Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

hoàn thiện chiến lược truyền thông xi măng hải vân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 46 trang )

Hoàn thiện chiến lược quảng cáo… Trang i
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cơ chế thị trường của thời kì hội nhập, các doanh nghiệp nổi lên ngày càng
nhiều, nên sự cạnh tranh trên thương ngày càng khốc liệt hơn. Do vậy, để có thể đứng
vững trên thị trương, việc xây dựng và phát triển thương hiệu là vấn đề tất yếu đối với
mỗi doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam tuy vừa mới ra đời nhưng bằng
những nỗ lực rất bài bản đã dần chiếm được tình cảm của người tiêu dùng trên thị
trường. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều thương hiệu mà sự phát triển của nó không được
thuận lợi theo ý muốn của nhà quản trị. Một trong những nguyên nhân đó là các đơn vị
chưa nắm bắt được vai trò của việc quảng bá thương hiệu, các thành phần của nó cũng
như cách đo lường.
Xi măng Hải Vân khi mới thành lập đã xây dựng được cho mình một thương
hiệu khá mạnh, khi nhắc đến thị trường xi măng tại Đà Nẵng hầu hết mọi người đều
biết đến thương hiệu Hải Vân. Tuy nhiên, năm 1996 khi công ty làm ăn thua lỗ thì tên
tuổi công ty bắt đầu lu mờ, niềm tin của người tiêu dùng dành cho thương hiệu Hải
Vân suy giảm. Vì vậy, vấn đề quảng bá thương hiệu đối với Hải Vân là một việc làm
cần thiết. Đó là lý do em chọn Công ty Cổ phần xi măng Hải Vân để thực tập, khai
thác những số liệu làm cơ sở cho đề tài tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Hải Vân đã hướng dẫn em hoàn thành bài
báo cáo này, em xin cảm ơn các anh chị nhân viên phòng tiêu thụ đã nhiệt tình cung
cấp cho em những số liệu hữu ích. Vì thời gian thực tập tại công ty có giới hạn nên bài
báo cáo sẽ có những sai sót nhất định. Mong giáo viên hướng dẫn cùng các anh chị
trong công ty đóng góp để bài báo cáo hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang ii


Khoa thương mại điện tử_Lớp QC03D SVTH: Lê Đức Thiện
Hoàn thiện chiến lược quảng cáo… Trang 1
PHẦN I. TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG
VICEM HẢI VÂN


1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty Cổ phần xi măng Vicem Hải Vân
1.1.1. Lịch sử hình thành của công ty
Trụ sở chính:
Địa chỉ: 65 Nguyễn Văn Cừ, Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng.
Điện thoại: 65 Nguyễn Văn Cừ, Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng.
Điện thoại: +(84)0511.3842172
Fax: +(84)0511.3842441
Email:
Website:
Hình 1.1. logo công ty CP xi măng Vicem Hải Vân
Công ty Xi măng vicem Hải Vân là Doanh nghiệp Nhà nước có tiền thân là Xí
nghiệp Liên doanh Xi măng Hoàng Thạch tại Khu Công nghiệp Liên Chiểu, Thành
phố Đà Nẵng.
Ngày 15 tháng 12 năm 1994, Công ty Xi măng vicem Hải Vân chính thức được
thành lập theo quyết định số 2309/QĐ-UB của chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng
Nam – Đà Nẵng (cũ).
Từ ngày 01 tháng 03 năm 2001, Công ty Xi măng Vicem Hải Vân được chuyển
thành đơn vị thành viên, hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam
theo quyết định số 437/QĐ-UB ngày 19/01/2001 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà
Trang 2
Nẵng về việc chuyển giao Công ty Xi măng vicem Hải Vân cho tổng công ty xi măng
Việt Nam và quyết định số 163/QĐ-BXD ngày 05/02/2001 của bộ trưởng bộ xây dựng
về việc tiếp nhận công ty Xi măng vicem Hải Vân là thành viên của tổng công ty Xi
măng Việt Nam.
1.1.2. Quá trình phát triển của công ty
Từ ngày được thành lập đến nay, công ty cổ phần xi măng vicem Hải Vân đã
phát triển không ngừng. Tháng 04/1994, nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng một ngày
một gia tăng của thị trường Quảng Nam - Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền trung
nói chung, Công ty được Chính phủ, Bộ Xây dựng và UBND Thành phố Đà Nẵng cho
phép đầu tư thêm một nhà máy nghiền xi măng với công suất thiết kế 520.000 tấn/năm

do Hãng KRUPP POLYSIUS của Cộng hòa Liên bang Đức cung cấp thiết bị, lắp đặt
và chuyển giao công nghệ đưa vào sử dụng đầu năm 1999.
- Tháng 09/2000, Công ty Xi măng Hải Vân được cấp giấy chứng nhận hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002:1994, đến tháng 03/2003 thì chuyển
sang phiên bản ISO 9001:2001 và duy trì cho đến nay.
- Từ tháng 3/2001, Công ty Xi măng Hải Vân chính thức là đơn vị thành viên của
Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, là đơn vị sản xuất xi măng duy nhất của Tổng
Công ty Xi măng Việt Nam tại khu vực Nam miền Trung và các tỉnh Tây nguyên.
- Tháng 3/2007 Công ty Xi măng Hải Vân được cổ phần hóa theo quyết định số
367/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.
- Ðến tháng 4 năm 2008, Công ty chính thức chuyển sang hoạt động với mô hình
Công ty cổ phần
- Ngày 28/09/2010: Cổ phiếu của Công ty chính thức giao dịch trên sàn GDCK
Tp.HCM.
1.1.3. Thành tựu đạt được từ năm 2009 đến 2011.
Công ty Xi măng Hải Vân luôn phấn đấu là một trong những nhà cung ứng vật
liệu xây dựng hàng đầu ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Với đội ngũ cán bộ kỹ
thuật trẻ, năng động và vận dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ nâng cao năng
sất lao động, đảm bảo chất lượng và thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Công ty đã được
Bộ Khoa học và Công nghệ tặng giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2007 và 2009
Khoa thương mại điện tử_Lớp QC03D SVTH: Lê Đức Thiện
Trang 3
cho loại hình doanh nghiệp sản xuất lớn. Công ty còn nhận được giải thưởng chất
lượng quốc tế năm 2009 và nhiều năm liền được người tiêu dùng bình chọn là hàng
Việt Nam chất lượng cao.
1.2. Lĩnh vực kinh doanh của công ty Cổ phần xi măng Vicem Hải Vân
Công ty cổ phần Xi măng vicem Hải Vân là đơn vị sản xuất xi măng duy nhất
của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam tại khu vực Nam miền Trung và các tỉnh Tây
nguyên. Vừa có lợi thế về vị trí địa lý, vừa là thành viên của Tổng Công ty Xi măng
Việt Nam, Công ty Xi măng Hải Vân có vai trò chiến lược trong việc phát triển ngành

