MỞ ĐẦU
Việt nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) và theo lý
luận của Lenin về nền kinh tế trong thời kỳ quá độ vận dụng vào kinh tế, có phải nó
ý nghĩa là chế độ hiện nay có những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản (CNTB) lẫn
CNXH không? Bất cứ ai cũng thừa nhận là có, song cũng không phải bất cứ ai cũng
thừa nhận điểm ấy đều suy nghĩ xem các thành phần của kết cấu kinh tế - xã hội
hiện có ở Nga là như thế nào mà tất cả then chốt cả vấn đề lại chính là ở đó. Áp
dụng vào nền kinh tế Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng một
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng
XHCN. Đó là một chủ trương đúng đắn và phù hợp với quy luật phát triển khách
quan, bởi thông qua chủ trương này một nền kinh tế mới được mở ra,các thành kinh
tế mới hình thành được lập ra từ chính nguồn vốn trước đây nằm phân tán trong các
tầng lớp dân cư,do đó mà huy động được tối đa của cải vật chất trong xã hội để
xây dựng đất nước. Từ khi có chính sách đổi mới (1986) đến nay, các thành phần
kinh tế đã đóng góp nhất định của mình vào xây dựng vào nền kinh tế quốc dân,
thúc đẩy sự phát triển của đất nước,qua so sánh giữa hai thời kỳ kinh tế (Kinh tế cũ
kế hoạch hoá tập trung và kinh tế hàng hóa) ta thấy một bước phát triển vượt bậc
của nền kinh tế nước ta .
Tuy nhiên, theo lý luận Mac:”Trong bất cứ hình thái kinh tế xã hội nào cũng
có phương thức sản xuất (PTSX) giữ vị trí chi phối”. Có nghĩa là trong mỗi chế độ
xã hội cần có một thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo, có nghĩa là trong mỗi chế
độ XHCN cần có một thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt các thành
phần kinh tế khác đi theo một định hướng xã hội nhất định. Ngay từ đầu lập nước,
đảng ta đã xác định đưa nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội, mà cơ sở hình
thành nên CNXH đó chính là chế độ công hữu về tư liệu sản suất (TLSX), tức là
TLSX thuộc sở hữu toàn dân. Kinh tế nhà nước (KTNN) là thành phần kinh tế được
hình thành trên hình thức sở hữu toàn dân vì vậy một tất yếu khách quan là KTNN
phải là thành phần kinh tế nắm vai trò chủ đạo nhằm hướng toàn bộ nền kinh tế đi
theo định hướng XHCN.
Đảng và nhà nước ta đã xác định rằng thời kỳ quá độ lên CNXH đòi hỏi một
thời gian rất lâu dài và sẽ gặp nhiều khó khăn thách thức đặc biệt Việt Nam lại đi
lên từ chế độ phong kiến bỏ qua chế độ TBCN. Ta biết rằng “chính trị là tập trung
của kinh tế”, do đó kinh tế là con đường để hình thành một thể chế chính trị. Ta
định hướng xây dựng CNXH thì phải phát triển thành phần kinh tế nhà nước thật
vững chắc ,làm sao để nó thể hiện vai trò chủ đạo của KTNN, nắm được quy luật
vận động khách quan của kinh tế để từ đó có cách tác động để KTNN thể hiện
được vai trò trọng yếu của nó, để đất nước ta đi đúng theo định hướng đã chọn.
Việc nhiên cứu (NC), tìm hiểu rồi đến nắm bắt bản chất cũng như vai trò của
KTNN sẽ giúp mỗi chúng ta thấy được tầm quan trọng, tính thiết yếu phải phát triển
KTNN ở nước ta hiện nay nhận thức được những đường lối, chính sách phát triển
mà đảng và chính phủ đưa ra nhằm cải tổ và xây dựng nền kinh tế XHCN tiến kịp
với thế giới, nhưng cũng đồng thời thôi thúc mỗi chúng ta cần phải góp sức mình
vào công cuộc đất nước bằng cách dựa trên những gì mà ta đã đạt được và chưa
làm được để đưa ra những giải pháp kiến nghị hữu ích cho việc đưa KTNN lên nắm
vai trò chủ đạo cũng là để xây dựng nền kinh tế nước nhà ổn định, phát triển và bền
vững.
Đồ án của tôi sẽ đi sâu vào NC về một số vấn đề sau:
Phần I: Khát quát về một số vấn đề lý luận về KTNN, vai trò chủ đạo của
KTNN, giải thích vì sao sự hình thành KTNN là một tất yếu và sự cần thiết của vai
trò chủ đạo của KTNN trong chế độ của chúng ta hiện nay.
Phần II: Thực trạng về vấn đề đưa KTNN giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh
tế ở nước ta hiện nay đã đạt được thành quả gì và còn những tồn tại, yếu kém nào
cần khắc phục - nguyên nhân của thực đó.
