Bài thảo luận nhóm 1
1)Điểm yếu trong hoạt động quản trị nhân sự của các DN việt nam.Giải pháp thu hút và
giữ LĐ giỏi cho DN?
2) Làm thế nào để đánh giá điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động quản trị nhân sự?
1) Giới thiệu công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
VINAMILK được hình thành từ năm 1976, đã lớn mạnh và trở thành DN
hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm 37%thị phần phần toàn
quốc. Với trên 250.000 điểm bán hàng trong cả nước, và xuất khẩu sang
nhiều nước như Mỹ, Pháp, Canada… năm 2007 vinamilk đạt được lợi nhuận
sau thuế là 963 tỷ đồng, Năm 2008 là 1250 tỷ đồng,tăng 29,8%.Nhìn chung
qua các năm VNM luôn đạt được tốc độ tăng trưởng lớn. vì thế VNM đã đạt
được nhiều giải thưởng như :Danh hiệu Anh hùng lao động. Huân chương
Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba ,Và đứng đầu Topten Hàng Việt Nam chất
lượng cao trong nhiều năm liền.
Do đâu VNM có được những thành công như vậy ?
Có rất nhiều yếu tố tạo nên thành công của VNM nhưng điển hình nhất là
tính hiệu quả trong hoạt động quản trị nhân sự của DN:
- Vinamilk đã lôi kéo được một giám đốc nhân sự từ một công ty sữa khác
để thành lập đội ngũ chuyên nghiệp về sale và marketing ,và một số giám
đốc ở các công ty khác với mức lương cao hơn mặt bằng chung của cả nước.
-Thiết lập chương trình đánh giá mục tiêu, năng lực của từng cá nhân, để rút
ngắn khoảng cách giữa mục tiêu và năng lực hiện có, đào tạo kịp thời và
đúng nhu cầu.
-Thiết lập lại một môi trường làm việc chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế,
tạo động lực cho mọi người cùng cống hiến.
Quản trị nhân sự rất quan trọng bởi vì :
Con người là yếu tố cấu thành nên
tổ chức DN, vận hành DN và quyết định sự thành bại của DN.
Vậy quản trị nhân sự là gì?
2) quản trị nhân sự:
a) Khái niệm: quản trị nhân sự là các hoạt động liên quan đến việc tuyển
mộ,huấn luyện,sử dụng ,đãi ngộ, đánh giá và khuyến khích lòng trung thành
của người LĐ đối với DN.
+ Ở VN không phải DN nào cũng làm được như VNM đặc biệt là các DN
vừa và nhỏ thì quản trị nhân sự đang được xem là một điểm yếu của các DN
VN.Cụ thể:
- Lương ,thưởng và đãi ngộ chưa khuyến khích người LĐ.(lương thấp,chưa
có các trợ cấp đi lại,trợ cấp chỗ ăn ở…,người LĐ chưa được tham gia các
hoạt động phúc lợi như:vui chơi,giải trí,thể thục thể thao…
-Môi trường làm việc chưa thân thiện.(người LĐ phải chịu áp lực về công
việc,các mâu thuẫn nội bộ,và chưa thực sự được tôn trọng ..)
-Chưa tạo ra các cơ hội phát triển nghề nghiệp cho người LĐ.(người LĐ
không có cơ hội nâng cao trình độ,không có cơ hội thăng tiếnkhông hăng
say làm việc và không có tinh thần phấn đấu…)
-Chưa xây dựng tốt văn hóa của DN.(DN chưa xây dựng được văn hóa
riêng,chưa tạo ra được yếu tố hấp dẫn ,lôi cuốn LĐ giỏi…)
⇒ Đây chính là nguyên nhân khiến LĐ giỏi rời DN để làm cho các công ty
nước ngoài.