xi măng của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam tại các tỉnh Nam miền trung và Tây
nguyên.
- Công nghiệp sản xuất xi măng
- Kinh doanh xi măng
- Xuất nhập khẩu xi măng và clinker
- Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho ngành xi măng
- Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng
- Khai thác khoáng sản, các loại phụ gia cho sản xuất xi măng
- Kinh doanh, đầu tư bất động sản, nhà hàng, khách sạn
- Kinh doanh cảng biển
- Cho thuê nhà xưởng, kho bãi, san lấp mặt bằng. Chế tạo, sửa chữa phụ tùng,
phụ kiện phục vụ ngành xi măng
- Kinh doanh vận tải hàng bằng xe ô tô, đường thủy nội địa
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
1.3.1. Chức năng của công ty
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 100184 ngày 15/12/1994 của Ủy
ban kế hoạch Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cấp (nay Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố
Đà Nẵng), Công ty Xi măng Hải Vân có các chức năng hoạt động kinh doanh sau:
- Công nghiệp sản xuất xi măng.
- Kinh doanh xi măng.
Khoa thương mại điện tử_Lớp QC03D SVTH: Lê Đức Thiện
Trang 4
1.3.2. Nhiệm vụ của công ty
Với tư cách là đơn vị kinh doanh trên thị trường, doanh nghiệp không tồn tại đơn
lẻ, địa vị pháp lý của doanh nghiệp luôn được xác định trong mối quan hệ với các chủ
thể khác trong sinh hoạt thị trường và đời sống xã hội. Dưới góc độ lý thuyết, các
nghĩa vụ được coi là trách nhiệm và giới hạn quyền của doanh nghiệp trong những
quan hệ giữa họ với nhà nước, với người lao động, các doanh nghiệp khác và người
tiêu dùng. Cụ thể, Công ty cổ phần xi măng Vicem Hải Vân có những nhiệm vụ sau:
- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề (sản xuất, kinh doanh xi măng)

đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo
quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; Đăng ký
mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy
định của pháp luật; Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam
thắng cảnh.
- Trách nhiệm minh bạch hóa thông tin, công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài
chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán;
Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo
đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê
khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các
thông tin đó.
- Tôn trọng lợi ích của xã hội, Công ty thực hiện các nghĩa vụ: Bảo đảm quyền,
lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định
của pháp luật về bảo hiểm; Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch
vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
1.3.3. Quyền hạn của công ty
- Công ty cổ phần xia măng Vicem Hải Vân được tự chủ trong hoạt động kinh
doanh và phát triển thị trường bằng các quyền cơ bản: Tự chủ kinh doanh; chủ động
lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy
mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện
Khoa thương mại điện tử_Lớp QC03D SVTH: Lê Đức Thiện
Trang 5
thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; Chủ động tìm kiếm
thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng; Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
- Trong việc quản lý, điều hành nội bộ, Công ty được quyền tự quyết nhằm nâng
cao khả năng kinh doanh và năng lực cạnh tranh, bao gồm các quyền: Tự chủ quyết
định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ; Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài

sản của doanh nghiệp; Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao
hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động
theo yêu cầu kinh doanh.
- Các doanh nghiệp được quyền họat động trong môi trường kinh doanh lành
mạnh, bình đẳng và ổn định. Theo đó, công ty có quyền: Từ chối mọi yêu cầu cung
cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định; Khiếu nại, tố cáo theo quy định của
pháp luật về khiếu nại, tố cáo; Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền
tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty
1.4.1. Cơ cấu tổ chức của công ty
Tháng 4 năm 2008 được đánh dấu như một cột mốc quan trọng trong quá trình
phát triển của công ty. Công ty xi măng Hải Vân chính thức chuyển sang hoạt động
với mô hình Công ty cổ phần theo quyết định số 367/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây
Dựng.
Vị trí cao nhất là Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công
ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, được tổ chức và hoạt động theo
quy định của pháp luật và điều lệ của Công ty.
Bên dưới là Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty do Đại hội đồng cổ
đông bầu ra, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng
liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền
của Đại hội đồng Cổ đông.
Ngoài Hội đồng quản trị, còn có một bộ phận khác được Đại hội đồng cổ đông
bầu ra và trực tiếp dưới sự điều hành của Đại hội đồng cổ đông đó là Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát có nhiệm vụ thay hội đồng quản trị trong việc kiểm tra tính hợp lý, hợp
pháp trong hoạt động quản lý cảu Hội đồng quản trị, hoạt động kinh doanh của giám
Khoa thương mại điện tử_Lớp QC03D SVTH: Lê Đức Thiện
Trang 6
đốc, các ghi chép sổ tài chính và sổ kế toán. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với hội
đông quản trị và giám đốc.
Bên dưới Hội đồng quản trị là ban giám đốc bao gồm giám đốc và các phó giám