Phần III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy những gì đã đạt được
,khắc phục những hạn chế ,thiếu sót trong việc đưa KTNN lên nắm vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Do trình độ hiểu biết và lý luận còn rẩt hạn chế , đề án NC của tôi còn rất nhiều
hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm cùng những ý kiến đóng
góp để mỗi chúng ta sẽ được nâng cao hơn tầm nhận thức hiểu biết nhằm phục vụ
tốt hơn cho sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Mai Hữu Thực đã giúp em rất
nhiều từ khâu cung cấp những kiến thức cơ bản nhất cho đề tài, đến việc hướng dẫn
tìm đọc những tài liệu bổ ích để từ đó em có thể hoàn thành được đề tài NC này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2007
NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận về KTNN:
1. Một số khái quát chung về KTNN:
1.1 Khái niệm chung về thành phần KTNN:
Để hiểu đầy đủ về thành phần KTNN, trước hết ta phải tìm hiểu thành phần
kinh tế nhà nước là gì và thành phần KTNN xuất hiện ở nước ta khi nào.
Là một nước đi sau trong tiến trình xây dựng CNXH, chúng ta được học hỏi rất
nhiều kinh nghiệm từ những nước đi trước mà tiên phong là Nga (Liên Xô cũ). Từ
luận điển Lenin về nền kinh tế trong thời kỳ quá độ - đó phải là nền kinh tế nhiều
thành phần. Đảng và nhà nước ta đã áp dụng vào thực tiển ở nước ta và đưa ra chủ
trương xây dựng một nền kinh tế đa phần mang tính đặc trưng của thời kỳ giao thời
giữa kinh tế TBCN và XHCN.
Trước hết ta hiểu thế nào là một thành phần kinh tế? Thành phần kinh tế hay
đơn vị kinh tế hay đơn vị kinh tế cơ sở của nền kinh tế quốc dân là một kiểu tổ chức
kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định có quan hệ quản lý và quan hệ phân
phối riêng của nó. Trong nền kinh tế nước ta có ba hình thức sở hữu cơ bản là: Sở
hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Từ đó mà hình thành nên các thành
phần kinh tế khác nhau.
Thành phần KTNN đã xuất hiện như thế nào trong nền kinh tế Việt Nam? Ta sẽ
trở lại từ những ngày đầu giai cấp vô sản giành được chính quyền và bắt tay vào xã
hội mới với một nền kinh tế mới. Đảng ta đã lãnh đạo nhân xây dựng đất nước theo
con đường XHCN, thực hiện mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ và văn minh”. Để xây dựng nền chính trị XHCN thì đòi hỏi phải có nền
kinh tế đặc trưng cho hình thái chính trị ấy - một nền kinh tế có thành phần chính
hình thành trên chế độ công hữu. Trong lúc bấy giờ, nền kinh tế Việt Nam dựa trên
chế độ tư hữu, đó là sở hữu tư nhân của những người sản xuất nhỏ và sở hữu tư
nhân của CNTB. Đối với hình thức này, Nhà nước đã tiến hành cải tổ, sắp xếp để
phát triển thành phần kinh tế cá thể tiểu thủ công nghiệp và thành phần kinh tế tư
bản tư nhân - là đại diện của quan hệ sản xuất cũ CNTB. Vậy để xây dựng một nền
kinh tế mới XHCN, nhà nước đã đầu tư xây dựng các doanh nghiệp của mình trong
các nghành kinh tế, kết quả là hình thành nên một thành phần kinh tế mới – KTNN.
Từ đó ta khái niệm được thành phần KTNN là gì? Đó là thành phần kinh tế dựa
trên sở hữu toàn dân (hay sở hữu nhà nước). Việc tổ chức kinh doanh tiến hành theo
nguyên tắc hoạch toán kinh tế và thực hiện phân phối theo lao động.
Như vậy, đặc điểm cơ bản của thành phần KTNN với các thành phần kinh tế
khác đó là hình thức sở hữu và nguồn vốn hình thành. Có thể toàn bộ vốn đều thuộc
sở hữu nhà nước hoặc có thể phần vốn đóng góp của nhà nước chiếm tỷ lệ khống
chế (>50% vốn).
1.2 Phân loại KTNN:
KTNN bao gồm ba thành phần cơ bản đó là: các doanh nghiệp nhà nước
(DNNN), các tổ chức nhà nước, những tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
*Về Doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
Khái niệm: DNNN là doanh nghiệp 100% vốn của nhà nước hoặc Doanh
nghiệp cổ phần trong đó vốn của nhà nước chiếm tỷ trọng chi phối.
Trong ba nhân tố cấu thành KTNN ở trên thì DNNN là nhân tố (hay thành
phần) giữ tỷ lệ cao nhất và vai trò quan trọng nhất trong việc đảm bảo cho KTNN
giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Bởi vậy khi đề cập đến vai trò
chủ đạo của KTNN thì người ta thường đề cập đến DNNN là chủ yếu. Ngay trong
nghị quyết hội nghị lần thứ ba ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục
sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN. Hội nghị đã khẳng định rõ
quan điểm “KTNN có vai trò quan trọng trong việc giữ vững định hướng XHCN.
DNNN giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để
nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần quan
trọng để KTNN thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN”.
DNNN cũng được chia ra làm hai loại: Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và
hoạt động công ích. Cả hai loại doanh nghiệp này đều mang các đặc điểm của các
thành phần của KTNN và thông thường chúng được chia làm hai loại nhỏ: các
doanh nghiệp do nhà nước giữ 100% và một loại doanh nghiệp do nhà nước giữ cổ
phần chi phối.
