Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Vai trò Tài Chính Công với Việt Nam hiện nay ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.88 KB, 2 trang )

Vai trò tài chính công tại Việt Nam
• Tài chính công đảm bảo nguồn lực tài chính cho việc duy trì sự tồn tại và hoạt
động hiệu quả của bộ máy nhà nước Việt Nam.
- Tài chính công được sử dụng để huy động một phần nguồn tài chính của quốc gia
thông qua đống góp bắt buộc hoặc tự nguyện của cách chủ thể trong nền kinh tế tạo lập
quỹ tài chính công. Tài chính công phân phối sử dụng nguồn tài chính huy động từ các
quỹ công để phục vụ đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Phân phối sản phẩm
quốc dân theo hướng tích lũy để ổn định và phát triển kinh tế đồng thời cung cấp các
nguồn vốn để thỏa mãn các yêu cầu về hàng hóa và dịch vụ công cộng mà tài chính của
khu vực tư nhân không thể thực hiện được do một số đặc điểm đặc biệt của hàng hóa
công. Ngoài ra phân phối của tài chính công còn đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy
nhà nước và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Tài chính công còn được sử dụng để kiểm tra giám sát các hoạt động kinh tế xã hội từ đó
nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành của nhà nước. Từ các hoạt động này tài chính
công đã tạo ra nguồn tài chính một cách kịp thời để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường
xuyên của nhà nước giúp cho bộ máy nhà nước được vận hành hiệu quả.
• Tài chính công là công cụ quan trọng trong quản lí và điều tiết vĩ mô nền kinh tế
xã hội. Cụ thể:
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm tốc độ tăng trởng kinh tế ổn định và
bền vững. Với chức năng phân bổ nguồn lực tài chính thông qua quá trình tạo lập và sử
dụng quỹ công, tài chính công tác động đến việc phân bổ và góp phần nâng cao hiệu quả
sử dụng các nguồn tài chính trong toàn bộ nền kinh tế. Công cụ thuế với các mức thuế
suất và ưu đãi khác nhau đối với từng loại sản phẩm ngành nghề vùng lãnh thổ … tài
chính công có vai trò định hướng đầu tư điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế kích thích hoặc
hạn chế phát triển sản xuất kinh doanh theo từng loại sản phẩm. Hay như với việc phân
bổ nguồn tài chính cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư vào các ngành nghề then
chốt các công trình mũi nhọn hỗ trợ tài chính cho các thành phần kinh tế trong các trường
hợp cần thiết như trợ giá trợ cấp … tài chính công góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho
phát triển sản xuất kinh doanh hình thành và hoàn thiện cơ cấu sản xuất cơ cấu kinh tế
nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
- Điều tiết thị trường và bình ổn giá cả, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý,


duy trì việc sử dụng lao động ở tỷ lệ cao, hạn chế sự tăng giá đột ngột đồng loạt và kéo
dài … Vai trò này được thực hiện thông qua các biện pháp như tạo lập và sử dụng quỹ dự
trữ quốc gia, quỹ hỗ trợ việc làm điều chỉnh thuế điều chỉnh chi tiêu chính phủ, phát hành
trái phiếu … VD để tạo việc làm cho người lao động chính phủ đã sử dụng quỹ hỗ trợ
việc làm, hộ trợ lãi suất cho vay, hỗ trợ đào tạo nghề… Liên bộ Tài chính, Lao động-
Thương binh và Xã hội vừa có thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện đề án “Hỗ trợ các
huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động giai đoạn 2009-2020”.
- Duy trì sự cân đối của cán cân ngoại thương, cán cân thanh toán quốc tế và bình
ổn tỷ giá hối đoái. Khi gia nhập WTO chúng ta nhà nước đã giúp đỡ cho các doanh
nghiệp bằng các bảo hộ mậu dịch thương mại, hàng rào thuế quan… đề cho những doanh
nghiệp nhỏ lẻ của chúng ta có thể có điều kiện tạo lập vững mạnh hơn. Như nghành ô tô.
Khi ngành ô tô trong nước của chúng ta mới chỉ dừng lại ở lắp ráp. Nhà nước đã tìm các
để cho nền công nghiệp ô tô của chúng ta có thể đương đầu với ô tô ngoại nhập. Thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu… đã làm cho nền công nghiệp ô tô có thể vươn vai để
phát triển. Nhưng nền công nghiệp ô tô trong nước vẫn lẹt đẹt, có trách thì trách chính họ
khi đã quá dựa dẫm vào cơ hội mà nhà nước dành cho. Không thể phát huy được ưu thế
của mình, làm cho nền công nghiệp ô tô chưa thể phát triển với những gì mà chúng ta
mong muốn chờ đợi. Chuyển qua 1 ví dụ về trợ giá giá xăng dầu. Nhà nước trợ giá cho
xăng dầu và sau đó là bù lỗ. Nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó. Ngân sách nhà nước
không phải là 1 cái kho vàng không đáy, sức chịu đựng thì cũng có hạn. Nhà nước không
thể bù lỗ được mãi. Phải đưa cho họ cần câu chứ không phải là con cá. Nhà nước đã để
cho họ tự định giá xăng dầu trong hạn mức cho phép theo giá của thế giới, để tránh
những cơn sốc giá gây nên những biến động xấu cho nền kinh tế.
- Phát triển văn hoá, xã hội; điều tiết thu nhập của các chủ thể trong xã hội để hiện
mục tiêu công bằng. Kinh tế càng tăng trưởng chênh lệch thu nhập giữa các vùng miền,
vùng dân cư càng gia tăng. Để thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt khoảng cách giữa
người giàu và người nghèo chính phủ sử dụng những chính sách tài chính công thông qua
công cụ thuế và chi tài chính công. Thuế trực thu mà cụ thể là thuế thu nhập cá nhân lũy
tiến từng phần có vai trò điều tiết mạnh thu nhập của những người có thu nhập cao và
điều tiết ở mức hợp lý đối với các cá nhân có thu nhập trung bình hoặc thấp. Bên cạnh đó

thuế gián thu như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng thuế xuất nhập khẩu có vai
trò điều tiết thu nhập thực tế có khả năng thanh toán của dân cư bằng việc đánh thuế cao
với hàng hóa dịch vụ cao cấp, đánh thuế thấp với các mặt hàng dịch vụ thiết yếu đảm bảo
đời sống dân cư.

×