Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHIM HÀI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.53 KB, 7 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHIM HÀI ĐIỆN
ẢNH VIỆT NAM (phần II)

Khi xem xét những nguyên nhân khiến điện ảnh ta liên tục vắng bóng phim hài, và
nhất là tình trạng thiếu định hướng sáng tác, có thể thấy rằng những vấn đề của phim
hài nói riêng cũng là của điện ảnh ta nói chung, dù ở các mức độ khác nhau.

Ở bình diện khai thác chất liệu cuộc sống, kinh nghiệm có thể tham khảo
từ phim Chàng mù may mắn (phim Mỹ, kịch bản C.Theo, đạo diễn kiêm sản
xuất J. Keach, chiếu tại các rạp ở Hà Nội vào tháng 2-2008) chính là sức lay
động của thông điệp phim: người ta hạnh phúc thật sự là khi được thương yêu
và vì sao câu “đàn ông yêu bằng mắt, đàn bà yêu bằng tai” đã không còn đúng?
Và ngoài thông điệp đầy nhân văn “Tôi ơi, đừng tuyệt vọng!” dành cho những
ai mặc cảm vì khiếm khuyết, chính lối diễn xuất thần của các diễn viên chính
đã tạo nên sự hấp dẫn của phim.
Về thông điệp phim ở trên, điều đáng nói là chính qua những tình tiết hài
hước, nhà biên kịch C.Theo muốn gửi gắm đầy ẩn ý sự cảm thông và chia sẻ
của mình: đừng tuyệt vọng mà hãy lạc quan sống với sự không hoàn hảo của
mình. Còn về dàn diễn viên trong mơ làm nên thành công của phim, trước hết
phải kể đến phong cách đầy nam tính, ánh mắt hút hồn khán giả và lối diễn xuất
chân chất tự nhiên đã giúp C.Pine (vai Danny) đi từ nhiều thành công trước đây
đến thành công ngoài mong đợi trong phim này.
Cũng khai thác chuyện cưới, bộ phim hài Mỹ Quyền được cưới (kịch bản
K.Baker; đạo diễn K.Kwapis, với các diễn viên chính là R. William và nữ ca sĩ
M.Moore, chiếu tại các rạp ở Hà Nội vào tháng 11-2007) kể về đôi bạn trẻ
Murphy (J.Krasinski đóng) và Jones (M. Moore đóng) đã đính hôn và rất háo
hức mong chờ đến ngày cưới để được sống bên nhau trọn đời. Nhưng giấc
mộng trăm năm của cả hai bị gián đoạn giữa chừng vì linh mục Frank nhất
quyết không chịu làm chủ hôn cho Murphy và Jones cho đến khi cả hai vượt
qua được khóa học “tiền hôn nhân” của ông. Những bài học quái chiêu, những
bài tập kinh dị đã khiến cho đôi tình nhân phải dở khóc dở cười, và đó chính là


những màn gây cười cho bộ phim đậm chất hài kiểu Mỹ này
Theo chúng tôi, có 3 điều có thể tham khảo từ phim này. Trước hết, đó là
sự chân thực, vì nội dung của Quyền được cưới dựa trên một câu chuyện hoàn
toàn có thật. Thứ hai, đó là sự diễn xuất hài tuyệt vời của dàn diễn viên. Thứ ba
là sự kết hợp hoàn hảo những câu chuyện, chi tiết, tình huống hài thật trong
cuộc sống với các kỹ xảo làm phim hiện đại, một điều rất mới mẻ được áp dụng
khi làm phim hài.
Gần đây nhất, cần nhắc tới 2 bộ phim điện ảnh hài điển hình do
Hollywood sản xuất, được chiếu tại các rạp Việt Nam vào cuối tháng 8-2009 là
Lời cầu hôn (The proposal) và Ba chàng ngự lâm (The hangover). Trong đó,
lý do cần tham khảo của phim thứ nhất được chính một nhà phê bình điện ảnh
Mỹ nhận xét: “Dù các tình huống trong phim rất công thức, nhưng sự phối hợp
của bộ đôi Bullock và Peynolds đã đem lại cho phim sự sống động mạnh mẽ và
tính hài hước không ngờ”(6). Còn điều cần tham khảo ở phim thứ hai, chính là
ở chỗ phim được xây dựng từ một kịch bản thông minh đầy những tình huống
bất ngờ, nên đã khiến khán giả “cười đến khản cả cổ”(7), và lý do khiến phim
hấp dẫn thực ra cũng không mới, chỉ bởi “The hangover cực kỳ hài hước, từ bối
cảnh, tình huống đến phần lớn những câu thoại”(8).

