Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Quản lý nợ công ở việt nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.55 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
BỘ MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Đề tài tiểu luận
QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM-
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
GVHD: ThS. NGUYỄN ANH TUẤN
SVTH: Nguyễn Ngọc Nam
Phan Minh Vương
Lê Thị Mỹ Trinh
Phạm Thị Ngọc An
Trần Hoàng Thủy Tú
Phan Trọng Nhân
Trần Quốc Bảo
( Lớp TCDN 7 K33)
TP Hồ Chí Minh 12 / 2009
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
I.Cở sở lý luận 2
I.1.Nợ công 2
1.1 Nợ Chính phủ 2
1.2 Nợ được Chính phủ bảo lãnh 2
1.3 Nợ chính quyền địa phương 2
2.Quản lý nợ công 2
3.Ý nghĩa việc quản lý nợ công 3
3.1 Tạo sự phối hợp nhịp nhàng và sự dung hòa tối ưu về mục đích
với các bộ phận của chính sách kinh tế vĩ mô 3
3.2 Cải thiện tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế 3
3.3 Ổn định kinh tế -tài chính trong nước 3
II.Thực trạng 5


1.Tình hình nợ công 5
1.1Vay nợ của chính phủ 5
a) Vay trong nước 5
b) Vay nước ngoài 6
1.2Vay nợ của chính quyền địa phương 7
a) Vay trong nước 7
b) Vay nước ngoài 8
1.3Vay nợ của các định chế tài chính phát triển nhà nước 9
a) Vay trong nước 9
b) Vay nước ngoài 9
1.4Vay nợ của doanh nghiệp nhà nước 10
2.Về công tác quản lý nợ công 14
2.1 Về khung pháp lý 14
a) Đối với vay nợ trong nước của Chính phủ và một số chủ thể
khu vực công 14
b) Đối với vay nợ nước ngoài 14
2.2 Về cơ quan quản lý 15
a) Đối với các khoản vay của Chính phủ 15
b) Đối với các khoản bảo lãnh Chính phủ 15
c) Đối với khoản vay của chính quyền địa phương 15
d) Đối với khoản vay của Ngân hàng phát triển Việt Nam 16
2.3 Về công cụ quản lý 17
3. Đánh giá tình trạng nợ công và công tác quản lý nợ công 17
3.1 Những kết quả đạt được 17
3.2 Những tồn tại trong quản lý nợ 19
III. Giải pháp 23
Kết luận 26
Tài liệu tham khảo 27
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, để tạo nguồn lực cho quá trình phát triển kinh tế, việc huy

động vốn vay đã trở thành một kênh quan trọng, góp phần giải quyết khó khăn về tài
chính, tạo tiềm lực thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước. Các
khoản vay nợ từ trong và ngoài nước đều được tận dụng một cách khá hiệu quả đã giúp
nước ta từ việc mắc nợ thường xuyên và là một nước chậm phát triển trở thành nơi đầu tư
hấp dẫn với một cơ cấu nợ công an toàn. Kết quả này không thể phủ nhận vai trò quan
trọng của các chính sách quản lý nợ công. Trong khoản thời gian đó, Chính phủ đã ban
hành một số quy định pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng vốn
vay. Tuy nhiên, cho đến nay, khuôn khổ pháp lý về quản lý nợ công bộc lộ nhiều khiếm
khuyết, không còn khả năng quản lý các khoản nợ một các có hiệu quả, cụ thể là: các quy
định mới chỉ dừng ở Nghị định, Thông tư ,chưa được pháp điển hóa; không thống nhất
với nhau về các khái niệm về nợ cũng như không thống nhất về vai trò cũng như chức
năng của từng cơ quan ; còn có sự chồng chéo trong công tác quản lý….
Trên cơ sở đó, nhóm chúng em thực hiện đề tài: “Quản lý nợ công ở Việt Nam:
Thực trạng và giải pháp” nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát về công tác quản lý nợ
công ở nước ta và một số góp ý nhằm hoàn chỉnh công tác quản lý
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Nợ công
Nợ công bao gồm :
1.1. Nợ Chính phủ: là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước
ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản
vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp
luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát
hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
1.2 Nợ được Chính phủ bảo lãnh: là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài
chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
1.3. Nợ chính quyền địa phương: là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát
hành hoặc uỷ quyền phát hành.
Trong đó, nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính
phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo

phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Quản lý nợ công
Quản lý nợ công là một tiến trình lập và thực hiện chiến lược quản lý nợ của một
quốc gia nhằm tạo được lượng vốn theo yêu cầu, đạt được các mục tiêu rủi ro và chi phí
cũng như các mục tiêu khác mà Nhà nước đặt ra. Trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô, vấn đề
quan trọng nhất của quản lý nợ công là Chính phủ phải đảm bảo quy mô và tốc độ tăng
trưởng của nợ công phải bền vững, có khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khác
nhau mà vẫn đáp ứng được các mục tiêu về rủi ro và chi phí.
3. Ý nghĩa của việc quản lý nợ công
3.1. Tạo sự phối hợp nhịp nhàng và sự dung hòa tối ưu về mục đích với
các bộ phận của chính sách kinh tế vĩ mô
Sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ với chính sách
quản lý nợ công là hết sức cần thiết. Hậu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô không hợp
lý thường đem lại những cơ cấu nợ đầy rủi ro; ngược lại, chính sách quản lý nợ công cũng
ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ. Trong một số trường
hợp mâu thuẫn giữa chính sách quản lý nợ công và chính sách tiền tệ cũng có thể nảy sinh
do có những mục đích khác nhau - quản lý nợ tập trung vào việc hoán đổi giữa chi phí và
rủi ro, trong khi chính sách tiền tệ lại hướng đến đạt được sự ổn định về giá cả. Chính
sách quản lý nợ công tốt sẽ tạo điều kiện để dung hòa tối ưu mâu thuẫn nói trên
3.2. Cải thiện tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế
Chính sách quản lý nợ công ảnh hưởng trực tiếp đến mức vay nợ nước ngoài. Nếu
mức vay nợ nước ngoài gia tăng trước mắt sẽ làm cho đồng nội tệ tăng giá, từ đó gây bất
lợi đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu lại tăng do giá hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn, kết
quả là làm trầm trọng hơn tình trạng của cán cân vãng lai. Xét về lâu dài, gia tăng vay nợ
nước ngoài sẽ tạo áp lực lớn đối với cán cân thanh toán quốc tế và nguy cơ khủng hoảng
nợ. Mặc dù chính sách quản lý nợ công chưa hẳn đã là nguyên nhân duy nhất, thậm chí
chưa hẳn là nguyên nhân chính đưa đến các khủng hoảng nợ, nhưng cơ cấu nợ bất hợp lý
đã góp phần làm cho những khủng hoảng này thêm trầm trọng. ngay cả khi có môi trường
chính sách kinh tế vĩ mô tốt, các biện pháp đầy rủi ro trong quản lý nợ công cũng sẽ làm
tăng khả năng tổn thương của nền kinh tế đối với các cú sốc kinh tế- tài chính từ bên

