Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

Chủ đề " PHÂN TÍCH SỰ THÍCH NGHI DINH DƯỠNG CỦA CÁ " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.24 KB, 18 trang )

BÀI BÁO CÁO CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN
PHÂN TÍCH SỰ THÍCH NGHI
PHÂN TÍCH SỰ THÍCH NGHI
DINH DƯỠNG CỦA CÁ
DINH DƯỠNG CỦA CÁ
Chủ đề:
Bộ môn: Ngư loại học
Giảng viên: Mai Như Thủy
Lớp: 52NT
Nhóm báo cáo: Nhóm 4
MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG CỦA CÁ

Nguồn thức ăn của cá trong các thủy vực rất đa dạng và
phong phú (từ muối khoáng, chất hữu cơ hòa tan, đến các cơ
thể sinh vật).

Thành phần thức ăn trong các thủy vực phân hóa theo tầng.
MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG CỦA CÁ

Thành phần thức ăn trong thủy vực biến đổi theo những
khoảng thời gian khác nhau (ngày đêm, mùa,…).

Sự biến động của cơ sở thức ăn phụ thuộc vào thủy vực cũng
như các vùng địa lý khác nhau.
MỤC ĐÍCH CỦA SỰ THÍCH NGHI

Giúp cá tích lũy đầy đủ lượng vật chất và năng lượng trong cơ
thể, đảm bảo cho cá thực hiện được các chức năng sinh học
khác: sự tăng trưởng, phát dục, tái sản xuất những thế hệ mới.
Cá hồi vượt thác trong mùa sinh sản
CÁC DẠNG DINH DƯỠNG CỦA CÁ


Cá là sinh vật dị dưỡng, sống dựa vào các sinh vật khác. Dựa vào
cách khai thác thức ăn mà ta phân thành các nhóm dinh dưỡng
sau:
CÁC HÌNH THÁI DINH DƯỠNG CỦA CÁ

Sự thích nghi hình thành dần cùng với quá trình hình thành loài và
hình thành cơ sở thức ăn mang đặc điểm riêng của loài và đặc điểm
chung của những loài cùng sử dụng một loại thức ăn.

Cá có thể được chia thành các nhóm sinh thái dinh dưỡng như sau:

Cá ăn thực vật.

Cá ăn động vật.

Cá ăn tạp.

Cá ăn mùn bã.
I. CÁ ĂN THỰC VẬT

Cá ăn Thực vật gồm nhiều loài, và có thể được chia thành
những nhóm sau:

Cá ăn thực vật nổi.

Cá ăn thực vật thủy sinh thượng đẳng.

Cá ăn thực vật bám trên đá.
I.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG


Thường phân bố trong các thủy vực thuộc vĩ độ thấp, gần về
xích đạo (vùng nhiệt đới) vì:
 Đây là vùng có điều kiện thích hợp cho nhiều loại thực vật
sinh trưởng. Do đó lượng thức ăn cho cá cũng phong phú và
đa dạng hơn.

Miệng vừa và nhỏ. Răng có cấu tạo phù hợp với đời sống ăn
thực vật.

Giúp cá có thể cắt nát thức ăn giúp cho việc tiêu hóa thực
hiện tốt hơn (vì trong thực vật có nhiều chất xơ  Khó tiêu
hóa).
Ví dụ: Cá trắm cỏ có răng dạng chấu liềm. Cá ăn rêu bám đá
miệng dưới có nhiều sụn sắc.
I.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Không có dạ dày – manh tràng. Vì thức ăn đã được cắt nát
bằng răng; đồng thời, dạ dày cũng không làm cho loại thức ăn
này nhỏ thêm nữa (do chất xơ chiếm hàm lượng lớn).

Có ống ruột rất dài so với chiều dài cơ thể  Tăng sự tiếp
xúc của thức ăn với men tiêu hóa  Giúp cá dễ hấp thụ nhiều
chất dinh dưỡng hơn vì dạng thức ăn này có hàm lượng dinh
dưỡng khá thấp.

