toán phân tích kinh tế và tài chính. Hiệu quả kinh tế của dự án được đánh giá theo
các chỉ tiêu sau: (cho phương án Sơn La thấp đã được duyệt)
Lợi nhuận thực quy về hiện tại: NPV = 3829 tỷ đồng.
Tỷ số hiệu quả vố đầu tư: B/C = 1.16.
Chỉ tiêu hoàn vốn tới hạn: EIRR = 12.618%
2. Tác động đối với hệ thống điện Việt Nam:
Theo dự báo thì trong giai đoạn 2006-2010 thì để đảm bảo mức tăng trưởng
kinh tế ở mức cao ( 7,5 đến 10% ) thì mức điện năng cũng cần tăng ít nhất là 17 –
16 09/09/2011
Trình bày dự án nhà máy thủy điện Sơn La Nhóm 3_ NHPT
20%. Điều này đặt hệ thống điện ở nước ta ở trong tình trạng báo động về thiếu
điện và đề ra nhu cầu cấp thiết là phải có 1 nhà máy điện tầm cỡ như Thủy điện
Sơn La. Việc khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La có một ý nghĩa lớn
trong lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội. Thủy điện Sơn La sẽ là một nguồn điện lớn
trong sơ đồ phát triển điện lực.
Trong tổng sơ đồ phát triển điện lực giai đoạn 4, dự báo nhu cầu điện năng
toàn quốc giai đoạn 1996-2010 (3 phương án thấp, cơ sở và phương án cao)
Đơn vị: GWh
Dự báo

nhu cầu
Thực
hiện
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Thấp Cơ sở Cao Thấp Cơ sở Cao Thấp Cơ sở Cao
Tổng nhu
cầu 14640 27019 30105 32930 46895 53601 61292 75312 87816 99214
Tăng bình
quân/năm 13% 15,5% 17,6% 11,7% 12,2% 13,2% 9,9% 10,4% 10,1%
Nhu cầu
công suất
(MW)
4435 8364 12769 19696
Như vậy từ năm 2000 đến 2010 mỗi năm bình quân cần phải tăng sản suất
lượng điện khoảng 4,5-5KWh, tương ứng với tăng công suất lắp đặt khoảng 700-
800MW.
Qua so sánh cho thấy rằng để đáp ứng nhu cầu phụ tải giai đoạn 2005-2010 và
các năm tiếp theo thì nguồn thủy điện Sơn La là nguồn điện lớn trong hệ thống điện
Việt Nam. Ngoài ra, thủy điện Sơn La còn có giá thành điện năng thấp hơn các
nguồn điện khác. Vì vậy, đầu tư xây dựng thủy điện Sơn La là cần thiết. Khi được
hoàn thành, Nhà máy Thủy điện Sơn La sẽ là nhà máy thủy điện lớn nhất Đông
17 09/09/2011
Trình bày dự án nhà máy thủy điện Sơn La Nhóm 3_ NHPT
Nam Á, được xây dựng với công nghệ hiện đại nhất thời điểm hiện tại, với 6 tổ
máy với tổng công suất 2400 MW, cung cấp gần 10 tỷ kWh hàng năm.
3. Chống lũ cho hạ du:
Miền Bắc nước ta khí hậu thường xuyên có bão và lũ lụt, chính vì thế, để đảm
bảo cho dân sinh và sản xuất nông nghiệp thì cần phải điều tiết lũ ở vùng thượng
nguồn các sông lớn. Thủy điện Sơn La đóng vai trò là một trong các bậc thang
chống lũ trên sông Đà. Công trình góp phần nâng tần suất đảm bảo chống lũ cho đê