ngoài.
3.3. Ổn định kinh tế - tài chính trong nước
Khủng hoảng kinh tế tại nhiều nước cho thấy, nợ không được cơ cấu tốt về thời
hạn thanh toán, tiền tệ và lãi suất, cùng các công nợ bất thường và không có nguồn chi trả
là một trong những nguyên nhân quan trọng. Trên thực tế, dù ở cơ chế lãi suất nào, dù vay
nợ bằng nội tệ hay ngoại tệ, khủng hoảng thường nảy sinh khi nhà nước quá tập trung vào
việc tiết kiệm chi phí đối với một lượng lớn các khoảng vay ngắn hạn. Và kết quả là uy
tín tín dụng của quốc gia bị giảm sút khi phải chuyển hạn nợ. Tương tự như thế, phụ
thuộc quá nhiều vào nợ ngoại tệ có thề dẫn đến những áp lực vế tỷ giá và tiền tệ. Mặt
khác, nợ công thường là danh nợ lớn nhất của một quốc gia, ảnh hưởng rất lớn đến ổn
định tài chính trong nước. Quản lý nợ công không hợp lý, chính phủ vay nợ trong nước
quá nhiều thì phấn vốn cung ứng cho khu vực công nghiệp và dân cư sẽ giảm sút. Hậu
quả là gây ra sự mất cân đối trong đầu tư giữa khu vực công và khu vực tư; mặt khác sẽ
làm lãi suất tín dụng tăng do cạnh tranh trong huy động vốn giữa hai khu vực. Lãi suất tín
dụng tăng lại chèn ép đầu tư của khu vực tư. Chính sách quản lý nợ công tốt có thể làm
giảm sự lây nhiễm và rủi ro tài chính thông qua việc tạo điều kiện và phát triển thị trưởng
tài chính. Chẳng hạn, thị trường các chứng khoán nợ trong nước phát triển có thể thay thế
cho tài trợ từ ngân hàng khi nguồn này cạn đi và ngược lại, giúp cho nền kinh tế có thể
chịu được các cú sốc tài chính.
Do nợ công tác động lớn đến cán cân thanh toán quốc tế, sự ổn định tài chính quốc
gia, tính hiệu quả của chính sách tài khóa và tiền tệ, nên chính sách quản lý nợ công trở
nên được ưu tiên hàng đầu đối nhiều nền kinh tế đang chuyển đồi từ những năm đầu của
thập niên 80. Khi khủng hoảng nợ xảy ra vào năm 1982, chính phủ nhiều nền kinh tế thực
hiện chính sách quản lý nợ công với đặt điểm nồi bật là tập trung kiểm soát nợ nước ngoài
trung và dài hạn trực tiếp của khu vực công, ít có chú ý đến kiểm soát khoản nợ bảo lãnh
cho khu vực tư và các khoản nợ ngắn hạn.
II. THỰC TRẠNG
1. Tình hình nợ công
Thực hiện chiến lược huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát
triển, trong nhiều năm qua Chính phủ, một số Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, một số

định chế tài chính nhà nước như Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các doanh nghiệp nhà
nước (DNNN) đã tổ chức huy động các nguồn vốn trong nước, nước ngoài thông qua
hình thức vay nợ. Tình hình vay nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, các
định chế tài chính nhà nước và doanh nghiệp nhà nước cụ thể như sau:
1.1 Vay nợ của Chính phủ
a) Vay trong nước: Từ năm 1992, Chính phủ phát hành tín phiếu kho bạc để bù
đắp thiếu hụt tạm thời về nguồn ngân quỹ; phát hành trái phiếu kho bạc để bù đắp bội chi
ngân sách nhà nước và phát hành công trái, trái phiếu đầu tư, trái phiếu công trình để thực
hiện những dự án đầu tư trọng điểm của Nhà nước. Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức
phát hành trái phiếu Chính phủ là Kho bạc Nhà nước. Bên cạnh đó còn có các khoản vay
tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính, Quỹ Bảo hiểm xã hội hoặc các nguồn tài chính hợp pháp
khác để bù đắp thiếu hụt ngân quỹ tạm thời hoặc để bù đắp bội chi Ngân sách Nhà nước.
Vừa đúng 2 tháng, từ 15/4 đến 15/6/2004, đợt phát hành Trái phiếu Chính phủ
(TPCP) đợt II/2004 do hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đảm nhiệm đã thành công
tốt đẹp. Như vậy một lần nữa cuộc vận động toàn dân tham gia mua Trái Phiếu Chính Phủ
xây dựng một số công trình giao thông, thuỷ lợi quan trọng của đất nước theo tinh thần
Chỉ thị số 28-CT/TƯ ngày 24/9/2003 của Bộ Chính trị đã được đông đảo nhân dân hưởng
ứng, bằng kết quả đáng khích lệ: Tổng số tiền phát hành trái phiếu nội tệ gần 1200 tỷ
đồng, đạt 171% kế hoạch (1200/700 tỷ đồng).
Từ 1/8, trái phiếu Chính phủ đợt III với tổng khối lượng 10.000 tỷ VNđồng sẽ
được phát hành qua hệ thống kho bạc nhà nước trên toàn quốc và trung tâm giao dịch
chứng khoán Hà Nội, TP Hồ Chí Minh (lãi suất 8.6%/năm)
b) Vay nước ngoài: Ngoài các khoản vay cũ trước 1990 đã được xử lý qua Câu lạc
bộ Paris và Câu lạc bộ Luân Đôn, trong thời gian qua, vay nước ngoài của Chính phủ chủ
yếu thông qua vay ODA cho phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội. Trong vài năm gần đây, để
đáp ứng nhu cầu đầu tư trong nước và trước xu thế vốn ODA giảm dần, Chính phủ đã bắt
đầu vay một số khoản vay kém ưu đãi hơn hoặc vay theo điều kiện thương mại, kể cả phát
hành trái phiếu quốc tế.
Trong những năm đầu thập niên 90 Việt Nam là một nước nợ lớn, tổng nợ cao hơn
nhiều lần so với tổng thu nhập quốc dân. Tổng nợ năm 1990 là 23,27 tỷ USD trong khi

