Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

VAI TRÒ TÀI CHÍNH CÔNG CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.25 KB, 36 trang )

Nhóm 4
BÀI TẬP NHÓM TÀI CHÍNH HỌC
ĐỀ TÀI:
VAI TRÒ TÀI CHÍNH CÔNG CỦA VIỆT NAM
TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2010
DANH SÁCH NHÓM
1. Nguyễn Hồng Nhung
2. Nguyễn Thị Linh
3. Bùi Ánh Tuyết
4. Phùng Thị Thủy
5. Nguyễn Thị Thu Trang
6. Phan Thị Trang
7.Nguyễn Thị Thoa
8.Lương Ngọc Tuấn
9.Nguyễn Bảo Trung
MỤC LỤC
1
Nhóm 4
I. Khái quát về vai trò của tài chính công.
1. Tài chính công là gì?
Xét về hình thức, tài chính công là các hoạt động thu, chi tiền tệ của nhà nước
gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tài chính công nhằm đáp ứng các
nhu cầu thực hiện chức năng của nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công
cho xã hội.
Về thực chất, tài chính công phản ánh các quan hệ kinh tế trong phân phối
nguồn tài chính quốc gia phát sinh giữa các cơ quan công quyền của nhà nước
với các chủ thể khác trong nền kinh tế nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội không vì mục
tiêu lợi nhuận.
2. Đặc điểm của tài chính công.
+ Gắn liền với sở hữu nhà nước, quyền lực chính trị của nhà nước. Nhà nước


là chủ thể duy nhất quyết định đến quá trình tạo lập và sử dụng quỹ công đặc biệt
là quỹ ngân sách nhà nước. Các quyết định của nhà nước được thể chế bằng luật
do cơ quan quyền lực cao nhất (Quốc hội phê chuẩn). Việc tạo lập và sử dụng
2
Nhóm 4
quỹ công phụ thuộc vào quan điểm của nhà nước và các mục tiêu kinh tế - xã hội
quốc gia đặt ra trong từng thời kì.
+ Chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng. Về thực chất, tài chính công
phản ánh quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác trong nền kinh tế
trong việc phân phối nguồn tài chính quốc gia nên hoạt động tài chính công phản
ánh các quan hệ lợi ích giũa nhà nước với các chủ thể khác trong nền kinh tế,
trong đó lợi ích tổng thể (lợi ích quốc gia) được đặt lên hàng đầu và chi phối đến
các quan hệ lợi ích khác.
+ Hiệu quả của hoạt động thu, chi tài chính công không lượng hóa được. Hoạt
động thu, chi tài chính công chủ yếu mang tính chất không hoàn lại trực tiếp nên
không thể đánh giá hiệu quả một cách cụ thể, chính xác. Tuy nhiên hiệu quả của
tài chính công có thể xác định một cách tương đối thông qua các chỉ tiêu kinh tế
- xã hội như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, hộ nghèo, tỉ lệ thất
học…
+ Phạm vi hoạt động rộng: Tài chính công gắn liền với việc thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh
tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao…Hoạt động
thu, chi tài chính công có tác động đến thu nhập của hầu hết các chủ thể trong
nền kinh tế kể cả chủ thể đầu tư hay tiêu dùng. Tuy nhiên, phạm vu và mức độ
tác động tùy thuộc vào chính sách tài chính công, bối cảnh kinh tế - xã hội quốc
gia trong từng thời kì và tùy thuộc vào từng chủ thể.
3. Vai trò của tài chính công.
3.1.Đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Tài chính công là công cụ đắc lực trong tay nhà nước để có thể huy động
các nguồn lực của quốc gia, và từ những nguồn lực huy động được sử dụng

