Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hội chứng ruột kích thích pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.46 KB, 6 trang )

Hội chứng ruột kích
thích

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh tiêu hóa mãn tính vẫn chưa tìm được
nguyên nhân. Những triệu chứng thường gặp bao gồm: đau hay quặn bụng,
trướng bụng và đầy hơi, ngoài ra còn kèm theo thay đổi thói quen đi cầu.
Hội chứng ruột kích thích trước đây đã từng được gọi là chứng co thắt ruột,
bệnh ruột chức năng và viêm niêm mạc kết tràng. Tuy nhiên, hội chứng ruột
kích thích không phải là một viêm ruột thật sự.
Hội chứng ruột kích thích không gây lây nhiễm, di truyền hoặc ung thư hóa.
Tuy nhiên nó thường xuyên làm ảnh hưởng đến những sinh hoạt thường
ngày của bệnh nhân. 90% những người được phỏng vấn trong một cuốc điều
tra trong nhóm những người đã kết hôn hoặc đang sống thử tiền hôn nhân
cho biết hội chứng này gây khó khăn cho họ trong những mối quan hệ riêng
tư và 45% cho biết nó gây khó khăn cho đời sống tình dục của họ.
NGUYÊN NHÂN
Hiện nay người ta vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân của hội chứng ruột
kích thích. Nó được cho rằng đó là kết quả của sự tác động qua lại của nhu
động ruột bất thường, sự quan tâm nhiều hơn đến những chức năng bình
thường của cơ thể và sự thay đổi liên kết thần kinh giữa não và ống tiêu hóa.
Những nhu động bất thường của ruột (quá nhanh hay quá chậm) xảy ra ở
một số người bị hội chứng ruột kích thích.
Hội chứng ruột kích thích cũng xuất hiện sau một giai đoạn viêm dạ dày -
ruột.
Người ta còn cho rằng hội chứng ruột kích thích gây ra bởi sự dị ứng với
thức ăn hoặc tính nhạy cảm đối với thức ăn, tuy nhiên điều này vẫn chưa
được chứng minh.
Những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích có thể xấu đi khi bị stress
hoặc có kinh, nhưng những yếu tố trên không có vẻ là nguyên nhân dẫn đến
hội chứng này.
TRIỆU CHỨNG


Hội chứng ruột kích thích tác động đến mỗi người theo những cách khác
nhau. Tiêu chuẩn xác định của hội chứng ruột kích thích là khó chịu hoặc
đau ở bụng. Những triệu chứng sau cũng thường hay gặp:
 Đau và quặn bụng và giảm đi sau mỗi nhu động ruột.
 Thay đổi chu kỳ tiêu chảy và táo bón.
 Thay đổi số lần đi cầu
 Đầy hơi
 Chảy dịch nhầy ra khỏi trực tràng
 Trướng bụng
 Căng chướng bụng
Những dấu hiệu sau không phải là triệu chứng của hội chứng ruột kích thích:
 Có máu trong phân hay trong nước tiểu
 Nôn ói
 Cơn đau bụng hoặc tiêu chảy là thức dậy giữa chừng
 Sốt
 Sụt cân
KHI NÀO CẦN ĐẾN GẶP BÁC SĨ
Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng đến từng người theo những cách khác
nhau. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên, hãy liên hệ với bác sĩ để
sắp xếp một cuộc hẹn khám bệnh.
Nếu người bệnh có những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ruột kích
thích hoặc bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích kèm theo những dấu hiệu
bất thường, nên hỏi ý kiến bác sĩ. Hãy đến phòng cấp cứu bệnh viên nếu như
triệu chứng trở nên nặng nề hoặc xuất hiện một cách đột ngột.
Những triệu chứng trái ngược với hội chứng ruột kích thích bao gồm: có
máu trong phân hoặc trong nước tiểu, nôn ói, phân đen hoặc giống như hắc
ín, đau hoặc tiêu chảy nặng đủ để đánh thức người bệnh dậy giữa chừng và
sụt cân. Nếu gặp những triệu chứng này, hãy đi khám bệnh ngay lập tức.
KHÁM VÀ XÉT NGHIỆM
Hội chứng ruột kích thích có thể rất khó chẩn đoán. Việc chẩn đoán hội