Tuyến tiêu hóa chứa nhiều các men tiêu hóa thích hợp cho
việc tiêu hóa dạng thức ăn Thực vật: Amylaza, Maltaza,
Xelluloza.
I.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI RIÊNG


Những loại cá ăn thực vật phù du (Phytoplankton) có lược
mang phát triển dày và dài  Giúp cá dễ dàng lọc và giữ lại
các sinh vật nhỏ.
Cá mập voi
Cá đuối hai mồm
II. CÁ ĂN ĐỘNG VẬT

Cá ăn Động vật gồm nhiều nhóm khác nhau:

Cá ăn Động vật nổi.

Cá ăn Động vật đáy.

Cá dữ ăn cá.
Cá da báo mỏ vịt
II.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Hàm khỏe, răng hầu phát triển. Được trang bị những tấm sừng
hoặc răng sắc nhọn, có một hay nhiều hàng răng trên các hàm
có tác dụng giữ mồi và nghiền dập con mồi có vỏ cứng.

Dạ dày, manh tràng và ống ruột ngắn, ống ruột chứa nhiều
men phân giải các loại protein, các nhóm axit amin, lipid:
trypsin, dipeptidaza, aminopeptidaza,lipaza,

Lược mang ngắn, thưa nhưng sắc, nhọn.

Khả năng vận động nhanh, linh hoạt.

Mũi thính, nhiều tập tính độc đáo.

II.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI RIÊNG

Đối với những loài cá ăn động vật nổi hành não khá phát triển
và phân hóa rõ.

Đối với những loài cá ăn động vật đáy dùng cơ quan xúc giác
và cảm giác để tìm và bắt mồi  Râu phát triển, có sự biến
đổi tia vây thành cơ quan xúc giác.

Loài ăn động vật thân mềm răng có dạng đá cuội, sắc, có khả
năng rình mồi.
Ví dụ: Loài thuộc chi Lophius có thể thu
hút con mồi bằng cơ quan phát sáng của
mình.
II.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI RIÊNG

Đối với các loài cá dữ:

Dùng thị giác để tìm mồi  Não giữa phát triển.

Đường bên phát triển  Phối hợp hoạt động với mắt giúp
xác định rõ vị trí bắt mồi.

Miệng rộng, có khả năng co giãn lớn  Bắt và nuốt con
mồi dễ dàng.

Lược mang cứng, có hầu, thực quản dạ dày co giãn tốt 
Chứa được lượng thức ăn lớn.

Tiểu não phát triển, cấu tạo vây đuôi nhỏ, gọn  Tốc độ di

chuyển nhanh  Tăng khả năng rượt đuổi và bắt mồi.

Khứu giác rất phát triển  Nhận biết được con mồi ở
khoảng cách xa.
HÌNH ẢNH MỘT SỐ LOÀI CÁ DỮ
Cá mập
Cá Chiasmodon niger
Cá mập đầu búa
(phần đầu nhô ra có chứa cơ
quan khứu giác rất nhạy)
III. CÁ ĂN MÙN BÃ

Lược mang bị tiêu giảm, song vẫn còn dấu vết.

Răng kém phát triển.

Ruột dài gấp 3 – 7 lần cơ thể.
Cá dìa Cá dọn bể
IV. CÁ ĂN TẠP

Là dạng trung gian của cá ăn động vật và cá ăn thực vật, có
nhóm thiên về ăn động vật, lại có nhóm thiên về ăn thực vật.

Lược mang ngắn.

Răng hầu hình trụ tròn, mọc chen chúc.
Cá anh vũ Cá sỉnh nậm thia
Cá còn thay đổi tính ăn và thành phần thức ăn trong những giai
đoạn khác nhau để có thể phù hợp với nhu cầu về chất và năng
lượng:


Cá con ăn động vật phù du cho phù hợp với cỡ mồi và khả
năng bắt mồi, khi lớn lên thì chuyển sang thức ăn của loài.

Cá ăn động vật: khi kích thước cá càng lớn thì thành phần số
lượng thức ăn càng lớn.

Cá ăn thực vật: kích thước cá càng lớn dẫn đến lượng thức ăn
tăng nhưng thành phần thức ăn giảm.

Cá chuẩn bị cho tuổi thành thục sinh dục thì ăn thức ăn có
chất lượng cao hơn.

Cá già có nhu cầu năng lượng thấp, di chuyển chậm chạp,
thành phần thức ăn thay đổi cho phù hợp với cơ sở thức ăn
ngoài môi trường.
MỘT SỐ ĐẶC TÍNH THÍCH NGHI KHÁC

×