cho các hoạt động của bộ máy nhà nước thực hiện các chức năng của mình.
Có thể nói rằng đây là vai trò lịch sử của tài chính công xuất phát từ nội tại của
3
Nhóm 4
phạm trù tài chính. Một nhà nước ra đời, để có thể tồn tại duy trì hoạt động và
thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình phải có nguồn lực tài chính để chi tiêu,
thực thi các kế hoạch hành động. Đặc biệt trong thời đại kinh tế xã hội phát triển,
vai trò của nhà nước ngày càng trở nên quan trọng thì hoạt động của nhà nước
càng thêm phong phú, đa dạng, nhu cầu chi tiêu của chính phủ do đó mà không
ngừng tăng lên cả về quy mô và phạm vi. Nguồn để phục vụ cho các hoạt động
chi tiêu đó ở đâu? Chính là từ thu nhập công. Nhà nước tập trung các nguồn lực
tài chính vào ngân sách nhà nước là chủ yếu, ngoài ra còn tập trung vào các quỹ
tài chính khác của nhà nước. Sau đó thực hiện chức năng phân phối và sử dụng
nhằm duy trì một cách hiệu quả hoạt động của mình và thực hiện các chức năng
kinh tế xã hội. Tài chính công là công cụ tài chính mà nhà nước sử dụng để thực
hiện huy động, tập trung các nguồn lực tài chính quốc gia (thu nhập công) nhằm
duy trì hoạt động của mình trên các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an
ninh, quốc phòng…
Vai trò này được thể hiện cụ thể qua các ý đó tài chính công huy động nguồn
lực tài chính cho hoạt động của nhà nước, nhà nước sử dụng nguồn lực đó trong
hoạt động như thế nào?, việc huy động và phân phối nguồn tài chính đó hợp lý
hay chưa?
Tài chính công là công cụ đắc lực để khai thác, động viên và tập trung
các nguồn lực tài chính, đáp ứng đầy đủ kịp thời cho nhu cầu chi tiêu mà
nhà nước đã dự tính và phát sinh. Bất cứ nhà nước nào cũng sử dụng tài chính
công trong mọi mô hình tài chính công để phục vụ cho công việc quản lý và điều
hành nền kinh tế - xã hội. Tài chính công được sử dụng để huy động một phần
nguồn tài chính của quốc gia thông qua đóng góp bắt buộc hoặc tự nguyện của
các chủ thể trong nền kinh tế tạo lập quỹ tài chính công. Các nguồn lực tài chính
này được nhà nước huy động từ trong nội bộ nền kinh tế quốc dân và từ nước

ngoài, từ mọi hoạt động và mọi thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức huy
4
Nhóm 4
động khác nhau (thuế, phí, lệ phí bắt buộc, công trái..) trong đó thuế là công cụ
chủ yếu nhất. Những khoản huy động này có thể mang tính bắt buộc hoặc tự
nguyện hoàn trả hoặc không hoàn trả, tuy nhiên tính không hoàn trả và bắt buộc
là chủ yếu.
Tài chính công phân phối các nguồn lực tài chính đã được huy động và tập
trung hình thành quỹ công cho các nhu cầu chi tiêu của nhà nước theo những
quan hệ tỷ lệ hợp lý. Phân phối sản phẩm quốc dân theo hướng tích lũy để ổn
định và phát triển kinh tế đồng thời cung cấp các nguồn vốn để thỏa mãn các yêu
cầu về hàng hóa và dịch vụ công cộng mà tài chính của khu vực tư nhân không
thể thực hiện được đỗ một số đặc điểm đặc biệt của hàng hóa công. Ngoài ra
phân phối của tài chính công còn đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy nhà
nước và đảm bảo an ninh quốc phòng. Như vậy các quỹ tài chính công vừa đảm
bảo duy trì, tăng cường sức mạnh của bộ máy nhà nước, vừa đảm bảo thúc đầy
phát triển kinh tế, thực hiện chức năng xã hội của nhà nước đối với các lĩnh vực,
các đối tượng trong nển kinh tế.
Tài chính công là công cụ để kiểm tra giám sát để bảo đảm cho các
nguồn tài chính đã được huy động một cách hợp lý hay chưa, việc phân phối
và sử dụng đã tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất không? Từ đó nhà nước sẽ
có những biện pháp điều chỉnh, quỹ tài chính của nhà nước luôn được huy động
nhanh nhất, chính xác hợp lý nhất, đảm bảo nguồn lực cho việc duy trì tồn tại và
hoạt động có hiệu quả của bộ máy nhà nước.
3.2.Điều tiết vĩ mô các hoạt động kinh tế - xã hội
a) Kinh tế.
Tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đầy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế , đảm bảo kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững. Với chức năng
phân bổ nguồn lực tài chính thông qua quá trình tạo lập và sử dụng quỹ công, tài
chính công tác động đến việc phân bổ và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng

