Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Cơ sở thực tiễn xuất khẩu gạo Việt nam thời gian tới theo quan điểm marketing và tìm ra hướng đi mới - 2 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.91 KB, 38 trang )

hậu, nước tưới, phân bón, giống lúa, chế biến, vận chuyển, bảo quản... mà quan
trọng nhất là giống lúa, các phương pháp sản xuất và các khâu sau thu hoạch.
- Về giống lúa: từ nhiều năm qua, Việt Nam đã nghiên cứu, chế tạo và áp dụng
nhiều giống lúa mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và có khả năng chống chịu
giỏi với tình hình thời tiết, thiên tai, sâu bệnh. Tuy nhiên, các giống lúa làm hàng
xuất khẩu đòi hỏi những yêu cầu cao hơn các loại khác. Ví dụ như đồng bằng sơng
Cửu Long - chiếc nơi sản xuất gạo của nước ta - có tới 70 giống lúa khác nhau thì
chỉ có 5 giống lúa có thể làm hàng xuất khẩu được là IR 9729, IR 64, IR 59606,
OM 132, và OM 997-6. Tương tự như vậy, ở miền Bắc, lượng giống lúa cũng
dừng lại ở con số 5 gồm C70, C71, CR 203, Q5, IR 1832 là đủ tiêu chuẩn xuất
khẩu, trên tổng số lượng giống lúa gieo trồng khá phong phú. Qua đó cho thấy,
giống lúa kém chất lượng là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất
lượng của gạo xuất khẩu Việt Nam. So sánh với các quốc gia xuất khẩu gạo lớn
trên thế giới như Thái Lan, ấn Độ thì thấy được rằng họ có những giống lúa có thể
cho gạo có chất lượng cao hơn nhiều. Điển hình là Thái Lan, cường quốc hàng đầu
về xuất khẩu gạo, với giống lúa Khaodaumali chất lượng cao, với sản lượng xuất
một năm là 1,2 triệu tấn. ấn Độ cũng rất tự hào với gạo Basmati, một loại gạo
thơm đặc sản, đang cạnh tranh gay gắt với hàng của Thái Lan và chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của nước này.
- Về phương pháp sản xuất và các khâu sau thu hoạch, khâu đóng vai trị khá quan
trọng, quyết định tới chất lượng gạo xuất khẩu cũng còn nhiều bất cập. Dù đã áp
dụng các phương pháp mới vào trong sản xuất nhưng khơng tồn bộ nên rất dễ ảnh


hưởng đến chất lượng khi thu hoạch. Sau khi gặt hái, hạt thóc phải được xay xát,
chế biến, bảo quản tốt nhằm làm tăng giá trị. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngành
công nghiệp xay xát chế biến lúa gạo ở nước ta còn nhỏ bé và thường áp dụng
những công nghệ lạc hậu. Cụ thể, công việc ở một số khâu được tiến hành như
sau:
Phơi sấy: giai đoạn này phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống kho chứa và cách thức
bảo quản, nhất là đối với một nước có khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam. Kỹ thuật


phơi nói chung thường rất lạc hậu, nơng dân thường làm theo cách thủ công. ở
đồng bằng sông Cửu Long, nơi cung cấp tới 90% lượng gạo xuất khẩu thì cũng
phải trên 90% phơi thóc trên đường giao thơng, bờ kênh rạch, ngay trên ruộng và
phơi qua đêm. Cách phơi này rất bị động, lại gây tình trạng lẫn lộn, lẫn tạp và nhất
là hạt thóc khơng khơ đều từ ngồi vào trong nên khi xay xát tỷ lệ gạo gãy, gạo
tấm cao làm giảm giá trị hạt gạo. Hiện nay trong nước đã có nhiều loại máy sấy có
chất lượng tốt, song vì chi phí cao (cả đầu tư ban đầu cũng như năng lượng cho
quá trình sấy), thời gian sử dụng lại ngắn, chỉ phù hợp với điều kiện sản xuất hàng
hố lớn nên chưa phát triển.
Bảo quản: thóc sau khi phơi khơ phải được bảo quản nơi thống mát, trong những
bao bì sạch, có khả năng hạn chế ẩm, mốc, sâu mọt. Nông dân thường bảo quản tại
nhà. ở đồng bằng sông Hồng, nông dân thường sử dụng các kho khơng có hệ
thống thơng hơi và các thiết bị bảo vệ chống côn trùng và chuột. Hơn nữa, khí hậu
ở khu vực này rất khắc nghiệt với nhiệt độ trung bình là 26-280C và lên tới 36-


