Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tại sao nói ngày nay CNTB đang có sự điều chỉnh nhưng nó không thể vượt qua được giới hạn lịch sử của nó pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.51 KB, 3 trang )

Tại sao nói ngày nay CNTB đang có sự điều chỉnh nhưng nó không thể vượt qua được
giới hạn lịch sử của nó?
CNTB ra đời, tồn tại và phát triển trên chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất. Bản
chất của CNTB là bóc lột lao động thặng dư của người lao động làm thuê.
.Đặc điểm của CNTB ngày nay
Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất:
Thứ nhất, cách mạng công ngệ thông tin và công nghệ cao phát triển mạnh mẽ. công nghệ cao
mới khác như sinh học, vật liệu mới, nguồn năng lượng mới, hàng không vũ trụ… cũng đang
phát triển mạnh mẽ .
Thứ hai, giáo dục được tăng cường và tố chức của người lao động được nâng cao rõ rệt.Thứ ba,
kinh tế tăng trưởng nhanh, năng suất lao động được nâng cao. - Nền kinh tế đang có xu hướng
chuyển dịch từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức:
Trong kinh tế tri thức, vai trò của tri thức và kĩ thuật đã cao hơn các yếu tố như nguồn tài nguyên
tự nhiên,…và trở thành yếu tố quan trọng nhất. Sáng tạo kĩ thuật và sáng tạo cơ chế đóng vai trò
then chốt trong sự phát triển của kinh tế tri thưc. Cùng với sự chuyển đổi loại hình kinh tế, kết
cấu ngành nghề của CNTB cũng được điều chỉnh và nâng cấp hơn, chuyển dịch sang dịch vụ hoá
và công nghệ cao hoá.
Sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp:
Thứ nhất, quan hệ sở hữu có những thay đổi biểu hiện nổi bật là sự phân tán quyền nắm cổ phiếu
tăng lên.
Thứ hai, kết cấu giai cấp cũng có những biến đổi lớn. Các giai cấp, tầng lớp, đoàn thể xã hội và
tập đoàn cùng tồn tại và tác động lẫn nhau. Nổi bật là sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu hay còn
gọi là giai cấp trung sản, chiếm 40-50%. Trên thực tế, phần lớn trong số này có cổ phiếu hoặc
một phần vốn rất nhiều trong số họ là phần tử tri thức hoặc nhân viên chuyên ngành có địa vị
nghề nghiệp khá tốt, đã không còn là giai cấp vô sản theo quan niệm truyền thống nữa.
Thứ ba, thu nhập bảng tiền lương của người lao động cũng có
được mức tăng trưởng khá lớn
Thể chế kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp có những biến đổi lớn:
Thứ nhất, doanh nghiệp cải cách cơ chế quản lý, thiết lập cơ cấu tổ chức hàng ngang và mạng
lưới, xoá bỏ hệ thống kiểu kim tháp truyền thống như tập trung quá lớn quyền lực, đa tầng thứ và
theo chiều dọc, thay thế bằng hệ thống kiểu mạng lưới phân quyền, ít tầng thứ và theo chiều


ngang.
Thứ hai, dùng công nghệ cao cải cách cơ chế quản lý sản xuất. Doanh nghiệp thiết lập hệ thống
sản xuất linh hoạt.hệ thống SX bằng máy tính , chế độ cung cấp thích hợp và cơ chế phát triển
theo nhu cầu
Thứ ba, thực hiện cải cách quản lý lao động, lấy con người làm gốc, yêu cầu đối với công nhân
chủ yếu không phải là thể lực mà phải có kỹ năng và tri thức cao hơn, để họ phát huy tính chủ
động và sang tạo, từ đó nâng cao năng suất lao động và tăng cường thế cạnh tranh của DN.
Thứ tư, thay đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp, xuất hiện xu thế loại hình lớn hoá và nhỏ hoá
cùng hỗ trợ lẫn nhau và cùng tồn tại. Các DN lớn đã khôg ngừng mở rộng ưu thế về quy mô,
tăng cường sức mạnh thị trường của công ty.Đồng thời, các DN nhỏ cũng linh hoạt hơn và phát
triển mạnh mẽ làm cho kinh tế TBCN có sức sống và hiệu quả cao.
Điều tiết vĩ mô của nhà nước ngày càng được tăng cường:
Thứ nhất, kịp thời điều chỉnh chiến lược tổng thể phát triển kinh tế, nhằm nâng cao sức cạnh
tranh tổng thể của quốc gia.
Thứ hai, sự lựa chọn chính sách thực dụng: Những năm 90 của thế kỉ XX, Mỹ hay châu Âu áp
dụng chính sách “Con đường thứ ba”, dung hoà quan niệm giá trị truyền thống và chủ trương
chính trị của chủ nghĩa tự do với một số biện pháp của chủ nghĩa bảo thủ mới.
- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống kinh tế CNTB, là
lực lượng chủ yếu thúc đẩy toàn cầu hoá:
- Điều tiết và phối hợp quốc tế được tăng cường:
Những năm gần đây, hợp tác và phối hợp quốc tế được tăng cường rõ rệt, hiệu quả không ngừng
được nâng cao như sự phối hợp giữa các nước tư bản về chính sách tài chính, tiền tệ sau sự kiện
11/09/2001, sự phối hợp giữa Mỹ, EU và Nhật để tìm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ trên quy mô toàn cầu năm 2008.
2. Mặc dù CNTB có sự thay đổi và điều chỉnh nhưng bản chất không thể thay đổi, không
thể điều hoà được những mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội hay không thể vượt qua được
giới hạn lịch sử của nó
Dưới sự tác động của cuộc cách mạng KH-KT và công nghệ, trong giai đoạn mà lực lượng sản
xuất có bước phát triển mạnh mẽ cả về tính chất và trình độ, làm cho quan hệ sản xuất TBCN có
sự biến đổi thích ứng. Từ đó làm nảy sinh những đặc điểm mới, đồng thời làm cho mâu thuẫn