tổng thu nhập quốc dân (GNI) là 6,06 tỷ cho thấy sự khủng hoảng về khả năng thanh toán
nợ của Việt Nam. Tuy nhiên nhờ kinh tế tăng trưởng nhanh nên từ nửa sau thập niên 90
tổng thu nhập quốc dân đã tăng lên liên tục cộng với việc giảm nợ và xóa nợ của một số
nhà tài trợ đặc biệt là Nga với những khoản nợ để lại từ thời Liên Xô cũ nên tổng nợ giảm
liên tục, đến năm 2000 tổng nợ chỉ còn 11,586 và chỉ bằng 1/3 so với tổng thu nhập. Khả
quan đối với phát triển kinh tế, Việt Nam đã nhận được nhiều khoản vay phát triển mới
đặc biệt là vốn ODA từ Nhật Bản, World Bank và ADB. Đến năm 2005 dù tổng nợ đã
tăng lên gần 20 tỷ USD nhưng cũng chỉ bằng khoảng 40% tổng thu nhập quốc dân.
Tháng 11/1993 tại Paris đã diễn ra hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam đã đánh
dấu một bước mới trong quan hệ hợp tác phát triển của Việt Nam và cộng đồng tài trợ
quốc tế, cho tới nay đã có 51 nhà tài trợ thường xuyên, trong đó có 28 nhà tài trợ song
phương đến từ các quốc gia phát triển (Nhật Bản, Pháp, Đức, Đan Mạch, Thụy Sĩ, v.v….)
nhà tài trợ đa phương (ADB, WB, EC, UNDP, UNESCO, v.v….).
Trong những năm qua, CHLB Đức đã dành một nguồn tài chính đáng kể để viện
trợ phát triển cho Việt Nam. CHLB Đức đứng thứ 3 trong các nước cung cấp viện trợ
phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam, lên tới 868 triệu DM và số tiền viện trợ này
tăng từng năm kể từ 1990 đến nay.
Viện trợ phát triển của CHLB Đức cho Việt Nam (triệu DM)
Năm 1990 1991 1992 1993 1995 1997 1999 2000 2001 2002 2003
ODA 12 27 49 63 88,6 105 91,5 107 67 63 53
Bên cạnh đó, CHLB Đức còn thường xuyên cung cấp các khoản hỗ trợ đột xuất
cho Việt Nam như: 20 triệu DM giúp khắc phục khó khăn do thâm hụt buôn bán quốc tế
(1998), 15 triệu DM khắc phục hậu quả bão lụt (2000), 20 triệu DM, 20 triệu DM giúp
thực hiện dự án nông nghiệp - sử dụng đất bền vững (2001),
Không chỉ đi đầu trong việc xoá nợ đối với Việt Nam tại Câu lạc bộ Pari, trong quan hệ
song phương, CHLB Đức đã giảm 40 triệu DM năm 1996 và 36 triệu DM năm 1998 cho
Việt Nam.
+ 500 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là khoản vay nợ đầu tiên
trong tổng số 2 tỉ USD Mỹ dự kiến cho năm nay và năm tiếp theo của Chính phủ nhằm
mục đích khắc phục khủng hoảng kinh tế.

+ 7,7 tỷ USD là số tiền ba nhà tài trợ IMF,WB,ADB hổ trợ cho 80 dự án và 300
triệu USD viện trợ cho Việt Nam trong 10 năm qua.
+ Tính đến ngày 9/9, đã có 40 đợt phát hành trái phiếu bằng tiền đồng và 2 đợt
phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ do Chính phủ bảo lãnh phát hành trong năm 2009. Tuy
nhiên, mới chỉ có 2.310 tỷ đồng và 230 triệu USD được huy động.
Có 36 đợt phát hành trái phiếu tiền đồng hoàn toàn thất bại khi không thu được
một đồng nào. Lần phát hành gần đây nhất nối dài chuỗi phiên phát hành không thành
công là ngày 9/9, do Công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam phát hành 1.000
tỷ đồng nhu cầu trái phiếu chia đều cho hai kỳ hạn 3 năm và 5 năm hoàn toàn không được
bán ra phần nào.
Phần lớn số tiền phát hành (2.000 tỷ đồng) được tập trung ở kỳ hạn 2 năm (kỳ hạn
ngắn nhất) thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội, phát hành trong tháng 6 với lãi suất
bình quân là 8,93%/năm.
1.2 Vay nợ của chính quyền địa phương
a) Vay trong nước: chính quyền địa phương cấp tỉnh được vay thông qua phát
hành trái phiếu chính quyền địa phương theo các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước
(khoản 3, Điều 8) và Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ về
phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính
quyền địa phương. Đến nay có 3 địa phương (bao gồm thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh và tỉnh Đồng Nai) thực hiện vay thông qua phát hành trái phiếu. UBND cấp
tỉnh uỷ quyền cho Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tài chính tín dụng trên địa bàn phát
hành các trái phiếu này và chịu trách nhiệm bố trí ngân sách tỉnh, thành phố để trả nợ.
Trái phiếu đô thị là các loại trái phiếu do chính quyền các thành phố lớn, thường
là các đô thị, phát hàng nhằm bổ sung vốn cho nguồn vốn đầu tư phát triển hoặc huy động
vốn cho các dự án xây dựng lớn. Trái phiếu này thường có thời hạn từ 2-10 năm, lãi suất
cao hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ và lãi suất đi vay của ngân hàng, nhưng thấp hơn lãi
suất cho vay trung và dài hạn của ngân hàng. Chính vì trái phiếu đô thị do chính quyền
thành phố phát hành và dùng vào mục tiêu chung phát triển thành phố nên việc mua
bán loại trái phiếu này không phải nộp thuế.
Chúng ta có thể xem xét một ví dụ phát hình trái phiếu đô thị của UBND Thành

phố Hồ CHí Minh. Ngày phát hành trái phiếu 22/12/2006 và ngày đáo hạn là 22/12/2011.
Mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu với hình thức trả lãi sau, 1 lần/năm vào ngày trùng với
ngày phát hành, không tính nhập gốc và hình thức bán trái phiếu là bán bằng mệnh giá,
phát hành dưới hình thức ghi sổ hoặc chứng chỉ không ghi tên; được niêm yết tại Trung
tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM.
Ngày 6/10/2009, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã triển khai đợt phát hành trái
phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm đến các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố trên toàn tỉnh.
Mức phân bổ chỉ tiêu phát hành trái phiếu kỳ này là 2,5 tỷ đồng. Thời gian triển khai đợt
phát hành trái phiếu này sẽ kéo dài trong 2 tháng, từ đầu tháng 10 đến 30/11/2009. UBND
tỉnh đã giao cho Kho bạc Nhà nước tỉnh chủ trì việc triển khai phát hành trái phiếu.
b) Vay nước ngoài: theo cơ chế hiện hành, chính quyền địa phương không trực
tiếp vay nước ngoài, nhưng UBND cấp tỉnh có thể được vay lại nguồn vốn vay nước
ngoài của Chính phủ. Trong một số dự án ODA đã thí điểm áp dụng cơ chế chính quyền
địa phương vay lại nguồn vốn ODA cho các dự án cơ sở hạ tầng thuộc nhiệm vụ chi của
ngân sách địa phương; địa phương chịu trách nhiệm bố trí từ nguồn ngân sách của địa
phương để trả nợ khi đến hạn. Trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ, một số
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tự tìm nguồn vốn, đàm phán vay (nguồn vốn
không ưu đãi) nhưng phải thực hiện cơ chế Chính phủ ký vay và cho vay lại.
1.3 Vay nợ của các định chế tài chính phát triển nhà nước:
a) Vay trong nước: theo Nghị định số 141/2003/NĐ-CP, Ngân hàng Phát triển
Việt Nam được phát hành trái phiếu Chính phủ để huy động vốn nhằm cung cấp tín dụng
đầu tư nhà nước cho các chương trình, dự án trọng điểm của khu vực công. Hiện nay
Chính phủ đã có chủ trương cho Ngân hàng Chính sách Xã hội phát hành trái phiếu để
đáp ứng nhu cầu cho vay học sinh, sinh viên nghèo.
Kể từ năm 1990 hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển từ một cấp thành ngân hàng
hai cấp và đã có những bước phát triển mạnh mẽ, xét về tín dụng ngân hàng trên GDP
1993 chỉ khoảng 18% đến năm hiện nay đã trên 70%, về thành phần sở hữu từ chổ nhà
nước chiếm gần như toàn bộ sở hữu cho đến nay sở hữu nhà nước chỉ chiếm hơn 60%
toàn bộ giá trị các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam. Về số lượng hiện nay cả nước
có 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 1 ngân hàng chính sách, 37 ngân hàng cổ phần và