Cảnh trong phim Tết này ai đến xông nhà
Và cần đề cập tới một sự kiện trước đó có liên quan tới phim hài Việt
Nam, đó là Liên hoan phim hài thế giới (WCFF) do Tổng cục Du lịch, Hiệp hội
Điện ảnh, Hội phim hài Thái Lan phối hợp tổ chức đã diễn ra vào trung tuần
tháng 6-2009. Qua các cuộc tranh tài, liên hoan phim này đã tìm ra một số giải
như: phim hài, diễn viên hài xuất sắc nhất; phim hài ngắn và phim được khán
giả bình chọn nhiều nhất Dù là lần đầu tiên tổ chức một liên hoan phim hài
mang tầm cỡ thế giới nhưng nước chủ nhà Thái Lan đã làm hài lòng những ai
tham dự. Hơn 50 phim (dài và ngắn) được chọn lựa khá kỹ của hơn 20 quốc gia
trên thế giới đã hội tụ về liên hoan cùng với nhiều ngôi sao điện ảnh của các
quốc gia có phim tham dự.

Tại liên hoan nói trên, không phải ngẫu nhiên khi ban tổ chức đã chọn
phim hài Trò chơi đám cưới (103 phút, do Singapore và Malaysia hợp tác sản
xuất, đạo diễn E.Uekrongtham) để chiếu khai mạc. Đây chính là bộ phim “vừa
thử nghiệm vừa thực hành” của 2 nhân vật chính Phạm Văn Phương, Lý Minh
Thuận trước khi họ tiến đến hôn nhân bằng một đám cưới thật. Câu chuyện
phim hấp dẫn người xem từ phút đầu đến phút cuối bởi nhiều tình huống vừa
hài hước, vừa cảm động đến rơi nước mắt, và đó chính là cái chất riêng hay
đẳng cấp của phim hài này. Hơn nữa, sự độc đáo còn ở chỗ trong phim, họ là
hai ngôi sao, hai nhân vật đối đầu nhau, ghét nhau kinh khủng; nhưng trước
mắt khán giả họ phải vào vai hai người bạn tình ngọt ngào, lãng mạn Từ
trong sâu thẳm trái tim, dù đã có lúc đụng độ nhau tưởng không đội trời chung,
họ đã cảm nhận được tình yêu thực sự dành cho nhau. Vì vậy, trải qua bao sóng
gió, bao sức ép dư luận, ngăn cản của xã hội , họ đã tìm được hạnh phúc thực
sự.
Vậy từ một số phim hài Việt Nam và nước ngoài nói trên, có thể nói gì vai
trò và ý nghĩa của chất hài đối với phim hài điện ảnh. Trước hết, chất hài luôn
là một phương tiện hữu hiệu giúp các nhà làm phim truyền tải ý tưởng và hấp
dẫn khán giả. Sự thành công trong việc sử dụng nó, không phải tất cả thì cũng
đa phần, phụ thuộc vào mức độ, liều lượng và tính chất mà phim đòi hỏi, phụ
thuộc vào khả năng và duyên hài của từng người làm phim. Điều cần tránh là
đưa ra những tình huống, nhân vật bị ép vào thể loại hài hoặc chi tiết gây cười
vô duyên để cố chọc cười khán giả. Tiếng cười màn ảnh đòi hỏi sự “tự nhiên
nhi nhiên”, tinh tế, bắt nguồn từ chính tình huống và tính cách cũng như các hệ
thống chi tiết Vì thế, những tiếng cười phản cảm đã từng diễn ra trên màn ảnh
nước nhà ở một số phim, thậm chí ở cả một phong trào làm phim thời kỳ đầu
1990 được gọi là các phim “mì ăn liền”, hoặc mở rộng hơn là sự xuống cấp
trong thẩm mỹ phim hài ở các mức độ khác nhau trên mà ảnh nhỏ hiện nay, cho
chúng ta thấy bài học nóng hổi về việc sáng tạo trong thể loại hài.
So với chất hài trong phim “ngày xưa” (thời của Kén rể, Thị trấn yên
tĩnh, Dịch cười ) thì chất hài hiện nay đi theo xu hướng khác của nó. Không