đốc, do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc là người điều
hành quyết định các hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng
quản trị về viêc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các phó Giám đốc bao
gồm phó giám đốc kinh doanh, phó giám đốc đầu tư – xây dựng cơ bản và phó giám
đốc kỹ thuật giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nội
dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Giám
đốc ủy quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty. Bên dưới ban giám đốc
là các phòng ban và phân xưởng.
Ngoài ra, để hỗ trợ cho hoạt động quản trị công ty được tiến hành một cách có
hiệu quả, Hội đồng quản trị chỉ định ít nhất một người làm thư ký công ty
Khoa thương mại điện tử_Lớp QC03D SVTH: Lê Đức Thiện
Trang 7
1.4.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhân sự
(Nguồn: Phòng nhân sự công ty CP xi măng Vicem Hải Vân)
Hình 1.2: sơ đồ tổ chức của công ty
 Chức năng, quyền hạn của các phòng ban:
Để triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch đã được hoạch định, lãnh đạo
công ty đã quy định chức năng, quyền hạn và các mối quan hệ giữa các phòng ban,
phân xưởng trong công ty như sau:
1.4.2.1. Phòng giám đốc:
- Hoạch định chính sách và mục tiêu công ty
- Tổ chức bộ máy quản lý, xây dựng chiến lược phát triển
- Điều hành, kiểm tra tất cả các hoạt động kinh doanh, trực tiếp phụ trách các
phòng ban.
Khoa thương mại điện tử_Lớp QC03D SVTH: Lê Đức Thiện
Trang 8
1.4.2.2. Ban thư ký:
- Tổ chức các cuộc họp Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Đại hội đồng cổ
đông theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát;
- Tư vấn về thủ tục của các cuộc họp, làm biên bản các cuộc họp, đảm bảo các

Nghị quyết của Hội đồng quản trị phù hợp với luật pháp;
- Cung cấp các thông tin tài chính, bản sao biên bản họp Hội đồng quản trị và các
thông tin khác cho thành viên của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
1.4.2.3. Phó giám đốc kỹ thuật:
- Phụ trách điều hành toàn bộ lĩnh vực kỹ thuật sản xuất bao gồm: kế hoạch sản
xuất, kế hoạch sửa chữa lớn, kỹ thuật công nghệ, cơ điện, an toàn lao động, chất lượng
sản phẩm, tiến bộ khoa học kỹ thuật, phụ tùng thiết bị phục vụ sản xuất, công tác sửa
chữa thiết bị công nghệ, công tác phòng chống lụt bão.
- Phụ trách trực tiếp các lĩnh vực: kỹ thuật, KCS, các phân xưởng.
1.4.2.4. Phó giám đốc kinh doanh:
- Phụ trách điều hành các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh gồm: kế hoạch
kinh doanh, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, công tác đầu tư mua sắm vật tư,
trang thiết bị và nguyên vật liệu đảm bảo cho kế hoạch sản xuất được xuyên suốt.
- Phụ trách trực tiếp các phòng: Phòng Kế Hoạch – Cung ứng và phòng tiêu thụ.
1.4.2.5. Phòng kinh tế - thống kê - tài chính:
- Chịu trách nhiệm quản lí vốn, lập kế hoạch tài chính cho công ty, thực hiện
nghĩa vụ ngân sách, trích lập các quỹ…
1.4.2.6. Phòng tài chính - Quản trị:
- Chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát về pháp chế với các văn bản công ty gửi đi
hoặc nhận được, lưu trữ tài liệu, hồ sơ của công ty, quản lý tổ chức, sửa chữa cơ sở vật
chất cho công ty.
1.4.2.7. Phòng Tổ chức - lao động - tiền lương:
- Xây dựng và đánh giá kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư, tham gia
khai thác, lựa chọn nhà cung cấp, tổ chức mua và tiếp nhận hàng hóa theo hợp đồng,
Khoa thương mại điện tử_Lớp QC03D SVTH: Lê Đức Thiện
Trang 9
xây dựng và kiểm tra thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết, theo dõi và báo cáo
tình hình kinh doanh cho giám đốc.
1.4.2.8. Phòng Tiêu Thụ:
- Lập kế hoạch cung ứng sản phẩm cho các nhà phân phối, thu thập thông tin về

thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, theo dõi việc tiêu thụ sản phẩm theo các hợp
đồng đã ký kết, giải quyết khiếu nại khách hàng.
1.4.2.9. Phòng Kỹ Thuật:
- Chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát kỹ thuật các quá trình công nghệ. Thường
xuyên nghiên cứu để giữ vững tính ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả
sản xuất, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới. Thực hiện kế hoạch bảo dưỡng
và sửa chữa các thiết bị sản xuất, quản lý các thiết bị đo lường.
1.4.2.10. Phòng KCS:
- Kiểm tra và thử nghiệm tất cả các nguyên liệu đầu vào, bán thành phẩm và
thành phẩm của công ty. Theo dõi tình trạng chất lượng của nguyên liệu và phân phối
cho các phân xưởng sản xuất trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, duy trì ổn
định chất lượng sản phẩm ở mức hợp lí.
1.4.2.11. Các Phân xưởng sản xuất:
- Tổ chức sản xuất các loại sản phẩm đảm bảo các thông số về chất lượng theo kế
hoạch của công ty. Vận hành các thiết bị sản xuất đảm bảo các quy trình công nghệ,
đảm bảo an toàn trong sản xuất.
- Nghiên cứu đề xuất các phương án hợp lý hóa trong sản xuất, áp dụng các tiến
bộ kỹ thuật để nâng cao năng lực và hiệu quả làm việc của thiết bị công nghệ, giảm
tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu.
Hình 1.3: các phân xưởng sản xuất xi măng của công ty
Khoa thương mại điện tử_Lớp QC03D SVTH: Lê Đức Thiện
Trang 10
1.5. Tầm nhìn, sứ mệnh, định hướng phát triển của công ty Cổ phần xi măng
Vicem Hải Vân
1.5.1. Tầm nhìn của công ty
Với công suất thiết kế 600.000 tấn/năm và dây chuyền sản xuất hiện đại, Công ty
cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân luôn phấn đấu là một trong những nhà cung ứng vật
liệu xây dựng hàng đầu ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Trở thành biểu tượng
của uy tín và chất lượng, là niềm tin vững chắc cho mọi công trình
1.5.2. Sứ mệnh của công ty