27 chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Tính đến ngày 9/9, đã có 40 đợt phát hành trái phiếu bằng tiền đồng và 2 đợt phát
hành trái phiếu bằng ngoại tệ do Chính phủ bảo lãnh phát hành trong năm 2009. Tuy
nhiên, mới chỉ có 2.310 tỷ đồng và 230 triệu USD được huy động.
Gần đây thị trường liên tục chứng kiến các phiên phát hành thất bại của trái phiếu
chính phủ. Đó là đợt phát hành 2.000 tỷ đồng, loại 2 năm, trái phiếu được CP bảo lãnh do
Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành, chỉ có 4 thành viên tham gia với tổng số 500 tỷ
đồng đăng ký đấu thầu hợp lệ. Kết quả của phiên đấu thầu là chỉ có 0 đồng trúng thầu.
Trước đó, ngày 14/5, 2.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ Kho bạc Nhà nước phát
hành cũng rơi vào tình trạng tương tự. Với 2 loại kỳ hạn 3 và 5 năm chỉ có 4 thành viên
tham gia các kỳ hạn với khối lượng đăng ký 800 và 680 tỷ đồng. Kết quả cũng chỉ là con
số 0 tròn trĩnh. Nguyên nhân được xác định là do có sự vênh nhau giữa lãi suất đăng ký
của các thành viên với trần lãi suất do Bộ Tài chính đưa ra.
b) Vay nước ngoài: ngoài vay trong nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được
phép vay trực tiếp nước ngoài. Ngân hàng này mới ký khoản vay nước ngoài đầu tiên từ
Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW) cho dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có bảo
lãnh của Chính phủ (với số vốn vay là 100 triệu USD, tuy nhiên chưa rút vốn).
Trong năm 2007, Việt Nam phát hành 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ ra thị trường
quốc tế với kỳ hạn mở rộng 10-30 năm. Số tiền thu được dành cho Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty Lắp máy
Việt Nam vay lại để thực hiện đầu tư các dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Dự án mua
tàu vận tải, Dự án Thủy điện Xê Ca Mản 3 và Nhà máy thủy điện Hủa Na.
Theo “Chương trình quản lý nợ nước ngoài trung hạn giai đoạn 2009-2012” vừa
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vốn vay nước ngoài trung và dài hạn giai đoạn
2009 - 2012 của Việt Nam tối đa khoảng 25 - 27 tỷ USD (tăng khoảng 65% so với giai
đoạn 2005 - 2008).
Tỷ lệ huy động vốn vay nước ngoài chiếm khoảng 16% so với tổng vốn đầu tư
toàn xã hội và khoảng 6% so với GDP vào năm 2012; trong đó, vay nước ngoài của khu
vực công khoảng 18-19 tỷ USD, khu vực tư nhân khoảng 7 - 8 tỷ USD.
Ngày 20/10, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức ký tiếp nhận từ ADB khoản vay

500 triệu USD. Đây là khoản giải ngân đầu tiên trong khoảng 2 tỷ USD Việt Nam sẽ vay
nợ từ các tổ chức tài chính quốc tế để khắc phục những tác động từ khủng hoảng kinh tế.
Ngày 6/11, Bộ trưởng Công thương trình bày trước Quốc hội chủ trương đầu tư dự
án điện hạt nhân Ninh Thuận, dự kiến 75% nguồn vốn lấy từ vốn vay nước ngoài.
1.4 Vay nợ của doanh nghiệp nhà nước:
Theo Luật doanh nghiệp nhà nước các văn bản hướng dẫn, các doanh nghiệp nhà
nước được vay trong nước, nước ngoài (kể cả phát hành trái phiếu) để tài trợ cho các
chương trình đầu tư của doanh nghiệp, có hoặc không có bảo lãnh Chính phủ. Các khoản
vay của DNNN để thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm của Nhà nước đáp ứng
được các tiêu chí bảo lãnh và khi bên cho vay có yêu cầu, có thể được Chính phủ bảo
lãnh. Việc bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ cho DNNN thực hiện theo Nghị định
134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả
nợ nước ngoài. Các khoản vay của DNNN theo cơ chế tự vay tự trả không thuộc nghĩa vụ
trả nợ của NSNN. Tuy nhiên đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh thuộc phạm
vi nghĩa vụ nợ dự phòng của NSNN. Việc Chính phủ bảo lãnh các khoản vay đã tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn với lãi suất thấp hơn để đầu tư cho các dự án cơ
sở hạ tầng quan trọng như hàng không, năng lượng, dầu khí, xi măng… Chính phủ quản
lý các khoản bảo lãnh Chính phủ theo các nguyên tắc như quản lý nợ Chính phủ.
Do mang tâm lý ỷ lại, các doanh nghiệp nhà nước thường vay từ ngân hàng nhà
nước với số dư nợ khổng lồ là 181.000 tỷ đồng vào năm 2008, trong đó tỷ lệ nợ xấu
chiếm gần 10%.
Năm 2008, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện 135 cuộc kiểm toán tại 35 tỉnh
thành, 20 Bộ, 23 tập đoàn kinh tế và nhiều tổng công ty và tổ chức tài chính Kết quả
kiểm tra của 224 đơn vị thành viên thuộc 16 tập đoàn tổng công ty, số doanh nghiệp làm
ăn thua lỗ chiếm gần 10%. Một số đơn vị thua lỗ nhiều trong năm 2006 là Tổng công ty
Sông Hồng và Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, với số tiền 57,7 tỷ đồng. Tổng công
ty lắp máy VN lỗ lũy kế đến tháng 12/2007 là 23,4 tỷ đồng, Tổng công ty xây dựng Sài
Gòn lỗ 90,4 tỷ đồng, tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 - 93,4 tỷ đồng và
Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 lỗ 102,7 tỷ đồng
Các tổng công ty khác như Khánh Việt, Địa ốc Sài Gòn, tuy số lãi theo báo cáo,