phải ngẫu nhiên khi có một số ý kiến cho rằng, chất hài ngày xưa được các nhà
làm phim xây dựng ở một đẳng cấp cao, thường là hài về tình huống và hài
tính cách. Cho nên khi đã chọn được tình huống hài, tính cách hài rồi thì diễn
viên viên diễn càng chân thật bao nhiêu sẽ càng hài bấy nhiêu; tính thẩm mỹ
của phim hài cũng “thấm” hơn, vì thế gây hiệu ứng nhiều mặt theo hướng chân,
thiện, mỹ hơn. Nhiều đạo diễn phim hài bây giờ quan tâm nhiều đến hình thể
nhân vật, điều này mặc nhiên dẫn đến những động tác hài quen thuộc hay
những động tác cường điệu khiến khán giả cười, hoặc chọc cười người xem.
Ở một phương diện nào đó, ở một số bộ phim bộc lộ chất hài trẻ trung, khiến
người xem cười mà không cần suy ngẫm nhiều. Trong một số phim khác, nhiều
tình huống hài giống với hề xiếc, hề lời (còn gọi là tấu hài) nên nó có sự dễ dãi
hơn trong tiếng cười. Trong mối liên hệ đó, chất hài tình huống, chất hài tính
cách vì thế vẫn có sự sâu sắc hơn, dí dỏm và thâm thúy hơn. Cũng phải ghi
nhận là trong nhiều bộ phim, chất hài và các yếu tố hài đó đã đạt hiệu quả thẩm
mỹ ở các mức độ khác nhau
Tuy vậy, điều đáng nói nhất là phim hài hiện nay ở Việt Nam cũng chưa
đạt đến chất lượng, đẳng cấp như mong đợi trong việc khai thác chất hài từ các
loại hình nghệ thuật khác như văn học, sân khấu nói riêng và bản sắc hài
mang tính dân tộc của người Việt nói chung. Và điều đáng nói hơn, có thể xem
như một báo động, là trong khi phim hài thế giới ngày một trẻ trung thì điều
đáng buồn là phim hài của chúng ta có vẻ như ngày một già đi. Mặt khác,
tiếng cười được tạo bởi nhiều phim hài ta đã không còn hồn nhiên, đã mòn cũ,
thậm chí trong nhiều trường đoạn của nhiều phim, dù đạo diễn cứ muốn người
xem “hãy cười đi”, nhưng rõ ràng là cười không nổi Và nỗi buồn lớn nhất
của nhiều phim hài ta chính là ở chỗ người xem dù có cố cũng chẳng thể
gượng cười.
Khi xem xét những nguyên nhân khiến điện ảnh ta liên tục vắng bóng
phim hài, và nhất là tình trạng thiếu định hướng sáng tác, có thể thấy rằng
những vấn đề của phim hài nói riêng cũng là của điện ảnh ta nói chung, dù ở
các mức độ khác nhau.