Đối với các DNNN hoạt động kinh doanh: Mục tiêu là nhằm thu lợi nhuận.Nhà
nước sẽ giữ 100% vốn đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các lĩnh
vực quan trọng đặc biệt và sẽ cổ phần chi phối hoặc 100% vốn đối với các doanh
nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh mà nhà nước cần nắm nhằm bảo
đảm ổn định nền kinh tế. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thông thường là
những doanh nghiệp có quy mô lớn có đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, phải
luôn luôn đi đầu trong ứng dụng kỹ thuật - công nghệ hiện đại, đảm bảo nhu cầu
của đời sống nhân dân.
Còn các doanh nghiệp hoạt động công ích là những doanh nghiệp hoạt động
không vì mục đích lợi nhuận, có thể không có thu mà nhà nước cấp kinh phí - đó là
những doanh nghiệp cung cấp các hàng hoá công cộng, dịch vụ công như : An ninh,
quốc phòng, giao thông, giáo dục, ytế…
*Về các tổ chức KTNN:
Các tổ chức KTNN là các tổ chức hoạt động gắn với chức năng quản lý (kiểm
tra, kiểm soát) như tài chính ngân hàng, bảo hiểm, kho bạc nhà nước, các quỹ dự trữ
quốc gia…các tổ chức này có thể do nhà nước cung cấp 100% vốn hoặc giữ một
phần vốn cố định để đảm bảo sự hoạt động ổn định cho các tổ chức này. Thành
phần này cũng có nột vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
*Về các tài sản thuộc sở hữu nhà nước:
Các tài sản thuộc sở hữu toàn dân (hay sở hữu nhà nước) được xem là thành
phần của kinh tế nhà nước. Khi Nhà nước nhận được lợi ích kinh tế do quuền sở
mang lại như: đất đai, tài nguyên thiên nhiên,…
2. Sự cần thiết của kinh tế Nhà nước và vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà
nước trong nền kinh tế
2.1. Sự cần thiết có kinh tế Nhà nước trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội của
đất nước.
Với mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước từ ngày bắt tay vào xây dựng Chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc cho đến hôm nay, kinh tế Nhà nước đã được hình thành, phát
triển với những vcị trí khác nhau trong nền kinh tế nhằm thực hiện những nhiệm vụ
kinh té nhất định của từng giai đoạn. Tuy vậy, trong suốt cả thời kỳ lịch sử ấy, kinh
tế nhà nước luôn luôn là lực lượng chủ đạo, nòng cốt, là công cụ duy nhất để Nhà
nước đưa đất nước đi lên theo con đường Xã hội chủ nghĩa(1955).
Sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc(1955), đảng và nhà nước đã chủ trương xây
dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc theo cơ chế kế hoạch hoà tập trung bao cấp để
tạo cơ sở ban đầu cho một Nhà nước xã hội chủ nghĩa tương lai khi giải phóng miền
Nam và thống nhất nước nhà. Xuất phát điểm từ một nền kinh tế được xây dựng
trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, vì vậy bước đầu tiên khi bắt tay vào xây dựng
chủ nghĩa xã hội là thực hiện công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa với nhiệm vụ thủ
tiêu kinh tế tư nhân, xây dựng kinh tế quốc doanh (Kinh tế quốc dân) và kinh tế tập
thể. Từ đây một loạt các xí nghiệp quốc doanh (XNQD) được ra đời bằng nhiều
cách khác nhau: do Nhà nước đầu tư xây dựng mới, hoặc quốc hữu hoá các xí
nghiệp tư nhân. Đến cuối thời kỳ cải tạo và khôi phục kinh tế, XNQD đã chiếm ưu
thế tuyệt đối trên nền kinh tế quốc dân. Kết quả là kinh tế tư bản tư nhân bị xóa bỏ
để chuyển sang một nền kinh tế mà kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể giữ vị trí
độc tôn. Đến năm 1960, kinh tế quốc doanh vươn lên trở thành lực lượng kinh tế
chủ yếu của nền kinh tế quốc dân nước ta lúc bấy giờ. Và với chủ trương xây dựng
nền kinh tế độc lập, tự chủ đi lên xã hội chủ nghĩa, kinh tế quốc doanh được giao
cho vai trò chủ đạo của nền kinh tế từ đây.
Giai đoạn 1960 đến 1985:
Đây là giai đoạn khá dài mà lịch sử đất nước đã trải qua những bước thăng trầm
về chính trị, xã hội và kinh tế.
Từ 1960 đến 1975: Vẫn là cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, ở giai đoạn
này Đảng ta chủ trương công nghiệp hoá hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa
miền Bắc và đấu tranh giảu phóng miền Nam. Để tiến hành công nghiệp hoá xã
hội chủ nghĩa, Đảng ta chủ trương “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách
hợp lý”, và do đó các xí nghiệp quốc doanh càng được đầu tư nhiều hơn và phát
triển hơn cả về số lượng và quy mô, đặc biệt là trong ngành công nghiệp nặng. Một
loạt các khu công nghiệp mới được hình thành như: Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh,
Đông Anh(Hà Nội)… đây là cơ sở để kinh tế quốc doanh được mở rộng và phân bổ
được khắp các vùng kinh tế lớn, nó sẽ làm hạt nhân, là đầu tàu thúc đẩy sự phát
triển kinh tế của các vùng. Kinh Tế quốc doanh trong giai đoạng này có vai trò vừa
là công cụ quan trọng để nhà nước tiến hành công nghiệp hoá XHCN ở miền Bắc
nhưng lại vừa là tấm gương phản ánh sự hành công của quá trình xây dựng CNXH
ở nước ta, nó khẳng định con đường mà Đảng ta đã lựa chọn là đúng đắn.Trên
phương diện chính trị xã hội, thì KTQD luôn là lực lượng tiến bộ xã hội, là đội quân
tiên phong trong việc mở rộng QHSX XHCN.