trên 600 tỷ đồng, nhưng số nợ phải trả hơn 4.600 tỷ đồng, chiếm lần lượt là 40 và hơn
60% tổng nguồn vốn. Như vậy, mặc dù lợi nhuận trước thuế, theo báo cáo của kiểm toán,
đạt gần 1.800 tỷ đồng, nhưng số nợ phải trả quá lớn.
Tính đến hết tháng 12/2007, tổng số nợ phải thu của các doanh nghiệp nhà nước
được kiểm toán là 32.409 tỷ đồng. Tỷ lệ bình quân phải thu trên tổng tài sản là 10,8% và
trên vốn chủ sở hữu là 29,03%. Và tính đến hết năm, tổng số nợ mà các doanh nghiệp
Nhà nước phải trả là trên 181.000 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn
bình quân hơn 60%.
Vấn đề ở đây, thứ nhất là sở hữu nhà nước cao được xem là một hình thức áp chế
tài chính, ở một số nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore sở hữu nhà nước trong hệ thống
ngân hàng được thực hiện một cách hiệu quả. Xét tình hình thực tế Việt Nam ta thấy cho
đến nay, ngân hàng thương mại nhà nước vẫn là cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm
phần lớn. Điều này cũng dễ hiểu do mối quan hệ truyền thống, cùng với hình thức sở hữu,
nhu cầu vay lớn và khả năng cho vay lớn của các tổ chức này, ngoài ra tâm lý ỷ lại của
các ngân hàng nếu có chuyện gì thì cùng Nhà nước sẽ can thiệp. Nhà nước với chức năng
quản lý toàn bộ nền kinh tế, lại là người chủ sở hữu duy nhất ngân hàng thương mại nhà
nước. Trước năm 2000 ta thấy tín dụng chỉ định có thể là công khai (có văn bản, do Thủ
tướng ký), hoặc chỉ thị “ngầm” của các cấp chính quyền được thực hiện một cách rất phổ
biến. Một số chính sách tín dụng chỉ định điển hình mà chúng ta có thể thấy là các
chương trình mía đường, xi măng, giao thông, đánh bắt xa bờ, dự án thủy điện, trồng
rừng… Trong những năm lại đây tình hình này đã giảm do có nhiều sức ép của việc giải
quyết các khoản nợ. Khi Chính phủ yêu cầu ngân hàng cho vay, Chính phủ sẽ phải chịu
trách nhiệm chuyển nguồn, bù lãi suất và trách nhiệm với nợ không thu hồi được. Tuy
nhiên hình thức cho vay theo chỉ định “ngầm” lại không dễ gì giải quyết. Một số cấp
chính quyền địa phương, coi ngân hàng như là nguồn tài trợ cho ngân sách khi có khó
khăn, bằng cách gây áp lực buộc các ngân hàng bỏ qua kỷ luật tín dụng để tài trợ cho
những dự án tài chính của mình.
Một vấn đề nữa cũng xuất phát từ sở hữu nhà nước trong hệ thống có thể dẫn đến
những rủi rỏ tín dụng đó là quan hệ người ủy quyền và người thừa hành, người ủy quyền
ở đây là Nhà nước hay là toàn dân, còn người thừa hành là những lãnh đạo các ngân hàng,

do người ủy quyền (toàn dân) có rất ít quyền lực và thông tin để kiểm soát người thừa
hành nên dẫn đến những hoạt động cho vay vì lợi ích cá nhân. Một minh chứng rõ ràng
cho chúng ta thấy là xu thế hiện nay các ngân hàng thương mại nàh nước chuyển hướng
cho vay một cách quá mức vào tập đoàn, tổng công ty nhà nước mà thực lực tài chính rất
yếu kém, nhiều dự án đầu tư kém hiệu quả, mức dư nợ nhóm khách hàng này lên tới 35 -
40% và đang báo động về chất lượng tín dụng
Điển hình là các tổng công ty thuộc ngành xây dựng, giao thông vận tải với công
nợ lên tới 11 nghìn tỷ đồng mà trong đó, theo báo cáo của Bộ tài chính có tới trên 90%
khoản nợ nói trên thuộc vốn vay của ngân hàng thương mại nhà nước. Một dấu hiệu cho
thấy rủi ro rất lớn đến từ việc cho các tập đoàn vay là hệ số tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
của các tập đoán, xét toàn bộ nợ trên vốn chủ sở hữu vào khoảng 1.4 lần. Riêng một số
công ty có tỷ lệ nợ khủng khiếp như Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5
(Cienco 5) là 42 lần, Cienco1 là 22,5 lần, Lilama 21.5 lần, Vinashin là 21.8 lần
Một điều đáng lưu ý là các tổng công ty và tập đoàn này có tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu rất thấp có công ty chỉ đạt 5%/năm, còn lại trung bình chưa đến
19%/năm, như vậy nguy cơ vỡ nợ của các công ty này rất cao, đặc biệt trong tình hình
kinh tế vĩ mô có nhiều biến động như trong giai đoạn hiện nay, khiến lãi suất cho vay có
thể lên tới 20%/năm.
Một nguy cơ có thế dẫn đến rủi ro rất cao khi các tập đoàn vay vốn để đầu tư vào
các hoạt động kinh doanh không phải là nòng cốt của mình, mà đầu tư vào các hoạt động
kinh doanh có độ rủi ro cao như chứng khoán và bất động sản. Ngoài ra một số tập đoàn
thành lập ngân hàng nên việc kiểm soát việc sử dụng vốn nội bộ công ty lại trở nên rất
khó khăn. Hậu quả của việc cho vay chất lượng tín dụng yếu kém không chỉ là thất thoát
vốn, mà nhiều dự án kém chất lượng được đưa vào thực hiện, gây tổn thất lớn về nguồn
lực cho nhà nước và nhiều địa phương vốn đã rất nghèo. Nhiều cán bộ, quan chức lợi
dụng tham ô làm giàu nhanh chóng.
Một lỗ hổng nữa trong luật quản lý nợ công là doanh nghiệp nhà nước cũng như
chính quyền địa phương đều là đối tượng được vay lại từ nguồn vay nợ của Chính phủ, có
nghĩa là cả hai cùng vay một nguồn tiền đó là nguồn tiền của Nhà nước. Nhưng khoản nợ
này đối với chính quyền địa phương gọi là “nợ công” và được điều chỉnh bởi luật này và

