Giáo án môn sinh lớp 6 - Tiết 22: CẤU TẠO
TRONG CỦA PHIẾN LÁ
I.Mục tiêu:
Kiến thức:
- Học sinh nắm được những đặc điểm cấu tạo bên
trong phù hợp với chức năng quang hợp của lá
- Giải thích được tại sao lại có sự khác nhau về màu
sắc giữa hai mặt của phiến lá
Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát phân tích
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm việc cá nhân và làm
việc theo nhóm
Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thực vật,
không ngắt cành bẻ lá.
II.Phương tiện:
- Tranh phóng to hình 20.1, 20.2, 20.3, 20.4 trong
sách giáo khoa.
- Một vài chiếc lá có sự khác biệt rõ rệt về màu sắc
giữa 2 mặt của phiến lá.
III.Hoạt động dạy học:
1/Bài cũ:
- Qua tranh phóng to 1 chiếc lá -> HS trình bày các
bộ phận của lá? Cho biết đặc điểm nào của lá thích
nghi với chứa năng quan hợp?
- Quan sát hình một số loại lá -> Phân biệt các loại lá
đơn và lá kép? Các kiểu xếp lá trên thân và cành? Ý
nghĩa của các cách sắp xếp đó?
2/Bài mới
Mở bài: Như vậy, qua bài học trước chúng ta đã biết
được cấu tạo bên ngoài của lá cũng như những đặc
điểm bên ngoài nào của lá thích nghi với chức năng
quan hợp. Vậy cấu tạo bên trong của lá như thế nào?
Có điểm gì thích nghi với chức năng quan hợp hay
không? Chúng ta sẽ trả lời những câu hỏi này qua bài
học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
HĐ 1: Tìm hiểu cấu tạo của
biểu bì
- Giáo viên giới thiệu h
ình
phóng to “Sơ đồ cấu tạo trong
của 1 phiến lá” yêu cầu học
sinh quan sát . Trả lời câu hỏi:
Từ ngoài vào trong cấu tạo
trong của phiến lá gồm những
phần nào?
- Giáo viên ch
ốt lại chuyển ý:
vậy chúng ta sẽ tìm hiểu phần
đầu tiên: Biểu bì
I. Biểu bì:
Học sinh quan sát tranh, trả
lời:
gồm 3 phần : Biểu bì, th
ịt lá,
gân lá.
- Học sinh quan sát
tranh,
- Giáo viên ti
ếp tục giới thiệu
tranh phóng to hình 20.4 và
hình 20.2. Yêu cầu học sinh
quan sát tranh + nghiên cứu
thông tin, trả lời các câu hỏi:
+ Lớp tế bào biểu bì có đặc
điểm gì? Đặc điểm này có ý
nghĩa gì?
+ Quan sát hình biểu bì mặt
trên và biểu bì mặt dưới
thấy có điểm gì khác nhau?
- Ti
ếp tục cho học sinh quan
sát hình 20.3, yêu cầu học
sinh quan sát và thảo luận để
trả lời các câu hỏi:
+ Hãy mô tả hình dạng của
tế bào khí khổng?
thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
của giáo viên.
Gồm 1 lớp tế bào trong
suốt xếp sát nhau phía ngoài
có vách dày
Trên biểu bì có nhiều lỗ
khí
Các l
ỗ khí tập trung ở mặt
dưới lá nhiều hơn
Quan sát tranh vẽ 20.3/sgk, trả
lời câu hỏi:
+ Tế bào khí khổng có chức
năng gì? Hoạt động như thế
nào?
Khi trời nóng, cơ thể của
chúng ta có hiện tượng gì?
Giáo viên mở rộng thêm về cơ
chế hoạt động của khí khổng.
Ghi tiểu kết
- Hình hạt đậu
- Tế bào khí khổng là nơi
trao đổi khí và thoát hơi
nước. Hoạt động đóng và
mở lỗ khí
- Rút ra k
ết luận về đặc điểm
cấu tạo của biểu bì.
Tiểu kết:
Biểu bì gồm một lớp tế bào trong suốt, vách phía
ngoài dày có chức năng bảo vệ lá. Trên biểu bì
(nhất là biểu bì mặt dưới) có nhiều lổ khí giúp lá
trao đổi khí và thoát hơi nước.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
HĐ 2: Tìm hiểu cấu tạo của
thịt lá
- Giáo viên cho h
ọc sinh quan
sát hình 20.4, 15.1, 10.1 trả lời
câu hỏi:
- Tế bào thịt lá có điểm g
ì
khác so với tế bào thịt vỏ ở
rễ và ở thân non?
- Yêu cầu học sinh nghi
ên
cứu thông tin trong sách giáo
khoa -> Lục lạp có chức năng
gì?
- Giáo viên tiếp tục cho học
sinh quan sát hình 20.4 - >
Thảo luận nhóm trả lời các
câu hỏi:
II. Thịt lá.
Quan sát tranh trả lời câu hỏi
Chứa nhiều lục lạp
- Nghiên cứu thông tin trong
sách giáo khoa: Lục lạp có
chức năng quang hợp
- Quan sát tranh, tiến hành
thảo luận nhóm trả lời các câu
hỏi của giáo viên.
Giống nhau:
Đều có chứa lục lạp
Khác nhau:
+ Lớp TB thịt lá trên và lớp
tế bào thịt lá dưới giống và
khác nhau ở điểm nào?
+ Những điểm khác nhau đó
có ý nghĩa gì?
- Giáo viên chốt lại các ý
chính :
+ Giống: đều có tế bào lục
lạp.
+ Khác: hình dạng và cách
sắp xếp.
Các tế bào thịt lá ở mặt
dưới chứa nhiều lục lạp và
xếp thưa hơn so với mặt trên
Ý nghĩa: thực hiện tốt chức
năng trao đổi khí, thoát hơi
nước và quang hợp
- Một số nhóm trình bày kết
quả thảo luận, các nhóm khác
bổ sung
- Rút ra k
ết luận về đặc điểm
cấu tạo của thịt lá.
Tiểu kết:
Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm nhiều lớp
có những đặc điểm khác nhau phù hợp với chức
năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đồi khí để
chế tạo chất hữu cơ nuôi cây.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
HĐ 3: Tìm hiểu cấu tạo gân
lá
- Giáo viên cho học sinh tiếp
tục quan sát hình 20.4. Nêu
câu hỏi:
- Cho biết gân lá có chức
năng gì?
III. Gân lá:
Quan sát tranh trả lời câu hỏi
Vận chuyển các chất(
nước, muối khoáng và chất
hữu cơ)
- Rút ra k
ết luận về đặc điểm
cấu tạo của gân lá.
Tiểu kết:
Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá bao gôm mạch gỗ
và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất
IV.Đánh giá kiểm tra:
- Thực vật sống ở những nơi nào trên trái đất? Em có
nhận xét gì về nơi sống của thực vật?
- Đặc điểm chung của thực vật là gì? Cho ví dụ về
một số loại thực vật có ích?
V.Hoạt động nối tiếp:
Làm hoàn tất các bài tập trong sách bài tập.
Học bài.
Chuẩn bị tranh cây hoa hồng, hoa cải, mẫu vật: cây
dương xỉ, cây cỏ.