370C vào mùa hè; độ ẩm là 80%, có lúc tới 100% nên khó có thể bảo quản tốt lúa
gạo xuất khẩu.
Các doanh nghiệp thường có kho lớn hơn. Tuy nhiên, mạng lưới kho từ lâu năm,
một số không phù hợp, chất lượng kho kém, thiếu phương tiện bốc dỡ và hầu hết
vẫn dùng lao động thủ công.
Xay xát, tái chế: cơng nghiệp xay xát đóng vai trị rất quan trọng đối với chất
lượng gạo xuất khẩu. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
hiện nay có hơn 300 cơ sở xay xát quy mơ vừa và 6.000 cơ sở quy mơ nhỏ có thể
xử lý 15 triệu tấn gạo mỗi năm. Phần lớn các cơ sở này sử dụng máy xát do các
doanh nghiệp nhà nước cung cấp, một số khác thì nhập khẩu từ nước ngoài. Tỷ lệ
thu hồi gạo ở các cơ sở xay xát tư nhân chỉ đạt 60-62% trong đó gạo nguyên 4245%, tấm 18-20%. Như vậy, khâu xay xát ở khu vực này nghiễm nhiên làm mất đi
trên dưới 10% giá trị do chất lượng gạo giảm. Chỉ các nhà máy thuộc Tổng công
ty lương thực và công ty lương thực ở các tỉnh được trang bị máy tốt, các cơng
đoạn được thực hiện hồn chỉnh từ đầu đến cuối (loại bỏ tạp trước khi xay, bóc vỏ

trấu, xát trắng, đánh bóng gạo, phân loại gạo, tách màu và đóng bao) nên đạt tỷ lệ
thu hồi gạo tới 75-76% (gạo ngun 52-55%).
Nhìn chung, cơng đoạn sau thu hoạch ở Việt Nam vẫn còn những yếu kém. Theo
những ghi nhận từ cuộc điều tra của Viện nghiên cứu sau thu hoạch, những khu
vực mục tiêu của đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sơng Hồng và miền Trung
thì tỷ lệ thất thoát của gạo là từ 13% đến 16%. Đây là một tỷ lệ cao so với trung
bình của thế giới (10%). Do đó thực tiễn địi hỏi chúng ta cần nâng cao hơn nữa


các phương pháp xử lý gạo sau khi thu hoạch qua tất cả các công đoạn như trang
bị, làm mới công nghệ, cung cấp các thiết bị hiện đại... Như vậy mới có thể giảm
tỷ lệ thất thốt, tăng chất lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo xuất
khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế.
* Tỷ lệ tấm và các chỉ tiêu khác
Chất lượng gạo xuất khẩu phụ thuộc vào các tiêu thức khác nhau để đánh giá. Trên
thương trường gạo quốc tế, gạo được phân ra 5 loại thị hiếu, mỗi loại có chất
lượng khác nhau dựa trên các chỉ tiêu: tỷ lệ tấm, kích thước hạt, độ ẩm, mức độ
đánh bóng, tỷ lệ amylaza, tỷ lệ protein, nhiệt hồ hoá, mùi thơm... và ứng với mỗi
loại chất lượng sẽ có giá mua khác nhau. Trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam là
nước mới xuất khẩu gạo từ 1989 thì bước đầu các doanh nghiệp chỉ quan tâm tới
tỷ lệ tấm, kích thước hạt và màu gạo. Đối với chỉ tiêu tỷ lệ tấm, nếu gạo đạt tỷ lệ
dưới 10% được coi là chất lượng cao, 10-15% là chất lượng trung bình và trên
15% là chất lượng thấp.
Bảng 2.2. Chất lượng gạo xuất khẩu (1989-2001)
(% so với tổng số lượng xuất khẩu năm đó)
Năm/Tỷ lệ % tấm

Cấp cao (5-10%)

(15%) Cấp thấp (25-30%)

và loại khác
1989-1995 (*)

41,20 14,15 44,65

1996 45,50 11,00 43,50
1997 41,00

9,00

50,00

Cấp trung bình


1998 53,00 11,00 36,00
1999 34,78 23,34 41,88
2000 42,68 26,24 31,08
2001 (đến 31/8)

39,00 13,20 47,80

Nguồn: Vụ Xuất nhập khẩu-Bộ Thương mại
Năm 1989 là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu gạo, chủ yếu là gạo cấp thấp
(97,42%) còn gạo cấp trung bình và gạo cấp cao chiếm tỷ lệ ít. Đó là do những
đầu tư về mặt kỹ thuật và chế biến của chúng ta có nhiều hạn chế dẫn đến tỷ lệ tấm
là 35% trong gạo, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khối lượng xuất khẩu, gây ra
những thiệt thòi lớn. Xuất khẩu ở thời kỳ này do kém về chất lượng nên sức cạnh
tranh kém dẫn đến việc chúng ta phải bán cho các nước có truyền thống xuất khẩu
gạo để chế biến lại và tái xuất, chịu chi phí trung gian cao. Qua nhiều năm, khi sản