Từ năm 1975 đến 1980: Cơ chế kế hoạch hoá tập trung thuần tuý vẫn được duy
trị. Sau khi thống nhất đất nước. với định hướng đưa cả nước đi lên XHCN, nhưng
có sự chênh lệch giữa hai miền Nam-Bắc, vì vậy Đảng ta chủ trương tiếp tục mở
rộng QHSX XHCN và công nghiệp hoá XHCN ở miền Bắc, đồng thời tiến hành
công cuộc cải tạo XHCN ở miền Nam. Thi hành chủ trương đó số lượng các XNQD
trên tất cả các lĩnh vực kinh tế (Công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp) tăng lên
một cách nhanh chóng trên khắp cả nước. Mặc dù so với giai đoạn trước đó sức
đóng góp của KTQD trong giai đọan này đã giảm sút, song KTQD vẫn đóng vai trò
chủ đạo, tuyệt đối quan trọng công cuộc xây dựng và phát triển QHSX mới CNXH.
Từ 1980-1985: Giai đoạn này nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, năng lực sản
xuất của KTQD không được sử dụng tối đa do thiếu vật tư một cách nghiêm trọng.
Với quan điểm định hướng xây dựng CNXH nên KTQD vẫn được nhà nước rất chú
trọng tìm giải pháp tháo gỡ giai đoạn này cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã cải tiến
dần sang phi tập trung hoá trong quản lý kinh tế, tuy vậy KTQD vẫn giữ vai trò
quan trọng tuyệt đối, trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thể hiện ở chỗ
các XNQD vẫn nắm giữ các ngành then chốt như điện, hoá chất, luyện kim, xi
măng…
Giai đoạn từ1986 đến nay:
Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã đưa ra chính sách kinh tế mới làm nên
một bước ngoặt trong lịch sử phát triển kinh tế ở nước ta, đó là chính sách đổi mới
cơ chế kinh tế : xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường
định hướng XHCN. Trong quá trình hình thành cơ chế kinh tế mới, công tác quản lý
KTQD vẫn còn tiếp tục được cải tiến theo hướng phi tập trung hoá, kế hoạch hoá và
quản lý và quản lý đối với KTQD, đồng thời các thành phần kinh tế khác được hình
thành và chú trọng phát triển, đó là kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân và các
thành phần khác. Từ đây KTQD mất vị trí độc tôn trong nền kinh tế quốc dân. Song
không có nghĩa là nó không còn giữ vai trò chủ đạo nữa, mà ngược lại hơn bao giờ
hết vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh – đã đổi thành kinh tế nhà nước - được
xem là quan trọng và cần thiết nhất. Trên giác độ kinh tế thì KTNN luôn nắm giữ
những lĩnh vực then chốt, những ngành trọng yếu của nền kinh tế như: CN năng
lượng (dầu mỏ, than, điện), công nghiệp luyện kim, công nghiệp vật liệu xây
dựng…
Như vậy cùng với tiến trình lịch sử xây dựng và phát triển QHSX mới XHCN
của nước ta, KTNN đã khẳng định được vai trò chủ đạo mà chỉ có nó mới thực hiện
được những nhiệm vụ mà lịch sử phát triển đưa ra KTNN đã nắm được những lĩnh
vực then chốt của nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò mở đường hướng dẫn nền kinh
tế phát triển đúng định hướng đã chọn suốt cả một thời kỳ lịch sử phát triển kinh tế.
2.2 Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN.
Để hiểu đúng vai trò của một thành phần kinh tế trong một cơ chế kinh tế nhất
định thì ta phải hiểu được cơ chế vận hành và đặc trưng cơ bản của cơ chế kinh tế
đó. Vì vậy ở đây ta nghiên cứu về kinh tế nhà nước trong cơ chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN. Thì trước hết ta sẽ tìm hiểu qua về cơ chế kinh tế thị trường
theo định hướng XHCN.
Ta có thể hiểu cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết nền kinh tế hàng hoá do
sự tác động của các quy luật vốn có của nó (đó là quy luật giá trị, quy luật cung cầu,
quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tê…), cơ chế đó giải quyết ba vấn đề cơ
bản của tổ chức kinh tế là cái gì, như thế nào và cho ai. Cơ chế thị trường bao gồm
các nhân tố cơ bản là cung, cầu và giá cả thị trường.
Vậy nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN
mà nước ta đang vận dụng là gì? Đó là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường,
tức là bất kể thành phần kinh tế nào (hay đơn vị kinh tế nào) của nền kinh tế cũng
phải chịu sự điều tiết của cơ chế thị trường, nhưng đồng thời phải tuân thủ các
nguyên tắc của chế độ XHCN dưới sự quản lý của nhà nước XHCN. Từ khái niệm
này ta có thể hiểu nôm na rằng, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN tức là xây đựng một nền kinh tế thị trường hướng tới chế độ XHCN, hướng
tới thực hiện mục tiêu của XHCN đó là mục tiêu làm cho dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ văn minh.
