Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH TM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.28 KB, 15 trang )

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH TM – DV NGUYỄN DANH
1. Thực trạng về tình hình kinh doanh của công ty
1.1 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian qua
Số lượng sản phẩm tiêu thụ sản phẩm qua các năm
Mặt hàng Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Hàng may mặc Bộ 80614 54134 80395
Hàng tiêu dùng Cái 97529 103723 105250
Nhìn vào bảng trên ta thấy:
- Mặt hàng may mặc: số lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2009 đột ngột giảm mạnh,
chỉ tiêu thụ được 54134 bộ giảm 26480 so với năm 2008. Sang năm 2010 hàng may
mặc lại có số lượng tiêu thụ tăng trở lại so với năm 2009.
Qua thông tin mà nhân viên phòng kinh doanh cho biết thì nguyên nhân số lượng
sản phẩm giảm đột ngột như vậy là do:
+ Hàng hóa nhập lậu từ Trung Quốc về, trốn được thuế gía rẻ cho nên tiêu thụ
được rất nhiều trên thị trường. Đây là một trong các yếu tố ảnh hưởng rõ rệt nhất đến
công ty nói riêng và tất cả các công ty cùng ngành nói chung.
+ Một số cơ sở trong nước có cùng loại sản phẩm nhưng chất lượng không bằng do
tiết kiệm được chi phí (không phải thuê mặt bằng) cho nên cạnh tranh với công ty bằng
giá cả và dịch vụ.
+ Thêm vào đó là các nhà cung cấp sản phẩm gặp khó khăn nên không đáp ứng đủ
cho quá trình kinh doanh.
+ Ngoài ra còn một số nguyên nhân nữa là thị trường luôn luôn biến động về
cung cầu mà công ty lại chưa có kế hoạch điều chỉnh kinh doanh cho phù hợp với nhu
cầu của thị trường.
- Mặt hàng tiêu dùng: số lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2009 so với năm 2008 tăng
6194 cái. Đến năm 2010 tiêu thụ được 105250 cái, tăng 1527 cái so với năm 2009.
Có thể nói hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian đầu có sự giảm
mạnh. Nhưng đến năm 2010 tình trạng có được cải thiện hơn, do có sự đầu tư hơn cho
nên số lượng sản phẩm tiêu thụ đều có sự gia tăng.
1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty


Đối với một công ty việc phân tích kết quả kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng.
Việc phân tích kết quả kinh doanh giúp công ty xác định được doanh thu, lợi nhuận qua
các năm. Từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp giúp công ty thu được lợi
nhuận cao nhất.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xu hướng đa dạng hóa sản phẩm, Vì lý do
đó mà đòi hỏi công ty cũng như các doanh nghiệp khác phải có định hướng phát triển
thị trường hợp lý.
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh thu 2.320.285.625 3.173.861.689 5.694.586.077
Chi phí 2.243.542.058 3.098.628.623 5.478.012.892
Lợi nhuận 77.716.567 75.233.066 216.573.185
Tình hình kinh doanh của công ty có sự biến động qua từng năm. Trong 3 năm qua
kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đạt kết quả cao nhất vào năm 2010 và thấp
nhất vào năm 2009.
Năm 2008 ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty tương đối ổn định với lợi
nhuận 77.716.567 đồng. Doanh thu của công ty trong năm này không thực sự cao. Lý
do là vì vào thời điểm này có rất nhiều công ty kinh doanh ra đời. Cùng với công ty cũ
đã có chỗ đứng trên thị trường, các công ty này không ngừng cạnh tranh để chiếm lĩnh
thị trường. Vào thời điểm mới thành lập nên đội ngũ nhân viên kinh doanh còn ít và
chưa thực sự phát huy được hết khả năng của mình.
Qua năm 2009, doanh thu và chi phí công ty đã tăng lên so với năm trước, tuy
nhiên so sánh về lợi nhuận thì không bằng năm trước (giảm 2.483.501 đồng). Trong
năm này công ty đã có sự bổ sung nhân sự ở các bộ phận nhằm mở rộng thị phần cho
công ty. Việc củng cố nhân sự này đã ít nhiều cho thấy được sự hiệu quả với sự gia tăng
doanh thu công ty và tìm được cho công ty những khách hàng tiềm năng mới.
Bước sang năm 2010 tình hình kinh doanh của công ty có sự chuyển biến rõ rệt.
Lợi nhuận công ty tăng 141.340.119 đồng, tăng hơn gấp đôi lợi nhuận năm 2009, điều
này chứng tỏ công ty đã có chỗ đứng trên thị trường, tạo được lòng tin và uy tín từ phía
khách hàng.