chứng này được gọi là chẩn đoán loại trừ, có nghĩa là trước tiên bác sĩ sẽ
nghi ngờ bạn bị một số bệnh khác, và có thể sẽ cho bạn làm một số xét
nghiệm hay thực hiện một số thủ thuật để loại trừ những bệnh kể trên. Một
số xét nghiệm có thể bao gồm các xét nghiệm hóa sinh, chẩn đoán hình ảnh
(như CT scan, chụp x quang ruột non) hoặc nội soi ống tiêu hóa dưới. Nội
soi là một thủ thuật dùng một ống dẻo với một camera nhỏ ở một đầu và đưa
đầu này vào trong ống tiêu hóa của bệnh nhân sau khi đã cho thuốc tê.
 Cần phải kết hợp giữa bệnh sử, khám lâm sàng và những xét nghiệm
lựa chọn để có thể chẩn đoán được hội chứng ruột kích thích.
 Không có một xét nghiệm máu hay X quang đơn lẻ nào có thể xác
định được chẩn đoán hội chứng này.
ĐIỀU TRỊ
Tại nhà
Nhiều người bị hội chứng này đã tự thay đổi chế độ ăn trước khi gặp bác sĩ.
Tránh những thức ăn hằng ngày tạm thời có thể giúp phân biệt được hội
chứng ruột kích thích với những triệu chứng bất dung nạp lactose vốn có
những biểu hiện tương tự. Những bệnh nhân tránh ăn những thức ăn thường
ngày nên tập luyện và xem xét vấn đề uống thêm viên calcin hỗ trợ.
Một số loại thức ăn, chẳng hạn như các loại rau thuộc họ cải (súp lơ, cải
xanh, bắp cải) và những loại đậu có thể làm cho triệu chứng chướng bụng và
đầy hơn nặng nề hơn.
Điều trị
Hầu hết những người bị hội chứng ruột kích thích chỉ đôi khi mới gặp triệu
chứng. Một số người có thể có triệu chứng kéo dài và cần phải được kê toa
thuốc.
 Cách điều trị phổ biến nhất của hội chứng ruột kích thích là thêm chất
xơ vào bữa ăn. Theo mặt lý thuyết thì việc này sẽ làm dãn phần trong
ống tiêu hóa nên giúp giảm khả năng ống tiêu hóa bị co thắt khi thức
ăn đi qua. Chất xơ cũng làm cải thiện tần số nhu động ruột giúp làm
giảm táo bón. Nên tăng lượng chất xơ một cách từ từ vì có thể ban đầu

nó sẽ làm triệu chứng chướng bụng và đầy hơi tăng lên.
 Stress có thể làm hội chứng ruột kích thích nặng hơn. Bác sĩ sẽ cho
những lời khuyên để giảm stress. Thường xuyên ăn những bữa ăn cân
bằng dinh dưỡng và tập luyện thể dục có thể làm giảm stress và những
vấn đề liên quan đến hội chứng ruột kích thích.
 Hút thuốc có thể làm hội chứng ruột kích thích nặng hơn.
 Do nhiều bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích được báo cáo rằng có
sự bất dung nạp thức ăn, danh sách thức ăn hằng ngày có thể giúp xác
định loại thức ăn nào làm hội chứng này nặng hơn.
Thuốc
 Thuốc chống co thắt, chẳng hạn như dicyclomine (Bemote, Bentyl,
Di-Spaz) và hyoscyamine (Levsin, Levbid, NuLev), đôi khi được
dùng để điều trị triệu chứng ruột kích thích. Thuốc giúp làm chậm
hoạt động của ống tiêu hóa lại và giảm nguy cơ co thắt. Tuy nhiên,
thuốc có một số tác dụng phụ nhưng không xuất hiện ở tất cả mọi
người. Những biện pháp điều trị khác cũng có thể hiệu quả, tùy thuộc
vào tình trạng và triệu chứng của bệnh nhân.
 Thuốc chống tiêu chảy, như loperamide (Imodium), dược chất có
chứa kaolin/pectin (Kaopectate), và diphenoxylate/atropine (Lomotil),
đôi khi được dùng khi tiêu chảy là triệu chứng chính của hội chứng
ruột kích thích. Không được dùng lâu dài nếu không hỏi ý kiến bác sĩ
trước.
 Thuốc chống trầm cảm có thể rất hiệu quả ở liều thấp hơn liều thường
được dùng để điều trị trầm cảm. Imipramine (Tofranil), amitriptyline
(Elavil), nortriptyline (Pamelor) và desipramine (Norpramin) là một
số thuốc thường được dùng để làm giảm bớt hội chứng ruột kích
thích. Một số loại thuốc trầm cảm khác được kê toa nhiều hơn khi
trầm cảm và hội chứng ruột kích thích xuất hiện đồng thời.
 Sau đây là những loại thuốc mới hơn thường được dùng cho những
bệnh nhân không cải thiện triệu chứng đối với những cách điều trị

