Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Loạn nhịp tim potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.68 KB, 4 trang )

Loạn nhịp tim


Chức năng chính của tim là cung cấp máu và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Nhịp đập, hoặc nhịp co bóp, đều đặn của tim đẩy máu chảy đi khắp cơ thể.
Mỗi một nhịp đập của tim được kiểm soát bởi những nhịp xung điện chạy
khắp tim. Ở một trái tim bình thường, những tín hiệu điện này xuất hiện theo
những khoảng cách đều nhau. Khi hệ thống điện này của tim bị trục trặc, tim
không thể đập đều đặn như bình thường được dẫn đến loạn nhịp tim.
Hệ thống điện điều hòa nhịp đập của tim gồm 2 vùng chính kiểm soát các
chuỗi đường dẫn truyền bên trong tim, tương tự như hệ thống dây điện trong
nhà vậy.
 Nút xoang nhĩ, hay còn gọi là nút xoang, viết tắt là nút SA (Sinoatrial
node) nằm ở tâm nhĩ phải có chức năng kiểm soát chính và là nguồn
gốc của mỗi nhịp đập của tim. Tùy theo tổng nhu cầu máu của cơ thể
mà nút xoang nhĩ có thể làm tăng nhịp tim khi cần thiết, chẳng hạn
như khi tập thể dục, khi đang phấn khích tinh thần hoặc những lúc bị
sốt. Nút xoang nhĩ đôi khi còn được gọi là máy tạo nhịp tự nhiên của
cơ thể.
 Những xung điện được phát ra từ nút xoang nhĩ đi theo các đường dẫn
đặc biệt bên trong tim đến nút nhĩ thất hay còn gọi là nút AV
(Atrioventricular node). Mục đích của nút nhĩ thất là tạo đường dẫn
cho các tín hiệu điện đi từ nhĩ xuống thất. Nó cũng tạo ra một khoảng
nghỉ khi dẫn truyền từ nhĩ xuống thất do đó tâm nhĩ sẽ co trước làm
tâm thất được đổ đầy máu trước khi đến lượt chúng co.
 Khoảng nghỉ này bảo đảm cho các buồng tim phía dưới (các tâm thất)
được đổ đầy máu hoàn toàn trước khi co bóp để tống máu đi.
Bình thường, tim đập từ 60 đến 100 lần một phút. Tình trạng này được gọi là
"nhịp xoang bình thường" hoặc "nhịp bình thường". Tùy thuộc vào nhu cầu
của cơ thể mà tim có thể đập nhanh hơn (nhịp xoang nhanh) do bị stress
hoặc chậm hơn (nhịp xoang chậm) khi đang ngủ.


Loạn nhịp tim
Loạn nhịp tim là tình trạng tim đập một cách bất thường. Có nhiều loại loạn
nhịp được phân ra tùy theo nơi xuất phát của chúng (tâm nhĩ, nút nhĩ thất,
hoặc tâm thất). Thông thường, những loạn nhip không bắt nguồn từ tâm thất
được gọi là những loạn nhịp trên thất và những loạn nhịp bắt nguồn từ tâm
thất được gọi là những loạn nhịp thất.
Dưới đây là một số loại loạn nhịp thường gặp nhất, bắt đầu bằng những loạn
nhịp trên thất.
 Ngoại tâm thu nhĩ, viết tắt là PAC hoặc APC (Premature atrial
contraction) hoặc ngoại tâm thu trên thất. Một vùng khác của tâm thất
gửi tín hiệu điện sớm sau khi nhịp đập trước kết thúc làm tim co sớm
hơn bình thường. Hiện tượng này rất thường xảy ra ở mọi độ tuổi và
thường không nghiêm trọng.
 Nhịp nhanh trên thất, hoặc nhịp nhanh kịch phát trên thất. Xảy ra nhi
bất kỳ cấu trúc nào nằm trên tâm thất (thường là tâm nhĩ hoặc nút nhĩ
thất) tạo ra xung điện nhanh và đều đặn.
 Hội chứng yếu nút xoang. Sự phát xung không đều của nút xoang làm
nhịp tim chậm hơn bình thường (đôi khi được thay thế bởi nhịp tim
nhanh).
 Rung nhĩ. Là tình trạng các xung điện được phóng ra với tần xuất
nhanh từ nhiều vùng khác nhau của tâm nhĩ. Thường làm tim đập
nhanh là không đều.
 Cuồng nhĩ. Là tình trạng gây ra bởi sự phát xung nhanh từ một vùng
duy nhất của tâm nhĩ phải. Thông thường tâm nhĩ phải phát xung với
tần số 300 nhịp/phút nhưng chỉ một nửa số nhịp được dẫn truyền qua
nút nhĩ thất, điều đó có nghĩa là nhịp thất sẽ vào khoảng 150 lần/phút.
Những loại nhịp bắt nguồn từ tâm thất thường gặp ở những bệnh nhân bị
bệnh tim nặng nhưng cũng có thể thấy ở người khỏe mạnh.
 Ngoại tâm thu thất (PVC - Premature ventricular contraction). Xuất
hiện khi xung điện xuất phát từ thất làm tim đập sớm hơn bình

thường. Thông thường nhịp tim sẽ quay về bình thường ngay lập tức.
 Nhịp nhanh thất: là những xung điện nhanh và thông thường là đều
đặn xuất phát từ các tâm thất làm tim đập rất nhanh. Đây thường là
một nhịp nhanh nguy hiểm tính mạng và cần phải có sự can thiệp y
khoa lập tức, có thể là shock điện hoặc khử rung tim.
 Rung thất: là tình trạng xung điện xuất phát từ tâm thất với tần số
nhanh và rối loạn dẫn đến kết quả tim co bóp không có sự phối hợp
rồi sau đó là rung (giống hình ảnh một túi vải chứa đầy sâu) và mất
khả năng đập và bơm máu, dẫn đến ngừng tim tức thời.
Loạn nhịp tim có thể rất đáng sợ, nhưng ở nhiều trường hợp, đặc biệt là ở
những bệnh nhân trẻ với quả tim bình thường, chúng có thể không đe dọa
tính mạng và có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc.
 Loạn nhịp trên thất thường gặp ở những bệnh nhân trung niên và cao
tuổi. Càng cao tuổi bạn càng có khả năng bị loạn nhịp nhiều hơn, đặc
biệt là rung nhĩ.
 Nhiều kiểu loạn nhịp trên thất chỉ kéo dài tạm thời và không nguy
hiểm, đặc biệt là nếu như bệnh nhân không có bệnh tim mạch. Những
loại nhịp này là do đáp ứng với những hoạt động bình thường hoặc
cảm xúc.
 Ngay cả khi loạn nhịp do một nguyên nhân nghiêm trọng thì chính
bản thân loạn nhịp có thể không nguy hiểm. Những bệnh nguyên nhân
thường có thể được điều trị hiệu quả.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×