Hà Nội từ tần suất đảm bảo 125 năm lên 500 năm.
Dòng chảy lũ của sông Đà chiếm khoảng 50% dòng chảy lũ của sông Hồng.
Nếu muốn chống lũ cho đồng bằng sông Hồng một cách chủ động và an toàn thì
không chỉ khống chế lũ ở sông Đà mà còn phải khống chế lũ ở sông Lô và Sông
Gâm. Bài toán được đặt ra với yêu cầu giữ mực nước ở sông Hồng tại Hà Nội
không vượt quá 13m thì tổ hợp chống lũ với công trình hồ Thác bà yêu cầu dung
tích phòng lũ của các công trình trên sông Đà là bao nhiêu? Quá trình tính toán cho
kết quả như sau: Chọn lũ năm 1971 tính toán thì để đảm bảo mực nước sông Hồng
không vượt quá 13m tại Hà Nội thì các công trình trên sông Đà cần có dung tích
phòng chống lũ là 7 tỷ m3, ngoài ra các tính toán cho kết quả: Nếu tăng dung tích
phòng lũ cho các công trình trên sông Đà lên 7 tỷ m3 thì tác dụng giảm mực nước
sông Hồng ít có ý nghĩa. Cơ quan thiết kế kết luận dung tích phòng lũ hiệu quả cho
các công trình trên sông Đà là 7 tỷ m3.
3.Cấp nước cho hạ du:
Khí hậu của nước ta có lượng mưa lớn nhưng không ổn định; mùa khô lượng
mưa thiếu sẽ tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp. Thủy điện Sơn La có hồ chứa
lớn, sẽ là nguồn cung cấp nước tưới quan trọng cho đồng bằng Bắc Bộ vào mùa
khô.
18 09/09/2011
Trình bày dự án nhà máy thủy điện Sơn La Nhóm 3_ NHPT
Trong thuyết minh lựa chọn sơ đồ bậc thang và quy mô thủy điện Sơn La cơ
quan thiết kế đã đưa ra dự báo về nhu cầu dùng nước cho vùng trung du, đồng bằng
sông Hồng và sông Thái Bình tới các năm 2000 và 2010. Các hộ dùng nước được
xem xét gồm có: Nhu cầu cho nông nghiệp, nhu cầu cho công nghiệp, dịch vụ và
sinh hoạt.
Nhu cầu nước cho nông nghiệp: Chủ yếu cho mục đích tưới phục vụ cây trồng
trên diện tích đất nông nghiệp toàn vùng là 1 triệu 87 ngàn ha.
Nhu cầu nước sinh hoạt cho dân số toàn vùng là 17 triệu 555 ngàn người.
Nhu cầu cho sản xuất công nghiệp: Cơ quan thiết kế đã áp dụng mức dùng
nước quy theo 1000USD giá trị sản phẩm (ví dụ: Công nghiệp thực phẩm 1000m3

trên giá trị sản phẩm 1000 USD, công nghiệp nhẹ 400m3/1000USD, công nghiệp
nặng 200m3/1000 USD…)
Theo cách tính toán như trên , tổng nhu cầu nước vào năm 2000 là 19,4 tỷ m3;
năm 2010 là 25,86 tỷ m3
IV. Tác động của dự án tới tỉnh Sơn La:
1. Về mặt tích cực:
Phát triển kinh tế Miền núi phía Bắc nói chung và của tỉnh Sơn
La nói riêng là
một vấn đề luôn được Đảng và Chính phủ hết sức
quan tâm. Sơn La đang có cơ
hội to lớn để phát triển kinh tế - xã hội
khi Nhà nước triển khai
xây dựng công
trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á ngay trên địa
bàn Tỉnh. Công trình thủy điện
Sơn La sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Sơn La, góp phần vào công cuộc xóa đói
giảm nghèo của tỉnh. Cụ thể:
Thứ nhất, với trục giao thông đường bộ nối với Hà Nội và các tỉnh như trục
quốc lộ 6, 28 B, 379, các tuyến đường từ Thị Xã đến các huyện, các huyện đến
trung tâm xã, đến khu tái định cư thuỷ điện Sơn La được nâng cấp và mở mới, Sơn
La có điều kiện để mở rộng lưu thông hàng hoá với Hà Nội, Lai Châu một số tỉnh
19 09/09/2011
Trình bày dự án nhà máy thủy điện Sơn La Nhóm 3_ NHPT
trong nước và với Lào. Ngoài ra Nhà nước sẽ đầu tư 2 cảng Tà Hộc (Mai Sơn), Tạ
Bú (Mường La); đồng thời, mở tuyến đường thủy để vận chuyển thiết bị từ
Hòa
Bình lên thủy điện Sơn La. Đây là điều kiện để phát triển du lịch
đường thủy,
thăm phong cảnh hồ Hòa Bình và các chợ phiên trên sông.
Tổng Công ty Hàng

không Việt Nam đang nâng cấp cảng sân bay Nà Sản, chất lượng tuyến hàng không
Hà Nội - Nà Sản - Hà Nội sẽ được nâng lên. Đây là điều kiện thuận lợi nhất để đón
khách quốc tế lên thăm Sơn La.
Thứ hai, Sơn La có 3 vùng kinh tế, đó là: vùng dọc đường 6, vùng Sông Đà và
vùng cao biên giới có thể tạo thế tương hỗ cho nhau trong phát triển thương mại và
thị trường. Vùng dọc quốc lộ 6 có điều kiện phát triển mạng lưới cửa hàng, đại lý
cung ứng cho 2 vùng còn lại. Hiện nay dọc theo quốc lộ 43, 28 B, 379 (thuộc vùng
Sông Đà) và dọc đường 105 (vùng cao biên giới) mạng lưới thương mại chưa phát
triển nhưng trong tương lai đây cũng là vùng có tiềm năng. Đặc biệt, khi khởi công
xây dựng thuỷ điện Sơn La, tại thị trường Sơn La có nhu cầu lớn về tiêu dùng hàng
hoá và dịch vụ gấp 3 đến 5 lần so với những năm trước.
Thứ ba, xây dựng Thủy điện Sơn La sẽ hình thành một số điểm du lịch mới hấp
dẫn.
Công trường thủy điện Sơn La là công trường thủy điện lớn nhất Đông Nam
Á, mặt bằng công trường rộng 2.070 ha có nhiều đồi núi đan
xen. Tính hấp dẫn do
đặc điểm và quy mô công trường sẽ thu hút nhiều
du khách trong và ngoài nước
đến tham quan.
Hồ thủy điện Sơn La được xây dựng là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch
đi thuyền trên mặt hồ, thăm những khu rừng nguyên sinh với thảm động thực vật
phong phú ở vùng lân cận.
Các điểm tái định cư của người dân được xây dựng theo mô hình nông thôn
mới nhưng giữ nguyên bản sắc văn hóa của các dân tộc, sẽ tạo ra các điểm du lịch
văn hóa, làng nghề rất hấp dẫn.
20 09/09/2011
Trình bày dự án nhà máy thủy điện Sơn La Nhóm 3_ NHPT
4. Một số tác động ngược chiều:
Thứ nhất, nhà máy Thủy điện Sơn La đặt tại xã Ít Ong, huyện Mường La,
tỉnh Sơn La. Vùng ngập của lòng hồ Thủy điện Sơn La có phạm vi khá rộng,

