Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

"Một đời người không đủ nói lời cảm ơn Kazik" pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.21 KB, 5 trang )

"Một đời người không đủ nói lời cảm ơn Kazik"
“Trước đây, khi chưa thể xây dựng được tượng đài kiến trúc sư (KTS) Kazik,
chúng tôi thường tự an ủi rằng không có bia mộ nào, tượng đài nào hơn bia mộ,
tượng đài trong lòng mình. Nhưng đời người ngắn ngủi, một đời người không đủ
nói lời cảm ơn với Kazik bởi tình cảm cũng như công sức mà ông đã đóng góp cho
mảnh đất này. Vì vậy, một tượng đài để nhắc nhở công lao của Kazik đối với Mỹ
Sơn là điều chúng tôi đã, đang làm để thể hiện lòng tri ân của nhân dân Duy
Xuyên nói riêng, Quảng Nam nói chung với người KTS này”.

Đó là tâm sự của ông Trịnh Sơn Hải - trưởng phòng VHTT huyện Duy Xuyên,
Quảng Nam về việc xây dựng tượng đài KTS Ba Lan Kazik tại di sản thế giới Mỹ
Sơn trong tháng 6/2009 tới đây (khởi công nhân lễ hội Quảng Nam - Hành trình
Di sản lần thứ IV năm 2009).
Không làm sai lệch và làm giả di tích
* Trước và sau kiến trúc sư Kazik đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều kiến trúc sư
gắn bó với sự nghiệp bảo tồn, trùng tu khu đền tháp Mỹ Sơn. Vậy tại sao huyện
Duy Xuyên lại quyết định chọn xây dựng tượng kiến trúc sư Kazik?
- Trong thời gian dài, Duy Xuyên sẽ dần dần tiến hành việc ghi nhận công lao của
các nhà nghiên cứu, nhà khoa học với khu đền tháp Mỹ Sơn. Song, trước mắt,
chúng tôi chọn xây dựng tượng đài KTS Kazik bởi những cống hiến của ông gần
đây nhất và những thành quả nghiên cứu cũng như quan điểm trùng tu của ông là
rất lớn, mặc dù có giai đoạn người ta còn chưa hiểu được tường tận. Nhưng qua
thời gian, và cho đến bây giờ những thành quả đó vẫn đang được giới chuyên môn
thế giới đánh giá cao. Và đặc biệt hơn nữa, ý tưởng, quan điểm cũng như sự cống
hiến của ông đang được kế tục bởi sự kế nghiệp của hai người con ông.
* Theo ông, đóng góp lớn nhất của KTS Kazik với khu đền tháp Mỹ Sơn là
gì?
- Thời đó, giới chuyên môn ở Việt Nam còn ít kinh nghiệm về trùng tu di tích,
nhất là di tích bằng đất nung và đá. Khi trùng tu di tích Chàm làm bằng đất nung
và một phần bằng đá ở dạng phế tích, Kazik tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc
của trường phái “trùng tu khảo cổ học” được quốc tế công nhận: đó là giữ gìn


nguyên vẹn di tích gốc và các thành phần gốc, không làm sai lệch và không làm
giả di tích, chủ yếu sử dụng biện pháp gia cố kỹ thuật để duy trì hiện trạng, chỉ
phục chế từng phần nếu có cơ sở khoa học, không phục nguyên, không làm lẫn cái
gốc với cái mới đưa vào để gia cường.
Làm theo bài bản này, các ngôi tháp ở Mỹ Sơn đã được cứu vãn và phục chế từng
phần, mà vẫn giữ nguyên được những đặc điểm và giá trị vốn có. Quan sát kỹ, bên
cạnh những thành phần gốc đã được gia cố và nhấn mạnh, người ta có thể nhận
biết được những vết tích can thiệp của nhà trung tu - nhà phẫu thuật - nhằm giúp
cho di tích trước hết không sụp đổ. Là một nhà khoa học, một KTS trùng tu di tích
của trường phái tu bổ di tích Ba Lan được thế giới thừa nhận, Kazik luôn luôn suy
ngẫm, đắn đo, bàn bạc kỹ lưỡng rồi mới cho phép mình đụng chạm vào di tích.
Ông thấu hiểu Mỹ Sơn như một “bệnh nhân” đặc biệt, một “bệnh nhân của quá
khứ không bao giờ trở lại”.
Trong thời gian làm việc tại Mỹ Sơn, bom mìn, gian khổ và nhất là đồng vốn thiếu
trước hụt sau cũng không hề làm Kazik nản lòng, mà cứ “đến hẹn lại lên”, mỗi
năm mùa khô Quảng Nam lại thấy Kazik xuất hiện nơi núi rừng hoang vu, im lặng
chăm chút khôi phục lại cái đẹp đang bị vùi lấp. Trong đoàn của ông có 8 người đã
vĩnh viễn nằm lại Mỹ Sơn do đụng mìn, thiếu thốn, gian khổ, bệnh tật Năm
1991, Hiệp định Văn hóa Việt Nam - Ba Lan kết thúc, chỗ dựa pháp lý, tài chính
cuối cùng cho lao động của ông không còn, ông đã tự đứng ra kêu gọi và tạo được
quỹ cho hoạt động. Ngay vào thời điểm khó khăn nhất, ông vẫn nói: “Tôi chịu
đựng được hết thảy, miễn sao được sống vì những ngôi tháp”.
Kazik của Mỹ Sơn
* Công lao đóng góp của kiến trúc sư Kazik với khu đền tháp Mỹ Sơn lớn
như vậy, trong khi cho đến nay chúng ta mới xây dựng tượng ông ở đây, có
phải là điều quá muộn không?
- Thật ra, ngay khi KTS Kazik vừa mất, không chỉ chính quyền và nhân dân huyện
Duy Xuyên mà hầu hết bạn bè cũng như đồng nghiệp của ông trong giới chuyên
môn cũng muốn xây mộ giả và dựng tượng đài của ông tại Mỹ Sơn. Nhưng tượng
đài thì phải đặt ở nơi ông gắn bó, cũng chính là nơi ông đã đóng góp công sức để