của CNTB ngày càng thêm gay gắt, tạo tiền đề vật chất cho sự phủ định của nó.
Nguyên nhân: Do CNTB chứa đựng những mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa tính chất và trình
độ xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất.
Mâu thuẫn tư bản nói trên biểu hiện thành những mâu thuẫn cụ thể sau:
Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động:
Mâu thuẫn này thể hiện trong sự phân cực giàu nghèo và tình trạng bất công xã hội tăng lên. Sự
bần cùng hoá tuyệt đối lẫn tương đối của giai cấp công nhân vẫn đang tồn tại. Thu nhập của 358
người giàu nhất thế giới lớn hơn thu nhập hàng năm của hơn 45% dân số thế giới.
Trong xã hội tư bản ngày nay, sự bất bình đẳng và các tệ nạn xã hôi đang ngày càng gia tăng và
phổ biến. Mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc:
Ngày nay, mâu thuẫn này được chuyển thành mâu thuẫn giữa các nước chậm phát triển bị lệ
thuộc với những đế quốc, trở thành mâu thuẫn giữa các nước và tầng lớp thượng lưu giàu có.
Mâu thuẫn giữa các nước TBCN với nhau, chủ yếu là giữa 3 trung tâm kinh tế chính trị hàng
đầu của thế giới tư bản, giữa các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia.
Mâu thuẫn giữa CNTB và CNXH:
Đây là mâu thuẫn xuyên suốt thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toan thế giới. Do
điều kiện quốc tế thay đổi, do giữa một số nước TBCN và XHCN đã thiết lập quan hệ chính thức
về mặt nhà nước, có quan hệ vừa hợp tác lại vừa đấu tranh về nhiều mặt nên mâu thuẫn này được
biểu hiện dưới hình thức mời, chủ yếu bằng “diễn biến hoà bình” và chống lại “diễn biến hoà
bình”.
Những mâu thuẫn trên đây cho thấy phương thức sản xuất TBCN sẽ bị thủ tiêu và một số
phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa sẽ ra đời và phủ
định phương thức sản xuất TBCN. Và những điều chỉnh mới của CNTB cho thấy CNTB
vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển dù không phải là vĩnh hằng. Vì vậy có thể khẳng định
rằng: CNTB đang có sự điều chỉnh nhưng nó không thể vượt qua được giới hạn lịch sử của
nó. (Theo Mác - Ăngghen) giai cấp vô sản là giai cấp những người công nhân làm thuê, hiện
đại vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân nên buộc phải bán sức lao động để sống Chính
nền tảng tư bản chủ nghĩa đã sinh ra giai cấp vô sản một cách khách quan, do nền đại tư bản
chủ nghĩa càng phát triển thì giai cấp vô sản càng đông đảo, còn tư bản chủ nghĩa, còn nền sản
xuất hàng hóa dựa trên nền đại công nghiệp thì vẫn còn giai cấp vô sản Hiện nay giai cấp vô

sản là giai cấp của người lao động sản xuất ra của cải vật chất đồng thời cũng chính là giá trị
thặng dư trong lĩnh vực công nghiệp với trình độ, công nghệ, kĩ thuật ngày càng hiện đại, và
sản phẩm tàn dư do họ làm ra là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có và phát triển của xã hội
Như vậy nói đến giai cấp công nhân thể hiện hai đặc trưng :Họ lao động trong nền sản xuất vật
chất có công nghiệp hiện đại Sản phẩm tàn dư họ tạo ra là nguồn gốc chủ yếu cho sự phát
triển giàu có của xã hội Giai cấp công nhân là người lật đổ chủ nghĩa tư bản và xây dựng
một xã hội mới xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân bao gồm vấn đề xóa bỏ xã hội cũ và xây dựng xã hội mới, ngược lại xây dựng xã hội mới
vững vàng để xóa bỏ triệt để xã hội cũ Với nhân dân sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân phải được thực hiện trong một thời gian lâu dài trên quy mô toàn thế giới Việc thực hiện
sứ mệnh lịch sử chỉ có thể thông qua một cuộc cách mạng xã hội toàn diện và triệt để trong đó
giai cấp công nhân vừa là lực lượng lãnh đạo, vừa là bộ phận chủ lực tiên phong của cách
giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để, thể hiện ở mục tiêu cách
mạng của mình là xóa bỏ tận gốc chế độ người bóc lột người, xoá bỏ hoàn toàn chế độ
tư hữu, giải phóng mình và giải phóng toàn nhân loại khỏi mọi chế độ áp bức, bóc lột.
Giai cấp công nhân hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu hoàn thành tốt sứ mệnh
lịch sử vì nó có nền tảng lý luận tiên tiến là chủ nghĩa Mác-Lênin.

×