Công ty được thành lập vì mục đích kinh doanh thu lợi nhuận tối đa để không
ngừng tăng cổ tức cho các cổ đông, tạo việc làm cho người lao động từ các hoạt động
kinh doanh.
1.5.3. Phương châm của công ty
Công ty xi măng vicem Hải Vân luôn ý thức được rằng: Nâng cao chất lượng sản
phẩm đáp ứng được yêu cầu khách hàng là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát
triển của Công ty.Vì vậy song song với đầu tư công nghệ và thiết bị hiện đại, tiên tiến,
Công ty còn xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc tế trong sản
xuất cũng như trong khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm và đã được Tổ chức Tiêu
chuẩn chất lượng Quốc tế công nhận và cấp chứng chỉ ISO 9001, ISOIEC17025.
Tôn trọng phương châm “Phát triển bền vững” và “sản xuất sạch”, không phá vỡ
cân bằng các hệ sinh thái, phòng chống hoang mạc hóa, nhằm bảo vệ màu xanh cho
trái đất; công ty luôn chú trọng công tác bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản
xuất - kinh doanh
1.5.4. Định hướng phát triển của công ty từ năm 2012 đến 2020
- Trong giai đoạn 2012 đến 2020, công ty cổ phần xi măng Vicem Hải Vân đã đề
ra các chiến lược phát triển trung và dài hạn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,
khẳng định thương hiệu tại thị trường hiện tại, mở rộng thị trường, gia tăng doanh thu:
+ Cải tạo và đầu tư đổi mới các trang thiết bị phù hợp với tiến trình hiện đại
hóa công nghệ và giảm giá thành sản phẩm.
+ Đầu tư phần mềm quản lý sản xuất, tài chính ủa Oracle.
Khoa thương mại điện tử_Lớp QC03D SVTH: Lê Đức Thiện
Trang 11
+ Đầu tư nâng cấp mở rộng cầu cảng đưa công suất cho tàu lên 7000 tấn –
10.000 tấn và trang thiết bị bốc dở đồng bộ.
+ Năm 2012 – 2014, sẽ đầu tư dây chuyền sản xuất xi măng tại Quảng Ngãi,
công suất 1.200.000 tấn/năm
Khoa thương mại điện tử_Lớp QC03D SVTH: Lê Đức Thiện
Trang 12
PHẦN II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN

XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP XI MĂNG
VICEM HẢI VÂN (TỪ NĂM 2009 ĐẾN 2011)
2.1. Nguồn nhân lực chủ yếu của công ty.
2.1.1. Cơ sở vật chất
Để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, trong thời gian qua, công ty đã
rất quan tâm đầu tư mua sắm các loại máy móc thiết bị, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Hiện
tại, công ty có hai phân xưởng:
- Phân xưởng 1 được đặt tại lô đất 65 Nguyễn Văn Cừ, Đà Nẵng với diện tích
26.644 m2, đây cũng là nơi đặt trụ sở chính của công ty. Vị trí thuận lợi, có mặt tiền
trên trục giao thông chính của quận Liên Chiểu. Đây lợi thế lớn của công ty, với vị trí
như vậy, khách hàng sẽ dễ dàng tìm đến với công ty, không những vậy, các hoạt động
vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ cũng diễn ra hết sức thuận tiện.
- Phân xưởng 2 được đặt tại lô đất phía đông đường Nguyễn Phước Chu với diện
tích 40.997 m2. Vị trí rất gần với cầu cảng nằm trong vịnh Kim Liên thuận tiện cho
các hoạt động vận chuyển, giao nhận hàng hóa bằng đường thủy. Đồng thời Phân
xưởng 2 chỉ cách Phân xưởng 1 không quá 1km nên hoạt động vận chuyển qua lại giữa
hai phân xưởng cũng được diễn ra hết sức dễ dàng.
Kho chứa nguyên vật liệu với diện tích 11.245 m2 tại lô đất đường số 4 phía sau
trụ sở chính công ty. Đây là nơi chứa hàng, các thiết bị, máy móc của công ty và cũng
là nơi diễn ra các hoạt động giao nhận, mua bán trực tiếp với khách hàng.
Xi măng Hải Vân được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đồng bộ hoàn toàn tự
động, hiện đại. Tương ứng với hai phân xưởng là hai dây chuyền hiện đại gồm các loại
máy móc thiết bị do hãng Krupp_Polysius CHLB Đức chế tạo và cung cấp. Đây là một
trong ba hãng chế tạo thiết bị sản xuất xi măng nổi tiếng và đứng đầu thế giới hiện
nay. Tổng giá trị đầu tư các loại máy móc thiết bị lên đến gần 155 tỷ đồng.
Công ty còn còn có một đội ngũ vận tải với các phương tiện chuyên chở chuyên
dụng như các loại xe ben, xe tải hạng nặng dùng để vận chuyển nguyên liệu về các
phân xưởng sản xuất và thành phẩm xi măng ra ngoài thì trường.
Khoa thương mại điện tử_Lớp QC03D SVTH: Lê Đức Thiện
Trang 13