Đặc điểm cơ bản của cơ chế thị trường là cơ chế tự phát, các nhân tố kinh tế của
cơ chế đó tự tác động qua lại theo quy luật kinh tế khách quan mà dẫn đến sự biến
đổi, phát triển của nền kinh tế. Đặc điểm đó vừa là ưu điểm, vừa là hạn chế của cơ
chế này. Nó có thể mang lại một nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, nhưng
đồng thời mang lại những khuyết tật về xã hội đó là phân biệt giàu nghèo, bất công,
tệ nạn xã hội gia tăng…
Đảng và nhà nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường theo hướng
XHCN dưới sự quản lý của nhà nước tức là muốn dựa trên ưu điểm của cơ chế thị
trường để khắc phục những khó khăn của nền kinh tế kém phát triển của nước ta,
đồng thời đảm bảo tiến được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ ,văn minh.
Ở các phần trên ta đã rút ra được rằng để xây dựng một nền kinh tế theo chế độ
XHCN thì nhất định kinh tế nhà nước phải luôn nắm vai trò chủ đạo, bởi nó là lực
lượng kinh tế đại diện cho quan hệ sản xuất mới XHCN, nó là công cụ để nhà nước
dẫn dắt toàn bộ nền kinh tế đi đúng hướng đã chọn, nó đóng vai trò quan trọng
trong việc mở đường và hướng đẫn cho nền kinh tế phát triển. Còn trong cơ chế
kinh tế thị trường thì sao?
Nếu nền kinh tế thị trường được để phát triển một cách tự do, không sự quản lý
của nhà nước thì sẽ bộc lộ rõ ngay những hạn chế, yếu kém, những khuyết tật vốn
có của nó. Bởi vậy với định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước thì
nền kinh tế thị trường của chúng ta đạt được thành quả cả về mặt xã hội và kinh tế.
Muốn như vậy, mối quan hệ mới XHCN càng phải được củng cố và phát triển hơn
nữa – mà đại diện của nó là thành phần kinh tế nhà nước phải được tổ chức làm sao
ngày càng hoàn thiện và nắm được vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị
trường. Đó là đòi hỏi khách quan do những đặc điểm của cơ chế kinh tế mới.
Thứ nhất, kinh tế thị trường là một nền kinh tế mở, theo xu hướng hội nhập với
khu vực và quốc tế, nhưng để có thể hội nhập vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi các
doanh nghiệp phải có cơ sở vật chất, kỹ thuật có quy mô, công nghệ hiện đại ngang
tầm với các nước khác trên thế giới. Bởi có như vậy Việt Nam mới có thể phát huy
được những lợi thế so sánh so với các nước khác và đứng vững để cạnh tranh được
với nền kinh tế vốn lớn mạnh của các nước trong khu vực và thế giới.
Nhưng một đặc điểm rất nổi bật của các thành phần kinh tế cá thể và tư bản tư
nhân là quy mô sản xuất của chúng rất nhỏ bé, lượng vốn đầu tư xây dựng cơ sở sản
xuất ban đầu rất nhỏ chúng chỉ đủ khả năng tham gia vào một số ngành, lĩnh vực mà
có khả năng tạo lợi nhuận nhiều nhất, đầu tư ít vốn nhưng chu kì quay vòng vốn
nhanh và chỉ có thể cạnh trong nước, hơn một lý do rất đơn giản là quy mô quá nhỏ
hep, vốn quá ít không đủ điều kiện để hội nhập với các nước bạn.
Trong điều kiện đó thì kinh tế nhà nước với các doanh nghiệp nhà nước có quy
mô lớn và vừa mới có khả năng tham gia vào hoạt động kinh tế với các nước trên
thế giới. Bởi chỉ có Nhà nước mới có đủ nguồn vốn để xây dựng được các doanh
nghiệp nhà nước đủ lớn trong các ngành, lĩnh vực then chốt, các ngành kinh doanh
mà Việt Nam có lợi thế so sánh so với các nước khác. Do đó mà kinh tế nhà nước
trở thành lực lượng giữ vai trò dẫn dắt, làm hạt nhân để các danh nghiệp trong khu
vực kinh tế tư nhân dân có thể tham gia vào nền kinh tế hội nhập.
Một lý do thứ hai khiến kinh tế nhà nước trở thành lực lượng đầu tàu trong việc
dẫn dắt nền kinh tế nước ta hiện nay là vì trong nền kinh tế luôn luôn có những
ngành, lĩnh vực rất khó có khả năng sinh lời hoặc còn rất nhiều vùng kinh tế có cơ
sở hạ tầng thấp kém khó đầu tư sản cuất, do đó mà các thành phần kinh tế khác
không muốn hoặc không có khả năng kinh doanh thì kinh tế nhà nước phải tham gia
vào hoạt động trong các ngành kinh tế hay các vùng kinh tế để tạo dựng được
những cơ sở vật chất ban đầu, thu hút dần các phần tử kinh tế khác cùng tham gia
vào hoạt động. Có như thế thì mới hình thành nên một cơ chế kinh tế hợp lý trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đó là tạo nên một nề
kinh tế có các ngành, lĩnh vực được đầu tư, phát triển một cách cân bằng, có các
vùng kinh tế phát triển song song với nhau.