5
Nhóm 4
các nguồn tài chính trong toàn bộ nền kinh tế. Công cụ thuế với các mức thuế
suất và ưu đãi khác nhau đối với từng loại sản phẩm ngành nghề vùng lãnh thổ…
Tài chính công có vai trò định hướng đầu tư, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế, kích
thích hoặc hạn chế phát triển sản xuất kinh doanh theo từng loại sản phẩm. Với
việc phân bổ nguồn tài chính cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư vào các
ngành nghề then chốt các công trình mũi nhọn hỗ trợ tài chính cho các thành
phần kinh tế trong các trường hợp cần thiết như trợ giá trợ cấp… tài chính công
góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh hình thành
và hoàn thiện cơ cấu sản xuất cơ cấu kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Cùng với việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng tài chính công còn có vai trò quan
trọng trong việc bình ổn kinh tế vĩ mô như: đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế
hợp lý, duy trì việc sử dụng lao động ở tỷ lệ cao, hạn chế sự tăng giá đột ngột
đồng loạt và kéo dài… Vai trò này được thực hiện thông qua các biện pháp như
tạo lập và sử dụng quỹ dự trữ quốc gia, quỹ hỗ trợ việc làm điều chỉnh thuế điều
chỉnh chi tiêu chính phủ, phát hành trái phiếu…
Tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định nền kinh tế vĩ
mô:
Sự ổn định của một nền kinh tế được đánh giá từ nhiều chỉ tiêu như: Đảm
bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý và bền vững, duy trì lao động ở
tỷ lệ cao, thực hiện cân đối cán cân thanh toán quốc tế, bình ổn thị trường và
kiểm soát lạm phát. Để có thể đảm bảo được các yếu tố trên nhà nước cần thực
hiện đồng bộ nhiều biện pháp trong đó biện pháp về tài chính là thực hiện các
công cụ là tài chính công cụ thể: tạo lập các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà
nước và sử dụng nó một các linh hoạt nhằm ứng phó với những biến động của
nền kinh tế, Quỹ dự trữ nhà nước, quỹ bình ổn giá là công cụ điều tiết thị trường,
bình ổn giá cả. Quỹ dự trữ xuất nhập khẩu, quỹ dự trữ ngoại tệ là công cụ nhằm
6
Nhóm 4

góp phần duy trì sự cân đối của cán cân thanh toán quốc tế, bình ổn tỷ giá hối
đoái.
Song song với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính công, các biện pháp
tài chính khác như: Cắt giảm chi tiêu ngân sách, điều tiết tiêu dùng và đầu tư qua
thuế, sử dụng công cụ tín dụng nhà nước và lãi suất… được sử dụng một cách
đồng bộ để kiểm soát một cách chặt chẽ lạm phát, ổn định nề kinh tế vĩ mô.
b) Xã hội.
Tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội
và giải quyết các vấn đề xã hội. Vai trò này được thể hiện thông qua việc sử
dụng các công cụ thu, chi của tài chính công để điều chỉnh thu nhập giữa các
tầng lớp nhân dân, giảm bớt những bất hợp lý trong phân phối thu nhập, đảm bảo
công bằng và giải quyết các vấn đề xã hội, đáp ứng được những vấn đề xã hội
của nền kinh tế vĩ mô.
Một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của nền kinh tế xã
hội đó là mức sống của dân cư, mặt bằng về văn hoá, phúc lợi xã hội. Nhu cầu về
các hàng hoá dịch vụ công với chất lượng cao như: giáo dục, y tế, văn hoá và các
dịch vụ xã hội khác ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của kinh tế, văn
minh của xã hội đòi hỏi nhà nước phải tăng cường đầu tư công. Hằng năm, phân
bổ nguồn lực tài chính công để thực hiện các biện pháp trong sự nghiệp giáo dục
đào tạo (phổ cập giáo dục), sự nghiệp y tế (chương trình y tế cộng đồng), sự
nghiệp văn hoá, xã hội được thực hiện thông qua các khoản chi tiêu công. Ngoài
ra nhà nước còn có những khoản chi tiêu công liên quan đến phúc lợi, an sinh xã
hội… nhằm nâng cao mức sống của nhân dân.
Kinh tế phát triển tăng trưởng kéo theo sự chênh lệch thu nhập giữa các vùng
miền, vùng dân cư càng gia tăng. Để thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt
khoảng cách giữa người giàu và người nghèo chính phủ sử dụng những chính
sách tài chính công thông qua công cụ thuế và chi tài chính công. Thuế trực thu
7
Nhóm 4
mà cụ thể là thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần có vai trò điều tiết mạnh