Cơ sở hạ tầng, nhà cửa, các loại thiết bị và dụng cụ quản lý của công ty đến nay
vẫn còn khá tốt và được công ty tận dụng triệt để với tổng giá trị gần 85 tỷ đồng.
2.1.2. Nguồn nhân lực
Công ty xi măng Vicem Hải Vân có vinh dự được đứng vào hàng ngũ các đơn vị
sản xuất kinh doanh có trình độ công nghệ hàng đầu Việt Nam hiện nay và ngang tầm
với các nước trong khu vực, đó không chỉ nhờ vào các chiến lược đúng đắn và sự quan
tâm đầu tư đúng mực của ban lãnh đạo công ty mà đó còn là sự nổ lực không ngừng
của đội ngũ nhân viên của công ty. Dưới đây là bảng khái quát về số lượng và chất
lượng lao động từ năm 2009 đến 2011 của công ty
Bảng 2.1. Số lượng và phân loại lao động trong công ty xi măng Hải Vân năm
2009 - 2011
Năm
Tiêu chí
phân loại
2009 2010 2011
Chênh
lệch
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Số

lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
2009 -
2011
Phân theo trình
độ lao động
175 100% 304 100% 320 100% 183%
- Trình độ Đại
học, trên Đại học
52 29% 70 23% 70 23% 135%
- Trình độ Cao
đẳng, Trung cấp
36 21% 45 15% 45 15% 125%
- Công nhân kỹ
thuật (trung cấp và
sơ cấp nghề)
87 50% 189 62% 195 62% 224%
Phân loại theo
tính chất hợp
đồng lao động
175 100% 304 100% 320 100% 183%
- Hợp đồng
không xác định
thời hạn
75 42% 266 88% 270 84% 360%
- Hợp đồng có 85 49% 32 10% 40 13% 47%
Khoa thương mại điện tử_Lớp QC03D SVTH: Lê Đức Thiện

Trang 14
thời hạn từ 1 đến 3
năm
- Hợp đồng lao
động ngắn hạn
dưới 1 năm
15 9% 6 2% 10 3% 67%
Phân loại theo
giới tính
175 100% 304 100% 320 100% 183%
Nam 112 64% 283 93% 285 89% 254%
Nữ 63 36% 21 7% 35 11% 56%
Phân theo tính
chất công việc
175 100% 304 100% 320 100% 183%
Gián tiếp 62 35% 73 24% 73 23% 118%
Trực tiếp 113 65% 231 76% 247 77% 219%
(Nguồn: phòng nhân sự)
 Nhận xét:
Qua 3 năm (từ 2009 đến 2011), số lượng cũng như trình độ của nhân viên tăng
lên đáng kể. Đây là minh chứng rõ ràng cho thấy hướng phát triển sâu rộng của công
ty. So với số lượng 175 lao động năm 2009 đến 2011 số lượng lao động là 320 người,
tăng 182,9% so với năm 2009.
Trong 3 năm qua, công ty đã có nhiều chính sách đào tạo chuyên môn để nâng
cao năng lực cho các phòng ban góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.
Không những chú trọng trong khâu đào tạo, công ty còn có nhiều chính sách tuyển
dụng hợp lý. Nhằm tăng sức mạnh quản lý, giải quyết công việc ở các phòng ban, công
ty chú trọng tuyển dụng những lao động có bằng cấp cao, trình độ từ đại học trở lên.
Số lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học trong năm 2009 là 52 người, đến
năm 2010 nhu cầu lao động tăng mạnh, số lượng lao động là 70 người tăng 35% và

vẫn giữ nguyên đến năm 2011. Số lượng lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp
tăng nhẹ từ 36 lao động năm 2009 lên 45 năm 2011.
Ngoài ra, để tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ và đảm bảo cân bằng trong quá
trình hoạt động, công ty cũng để tâm đến khâu tuyển dụng lao động làm việc tại các
phân xưởng với trình độ thấp hơn nhưng bù lại có sức khỏe tốt và chịu được công việc
Khoa thương mại điện tử_Lớp QC03D SVTH: Lê Đức Thiện
Trang 15
nặng. Số lượng công nhân kỹ thuật tăng mạnh từ 87 người (năm 2009) lên 195 người
(năm 2011), tăng 124%.
Tăng số lao động với hợp đồng dài hạn đồng thời hạn chế những hợp đồng ngắn
hạn chẳng hạn hợp động thời hạn 1 năm hoặc dưới 3 năm. Từ năm 2009 đến 2011, số
hợp đồng không xác định thời hạn tăng mạnh đến 260%, tỷ trọng từ 42% (năm 2009)
tăng lên tới 84% (năm 2011); trong khi các hợp đồng có thời hạn từ 3 năm trở xuống
lại giảm mạnh: tỷ trọng hợp đồng có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm giảm nhanh từ 49%
(năm 2009) xuống còn 13% (năm 2011); tương tự, các hợp đông có thời hạn dưới 1
năm cũng giảm từ 9% (năm 2009) còn 3% (năm 2011).
Trong những gần đây, nhu cầu về xi măng tăng mạnh, để đáp ứng kịp thời nhu
cầu, công ty đã mở rộng quy mô sản xuất, tối đa hóa năng suất nên cần một lượng lao
động lớn có sức khỏe tốt làm việc tại các phân xưởng, vận chuyển hàng hóa đi xa, hay
đội ngủ nhân viên có thể đi xa thăm dò thị trường nằm trong chiến lược mở rộng thị
trường của công ty. Vì vậy công ty chuộng và ưu tiên tuyển dụng lao động nam hơn nữ
nhằm đáp ứng được những đòi hỏi của công việc. Số lượng lao động nam tăng từ 112
người (năm 2009) lên 285 người (năm 2011), mức chênh lệch tới 154%. Trong khi
lượng lao động nữ giảm mạnh trong giai đoạn năm 2009- 2010 từ 63 ngươi xuống còn
21 người và tăng nhẹ lên 35 người vào năm 2011.
Khoa thương mại điện tử_Lớp QC03D SVTH: Lê Đức Thiện
Trang 16
2.1.3. Tình hình tài chính
2.1.3.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán năm 2009 - 2011