+ Giải pháp để thu hút và giữ LĐ giỏi cho DN:
-Xây dựng hệ thống lương,thưởng,đãi ngộ khuyến khích được người
LĐ:lương ,thưởng và chế độ đãi ngộ phải công bằng,có tính cạnh tranh,linh
hoạt(điều chỉnh linh hoạt cho từng công việc,từng đối tượng LĐ) và cập
nhật(Điều chỉnh phù hợp với thị trường trong từng thời kỳ).
-Thiết lập môi trường làm việc thân thiện:có sự tôn trọng nhau giữa cấp trên
và cấp dưới cũng như giữa các nhân viên;xây dựng được mối quan hệ bình
đẳng và cộng tác;tạo điều kiện cho nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết
định của DN.
-Tạo ra các cơ hội phát triển nghề nghiệp cho người LĐ:
Cơ hội tham gia các khóa đào tạo,được hướng dẫn trong công việc,được
giao các công việc mới đầy thử thách,và được thăng tiến nếu có thành tích
tốt.
-Xây dựng văn hóa DN phù hợp:DN cần xây dựng được phong cách làm
việc riêng(vd:hoạt bát,năng động,cộng tác ..), đưa ra các chuẩn mực về quy
tắc ứng xử tốt đẹp giữa đồng nghiệp, và xây dựng được biểu tượng tốt đẹp
về công ty…
3) Phương pháp đánh giá điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động nhân
sự của doanh nghiệp:
1) DN đã có bộ phận chuyên trách về nhân sự như giám đốc nhân sự hay
phòng nhân sự hay chưa?
- Nếu so với đối thủ cạnh tranh mà DN đã có bộ phận chuyên trách về nhân
sự thì DN sẽ có lợi hơn đối thủ cạnh tranh và ngược lại.(vd:Các công ty vừa
và nhỏ ở VN)
2) Công tác tuyển mộ,người lao động được tuyển vào có thông qua các bước
tuyển dụng chặt chẽ hay chỉ ngẫu nhiên được nhận vào?
- Nếu người lao động được tuyển vào có thông qua các bước tuyển dụng
chặt chẽ thì chất lượng đội ngũ lao động mới được đảm bảo và là cơ sở để
phân công đúng người đúng việc.
- Nếu tuyển dụng ngẫu nhiên DN sẽ không thể biết được năng lực của từng
LĐ mà mình đang tuyển do đó việc phân công sẽ thiếu hợp lý,hiệu quả sử
dụng LĐ sẽ không cao.(vd:Các công ty nhà nước)
3) Quy trình tuyển nhân viên mới có thông qua các bước như tuyển
mộ,phỏng vấn,kiểm tra, lựa chọn một cách kỹ lưỡng hay không?
- Trong DN nếu quy trình tuyển dụng có trải qua các bước như tuyển
mộ,phỏng vấn,kiểm tra, lựa chọn kỹ lưỡng sẽ giúp DN tuyển được NV theo
yêu cầu mà DN đưa ra.
- Ngược lại nếu không trải qua các bước trên mà chỉ tuyển mộ không thôi thì
chất lượng NV khó được đảm bảo, vì thế chi phí nhân công không được sử
dụng hiệu quả.
4) Nguồn nhân lực hiện tại có được bố trí và sử dụng hợp lý không?
- Nếu như nguồn nhân lực hiện có đã được tổ chức,sắp xếp,cũng như sử
dụng hợp lý thì năng suất và chất lượng công việc sẽ cao chứng tỏ DN hoạt
động có hiệu quả.
- Tuy nhiên nếu nguồn nhân lực đó chưa được bố trí và sử dụng hợp lý thì
đây chính là điểm yếu trong công tác quản trị nhân sự,nó bộc lộ ở những
khía cạnh như:thừa LĐ,thiếu LĐ hoặc phân công LĐ không đúng với
chuyên môn.
5) Vấn đề đạo tạo và phát triển lao động trong DN được thực hiện như thế
nào?