Vậy những vấn đề đặt ra với phim hài Việt Nam hiện nay là gì?
Vấn đề trước hết là làm sao để vận dụng thành công ngôn ngữ điện ảnh
của phim hài. Cần kết hợp được hai yếu tố nghệ thuật và thương mại một cách
hài hòa, hiệu quả và hấp dẫn người xem dù điều đó thật không dễ dàng. Và dù
gì thì phim hài cũng phải ra “chất” phim hài. Để làm được như vậy, người làm
phim ngoài các phẩm chất nghề nghiệp còn cần có phông văn hóa nhất định. Có
thể nói, từ một giả tưởng, một cách kể mang tính hài hước thì cách kể mới cũng
là phong cách làm phim hài của thời kỳ mới hiện nay.
Vấn đề thứ hai là hình thành đội ngũ các nhà làm phim hài. Để làm được
những phim hài vừa sâu sắc, dí dỏm lại vừa thâm thúy, ẩn chứa các triết lý
nhân văn , người làm phim ngoài các phẩm chất nghề nghiệp còn cần có
phông văn hóa nhất định. Có cả một thời kỳ, sự xuất hiện của một số đạo diễn
“chuyên phim hài” đã khiến người ta có ý nghĩ rằng họ sẽ còn phát huy thương
hiệu đã có với thể loại phim hài nói riêng và phim truyện điện ảnh nói riêng.
Vấn đề là cả người cũ lẫn người mới cần tiếp tục tạo nên vị trí xứng đáng và
tiếp tục làm các phim khác hài nữa (không chỉ là phim hài “thời vụ”) trong tình
trạng đang thiếu phim hài như hiện nay.
Vấn đề thứ ba về mặt thủ pháp, làm sao để với dung lượng nhất định mà
“tải” được nhiều điều cũng như mang lại những tiếng cười thú vị, để mỗi bộ
phim truyện nhựa là một sự “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Nói cách khác, không
chỉ với phim hài, đây cũng là biểu hiện của “nhân nào quả ấy” khi nó cho thấy,
vấn đề là ở thái độ người ta đối xử với phim hài thế nào và nhất là người ta có
yêu nó thật tình, dành cho nó tình cảm xứng đáng hay không
Vấn đề thứ tư, phim hài phải hiện diện thường xuyên hơn để luôn là đối
thủ đáng gờm, khẳng định vị trí phim hài nội. Sự “thắng thế” chính là ở chỗ,
muốn cạnh tranh với phim ngoại thì trước hết và điều kiện cần và đủ là ta phải
mạnh hơn, nghĩa là phim ta phải hay hơn, và vì thế phải đầu tư mọi mặt đúng
mức hơn nữa.
Vấn đề thứ năm, sự xây dựng các phim hài cho ngày hôm nay là cần thiết
còn bởi lý do nó không chỉ là một món ăn ưa thích trong thực đơn điện ảnh lúc