thu nhập của những người có thu nhập cao và điều tiết ở mức hợp lý đối với các
cá nhân có thu nhập trung bình hoặc thấp. Bên cạnh đó thuế gián thu như thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng thuế xuất nhập khẩu có vai trò điều tiết thu
nhập thực tế có khả năng thanh toán của dân cư bằng việc đánh thuế cao với
hàng hóa dịch vụ cao cấp, đánh thuế thấp với các mặt hàng dịch vụ thiết yếu đảm
bảo đời sống dân cư. Với các chính sách trợ cấp trợ giá chi các chương trình mục
tiêu sẽ làm giảm bớt khó khăn của người nghèo những người thuộc diện chính
sách đối tượng khó khăn… thường phát huy tác dụng cao vì đối tượng xác được
hưởng rất dễ xách định. Tuy nhiên điều tiết thu nhập của dân cư cần chú ý duy
trì mức độ chênh lệch vừa phải để tạo điều kiện cho các cá nhân có thu nhập
chính đáng được hưởng thu nhập của mình, không cao bằng thu nhập thông qua
phân phối tài chính.
Như vậy, về mặt xã hội, tài chính công là một công cụ quan trọng được nhà
nước sử dụng để khắc phục những khuyết tật vốn có của nền kinh tế thị trường,
hướng tới việc xây dựng một xã hội tiến bộ phát triển, văn minh và lành mạnh.
II. Vai trò của tài chính công ở Việt Nam từ năm 2008 – 2010
1. Đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước
- Tài chính công được sử dụng để huy động một phần nguồn tài chính quốc
gia thông qua đóng góp bắt buộc hoặc tự nguyện của các chủ thể trong nền kinh
tế, tạo lập quỹ tài chính công.
- Bất cứ nhà nước nào cũng sử dụng tài chính công trong mọi mô hình tài
chính công để phục vụ cho công việc quản lý và điều hành nền kinh tế - xã hội.
Tài chính công được sử dụng để huy động một phần nguồn tài chính của quốc
gia thông qua đống góp bắt buộc hoặc tự nguyện của cách chủ thể trong nền kinh
tế tạo lập quỹ tài chính công. Tài chính công phân phối sử dụng nguồn tài chính
huy động từ các quỹ công để phục vụ đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của nhà
8
Nhóm 4
nước. Phân phối sản phẩm quốc dân theo hướng tích lũy để ổn định và phát triển
kinh tế đồng thời cung cấp các nguồn vốn để thỏa mãn các yêu cầu về hàng hóa

và dịch vụ công cộng mà tài chính của khu vực tư nhân không thể thực hiện
được do một số đặc điểm đặc biệt của hàng hóa công. Ngoài ra phân phối của tài
chính công còn đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước và đảm bảo an
ninh quốc phòng.
- Các con số về mức thu nhập không phản ánh được một thực tế là những
người có thu nhập cao phải trả thuế cao hơn những người có thu nhập thấp, hoặc
rất nhiều các gia đình có thu nhập thấp được hưởng lợi từ các chương trình hỗ
trợ của chính phủ như vùng 135… Việc điều chỉnh sự chênh lệch này sẽ tăng
phần được hưởng trong tổng thu nhập quốc gia cho các gia đình nghèo nhất và
giảm phần hưởng trong tổng thu nhập của các gia đình có thu nhập cao nhất
xuống. Nhưng đây vẫn là một mức chênh lệch rất lớn về thu nhập và nhiều người
vẫn thắc mắc vì sao lại có điều này.
- Còn một số lý do để giải thích sự chênh lệch về thu nhập này của các gia
đình ngoài sự khác biệt về lương và tiền công cơ bản như đã nói ở trên và giải
thích vì sao có sự thay đổi lên xuống theo thời gian trong thu nhập của các gia
đình khác nhau. Ví dụ, các công nhân vừa mới gia nhập thị trường lao động
(điển hình là những công nhân trẻ ít kinh nghiệm làm việc) và các công nhân già
hơn đã nghỉ hưu hoặc chỉ nhận các công việc bán thời gian thường là đại diện
thường xuyên của nhóm các gia đình có thu nhập thấp nhất, và điều này không
gây nhiều ngạc nhiên. Hầu hết các công nhân - và đặc biệt là những người có học
vấn và được đào tạo cao hơn - có thu nhập tăng hàng năm theo nghề nghiệp của
họ. Những công nhân khác đôi khi bị giảm lương hoặc tiền công tạm thời khi họ
tạm nghỉ việc ngắn hạn, bị ốm đau hoặc là thương tích hay các lý do khác.
- Vì tất cả những lý do này, và mặc dù có sự ổn định cơ bản trong việc phân
phối thu nhập nói chung, vẫn tồn tại một cơ hội lớn trong việc huy động vốn
9
Nhóm 4
trong nền kinh tế thị trường. Điều này có nghĩa là chúng ta luôn nhìn thấy các gia
đình tăng hoặc giảm các khoản thu nhập trên của họ qua từng năm. Kinh tế càng
tăng trưởng, chênh lệch thu nhập giữa các dân cư, các vùng miền ngày càng gia