(ĐVT: 1000 VNĐ)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Tài sản ngắn hạn 99.146.339 150.858.253 162.124.404
Tiền và các khoản tương
đương
27.120.423 24.236.498 34.650.618
Các khoản phải thu ngắn
hạn
53.346.725 62.434.849 39.889
Hàng tồn kho 18.367.336 60.865.073 80.035.507
Tài sản ngắn hạn khác 331.853 3.321.833 7.548.375
Tài sản dài hạn 187.824.754 165.013.949 173.713.495
Tài sản cố định hữu hình 158.829.479 130.604.813 145.876.981
Tài sản cố định vô hình 28.995.244 27.754.711 27.818.962
Tài sản dài hạn khác - 4.810.406 -
TỔNG TÀI SẢN 286.971.063 315.872.203 335.837.900
Nợ phải trả 100.168 124.170.431 148.269.686
Nợ ngắn hạn 100.168.823 123.968.363 148.184.425
Nợ dài hạn - 202.068 85.261
Vốn chủ sỡ hữu 186.802.239 191.701.771 187.568.214
TỔNG NGUỒN VỐN 286.971.063 315.872.203 335.837.900
(Nguồn: phòng kế toán C.ty cổ phần xi măng Vicem Hải Vân)
Qua bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm (2009 – 2011), cho thấy sự
chuyển biến tích cực của tài sản và nguồn vốn của công ty qua từng năm. Cụ thể, tổng
tài sản công ty năm 2010 là 315,170 tỷ đồng tăng 10% so với năm 2009, đến năm
2011, tài sản tiếp tục tăng 6% so với năm 2010 đạt 335,84 tỷ đồng. Do đặc thù của
ngành, các loại nguyên vẫn liệu phải luôn sẵn có cho quá trình sản xuất liên tục, ngoài
ra còn có các loại hàng hóa đang trong nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau cũng như
thành phẩm chờ xuất kho hoặc vận chuyển đến khách hàng vậy nên lượng hàng tồn
kho tăng liên tục trong 3 năm, từ 16,37 tỷ đồng năm 2009 tăng lên 60,87 tỷ đồng năm

Khoa thương mại điện tử_Lớp QC03D SVTH: Lê Đức Thiện
Trang 17
2010 và vẫn tăng mạnh đến 80 tỷ đồng năm 2011. Hàng tồn kho của công ty tăng
mạnh trong 3 năm cho thấy công ty đang chú trọng đầu tư các loại máy máy thiết bị,
nguyên vật liệu để đẩy mạnh sản xuất nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu xi măng đang
tăng mạnh trong những năm trở lại đây.
Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011, tất cả các doanh nghiệp đều đối mặt
với khủng hoảng kinh tế và lạm phát, giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu đắt đỏ, trong
khi công ty có nhiều dự án ngắn hạn nên cần huy động một lượng tiền lớn để thực hiện
làm cho các khoản nợ ngắn hạn tăng nhanh. Trong giai đoạn 2009 – 2010, các khoản
nợ ngắn hạn tăng 23,8% từ 100,2 tỷ đồng lên gần 124 tỷ đồng và tiếp tục tăng thêm
19% trong giai đoạn 2010 – 2011. Trong khi nhiều khoản nợ dài hạn đã được công ty
thanh toán xong, cụ thể từ năm 2010 đến 2011, các khoản nợ dài hạn giảm nhanh từ
202,068 tỷ đồng xuống chỉ còn 85,261 tỉ đồng.
Vốn chủ sở hữu có sự dao động nhẹ và không ổn định qua các năm, giai đoạn
2009 -2010, tăng nhẹ 2,6%, nhưng đến năm 2011 lại giảm nhẹ 2,1%. Qua những con
số thể hiện sự thay đổi của chủ sở hữu qua ba năm cho thấy tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty qua ba năm vẫn ổn định và không có những biến động
nào lớn.
Khoa thương mại điện tử_Lớp QC03D SVTH: Lê Đức Thiện
Trang 18
2.1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2008-1011
(ĐVT: VNĐ)
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh thu thuần về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
338.444.969.784 362.721.658.738 377.869.656.552
Giá vốn hàng bán 313.263.512.416 329.903.133.030 335.636.554.812

Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
25.181.457.323 32.808.525.708 41.361.458.491
Doanh thu hoạt
động tài chính
1.142.306.714 1.380.903.118 1.451.149.167
Chi phí tài chính 1.425.374.162 1.640.669.775 1.842.365.992
Chi phí lãi vay - - -
Chi phí bán hàng 8.638.275.483 9.479.516.900 11.136.884.120
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
11.452.361.527 14.400.206.062 16.859.751.220
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh
doanh
4.807.752.865 8.669.004.089 13.458.996.548
Thu nhập khác 197.824.625 225.655.029 258.998.458
Chi phí khác 127.625.715 159.666.499 172.521.564
Lợi nhuận khác 50.214.738 65.988.530 77.589.774
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
4.928.166.513 8.734.992.691 12.458.882.135
Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp
hiện hành
887.069.972 1.993.756.304 3.150.456.120
Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp
hoãn lại

- - -
Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh
nghiệp
4.041.096.541 6.741.263.315 8.562.389.758
(Nguồn: phòng kế toán C.ty cổ phần xi măng Vicem Hải Vân)
Khoa thương mại điện tử_Lớp QC03D SVTH: Lê Đức Thiện
Trang 19
2.2. Môi trường kinh doanh
2.2.1. Môi trường vĩ mô
2.2.1.1. Môi trường kinh tế
Có rất nhiều nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của công ty, mỗi
nhân tố đều có thể là cơ hội hoặc cũng có thể là nguy cơ đối với công ty. Các nhân tố
kinh tế bao gồm: chu kỳ kinh tế, chu kỳ kinh doanh, lãi suất ngân hàng, tiền lương…
Sự gia tăng của nền kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết công ăn
việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Điều này dẫn tới việc gia tăng nhanh
chóng nhu cầu chi tiêu của người dân trong tương lai, đặc biệt là nhu cầu mua sắm, ăn
ở… . Hơn nữa, hiện nay lãi suất ngân hàng tương đối ổn định và các đơn vị tài chính
Trung ương, địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi nên công ty có điều kiện
đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tóm lại, môi trường kinh tế trong và ngoài nước đã tạo nhiều cơ hội thuận lợi
cho ngành xi măng việt nam phát triển mạnh, đó là tiền đề để các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh trong ngành xi măng mở rộng qui mô, đẩy mạnh hoạt động sản xuất
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
2.2.1.2. Môi trường tự nhiên
Cũng như các tỉnh miền Trung khác cảu Việt Nam, hằng năm Đà Nẵng chịu ảnh
hưởng rất nhiều bởi điều kiện khắc nghiệt của thời tiết như gió Lào, các cơn bão lớn và
những cơn mưa nhiệt đới dài ngày. Điều kiện tự nhiên đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến
tiến độ sản xuất xi măng, gây trở ngại cho việc cung ứng hàng hóa của công ty, các
khâu vận chuyển, bảo quản hàng hóa cũng gặp nhiều khó khăn và bất lợi do độ ẩm