nào cũng cần đa dạng, nhiều “món”, mà còn làm cho điện ảnh phong phú, đa
dạng thêm bởi các thể loại của nó; khiến nó không bị què quặt, bị lâm vào tình
trạng mất cân đối và nghèo nàn đi
Vấn đề thứ sáu, cần nhấn mạnh rằng sự thiếu định hướng sáng tác không
đồng nghĩa với việc đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho khách quan. Cũng cần thấy một
thực tế đã trở thành xu hướng, rằng phim hài không dễ làm và vì thế làm phim
hài khó hay, cho nên các đạo diễn đều có vẻ kiêng. Cũng còn bởi một thực tế
thuộc phạm trù tâm lý là mấy nhà làm phim muốn mình nổi tiếng nhờ vào thể
loại phim hài; mà muốn nổi tiếng ở phim truyện tâm lý xã hội với những
melodrame, hoặc làm phim nghệ thuật với cơ chế làm phim độc lập để “chiếu ở
nước ngoài trước, chiếu trong nước sau”(!).
Vấn đề thứ bảy là nhìn thẳng vào thực tế. Bởi dù khi các nhà làm phim bị
“bí” thì phim hài cũng không được coi là một thể loại cứu cánh. Hơn nữa, khi
nhà làm phim định “làm một canh bạc” thì làm được một phim truyện khá đã là
cả một sự vượt qua bao nhiêu khó khăn, vậy việc gì làm phim hài để đối đầu
với khó khăn gấp bội. Có nguyên nhân nữa cũ như trái đất, ấy là chuyện “cơm
áo không đùa với khách thơ”, trong thời buổi này, các nhà làm phim đành quay
sang làm phim truyền hình dài tập (đương nhiên là có phim hài) để cứu lấy
cuộc sống mình đã; bởi phim hài điện ảnh đâu có dễ dàng câu khách và nhất là
đâu dễ tìm được đầu ra?
Vấn đề thứ tám là việc tìm tiếng nói chung (đồng điệu, đồng cảm, đồng
sáng tạo ) giữa gu (le gout -khiếu thưởng thức, trí nhận xét, nhận thức; vẻ lịch
sự, nhã nhặn; phong cách, tác phong )(9) của chủ thể sáng tạo và gu của người
tiếp nhận tác phẩm. Trên thực tế, khán giả Việt Nam đặc biệt thích được vui,
được cười - nhất là khán giả ở nông thôn, dù rằng gu hài, chất hài hước qua các
thời kỳ (qua 2 cuộc kháng chiến, bao cấp, thị trường) do các lý do kinh tế xã
hội cũng như đối tượng cần cười, dạng thức cười nên có sự khác biệt nhất
định. Đó là chưa kể gu hài của người làm phim, người xem các vùng miền cũng
khác nhau Tuy nhiên, người làm phim không nên vì vậy mà xem phim hài
điện ảnh thuần túy là phương tiện “chiều chuộng”, “ăn theo” khán giả một cách

dễ dãi, máy móc mà cần phải là tiếng cười có thẩm mỹ cao dẫn đến những
cảm xúc lớn, đến sự thức tỉnh nhận thức, trí tuệ và làm giàu có, bồi dưỡng thẩm
mỹ. Đây là một yêu cầu quan trọng của loại hình phim hài điện ảnh đích thực.
Mặt khác, trong thể loại hài điện ảnh, yếu tố gây cười cũng rất cần thiết
nhưng nó cần phải được kết hợp hữu cơ, một cách “tự nhiên nhi nhiên”, với hệ
thống tình tiết, hoàn cảnh. Đặc biệt, dù cần cũng không được lạm dụng đến
mức gây phản cảm - dẫn đến một số phim có tính đùa cợt thuần túy, hoặc thậm
chí là phô, dễ dãi, thái quá trong diễn biến nội dung của nó, trong đó “thật ra
vấn đề lạm dụng những câu chuyện tục tĩu cũng thể hiện cái phông văn hóa của
nghệ sĩ”(10). Đây cũng lại là một yêu cầu quan trọng khác cho việc vận dụng
yếu tố hài - vui cười vào phim hài từ góc độ cần đặc biệt quan tâm là mối quan
hệ tương hỗ, hữu cơ giữa nhà làm phim và khán giả.
Và phim hài Việt Nam hiện nay cần gì để ngang tầm với những bộ phim
hài của thế giới? Với kinh nghiệm làm phim hài của mình, đạo diễn Đỗ Minh
Tuấn đã chỉ ra hai cái thiếu của phim hài Việt Nam, “cái thiếu thứ nhất là thiếu
những kịch bản có tầm, cái thứ hai là thiếu những đạo diễn và diễn viên thể
hiện một cách nhuần nhuyễn với một trình độ kỹ thuật cao”(11).
Sự chuyển đổi của cơ cấu kinh tế từ bao cấp sang thị trường đã tác động
tới định hướng sáng tác trong điện ảnh ta. Nhưng sự “mặn mà” hay không với
phim hài lại phụ thuộc ở chính những nhà làm phim, nhất là với phim nhựa
điện ảnh.
Tuy nhiên, sự thiếu vắng phim hài thời gian qua chỉ là một mặt của vấn
đề, nhân đây cần đề cập tới tính định hướng trong sáng tác. Điều đó không đơn
thuần là chuyện phải có phim hài hay hơn, nhiều hơn trong nền điện ảnh dân
tộc như một điều kiện cần, mà cao hơn là mong muốn và kiến nghị với các nhà
làm phim những vấn đề không chỉ xung quanh phim hài, như một điều kiện đủ.
Bởi phim hài ở đây cũng chỉ là cái cớ để nhấn mạnh tới một thực tế rằng
trong những năm qua có những khuynh hướng tốt đẹp đã có thể trở thành
những trường phái, đã định hình rất cần được phát triển và cần có sức sống,
khả dĩ dựa trên nền điện ảnh nước nhà phát triển theo chiều hướng tốt thì lại bị