trên:
o Tegaserod (Zelnorm) được dùng để điều trị ngắn hạn cho
những phụ nữ bị hội chứng ruột kích thích nếu như táo bón là
triệu chứng chính. Tegaserod kích thích nhu động ruột ở ống
tiêu hóa làm giảm nguy cơ bị táo bón. Thuốc được dùng 2 lần
mỗi ngày, 30 phút trước bữa ăn sáng và tối trong vòng 4 - 6
tuần. Đối với những người có đáp ứng tốt với thuốc thì sẽ được
xem xét điều trị thêm 4-6 tuần nữa. Cần phải liên lạc với bác sĩ
ngay nếu như triệu chứng đau bụng và tiêu chảy mới xuất hiện
hoặc đột ngột xấu đi. Tính an toàn và hiệu quả trên nam giới
của tegaserod vẫn chưa được nghiên cứu một cách thích đáng,
do đó Ủy ban thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA - Food and
Drug Administration) không thông qua việc dùng loại thuốc
này để điều trị hội chứng ruột kích thích trên nam giới.
o Alosetron (Lotronex) được dùng điều trị ngắn hạn cho những
phụ nữ bị hội chứng ruột kích thích với triệu chứng nổi bật là
tiêu chảy nặng, mạn tính và không đáp ứng điều trị với cách
điều trị thông thường. Có ít hơn 5% trong số những người bị
hội chứng ruột kích thích bị ở thể nặng, và chỉ một phần trong
số họ có triệu chứng tiêu chảy chiếm ưu thế. Alosetron bị loại
ra khỏi thị trường Hoa Kỳ nhưng sau đó được giới thiệu lại với
những hạn chế mới được thông qua bởi FDA vào ngày
7/6/2002. Thuốc bị giới hạn sử dụng do những tác dụng phụ
trên hệ tiêu hóa nghiêm trọng và không dự đoán trước được
(bao gồm cả một số trường hợp tử vong) được báo cáo sau khi
nó được thông qua lần đầu tiên vào tháng 2/2000. Cũng như với
tegaserod, tính an toàn và hiệu quả của alosetron vẫn chưa được
nghiên cứu một cách thích đáng trên nam gới, do đó, FDA
không thông qua việc dùng loại thuốc này để điều trị hội chứng
ruột kích thích trên nam giới.

NHỮNG BƯỚC TIẾP THEO
Phòng ngừa
 Duy trì thể chất phù hợp giúp cải thiện chức năng ruột và làm giảm
stress.
 Ngưng hút thuốc
 Tránh uống cafe, những thức ăn sinh hơi, những thức ăn nhiều gia vị.
 Giảm hoặc tránh dùng những thức uống có cồn.
Tiên lượng
Do hội chứng ruột kích thích là một bệnh mạn tính, triệu chứng thường sẽ
lập đi lập lại theo thời gian và có thể bị ảnh hưởng bới các yếu tố như stress,
chế độ ăn và những yếu tố môi trường. Không có cách điều trị nào đã được
biết đến có thể trị được hội chứng ruột kích thích. Có nhiều yếu tố có thể
đóng vai trò trong việc làm hội chứng ruột kích thích nặng hơn, do đó sẽ rất
khó tiên đoán xem yếu tố nào làm hội chứng này nặng hơn trên một người
cụ thể. Thiết lập mối quan hệ tốt đối với bác sĩ có thể giúp làm giảm bớt mối
lo lắng về bệnh và giúp nhận ra một cách nhanh chóng sự thay đổi hoặc sự
xấu đi của các triệu chứng.

×