cao, làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên Đà Nẵng lại có nhiều thuận lợi về giao thông, có hải cảng lớn thuận
lợi cho vận chuyển bằng đường thủy đường thủy, vị trí công ty nằm gần quốc lộ 1A
thuận lợi cho việc vận chuyển bằng đường bộ
2.2.1.3. Chính trị - pháp luật
Bao gồm: các quy định về quyền và nghĩa vụ của công ty đối với Nhà nước, các
chế độ chính sách đối với người lao động, các quy định về quảng cáo, bảo vệ môi trường…
Khoa thương mại điện tử_Lớp QC03D SVTH: Lê Đức Thiện
Trang 20
Hệ thống pháp luật ngày càng được tăng cường và hoàn thiện làm cho đời sống
kinh tế xã hội đi vào kỷ cương, công bằng xã hội ngày càng được chú trọng, mọi tổ
chức cá nhân đều bình đẳng trong mọi hoạt động kinh doanh và các quyền lợi hợp
pháp được Nhà nước bảo vệ.
2.2.1.4. Văn hóa – xã hội
Vài năm trở lại đây, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng không nhỏ đế đời sống
người dân, mà tác nhân phần lớn đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy nên vấn
đề ô nhiễm môi trường luôn nhận được sự quan tâm lớn từ xã hội và bảo vệ môi
trương luôn là nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng khá lớn đến một công ty
chuyên sản xuất kinh doanh xi măng như công ty cổ phần xi măng Vicem Hải Vân.
Tuy nhiên, với vị trí nằm khá xa trung tâm thành phố và xung quanh đều có núi và cây
cối bao bọc, hơn nữa hoạt động sản xuất xi măng của công ty luôn được thực hiện theo
đúng quy trình với tinh thần trách nhiệm cao của đội nhân viên nên hoạt động sản xuất
của công ty không ảnh hưởng mấy đến đời sống người dân lân cận.
2.2.1.5. Công nghệ
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã mở rộng khả năng sản xuất tạo ra nhiều
sản phẩm mới với giá cả cạnh tranh chi phối ngày càng mạnh mẽ đối với sự tồn tại của
doanh nghiệp. Việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây
dựng cũng đem lại kết quả đáng kể trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo
nhiều mẫu mã đẹp, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành đồng thời rút ngắn chu kỳ

sống của sản phẩm.
2.2.2. Môi trường vi mô
2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh
Nền kinh tế nước nhà đang trên đà phát triển, nhiều doanh nghiệp được thành lập
và cạnh tranh khốc liệt để giành chổ đứng trên thị trường. Trong lĩnh vực ngành xi
măng, công ty xi măng Hải Vân phải đối đầu với những đối thủ cạnh tranh mạnh mới
có thể tồn tại và phát triển được. Ở thị trường trọng điểm Đà Nẵng – Quảng Nam,
công ty xác định hai đối thủ mạnh là xi măng Kim Đỉnh và xi măng Sông Gianh. Ở hai
thị trường tiềm năng mới công ty phải đối đầu với không những Kim Đỉnh, Sông
Khoa thương mại điện tử_Lớp QC03D SVTH: Lê Đức Thiện
Trang 21
Gianh mà còn có thêm hai đối thủ mạnh nữa là xi măng Chinfon và xi măng Thăng
Long.
- Được thành lập vào năm 1996, qua hơn 10 năm có mặt trên thị trường, xi măng
Kim Đỉnh đã dần khẳng định được thương hiệu và được khách hàng (đặc biệt là các
công trình thủy điện) chấp nhận. Từ cơ sở sản xuất có công suất ban đầu là 5 vạn
tấn/năm, đến nay nhà máy xi măng Kim Đỉnh có năng lực sản xuất 2.4 triệu tấn/năm.
- Nhà máy xi măng Sông Gianh được thành lập vào năm 2006 ở Quảng Bình,
thuộc Tổng công ty xây dựng miền Trung. Các sản phẩm chính gồm PCB30, PCB40,
PC50. Tuy mới thành lập 5 năm nhưng công ty đã có những thành công đáng kể. Khởi
đầu từ một thương hiệu chưa được biết đến, đến nay qua số lượng sản phẩm bán ra đã
khẳng định chỗ đứng của xi măng Sông Gianh trên thị trường vật liệu xây dựng.
- Công ty Xi măng CHINFON được thành lập dưới sự liên doanh của: Công ty
TNHH CHINFON Việt Nam Holding (Đài Loan), Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng
Số 9 (Hải Phòng), Tổng Công ty Xi măng Việt Nam. Bằng công nghệ và thiết bị tiên
tiến, hiện đại nhất trên thế giới, một nhà máy với công suất thiết kế 4.000 tấn
clinker/ngày và sản lượng 1.400.000 tấn xi măng/năm được xây dựng tại Tràng Kênh -
Minh Đức - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng nơi tập trung nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt
Nam.
- Công ty xi măng Thăng Long là một trong số các Công ty xi măng có công suất