tăng. Vậy vấn đề đặt ra là Chính Phủ sử dụng tài chính công thông qua những
hình thức nào để thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt khoảng cách giữa người
giàu và người nghèo.
- Quốc phòng là một ví dụ về vai trò không thể loại bỏ được của chính phủ -
tài chính công. Tại sao? Bởi vì việc phòng thủ cho một quốc gia là một dạng
hàng hóa hoàn toàn khác biệt so với cam, máy vi tính hay nhà ở: con người
không thể thanh toán cho từng đơn vị hàng hóa mà họ sử dụng mà phải mua một
tổng thể cho toàn bộ quốc gia. Cung cấp dịch vụ quốc phòng cho một cá nhân
không có nghĩa là những người khác ít được bảo vệ hơn, bởi vì trên thực tế tất cả
mọi người đều tiêu thụ các dịch vụ quốc phòng này cùng nhau. Trên thực tế thì
dịch vụ quốc phòng được cung cấp cho tất cả dân chúng trong một quốc gia kể
cả những người không muốn dịch vụ này, bởi vì không có một cách làm hiệu quả
nào khác. Chỉ có các quốc gia chứ không phải là các làng xã hay các cá nhân có
thể có đủ nguồn lực để sản xuất máy bay chiến đấu phản lực.
- Loại hình hàng hóa này gọi là hàng hóa công cộng, bởi vì không một doanh
nghiệp tư nhân nào có thể bán dịch vụ quốc phòng cho các công dân của một
quốc gia mà vẫn duy trì được hoạt động kinh doanh. Nó chỉ đơn giản là không
thể bán dịch vụ quốc phòng cho những người cần và không bảo vệ những người
từ chối thanh toán dịch vụ đó. Và nếu những người này vẫn được bảo vệ mà
không phải trả tiền thì tại sao họ phải chọn cách thanh toán? Điều này được coi
là vấn đề "kẻ ăn không", và đó là lý do chính giải thích vì sao chính phủ phải
điều hành quốc phòng và dùng thuế để chi cho quốc phòng.
- Không có nhiều hàng hóa công cộng thực sự - những hàng hóa nhiều người
có thể cùng sử dụng và là đối tượng của vấn đề kẻ ăn không - do đó hầu hết các
10
Nhóm 4
hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế thị trường đều có thể được các công ty tư
nhân sản xuất và bán trong các thị trường tư nhân. Các ví dụ khác về hàng hóa
công cộng có thể kể đến là chương trình kiểm soát lũ lụt và sâu bọ, và thậm chí
cả băng tần sóng phát thanh và truyền hình được phát sóng rộng rãi trong không

trung. Mỗi hàng hóa này đều có thể được nhiều người tiêu dùng sử dụng cùng
lúc, và cũng là đối tượng để những kẻ ăn không hưởng thụ, ít nhất ở một mức độ
nào đó. Tuy nhiên, với sóng phát thanh và truyền hình, các chương trình có thể
được các cá nhân sản xuất và thu lợi bằng cách bán thời gian phát sóng cho
quảng cáo. Hoặc trong một vài trường hợp khác, các tín hiệu phát sóng hiện đã
được đổi tần số điện tử để các công ty tư nhân có thể kiếm tiền bằng cách cho
thuê các thiết bị giải mã cho những người muốn xem các chương trình này.
- Tài chính công còn được sử dụng để kiểm tra giám sát các hoạt động kinh tế
xã hội từ đó nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành của nhà nước. Từ các hoạt
động này tài chính công đã tạo ra nguồn tài chính một cách kịp thời để đáp ứng
nhu cầu chi tiêu thường xuyên của nhà nước giúp cho bộ máy nhà nước được
vận hành hiệu quả.
2. Điều tiết vĩ mô các hoạt động kinh tế - xã hội.
a) Kinh tế.
- Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững.
Trong giai đoạn 2008 – 2010, tài chính công đã phát huy vai trò quan trọng
trong việc thực hiện công bằng xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội.
Công cụ thuế suất với các mức thuế khác nhau đối với từng loại sản phẩm,
ngành nghề, vùng lãnh thổ, tài chính công có vai trò định hướng đầu tư, điều
chỉnh cơ cấu của nền kinh tế, kích thích hoặc hạn chế phát triển sản xuất kinh
doanh theo từng loại sản phẩm.
Thực hiện chiến lược, hệ thống chính sách thuế được sửa đổi, bổ sung đã góp
phần đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng khá, bình quân 7% năm. Quy mô thu
11
Nhóm 4
ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn 2006 - 2010 tăng gấp 2 lần so với giai
đoạn 2001 - 2005.
Tỷ lệ động viên thu ngân NSNN bình quân đạt 23% GDP (không bao gồm
yếu tố tăng giá, do giá dầu thô ở mức cao và thu từ đất đai) so với mục tiêu Nghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ X đặt ra là 21 - 22% GDP, trong đó động viên từ