thui chột, mai một và bị quên đi. Ngược lại có những khuynh hướng vì những
lý do nội tại đã thành trào lưu (cụ thể là xu hướng làm phim hài chỉ tập trung
trong dịp Tết) đang tồn tại, nhưng cũng chỉ mang tính thời vụ. Vậy, tựu trung
lại, vấn đề định hướng trong sáng tác, nhất là với phim hài, cần được các nhà
làm phim chúng ta quan tâm đúng mức hơn.
Mong muốn này còn muốn gửi đến địa chỉ ngành phát hành - nơi mà các
nhà làm phim mỗi khi đến đều không có được “tư thế mạnh vì gạo, bạo vì
tiền”, mà ở trong tư thế phải “chiến đấu” một cách gay go để kiếm được cho tác
phẩm của mình một đầu ra: đưa phim hài ra chiếu tại rạp. Điều đó cũng trái
khoáy như khi đã định hướng làm một bộ phim nhưng các nhà đạo diễn lại
chưa xác định rõ thể loại cũng như chưa chọn để xây dựng tiếng cười trong
phim hài của mình theo gu thẩm mỹ nào. Nghĩa là khi các khâu trong sản xuất,
phát hành cũng như các khâu khác trong cả dự án làm phim không có sự liên
thông, tác dụng “tung hứng” và quan hệ tương hỗ lẫn nhau thì khó khăn và
tính hiệu quả không chỉ là vấn đề của riêng phim hài

Cảnh trong phim Dịch cười
Dù thế nào thì cũng có thể xem như một sự kiện, khi hai bộ phim hài Việt
Nam là Dịch cười (đạo diễn Đỗ Minh Tuấn) và Hồn Trương Ba da hàng thịt
(đạo diễn Nguyễn Quang Dũng) đã được chiếu tại WCFF nói trên, và đã thu
hút sự tò mò của người xem bởi hai tựa phim rất lạ, nhưng đáng tiếc cũng chỉ
dừng lại ở đó. Vấn đề là tiếng cười Việt Nam nói chung và chất hài trong phim
hài Việt Nam nói riêng đã đến với sân chơi, đã hội nhập với thế giới, nhưng dù
đã góp được bản sắc, khuôn mặt riêng, cách kể riêng mà vẫn chưa được thừa
nhận. Nói cách khác, với thế giới, chúng ta không thiếu phim hài nhưng vẫn
thiếu các giải thưởng. Và từ sau WCFF 2009, phim hài Việt Nam lại tiếp tục
cần phải giải bài toán cho và của riêng mình, vì một nền điện ảnh dân tộc đổi
mới và hội nhập với thế giới.
Những vấn đề đặt ra ở trên đã rõ ràng, vì thế đã đến lúc phim hài điện ảnh
rất cần chấm dứt “thời xa vắng”


×