Thứ ba, để xây dựng nền kinh tế phát triển đúng hướng XHCN thì đòi hỏi phải
có sự quản lý của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế bằng pháp luật. Những
nhà hoạt động sản xuất kinh doanh luôn hướng tới mục tiêu quan trọng nhất đó là
làm sao tối đa hoá được lợi nhuận. Nhưng tình hình nước ta hiện nay, các chủ thể
kinh hoanh có thể có trình độ hiểu biết về ý thức, về quản trị kinh doanh rất khác
nhau, có người tham gia vào kinh doanh chỉ vì họ có vốn nhưng lại thiếu hẳn các ý
thức và kiến thức cần thiết, điều đó dễ dẫn đến những sai phạm về pháp luật và
thường chỉ vì lợi nhuận các nhân mà quyên mất lợi ích của xã hội. Kinh tế nhà nước
với lực lượng kinh tế luôn được nhà nước chú trọn về khâu đào tạo cán bộ có ý
thức pháp luật, do đó trong giai đoạn hiện nay đương nhiên kinh tế nhà nước phải là
thành phần gương mẫu để các thành phần kinh tế khác học tập để hoạt động có hiệu
quả hơn.
Từ ba lý do trên mà ta thấy kinh tế nhà nước đương nhiên phải là thành phần
kinh tế nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế với tư cách là lực lượng đi đầu trong
quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, là đội quân mở đường cho các
thành phần kinh tế khác cùng tham gia mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo
một cơ cấu kinh tế phát triển cân đối hợp lý, là lực lượng gương mẫu, đi đầu trong
việc thực hiện pháp luật, hướng dẫn các thành phần kinh tế khác cùng thực hiện
theo luật pháp trong cơ chế kinh tế mới đảm bảo phát triển một nền kinh tế thị
trường lớn mạnh với một xã hội phát triển đúng định hướng đã chọn của Đảng.
3. Nội dung vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN.
Để đảm bảo thực hiện được vai trò là thành phần kinh tế chủ lực của nền kinh tế
trong giai đoạn hiện nay thì kinh tế nhà nước phải thực hiện được bốn nội dung hay
là bốn chức năng của nó trong kinh tế nhiều thành phần của nước ta hiện nay.
* Thứ nhất, kinh tế nhà nước mà thành phần chính là các doanh nghiệp nhà
nước, phải đi đầu trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
Là lực lượng kinh tế được nhà nước chú trọng đầu tư, phát triển, do Nhà nước
nắm giữ nguồn vốn chi phối do đó quy mô hoạt động của các kinh tế nhà nước và
đặc biệt là thành phần doanh nghiệp nhà nước rất rộng lớn, và đang ngày càng được
tổ chức sắp xếp lại theo hướng hiện đại nhằm hoạt động có hiệu quả hơn. Bởi nguồn
vốn đầu tư lớn, chủ yếu trong các doanh nghiệp nhà nước có 100% vốn của nhà
nước hoặc nhà nước giữ cổ phần chi phối) nên các doanh nghiệp nhà nước có điều
kiện đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Có khả năng tạo ra năng
xuất, chất lượng các loại hàng hoá, dịch vụ cao, sử dụng tối đa và tận dụng được các
nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tiết kiệm được chi phí sản xuất nhưng mang lại hiệu
quả sản xuất cao, đóng góp ngân sách lớn. Chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới có
khả năng đi đầu trong việc việc ứng dụng ác công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao để
có thể đưa kinh tế đất nước theo kịp với nền kinh tế thế giới.
Kinh tế nhà nước phải tạo được động lực thúc đẩy, tạo đà và dẫn dắt các thành
phần kinh tế khác mà cơ bản nhất là thành phần kinh tế tư bản tư nhân và thành
phần kinh tế cá thể (mà chủ yếu là các doanh nghiệp dân doanh) cũng đóng góp
phần vào việc tăng trưởng kinh tế. Muốn thực hiện được chức năng này thì kinh tế
nhà nước phải cần được chú trọng tron các ngành lĩnh vực then chốt của nền kinh tế
- bởi chỉ khi các ngành kinh tế này được phát triển thì mới đủ khả năng đưa nền
kinh tế phát triển theo. Tuy nhiên, trong mỗi thời kỳ phát triển các lĩnh vực, ngành
then chốt sẽ có sự thanh đổi, luân chuyển từ ngành này sang ngành khác, do đó việc
xác định ngành lĩnh vực then chốt cho từng thời kỳ mà phải tính đến cả xu hướng
hội nhập cũng như tiềm năng kinh tế của đất nước là quan trọng. Khi nhà nước đầu
tư phát triển đúng hướng thì kinh tế nhà nước sẽ hoạt động có hiệu quả, thu hút dần
các thành phần kinh tế khác cùng tham gia vào – như thế là kinh tế nhà nước đã tạo
đà và dẫn dắt được các thành phần kinh tế phát triển, cùng góp phần vào việc tăng
trưởng kinh tế.