2. Phân tích tình hình quản trị nhân sự tại công ty
2.1 Tình hình quản trị nhân sự trong công ty
2.1.1 Cơ cấu nhân sự trong công ty
Bảng tình hình nhân sự trong công ty
ĐVT: người
Trình độ văn hóa Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Đại học 4 5 8
Cao đẳng 6 8 9
Trung cấp 3 2 4
Trung học phổ thông 1 2 2
Tổng cộng 14 17 23
Qua bảng ta thấy tổng số lao động của công ty có sự thay đổi qua các năm, cụ thể
là: năm 2009 số nhân viên là 17 người, tăng 3 người so với năm 2008. Năm 2010, tổng
số nhân viên là 23 người tăng 6 người so với năm 2009. Như vậy số nhân viên của công
ty tăng qua các năm và trình độ của các nhân viên càng được nâng cao cả về chuyên
môn và kinh nghiệm.
Đi sâu vào phân tích ta thấy:
*Xét theo vai trò của lao động:
Là doanh nghiệp tư nhân với chức năng kinh doanh là chủ yếu thì công ty đòi hỏi
phải có đội ngũ kinh doanh và giao hàng thật vững chắc và dồi dào để có thể đáp ứng
được những yêu cầu mà thị trường đưa ra. Đó là nguồn lao động trực tiếp. Còn số lao
động gián tiếp của công ty tập trung ở các bộ phận chức năng, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ
nhưng cũng có sự gia tăng qua từng năm.
*Xét theo trình độ nhân sự
Nói chung trình độ đại học và trung cấp của công ty chiếm tỷ trọng không cao.
Những nhân sự có trình độ đại học và cao đẳng thường làm ở các bộ phận lãnh đạo từ
lãnh đạo cấp cao đến lãnh đạo các phòng ban. Còn trình độ trung cấp và phổ thông thì
đa số tập trung ở phòng giao hàng.
Như đã nói ở trên đây là một doanh nghiệp với chức năng kinh doanh là chủ yếu
cho nên tỷ lệ nhân sự ở phòng kinh doanh và giao hàng tương đối cao. Vì phòng kinh

doanh giúp công ty phân phối và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
Do xác định được mục tiêu như vậy cho nên số nhân sự có trình độ đại học và cao
đẳng của công ty có tăng qua từng năm nhưng với tỉ lệ tăng không cao lắm. Riêng về
nhân viên giao hàng lại tăng đều qua các năm, năm 2009 là 6 người, tăng gấp đôi so với
năm 2008, đến năm 2010 là 8 người. Ngoài ra công ty còn có thêm lực lượng lao động
phổ thông, lực lượng này cũng chủ yếu tập trung ở phòng giao hàng, nó chiếm tỉ lệ nhỏ
trong tổng số nhân viên.
*Xét theo giới tính
Nói chung nhân viên nam chiếm tỷ trọng cao trong công ty. Vì đa số công việc
của công ty là đi kinh doanh bên ngoài và giao hàng cho các khách hàng nên chỉ thích
hợp cho nam. Lao động nam chủ yếu tập trung ở phòng kinh doanh và phòng giao hàng.
Còn nhân viên nữ thì chủ yếu tập trung ở các phòng ban: phòng tổng hợp, phòng kế
toán, một số ít ở phòng kinh doanh.
*Xét theo hình thức tuyển dụng nhân sự
Số nhân viên theo biên chế và số nhân viên theo hợp đồng ngắn hạn có sự thay
đổi qua từng năm.
Cụ thể là số nhân viên trong biên chế thay đổi ít trong từng năm, năm 2008 có 4
người vào biên chế của công ty, năm 2009 không có sự thay đổi, năm 2010 số lượng
nhân viên theo biên chế tăng them 2 người so với năm 2009. Đối với nhân viên theo
hợp đồng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn và gia tăng qua từng năm, năm 2008 so với
năm 2009 tăng 5 người, sang năm 2010 cũng có thêm 5 người theo hợp đồng ngắn hạn.
2.1.2 Phân bố nhân sự trong công ty
Bảng phân bố lao động theo phòng ban chức năng
ĐVT: người
Các phòng ban Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Phòng quản lý 2 2 2
Phòng kinh doanh 5 5 8
Phòng kế toán 2 2 2
Phòng giao hàng 3 6 8
Phòng tổng hợp 2 2 3

Việc quản lý nhân viên thuộc phạm vi, trách nhiệm của giám đốc. Trong công ty
việc phân bổ nhân sự do Ban giám đốc quyết định và các phòng ban sẽ là người thi
hành quyết định đó.
Ban giám đốc công ty gồm có: một giám đốc và một phó giám đốc phụ trách về
kinh doanh. Ban giám đốc công ty đều có trình độ đại học và tùy theo trình độ và năng
lực từng người mà quyết định phân bổ vào từng nhiệm vụ khác nhau.
Ở các phòng ban chức năng việc phân bổ nhân sự được thực hiện như sau (lấy số
liệu năm 2010):
- Phòng kinh doanh: gồm 8 người, trưởng phòng và các nhân viên kinh doanh. Họ
phụ trách công tác mua bán các mặt hàng phục vụ cho quá trình kinh doanh và việc tiêu
thụ sản phẩm hàng hóa trên thị trường. Trưởng phòng kinh doanh phải là người có trình
độ đại học, phải hiểu biết về thị trường đồng thời cũng phải hiểu biết về tình hình kinh
doanh của công ty. Đối với các nhân viên trong phòng kinh doanh thì đa số có trình độ
cao đẳng, họ linh hoạt, năng động và nhiệt tình trong công việc. Họ thành thạo trong
việc sử dụng máy tính, thành thạo nghiệp vụ kinh doanh, am hiểu về lĩnh vực mà công
ty đang kinh doanh.
- Phòng kế toán: gồm 2 người, kế toán trưởng và kế toán viên. Kế toán trưởng là
người có trình độ đại học và được tập huấn về trình độ của kế toán, kế toán trưởng còn
là người kiểm soát công tác về tiền lương của kế toán viên để báo cáo lên giám đốc.

×