thuế và phí vào ngân sách nhà nước bình quân đạt 22% GDP so với mục tiêu
Chiến lược cải cách hệ thống đến năm 2010 đặt ra là 20 - 21% GDP. Tốc độ tăng
thu từ thuế, phí và lệ phí vào NSNN bình quân hàng năm đạt 19,6%. Cơ cấu thu
NSNN được cải thiện theo chiều hướng tích cực đảm bảo tính ổn định, bền vững,
nguồn thu từ sản xuất kinh doanh trong nước tăng dần qua các năm và ngày càng
chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSNN, năm 2006 tỷ trọng thu nội địa (không
kể thu từ dầu thô) trong tổng thu NSNN là 52% thì đến năm 2010 đã tăng lên
63,4%. Có thể thấy rằng, sau 5 năm thực hiện, hệ thống chính sách thuế đã được
xây dựng đổng bộ có cơ cấu hợp lý bao quát hầu hết các nguồn thu, thực sự trở
thành công cụ quan trọng của Đảng và Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo
hướng khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay là 25%.
Thuế tiêu thụ đặc biệt với các mức thuế khác nhau tùy thuộc vào từng loại
hàng hóa.
BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
STT Hàng hoá, dịch vụ Thuế suất (%)
I Hàng hoá
1 Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá 65
2 Rượu
a) Rượu từ 20 độ trở lên:
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 45
12
Nhóm 4
STT Hàng hoá, dịch vụ Thuế suất (%)
năm 2012
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 50
b) Rượu dưới 20 độ 25
3
Bia

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12
năm 2012
45
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 50
4
Xe ô tô dưới 24 chỗ
a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định
tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này”:
Loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm
3
trở xuống 45
Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm
3
đến 3.000 cm
3
50
Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm
3
60
b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy
định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này
30
c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy
định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này
15
d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định
tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này
15
đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng
lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá

70% số năng lượng sử dụng.
Bằng 70% mức
thuế suất áp
dụng cho xe
cùng loại quy
định tại điểm
4a, 4b, 4c và 4d
Điều này
e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học Bằng 50% mức
thuế suất áp
dụng cho xe
cùng loại quy
định tại điểm
4a, 4b, 4c và
4d Điều này
13
Nhóm 4
STT Hàng hoá, dịch vụ Thuế suất (%)
g) Xe ô tô chạy bằng điện
Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống 25
Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 15
Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 10
Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng 10
5
Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh
trên 125cm
3
20
6 Tàu bay 30
7 Du thuyền 30

8
Xăng các loại, nap-ta, chế phẩm tái hợp và các chế phẩm
khác để pha chế xăng
10
9 Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống 10
10 Bài lá 40
11 Vàng mã, hàng mã 70
II Dịch vụ
1 Kinh doanh vũ trường 40
2 Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê 30
3 Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng 30
4 Kinh doanh đặt cược 30
5 Kinh doanh gôn 20
6 Kinh doanh xổ số 15
+ Thúc đầy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo kinh tế tăng trưởng ổn định
và bền vững
Định hướng đầu tư điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế kích thích hoặc hạn chế
phát triển sản xuất: tình hình phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân
sách Nhà nước, giai đoạn 2007 – 2010: Cụ thể, từ mức 51,7% năm 2007, mức
chi đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực kinh tế so với tổng chi đầu tư
14

×