Để tạo động lực, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển thì kinh tế nhà
nước phải đi đầu trong việc chuyển giao công nghệ, áp dụng công hiện đại và sản
xuất kinh doanh, đặc biệt trong các lĩnh vực mà trước đây ít được đầu tư do ít có
khả năng sinh lời, nhưng là lực lượng duy nhất có đủ điều kiện về vốn, lao động nên
doanh nghiệp nhà nước phải đi đầu về cải tiến kỹ thuật công nghệ sản xuất để từđó
mở đờng cho các doanh nghiệp dân doanh mạnh dạn cùng tham gia đầu tư phát
triển.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày nay còn gắn liền với
việc bảo vệ môi trường hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường, do đó đay cũng là
mọt tiêu thức của phát triển mà doanh nghiệp nhà nước phải đi đầu, làm gương để
các thành phần kinh té khác đi theo. Việc giảm thiểu ô nhiễm môi trườngcó liên
quan đến vấn đề công nghệ và vấn đề lợi nhuận của các doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp dân doanh thường với số vốn ít ỏi thì công nghệ cũng lạc hậu, tuy nhiên vì
mục đích tối đa hoá lợi nhuận mà các doanh nghiệp bỏ qua vấnđề môi trường.
Doanh nghiệp nhà nước cũng phải thể hiện vai trò chủ đạo trong việc giải quyết vấn
đề này đó là khi nhạp và cung cấp các thiết bị công nghệ cho các doanh nghiệp dân
doanh thì doanh nghiệp nhà nước phải chú trọng đến các thiết bị bảo đảm chống ô
nhiễm môi trường và doanh nghiệp nhà nước phải luôn đi đầu trong việc thực hiện
luật bảo vệ môi trường để các doanh nghiệp khác đi theo.
* Thứ hai, bằng nhiều hình thức, kinh tế nhà nước hỗ trợ các thành phần kinh tế
phát triển theo định hướng XHCN.
Muốn xây dựng nền kinh tế thị trường đinh hướng XHCN đương nhiên phải
xây dựng một lực lượng kinh tế đóng vai trò chủ đạo, làm tâm điểm ảnh hưởng tới
các lực lượng khác của nền kinh tế, hướng dẫn, hỗ trợ các lực lượng kinh tế khác
cùng phát triển theo cùng một định hướng đã chọn và đó chính là KTNN. Trên cơ
sở xác định, không một nền kinh tế nào phát triển mà chỉ dựa trên một thành phần
kinh tế mà đó phải là sự phát triển đồng bộ của nhiều thành phần kinh tế có thể phát
huy được mọi tiềm năng của đất nước. Tuy nhiên như đã phân tích ở các phần trên
chúng ta biết rằng quy mô của các thành phần kinh tế tư nhân của nước ta còn rất
nhỏ hẹp, mặt khác thời gian phát triển còn ngắn nên các doanh nghiệp dân doanh
chưa thể tích luỹ để mở rộng quy mô lớn hơn đẻ làm nguồn cốt cho việc phát triển
kinh tế nước ta. Trong điều kiện đó, chỉ các doanh nghiệp nhà nước có đủ điều kiện
để trở thành lực lượng nguồn cốt, tạo choõ dạ cững chắc cho để dẫn dắt các doanh
nghiệp dân doanh cùng phát triển. Muốn làm được điể đó thì kinh tế nhà nước phải
xác định được cơ cấu thành phần kinh tế của mình một cách hợp lý. Luôn giữ được
vị trí, vai trò xứng đáng, phát huy được lợi thế, khai thác được khả năng đóng gốp
thiết thực vào sự phát triển của kinh tế đất nước, kinh tế nhà nước phải tích luỹ
được vốn để phát triển trong các lĩnh vực then chốt, chi phối nhiều mặt của đời sống
kinh tế - xã hội, trở thành xương sống của nền kinh tế quốc dân, để từ đó các thành
phân kinh tế khác có được chỗ dựa vững mà cùng phát triển, đi lên.
Mặt khác, trong cơ chế thị trường, lợi nhuận luôn là mục tiêu mà các doanh
nghiệp theo đuổi, do đó các thành phần khác thường tập trung kinh doanh ở những
ngành kinh tế hoặc những vùng có khả năng đưa đến lợi nhuận cao một cách nhanh
chóng mà ít rủi ro nhất, do đó sẽ tạo ra lỗ hổng là những ngành và vùng kinh tế
kém tiềm năng hoặc đòi hỏi đầu tư lớn: đó là các vùng sâu, vùng xa, vùng kém phát
triển có cơ sở hạ tầng thấp kém. Để khắc phục tình trạng đó, đồng hởi mở đường
kích thích các thành phần khác cùng tham gia vào hoạt động sản xuất thì kinh tế nhà
nước phải có mặt để xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng sâu, vùng xa, vùng kém
phát triển là điều kiện tiên đề tạo thuận lợi trước mắt thu hút đầu tư của các thành
phần kinh tế. Đó cũng là một chức năng thể hiện vai trò chủ đạo, mở đường, hỗ trợ
các thành phần kinh tế phát triển theo đúng đinh hướng XHCN, bởi nó cân bằng
được trình độ phát triển giữa các vùng kinh tế, giảm bớt hố ngăn cách giữa thành thị
và nông thôn.
Phát triển theo đúng định hướng XHCN còn thể hiện ở việc tuân theo pháp luật
mà nhà nước XHCN đã đề ra. Thực tế hiện nay cho thấy không ít chủ các doanh
nghiệp dân doanh chỉ vì lợi nhuận cá nhân mà bất chấp cả pháp luật, hoặc cáo
những hoạt động thiếu ý thức pháp luật. Tất yếu đấy là vấn đề mà nhà nước phải có
biện pháp giải quyết, và DNNN là một trong những công cụ mà nhà nước dùng để
hạn chế vấn đề này. Vì vậy, DNNN phải là tấm gương mẫu mực trong việc tuân
theo phát luật để các doanh nghiệp khác cùng noi theo.