quy định hẳn một chương là Chương V đó là quản lý nợ của chính quyền địa phương.
Đây là vấn đề sơ hở, trong khi chính quyền địa phương vay, thủ tục rất chặt chẽ và
được bảo đảm trả nợ bằng ngân sách của địa phương, thì thủ tục của DN vay rất đơn giản,
điều kiện đảm bảo trả nợ vay chưa được quy định trong luật.
Còn về cách bảo lãnh của Chính phủ, là khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước vay
trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Việc bảo lãnh này dễ dẫn đến nguy cơ
khủng hoảng rất lớn bởi các chủ ngân hàng luôn mong muốn tìm đến nơi đầu tư dòng vốn
của mình. Đối với những khoản vay bảo lãnh của Chính phủ không có lý do gì họ không
cho vay, bởi họ luôn luôn trong trạng thái an toàn.
2 .Về công tác quản lý nợ công
Trong thời gian qua, công tác quản lý nợ đã đạt được nhiều tiến bộ trên các
phương diện như khung pháp lý, tổ chức quản lý, xây dựng và áp dụng các công cụ quản
lý chuẩn mực. Cụ thể là:
2.1 Về khung pháp lý
a) Đối với vay nợ trong nước của Chính phủ và một số chủ thể khu vực công:
văn bản cao nhất điều chỉnh vay nợ trong nước của Chính phủ là Pháp lệnh số
12/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27/4/1999 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về phát hành
công trái xây dựng Tổ quốc; Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số
141/2003/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái
phiếu chính quyền địa phương. Các văn bản này điều chỉnh một số phân đoạn trong quy
trình quản lý nợ trong nước thông qua trái phiếu, tập trung chủ yếu cho quy trình phát
hành và sử dụng vốn huy động, như quy định rõ về các chủ thể phát hành các công cụ nợ;
mục đích, phương thức, điều kiện phát hành, nguyên tắc xác lập lãi suất; cách thức thanh
toán và sử dụng nguồn vốn huy động; phân công trách nhiệm quản lý đối với quá trình
phát hành và bảo lãnh phát hành.
b) Đối với vay nợ nước ngoài: văn bản pháp lý cao nhất hiện nay là Nghị định số
134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả
nợ nước ngoài, và Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ ban
hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Căn cứ vào các
Nghị định này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quy chế hướng dẫn cụ thể về quy

trình, thủ tục đối với từng nghiệp vụ quản lý nợ nước ngoài như cấp và quản lý bảo lãnh
Chính phủ, cho vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ, xây dựng hệ
thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng và báo cáo thông tin nợ. Nhìn chung, các văn
bản qui phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động vay nợ nước ngoài là tương đối đầy đủ và
đồng bộ, đã thể hiện những quan điểm đổi mới trong quản lý nợ của Chính phủ, phù hợp
Luật ngân sách nhà nước năm 2002, đồng thời cập nhật những khái niệm, những phương
pháp luận quản lý nợ hiện đại, phù hợp thông lệ quốc tế.
2.2 Về cơ quan quản lý
a. Đối với các khoản vay của Chính phủ:
Chính phủ thống nhất quản lý và có sự phân công phân nhiệm cho các bộ, ngành
liên quan, cụ thể là:
+ Bộ Tài chính là đầu mối giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ vay hoặc phát hành
trái phiếu Chính phủ trong nước để bù đắp bội chi ngân sách và bảo lãnh cho một số
doanh nghiệp phát hành trái phiếu đầu tư.
+ Trong lĩnh vực vay nước ngoài, các cơ quan bao gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
với vai trò ký kết các hiệp định khung và giám sát hiệu quả sử dụng vốn ODA; Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam với vai trò ký kết các hiệp định vay cụ thể với WB và ADB; và
Bộ Tài chính với vai trò ký kết các hiệp định vay cụ thể với các Chính phủ và các tổ chức
tài chính quốc tế khác, và đại diện cho Người vay là Nhà nước, Chính phủ tại các Hiệp
định vay (trừ các Hiệp định vay do Ngân hàng Nhà nước ký kết vẫn quy định người đại
diện là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).
+ Đối với vay thương mại, kể cả phát hành trái phiếu quốc tế: Bộ Tài chính thay
mặt Chính phủ ký kết hoặc phát hành. Bộ Tài chính cũng là cơ quan cấp bảo lãnh của
Chính phủ cho các doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm giám
sát các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp theo phương thức tự vay tự trả.
b. Đối với các khoản bảo lãnh Chính phủ
Bộ Tài chính là cơ quan thay mặt Chính phủ cấp bảo lãnh vay nước ngoài cho các
doanh nghiệp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các khoản bảo lãnh
Chính phủ cho các khoản vay của tổ chức tín dụng, Bộ Tài chính đề xuất Thủ tướng
Chính phủ xem xét quyết định cấp bảo lãnh trên cơ sở có ý kiến thẩm định và đề nghị cấp

bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước. Quy định này nhằm đảm bảo việc cấp bảo lãnh tập
trung một đầu mối và Bộ Tài chính có đầy đủ thông tin để đánh giá các nghĩa vụ dự
phòng của NSNN phát sinh từ hoạt động bảo lãnh vay.
c. Đối với khoản vay của chính quyền địa phương
Do Hội đồng nhân dân và UBND cấp tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý việc huy
động, sử dụng và hoàn trả nợ. Theo qui định của Luật ngân sách nhà nước và Nghị định
số 141/2003/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và
trái phiếu chính quyền địa phương, địa phương lập phương án phát hành trái phiếu, kế
hoạch sử dụng vốn vay và phương án hoàn trả nợ vay khi đến hạn gửi Bộ Tài chính thẩm
định. Bộ Tài chính với chức năng của mình phối hợp với địa phương trong việc xác định
khung lãi suất trái phiếu cho phù hợp với điều kiện thị trường. Các khoản vay của chính
quyền địa phương được theo dõi, tổng hợp và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
và Quốc hội trong báo cáo vay, trả nợ của Chính phủ.
d. Đối với khoản vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Chính phủ phê duyệt kế hoạch tăng trưởng tín dụng và kế hoạch huy động vốn
thông qua trái phiếu hàng năm. Việc huy động, trả nợ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam
thực hiện theo quy định; Bộ Tài chính phối hợp chỉ đạo về lãi suất để đảm bảo mặt bằng
chung.
Kết quả đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Ngân Hàng Phát triển Việt Nam phát
hành , được tổ chức vào ngày 31/10/2008
STT Nội dung 3 năm 5 năm
1 Loại trái phiếu Trái phiếu chính phủ
2 Ngày phát hành 04/11/2008
3 Ngày đáo hạn 04/11/2011 04/11/2013
4 Mệnh giá 100.000 đồng/ trái phiếu
5 Tổng khối lượng gói thầu 300 tỷ đồng
6 Tổng số thành viên tham gia đấu thầu 2 thành viên 3 thành viên
7 Tổng số tiền đăng ký đấu thầu hợp lệ 210 tỷ đồng 190 tỷ đồng
8 Lãi suất đăng ký thấp nhất 14,5%/năm 14,5%/năm
9 Lãi suất đăng ký cao nhất 15%/năm 15%/năm