- Có nghĩa là trong DN đã có chính sách đào tạo và phát triển LĐ chưa
?nếu có rồi thì được thực hiện như thế nào?việc đào tạo có chất lượng hay
không?(vd:công ty vinamilk)
6) Chính sách tiền lương,tiền thưởng cho người lao động được thực hiện như
thế nào?có thu hút và giữ được lao động giỏi không?
- Hiện nay DN đang thực hiện chính sách tiền lương như thế nào,bằng,cao
hơn hay thấp hơn so với các DN cạnh tranh.Tiền thưởng được tính như thế
nào?hiện tại chính sách tiền lương và thưởng như vậy có giữ được LĐ giỏi
không.Nếu chính sách lương thưởng giữ được LĐ giỏi thì đó chính là lợi thế
của DN.(vd:công ty vinamilk)
7) Khả năng thăng tiến và khuyến khích người lao động trong DN được
thực hiện như thế nào?
- DN hiện đang tạo ra những cơ hội thăng tiến nào cho người LĐ?và có
những chính sách nào để khuyến khích LĐ tăng năng suất cũng như yên tâm
làm việc cho DN. (vd: công ty vinamilk)
8) Việc đánh giá người LĐ có được thực hiện thường xuyên không?
- Đánh giá người LĐ về các mặt: trình độ tay nghề,những cống hiến của
người LĐ… nếu được thực hiện thường xuyên sẽ giúp DN bố trí công việc
hợp lý DN; giúp đưa ra chính sách lương ,thưởng phù hợp;và khuyến khích
được LĐ có tinh phấn đấu nâng cao trình độ.
9) Người lao động có yên tâm cống hiến lâu dài cho DN không?
Qua việc tiếp xúc cũng như thăm dò ý kiến của người LĐ DN sẽ biết được
người LĐ có yên tâm làm việc cho DN hay không.Nếu có thì đó chính là
một thế mạnh mà DN cần phát huy hơn nữa.
10) Cơ Cấu lao động mà DN cần tuyển trong thời gian tới?
- Nếu DN đã hoàn chỉnh cơ cấu LĐ một cách phù hợp thì không còn nhu cầu
tuyển dụng trong thời gian tới.điều này sẽ có lợi khi khả năng tuyển dụng
được LĐ giỏi là rất thấp và việc thực hiện SXKD sẽ trôi chảy bởi vì DN
không thiếu nguồn nhân lực.
- Nhưng nó sẽ là sự thiệt thòi nếu trên thị trường trình độ LĐ cao hơn so với
LĐ hiện tại của DN nhưng DN lại không có nhu cầu.
11) Nguồn cung cấp lao động từ đâu?
- DN xác định được nguồn cung cấp LĐ thì sẽ biết được nguồn cung cấp đó
có ưu và nhược điểm gì, chất lượng của nguồn LĐ đó có bảo đảm
không.Nguồn cung cấp LĐ cho DN dồi dào và có chất lượng thì đó là những
thuận lợi cho DN.(vd:công ty vinamilk)
12) Trình độ bình quân của nhân viên cần nâng cao đến mức độ nào?
Nếu trình độ bình quân của nhân viên đã đạt đến mức chuẩn theo yêu cầu
của DN thì đó là thế mạnh của DN.Ngược lại nếu trình độ NV đang ở mức
thấp thì cần phải nâng cao đến một mức độ nào đó.Điều này sẽ là khó khăn
cho DN về mặt kinh phí đào tạo cũng như bất lợi khi trình độ NV chưa đáp
ứng được yêu cầu.(vd :công ty vinamilk).
Dựa vào các thông tin đưa ra để đánh giá ở trên nhà quản trị DN cần phân
tích và đánh giá sự tiến bộ theo thời gian và các điểm mạnh,điểm yếu so với
các doanh nghiệp cạnh tranh từ đó đưa ra các chiến lược và chính sách góp
phần nâng cao sức cạnh tranh chung toàn DN.