cứu vãn di tích và là nơi mà du khách thường lui tới, tức là khu đền tháp Mỹ Sơn.
Nhưng cho đến ngày 30/12/2008, quy hoạch tổng thể khu đền tháp Mỹ Sơn mới
được phê duyệt. Và trên cơ sở quy hoạch tổng thể ấy, chúng tôi mới có thể xây
dựng và đặt tượng.
* Được biết, tác giả xây dựng tượng đài sắp tới là điêu khắc gia Phạm Hồng, đây
cũng chính là tác giả của phù điêu chân dung KTS Kazik đã được xây dựng tại
Hội An từ năm 2005. Vậy liệu có sự trùng lặp không, thưa ông?

Phù điêu chân dung Kazik tại Hội An (hoàn thành năm 2005)

- Về phong cách thể hiện, đây cũng là tượng bán thân theo phong cách tả
thực. Nhưng hình ảnh để làm khuôn mẫu tượng, chúng tôi đã cung cấp
cho nhà điêu khắc Phạm Hồng hình ảnh Kazik vào thời điểm kiến trúc sư
Kazik mới tới Mỹ Sơn (những năm 80 của thế kỷ trước), trong khi hình ảnh
Kazik để làm mẫu ở Hội An lấy vào thời điểm những năm cuối đời của
ông. Điểm khác biệt nữa, về chất liệu tượng, chúng tôi quyết định chọn
chất liệu đá nguyên khối, có thể là đá sa thạch được khai thác ngay tại Mỹ
Sơn và cũng có thể sẽ gợi ý để tác giả có thể “đưa” vào tượng đài ít nhiều
“bóng dáng” của văn hóa Chăm. Một trong những gợi ý đã được đưa ra,
đó là đằng sau tượng kiến trúc sư sẽ là một phù điêu đền tháp để người ta
có thể phân biệt rằng đây là Kazik của Mỹ Sơn chứ không phải Kazik của
Huế hay Hội An.
Thay vì khắc ghi bên dưới tượng đài tiểu sử của kiến trúc sư như ở Hội
An, chúng tôi sẽ khắc lên đó câu nói mà ông đã từng nói về Mỹ Sơn. Đó là
câu: “Người Chăm pa cổ đã gửi tâm linh vào đất, đá và biết dựa vào thiên
nhiên để làm nên một Mỹ Sơn thâm nghiêm, tráng lệ, hùng vĩ. Đây là một
bảo tàng điêu khắc, kiến trúc, nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn
lâu chúng ta mới hiểu hết”. Đó là câu nói ngắn gọn mà đầy đủ nhất, đẹp
đẽ nhất mà kiến trúc sư Kazik đã dành cho Mỹ Sơn.
* Ông có thể cho biết, dự kiến tượng đài sẽ hoàn thành vào khi nào?

- Tượng đài sẽ được khởi công vào tháng 6/2009, đúng vào dịp lễ hội Quảng Nam
- Hành trình di sản 2009 và dự kiến sẽ khánh thành vào ngày 4/12/2009 nhân kỷ
niệm 10 năm Mỹ Sơn được vinh danh là di sản văn hóa thế giới.
* Xin cảm ơn ông!

Khiếu Thị Hoài (thực hiện)
“Khi tôi chết, hãy chôn tôi ở Mỹ Sơn”

Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, Ba Lan đang gặp nhiều khó khăn. Việt Nam
chúng ta cũng đang khó khăn trăm bề. Trong số ngót một vạn người của Liên hiệp
các Xí nghiệp Phục hồi Di tích Quốc gia hùng hậu và lừng danh của Ba Lan thuở
bấy giờ chỉ có một người dám xung phong đảm nhận chức ở Tiểu ban Tu bổ Di
tích ở Việt Nam - một đất nước xa xôi, khó khăn và không hứa hẹn tiền bạc - đó
chính là KTS Kazimierz Kwiatkowski (tên thường gọi thân mật là Kazik).

Ông đã gắn bó với Việt Nam suốt 17 năm liền và chọn Việt Nam là tổ quốc thứ
hai của mình. Có thể nói, sau những nỗ lực của người Pháp do H. Parmentier chủ
xướng về nghiên cứu và bảo tồn đền tháp Chàm từ trước 1945, thì KTS Kazik và
các chuyên gia Ba Lan cùng cán bộ Việt Nam đã thực hiện một công cuộc khảo
cứu, điều tra, ghi chép quy mô và đồng bộ nhất hầu hết các di tích Chàm sau vài
thập kỷ chiến tranh và sự lãng quên. Đó quả là một sự tích lũy vô giá cho khoa
học, cho mai sau.

Ngày còn sống, có những buổi chiều ngồi trong vùng không gian tím của lòng
chảo Mỹ Sơn, những đêm tĩnh mịch bên đống lửa với chai rượu “Nàng Hương”,
“Lúa Mới”, nghe giọng dế Mỹ Sơn hòa tấu bản nhạc đêm, Kazik vẫn thường nói:
“Khi tôi chết, hãy chôn tôi ở Mỹ Sơn. Sống làm cư dân Mỹ Sơn, chết hòa cùng
con giun, con dế Mỹ Sơn ”. Nhưng ngày ông mất tại Huế (19/3/1997), thi hài ông
lại được chuyển về Ba Lan trong một quan tài kẽm Và người dân xứ Quảng chỉ
còn cách tri ân ông bằng những tượng đài

×