10 Lãi suất trần 15%/năm 15%/năm
11 Lãi suất trúng thầu 15%/năm 15%/năm
12 Khối lượng trúng thầu 210 tỷ đồng 190 tỷ đồng
13 Tổng số tiền thanh toán trái phiếu trúng thầu 210 tỷ đồng 190 tỷ đồng
2.3 Về công cụ quản lý
Ngoài việc quản lý bằng quy phạm pháp luật, quản lý nợ còn có các công cụ khác
như: kế hoạch vay, trả nợ hàng năm; dự toán NSNN, trong đó xác định mức bội chi và kế
hoạch vay, trả nợ hàng năm; các quy định quản lý đối với sử dụng nguồn vốn như pháp
luật về đấu thầu mua sắm và đầu tư xây dựng, quy định về quản lý tài chính, giải ngân…
Thực tiễn điều hành trong những năm qua cho thấy các công cụ này đã đem lại hiệu quả
thiết thực
3. Đánh giá tình trạng nợ công và công tác quản lý nợ công
3.1 Những kết quả đạt được
Trong thời gian qua công tác quản lý nợ đã dần đi vào nề nếp, góp phần ổn định và
phát triển kinh tế đất nước, cụ thể là:
- Thông qua hoạt động vay nợ đã huy động được nguồn vốn khá lớn cho NSNN
và cho đầu tư phát triển, đồng thời vẫn đảm bảo quản lý nợ trong các giới hạn an toàn.
Kết quả công tác xử lý nợ cũ trong các năm 1993-2000 đã đưa Việt Nam từ nước mắc nợ
nước ngoài trầm trọng (trên 90% so với GDP) trở thành nước có mức nợ an toàn và đủ
tiêu chuẩn để được nhận các nguồn tài trợ mới. Tính đến ngày 31/12/2007, tỉ lệ nợ công
(bao gồm nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) khoảng
40,7% GDP, trong giới hạn an toàn theo Định hướng phát triển tài chính Việt Nam đến
năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt (nợ Chính phủ, nợ ngoài nước của quốc gia đều ở
mức không quá 50% GDP).
- Về nợ nước ngoài của quốc gia, tính đến ngày 31/12/2007, tỉ lệ nợ tương đương
32,75% GDP và 42,69% kim ngạch xuất khẩu. Theo Quyết định số 231/2006/QĐ-TTg
ngày 16/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng và quản lý hệ
thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia thì các tỉ lệ này
cũng đều trong giới hạn an toàn. Tỉ lệ nợ nước ngoài của quốc gia nói chung và của khu
vực công nói riêng so với GDP có xu hướng ổn định và giảm dần trong trung hạn.

STT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
1 Tổng dư nợ nước ngoài so với GDP 37.2 32.2 31.4 32.5 29.8
2 Nợ nước ngoài khu vực công/GDP 29.9 27.6 26.7 28.2 25.1
3 Nghĩa vụ trả nợ so với XK hàng hóa và
dich vụ
5.5 4.8 4 3.8 3.3
4 Dự trữ ngoại tệ so với nguồn thu NSNN 4.9 4.1 3.7 3.6 3.5
5 Dự trữ ngoại tệ so với dư nợ ngắn hạn 1943 4075 6380 10177 2808
6 Nghĩa vụ nợ dự phòng so với NSNN 5.3 5.2 4.5 4.6 4.7
- Hoạt động huy động vốn trong nước của Chính phủ thông qua phát hành tín
phiếu, trái phiếu Chính phủ cũng đã giúp hình thành thị trường trái phiếu chính phủ trong
nước. Trái phiếu chính phủ được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán đã
góp phần làm tăng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu Chính phủ nói riêng và phát
triển thị trường vốn trong nước nói chung.
Đợt phát hành Khối lượng
dự kiến
Khối lượng
trúng thầu
Lãi suất đăng

Lãi suất
trúng thầu
Chênh
lệch
1/2009 1500 1500 8-12% 8-8.15% 0
2/2009 5500 100 >8% 6.7% 1500
5/2009 2000 469.7 7.8-8.5% 7.5% 1530.3
6/2009 1000 200 >8.7% v >9% 8.7% 3800
7/2009 6000 200 >9% v >10% 9%-9.29% 5800
Tổng 19000 2469.7 16530.3

Tỷ lệ trúng thầu 13%
Trái phiếu
ngoại tệ
300 tr USD 230.01 tr USD
Trong công tác quản lý nợ, các văn bản pháp lý ngày càng được hoàn thiện, đồng
bộ hơn và tiến gần đến các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, nhất là trong lĩnh vực quản lý
nợ nước ngoài. Chính phủ đã thực hiện nguyên tắc thống nhất quản lý nợ Chính phủ, nợ
quốc gia trên cơ sở phân công, xác định trách nhiệm rõ ràng hơn giữa các cơ quan quản
lý.
Trả nợ Chính phủ trong và ngoài nước luôn được thực hiện đầy đủ, đúng hạn,
không để xảy ra nợ quá hạn. Việc tích cực đàm phán xử lý các khoản nợ cũ với các chủ
nợ nước ngoài (thuộc Câu lạc bộ Paris, Câu lạc bộ Luân đôn) đã giúp giảm đáng kể nghĩa
vụ nợ của Việt Nam.
Theo số liệu của Bộ Tài chính, tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay vào
khoảng 11 đến 15 tỷ USD. Cả số nợ tuyệt đối và tỷ lệ nợ/GDP đều đã giảm đi so với năm
2000 vì Chính phủ đã và đang trả nợ dần. Hiện tất cả số nợ từ câu lạc bộ Luân Đôn và
Paris đã được giải quyết hết, chỉ còn lại số nợ vay các nước phương Tây và hơn 90% số
nợ này là vay ưu đãi ODA, khoản vay thương mại rất nhỏ. Năm 2000, tỷ trọng nợ trong
GDP là 39%, năm 2001 giảm còn 37,4%. Tỷ trọng này trong các năm 2002 và 2003 là
34%, năm 2005 là 35,8% và năm 2006 là 36,6%. Tính bình quân trong 5 năm 2001-2005
là 35,6%.
Tình hình nợ của Việt Nam hiện đang ở mức độ có thể quản lý được nhờ vào nền
kinh tế Việt Nam đã đạt được các kết quả tốt trong một vài năm qua, với việc đạt được
mức tăng trưởng GDP cao, tỉ lệ lạm phát thấp, xuất khẩu tăng
3.2. Những tồn tại trong công tác quản lý nợ công:
Tính đến thời điểm trước kỳ họp quốc hội thứ 5, khóa 12,ngày 17 tháng 6 năm
2009, hệ thống quản lý nợ của nước ta có nhiều khiếm khuyết mà Luật Quản lý nợ công
được thông qua để bổ sung. Đây là một văn bản Pháp luật thống nhất về nợ công và công
tác quản lý nợ công. Luật này đã được thông qua và sẽ áp dụng vào 1/1/2010. Trên cơ sở
đó, nhóm chúng em chỉ phân tích những tồn tại trong công tác quản lý nợ công trên cơ sở