bao gồm địa bàn của nhiều xã của các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu.
Đây cũng là vùng cư trú của nhiều dân tộc thiểu số như Thái, Lự, Kháng,
Laha, Mảng, KhơMú, Si La, Cống, Hmông, Dao đều là những dân tộc sinh
sống lâu đời ở Tây Bắc và lưu giữ được một nền văn hóa đa dạng, giàu bản
sắc.Việc xây dựng Thủy điện Sơn La sẽ khiến nhiều giá trị văn hóa của các dân tộc
và bản làng bị ngập chìm trong lòng hồ.
Thứ hai, dự án đòi hỏi phải di chuyển số lượng lớn dân cư của các địa phương
ở 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Vấn đề di dân tái định cư đặt ra hàng loạt
những khó khăn và bất cập cho các cấp chính quyền ở Tây Bắc như: tăng sức ép về
dân số, sức ép về nhu cầu quy hoạch đất nước và các nhu cầu sống. Bộ phận người
dân trong diện tái định cư sẽ phải thay đổi và tiếp nhận kỹ thuật sản xuất mới để
hình thành tập quán canh tác mới, nảy sinh những biến đổi, tiếp xúc văn hóa - xã
hội với người dân sở tại.
Ví dụ, trong Chương trình Tái định cư Thủy điện Sơn La, người Thái Đen từ
vùng thung lũng ven sông Đà thuộc xã Ít Ong huyện Mường La khi đến tái định cư
tại xã Tân Lập, huyện Mộc Châu. Tân Lập là xã vùng núi, cao 700m so với mực
nước biển, khí hậu ở đây mang tính chất á nhiệt đới lạnh, canh tác nương rẫy, một
số trang trại trồng cây ăn quả, trồng chè công nghiệp, trồng ngô, số ruộng nước ít,
dân cư ở đây chủ yếu là người Thái Trắng. Người dân đến tái định cư là người Thái
Đen, quê cũ của họ khí hậu nóng ẩm, canh tác lúa nước là chính, diện tích nhà sàn
và vườn có hộ lên tới gần 10.000m2 . Khi lên tái định cư tại xã Tân Lập, họ chỉ
được chia 400m2 đất, trừ 80m2 làm nhà, còn hơn 300m2 vườn. Như vậy, người
Thái Đen đứng trước thực tế đất canh tác, đất vườn quá ít so với nơi ở cũ. Ruộng
21 09/09/2011
Trình bày dự án nhà máy thủy điện Sơn La Nhóm 3_ NHPT
nước dành cho trồng lúa hầu như không đáng kể, họ phải làm quen với phương
thức sản xuất của nhóm Thái Trắng để tồn tại và ổn định cuộc sống trên quê hương
mới.
Thứ ba, hiện nay, khu vực các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên và Hòa Bình
đang trở thành một trong những khu vực có tốc độ mất rừng cao nhất cả nước. Tỷ

lệ che phủ trung bình chỉ còn hơn 23% (thấp hơn mức trung bình cả nước là hơn
36%). Với vị trí “mái nhà” của khu vực Đồng bằng Bắc bộ, lại là đầu nguồn của
nhiều con sông lớn, có vai trò đặc biệt trong việc điều tiết và giữ nguồn nước cho
thủy điện Hòa Bình, Sơn La sau này thì vấn đề môi trường ở Tây Bắc đang ở vào
tình trạng đáng báo động. Việc xây dựng thủy điện Sơn La có thể gây ra một số ảnh
hưởng đến môi trường thiên nhiên. Khác thác thủy điện sẽ có các tác động tiêu cực
đến môi trường và hệ sinh thái không chỉ của vùng xung quanh nhà máy thủy điện
mà có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến cả vùng hạ lưu. Môi trường sông ở vùng hạ lưu
có thể xảy ra các hiện tượng tiêu cựu như xói lở,… Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh
môi trường, quản lý các tài nguyên du lịch như các di sản văn hóa vật thể, tài
nguyên thiên nhiên sẽ nảy sinh nhiều khó khăn mới.
22 09/09/2011

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×