lớn và thiết bị hiện đại nhất Việt Nam với tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng bao gồm
một nhà máy xi măng và một trạm nghiền Clinker đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trụ
sở chính của nhà máy đặt tại xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Văn
phòng Hà Nội đặt tại phòng 603, tòa nhà Thăng Ford - 105 Láng Hạ. Nhà máy được
trang bị hệ thống thiết bị công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất của Hãng thiết bị công
nghệ xi măng hàng đầu thế giới Polysius AG - Công hòa Liên Bang Đức với công suất
thiết kế khoảng 6000 tấn clinker/ngày, tương đương 2,3 triệu tấn xi măng/ năm.
Khoa thương mại điện tử_Lớp QC03D SVTH: Lê Đức Thiện
Trang 22
2.2.2.2. Khách hàng
Khách hàng của công ty gồm các đối tượng sau:
- Khách hàng là nhà phân phối vật liệu xây dựng, lượng tiêu thụ chiếm 90% sản
lượng của công ty. Đối với các nhà phân phối yếu tố quan trọng nhất của các loại xi
măng là giá cả hợp lý, tiếp theo đó mới là cơ chế khuyến mãi, chất lượng sản phẩm,
các điều kiện giao hàng, giải quyết khiếu nại.
- Khách hàng là các nhà thầu xây dựng, thì yêu cầu quan trọng nhất của họ là
chất lượng sản phẩm, tiếp theo đó là yêu cầu cho các hoạt động cung ứng sản phẩm,
giải quyết tốt các khiếu nại rồi cuối cùng mới đến giá cả hợp lý.
- Ngoài ra còn có khách hàng tiêu dùng trực tiếp: nhóm khách hàng này tập trung
tại các khu vực thành phố, trung tâm thị xã…mua xi măng để phục vụ nhu cầu xây
dựng và sửa chữa nhà ở. Tuy nhiên, công ty không trực tiếp bán cho nhóm khách hàng
này mà đa số bán cho họ thông qua các đại lý phân phối. Khách hàng người tiêu dùng
mua sản phẩm xi măng không thường xuyên.
Trước nhiều đối thủ mạnh,để có chỗ đứng vững vàng trên thị trương, công ty
công ty phải luôn nổ lực không ngừng, áp dụng càng nhiều các thành tựu khoa học tiên
tiên vào sản xuất để tăng năng suất sản xuất, tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm
để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Ngoài ra công ty cần
có các chính sách tuyển dụng hợp lý, phù hợp và cân đối giữa các phòng ban và xưởng
sản xuất nhằm nâng cao khả năng quản lý và sản xuất. Thực hiện tốt các hoạt động
Marketing, khẳng định thương hiệu xi măng Hải Vân trên thị trường, tìm kiếm và đánh

vào các thị trường mà các đối thủ cạnh tranh chưa nhắm tới hoặc vẫn còn yếu.
2.2.2.3. Nhà cung ứng
Nguồn cung cấp nguyên liệu phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty cổ phần Xi măng Hải Vân được cung cấp bởi các công ty lớn, uy tín trên thị
trường nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh của công ty, tạo sự ổn định lâu dài,
bền vững cho hoạt động kinh doanh của công ty. Chi tiết các nhà cung cấp nguyên liệu
chính được tổng hợp theo bảng dưới đây:
Bảng 2.4. Nguồn nguyên vật liệu sản xuất xi măng
Khoa thương mại điện tử_Lớp QC03D SVTH: Lê Đức Thiện
Trang 23
STT Loại vật liệu Tên công ty cung cấp
1 Clinker hạt, xi măng bột
Công ty CP xi măng Bỉm Sơn
Công ty xi măng Hoàng Thạch
Công ty CP xi măng Bút Sơn
Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1
2 Thạch cao Công ty cổ phần thạch cao xi măng
3 Giấy kraft
Xí nghiệp sản xuất vỏ bao Xi măng Đà
Nẵng
4
Các vật tư – phương tiện –
thiết bị khác
Công ty TNHH Thiết bị vật tư & DV KT
Trường An
Công ty TNHH cơ khí đúc Trường Giang
Công ty 27 Bộ Quốc Phòng
Cty TNHH nhà nước 1 thành viên Cơ khí
Đông Anh
(Nguồn: Công ty CP xi măng Vicem Hải Vân)

Do thù cảu ngành sản xuất xi măng nên trong cơ cấu giá thành sản phẩm, chi phí
nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng chủ yếu và là nhân tố quyết định đến doanh thu và lợi
nhuận. Nguồn nguyên liệu của công ty được cung cấp bởi các công ty lớn và có uy tín
trong nước. Vì thế công ty luôn nhận được sự đảm bảo từ các nhà cung ứng về nguồn
sản xuất nguyên vật liệu sản xuất xi măng do đó nguông nguyên liệu của công ty là
khá ổn định.
2.3. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Qua các báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2008 đến 2011 cho
thấy doanh thu của công ty qua các năm đều tăng lên đáng kể. Trong hai năm 2008 và
2009, cả thế giới đều gặp khó khan trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng
nhờ có sự điều chỉnh hợp lý trong vận hành hoạt động công ty, doanh thu vẫn tăng qua
các năm. Còn trong các năm 2010 và 2011, thành phố Đà Nẵng có nhiều công trình
xây dựng. Nắm bắt thời cơ, công ty đã làm tốt công tác xúc tiến bán hàng, góp phần
đẩy lợi nhuận kinh doanh tăng vượt bậc so với năm 2009. Cụ thể năm 2010 lợi nhuận
tăng 66,8% và năm 2011 lợi nhuận tăng 118,8%. Điều này chứng tỏ các chiến lược
phát triển của ban lãnh đạo công ty đề ra đều đang phát huy tính hiệu quả.
Khoa thương mại điện tử_Lớp QC03D SVTH: Lê Đức Thiện

×