các văn bản pháp luật hiện hành đang được áp dụng.
Các văn bản quy phạm pháp luật đã có về quản lý nợ đều ở cấp Nghị định và chỉ
điều chỉnh một bộ phận của hoạt động nợ dẫn đến việc không thống nhất về công tác quản
lý.
Còn thiếu thống nhất trong cách hiểu và giải thích các khái niệm về nợ cũng như
phạm vi quản lý nợ trong các văn bản pháp quy hiện hành. Trước hết là các khái niệm rất
cơ bản về: Vay nợ nước ngoài, vay ngắn hạn, vay trung và dài hạn; vay hỗ trợ phát triển
chính thức; vay thương mại của chính phủ; thời gian ân hạn, bảo lãnh vay vốn nước
ngoài; cho vay lại; hạn mức vay nợ, dịch vụ trả nợ; Quỹ tích lũy trả nợ
Còn thiếu sự gắn kết giữa quản lý Nợ trong nước và Nợ ngoài nước. Cần tiếp tục
hoàn thiện về khuôn khổ pháp lý của hai lĩnh vực quản lý này. Hiện nay, khung pháp lý
đối với quản lý nợ nước ngoài là khá nhiều. Nghị định 134/2005/NĐ-CP của Chính phủ
và các văn bản hướng dẫn, Quy chế của Thủ tướng Chính phủ trong các lĩnh vực thu thập,
chia sẻ thông tin nợ, giám sát chỉ số nợ, quy chế cấp bảo lãnh Chính phủ thể hiện những
quan điểm đổi mới trong quản lý nợ của Chính phủ, phù hợp với Luật Ngân sách Nhà
nước 2002, đồng thời cập nhật những khái niệm, những phương pháp luận quản lý nợ
hiện đại, phù hợp thông lệ quốc tế. Trong khi đó, các văn bản pháp quy về quản lý nợ
trong nước của Chính phủ hoặc của khu vực công chỉ mới dừng lại ở mức ban hành các
quy định liên quan đến khâu phát hành và sử dụng vốn huy động được. Mục tiêu và
nguyên tắc quản lý nợ trong nước chưa được xác định và quy định thật rõ ràng. Hệ thống
chỉ tiêu báo cáo, đánh giá và cơ chế thu thập, chia sẻ thông tin và giám sát nợ trong nước
chưa được xây dựng. Trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý nợ chưa đưa ra phân
định và phân công rõ ràng. Đáng lưu ý là các quy định pháp lý mới tập trung đến quản lý
khâu phát hành để đáp ứng được các yêu cầu tài trợ (bội chi NSNN) với chi phí thấp (về
mặt ngắn hạn), chưa quan tâm nhiều đến phát triển thị trường nợ trong nước tạo lập kênh
huy động vốn ổn định với chi phí hợp lý xét về trung – dài hạn (ví dụ một số quy định
như áp dụng lãi suất trần, việc phát hành không chú trọng đến nhu cầu/thị hiếu của thị
trường v.v đã hạn chế đáng kể tính hấp dẫn của các công cụ nợ trong nước của Chính
phủ).
Về phân định trách nhiệm và tổ chức công tác quản lý nợ

Đã có những quy định về trách nhiệm và thẩm quyền quản lý nợ của các cơ quan
thuộc Chính phủ. Các văn bản của nhà nước đã giao nhiệm vụ quản lý nợ cho một số cơ
quan Chính phủ khác nhau, theo chức năng của các cơ quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Tuy nhiên còn khá nhiều vướng mắc:
- Sự phân công trách nhiệm còn mang tính chất phân tán và chứa đựng nhiều điểm
bất hợp lý:
+ Nhiệm vụ xây dựng chiến lược nợ dài hạn bị tách rời và phân công chồng chéo:
Chiến lược dài hạn về nợ nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện theo
quy định của Nghị định 134/2005 (Điều 6.2), trong khi đó, Luật Ngân sách Nhà nước
2002 cũng quy định nhiệm vụ của Bộ Tài chính là " Xây dựng chiến lược, kế hoạch vay
nợ, trả nợ trong nước và ngoài nước trình Chính phủ " (Điều 21, Khoản 1).
+ Trong lĩnh vực quản lý vay, trả nợ nước ngoài, nhiệm vụ tìm kiếm, đàm phán ký
kết về vay ODA nước ngoài của Chính phủ được phân công cho cả ba cơ quan: Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (đối với các Hiệp định khung), Ngân hàng Nhà nước (đối với các Hiệp
định vay cụ thể với WB và ADB), và Bộ Tài chính (đối với các Hiệp định vay cụ thể với
các Chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế khác). Điều này không phù hợp với
nguyên tắc tập trung trong quản lý nợ, đồng thời mâu thuẫn với quy định về vai trò của
Bộ Tài chính như là “đại diện chính thức cho người vay đối với các khoản vay nước ngoài
của Nhà nước và Chính phủ tại thoả thuận vay cụ thể” (Điều 6, khoản 1.đ, Nghị định
134).
+ Trong lĩnh vực quản lý vay, trả nợ trong nước: nhiệm vụ phát hành nợ Chính phủ
cũng có lúc do 2 cơ quan Chính phủ thực hiện, và có những thời điểm thiếu sự điều phối
trên thị trường tiền tệ. Đó là trường hợp cả Kho bạc Nhà nước (KBNN) và Ngân hàng
Nhà nước cùng phát hành tín phiếu trên thị trường tiền tệ năm 2007, và các loại công cụ
nợ này được nhà đầu tư đánh giá là 2 hàng hoá cạnh tranh với nhau.
- Còn chồng chéo, phân tán về chức năng, nhiệm vụ quản lý nợ trong nội bộ Bộ
Tài chính
+ Vụ Quản lý Ngân sách nhà nước (Vụ NSNN) có nhiệm vụ tham gia vào một số
khâu mang tính chất chính sách và chiến lược huy động nợ. Theo Luật NSNN sửa đổi
năm 2002 và Quyết định số 151/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Vụ NSNN

có nhiệm vụ “Chủ trì phối hợp các đơn vị thống nhất quản lý nợ quốc gia” (nghĩa là nợ
nước ngoài của quốc gia, như hàm ý của Luật NSNN). Tuy nhiên, quy định này lại vừa
thiếu vì không đề cập đến nhiệm vụ quản lý nợ trong nước của Chính phủ lại vừa chồng
chéo với nhiệm vụ quản lý nợ nước ngoài mà Bộ trưởng Bộ Tài chính đã phân công cho
Vụ Tài chính Đối ngoại (Vụ TCĐN) tại Quyết định số 163/2003/QĐ-BTC, theo đó, Vụ
TCĐN có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính “thống nhất quản lý vay và trả nợ nước
ngoài của Chính phủ, vay và trả nợ nước ngoài của quốc gia” (Điều 1).
+ Ban Huy động vốn của KBNN có nhiệm vụ “nghiên cứu xây dựng dự thảo đề
án, chính sách, chế độ về huy động vốn trong nước và ngoài nước thông qua phát hành
công trái, trái phiếu Chính phủ” (Quyết định số 209/2003/QĐ-BTC), trong khi đó Quyết
định số 163/2003 đã quy định một trong những nhiệm vụ của Vụ TCĐN là “Nghiên cứu,
đề xuất và tổ chức thực hiện các phương án huy động vốn nước ngoài trên thị trường vốn
quốc tế của Chính phủ (phát hành trái phiếu của Chính phủ và các hình thức huy động
khác)”. Quyết định 209/2003/QĐ/BTC cũng có những điểm không thống nhất với Quyết
định số 165/2003/QĐ/BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ của Vụ
Tài chính các Ngân hàng và tổ chức tài chính (Vụ TCNH) trong lĩnh vực xây dựng chính
sách, chế độ về huy động vốn trong nước của Chính phủ .

×