* Thứ ba : KTNN là lực lượng vật chất để nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô.
Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đó là : các đơn vị kinh
tế hoạt động theo cơ chế thị trường, nhà nước đóng vai trò điều tiết nền kinh tế theo
định hướng XHCN.
Các đơn vị kinh tế luôn phải giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là sản xuất
cái gì, cho ai và như thế nào theo mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận. Điều đó dẫn đến
kết quả là các dơn vị kinh tế luôn chạy theo những loại hàng hoá và dịch vụ mang
đến nhiều lợi nhuận và sẽ rút khỏi thị trường các loại hàng hoá không có lãi hoặc lỗ.
Tuy nhiên không phải mọi doanh nghiệp đều luôn thu nhận được thông đầy đủ để
quyết ịnh tham gia vào sản xuất mặt hàng nào, tất sẽ dẫn tới phát sinh những mâu
thuẫn giữa cung cầu ở mọi lúc, mọi nơi đỗi với mọi mặt hàng. Để điều tiết được nền
kinh tế đó thì nhà nước sử dụng KTNN là một lực lượng vật chất hay một công cụ
điều tiết hiệu quả, là vì :
Thứ nhất: KTNN từ khi được hình thành cho tới nay luôn được chú trọng đầu
tư ở hầu khắp các kĩnh vực, ngày kinh té, vả ngành không có khả năng sinh lợi
nhuận. (Các hàng hoá, dịch vụ công cộng) do đó nó làm cân đối giữa các ngành của
nền kinh tế. Với tư cách là công cụ điều tiết, các DNNN được nhà nước đầu tư phát
triển theo phương châm: “Ở đâu, khi nào nền kinh tế quốc dân đang cần mở rộng
sản xuất kinh doanh một mặt hàng nào đó mà các thành phần kinh tế khác không
muốn hoặc không có khả năng kinh doanh thì khi đó cần có sự có mặt của DNNN”,
đến một lúc nào đó khi khả năng sinh lời tăng lên thì doanh nghiệp dân doanh nhày
vào hoạt động và đủ khả năng cung cấp cho thị trường thì DNNN rút ra và tiếp tục
hoạt động ở các lĩnh vực khác.
Thứ hai : trong các vùng kinh té luôn có sự phát triển mất cân đối giữa các
ngành kinh tế đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển. Nhà
nước đã rất chú trọng đầu tư phát triển ở các vùng này từ rất lâu và hiện nay nó đã
phát huy chức năng điều tiết cho kinh tế của các vùng đó tương tự như tạo ra sự cân
bằng trong nền kinh tế vĩ mô của cả nước.
Thứ tư : kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể tạo dẫn nền tảng kinh tế cho
chế độ xã hội mới, XHCN.
Theo luận điểm của Mác-Lenin thì chế độ XHCN phải được xây dựng dựa trên
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, tức là mọi tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu
chung của tập thể, của toàn dân, không một cá nhân nào được biến TLSX thành tài
sản riêng của mình. Đó được coi là chế độ sở hữu tiến bộ nhất trong lịch sử phát
triển của xã hội loài người. Khi xem xét về nguồn gốc hình thành KTNN ta đã biết
rằng KTNN được xây dựng dựa trên hình thức sở hữu toàn dân, còn kinh tế tập thể
được xây dựng dựa trên hình thức sở hữu tập thể, trong thời kỳ quá độ lên CNXH
của nước ta thì đây là hai hình thức sở hữu được xem là tiến bộ nhất, nó đại diện
cho QHSX mới XHCN. Vì vậy để xây dựng nền kinh tế XHCN thì KTNN cùng
kinh tế tập thể có vai trò là nền tảng cơ bản.
II. Thực trạng KTNN và việc thực hiện vai trò chủ đạo của KTNN trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN hiện nay.
1. Những bước chuyển biến chủ yếu của KTNN trong thời kì đổi mới:
Từ giai đoạn đầu thực hiện đổi mới cơ chế kinh tế, chuyển từ kinh tế kế hoạch
hoá tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng
XHCN (Giai đoạn 1986 – 1990), một nền kinh tế đa phần được hình thành, nhưng
cũng ngay từ đây KTNN đã giữ vững và khẳng định được vai trò chủ đạo của nó.
Năm 1990 KTNN tạo ra 66% tổng sản phẩm xã hội với số lượng DNNN là 1200
doanh nghiệp.
Sang thập niên 90 – là giai đoạn Đảng và Nhà nước ta thực thi nhiều chính
sách, biện pháp lớn mạnh nhằm cải tổ và sắp xếp lại cơ cấu lại các doanh nghiệp
nhà nước để hoạt động hiệu quả hơn.
Với các chính sách, cơ chế đổi mới để DNNN tự chủ trong cơ chế thị trường,
về kế hoạch, các doanh nghiệp được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho
đó là kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư kỹ thuật, đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính,
lao động… trên cơ sở tính toán nhu cầu thị trương về sản phẩm, dịch vụ của Doanh