xuất được cải thiện, chất lượng gạo đã tiến bộ do có nhiều giống mới và công tác
chế biến, bảo quản tốt, Việt Nam đã có nhiều loại gạo tốt đáp ứng yêu cầu cạnh
tranh của thị trường thế giới.
Xét về tỷ lệ tấm, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng tỷ lệ
gạo cấp cao và trung bình, đồng thời giảm tỷ lệ gạo cấp thấp. Tuy nhiên mức tăng
không ổn định. Năm 1998, tỷ lệ gạo cấp cao là 53% tăng so với 41,2% trung bình
7 năm (1989-1995). Trong năm 1999, gạo 5-10% tấm lại giảm xuống còn 34,78%,
thấp nhất so với các năm trước. Dự báo năm 2001 tỷ lệ gạo theo thứ tự cấp cao,
trung bình, thấp lần lượt là 39%, 13,2%, và 47,8% - một kết quả không mấy khả
quan cho việc đánh giá chất lượng gạo xuất khẩu dựa theo tỷ lệ tấm. Tình hình này


cũng khơng có nghĩa chất lượng gạo Việt Nam nói chung bị tụt lùi mà có thể là sự
ứng xử hợp lý trong chiến thuật kinh doanh xuất khẩu của ta căn cứ vào nhu cầu
giá cả và diễn biến thực tế của thị trường gạo thế giới. Năm 2001 là năm kinh tế
tồn cầu có nhiều khó khăn, đặc biệt cả lượng gạo xuất-nhập đều có nguy cơ giảm
so với năm 2000. Trong điều kiện giá gạo tăng, nhiều nước nghèo chỉ có thể tiêu
dùng những loại gạo có chất lượng thấp do sức mua hạn chế, đẩy giá gạo loại này
tăng nhiều so với giá gạo chất lượng cao. Giảm tỷ lệ gạo tấm 5-10% có thể là một
ứng xử linh hoạt trong việc hoạch định chính sách xuất khẩu của Việt Nam nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh, đặc biệt khi chúng ta mở rộng thị trường sang các
nước châu Phi và châu á - những nước có nhiều nhu cầu về gạo phẩm cấp thấp và
trung bình. Bên cạnh đó, để phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường thế
giới, Việt Nam vẫn chủ trương tăng tỷ trọng gạo chất lượng cao nhằm hướng ra thị
trường châu Âu, Nhật và Bắc Mỹ. Mặc dù những năm gần đây gạo có chất lượng
cao ngày càng chiếm tỷ trọng lớn - một tiến bộ nói chung của ngành sản xuất và
xuất khẩu gạo - nhưng vẫn cịn những nhược điểm khác như độ trắng khơng đồng
đều, lẫn thóc và tạp chất, gạo vụ hè thu thường có độ ẩm cao, bạc bụng, vàng hạt,
tỷ lệ g•y cao... Khi đánh giá chất lượng gạo xuất khẩu của nước ta, ngoài tỷ lệ tấm
cũng cần chú trọng đến các tiêu thức khác thì mới có thể có những kết quả phân

tích chính xác về gạo xuất khẩu được.
* Kiểm tra
Một vấn đề nữa cần quan tâm là việc kiểm tra chất lượng gạo Việt Nam trước khi
xuất khẩu. Cơ quan quan trọng nhất của Việt Nam trong lĩnh vực kiểm tra chất


lượng là Vinacontrol, cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra tới 95% lượng gạo xuất
khẩu.
Tiến trình kiểm tra chất lượng bao gồm các bước sau:
-

Kiểm tra chất lượng kho chứa gạo

-

Kiểm tra chất lượng đóng bao

-

Kiểm tra chất lượng trước khi xuất khẩu

Theo kết quả nhận định của Vinacontrol, trong xuất khẩu gạo tồn tại hai vấn đề
chính: do chất lượng yếu kém của các kho gạo dẫn đến tăng tỷ lệ gạo ẩm mốc
trong mùa mưa, các kho chứa phải di chuyển đến nơi khác gây khó khăn cho việc
vận chuyển gạo xuất khẩu.Việc khắc phục những nhược điểm về chất lượng gạo là
một vấn đề không đơn giản. Tuy nhiên, chúng ta phải cố gắng nỗ lực tìm ra mấu
chốt và giải quyết hợp lý, nâng cao chất lượng gạo, từ đó tăng sản lượng và kim
ngạch xuất khẩu.
2.2.1.3. Chủng loại gạo xuất khẩu
Trên thị trường thế giới, gạo thường được chia làm 6 nhóm như sau:

Nhóm gạo hạt dài chất lượng cao chủ yếu xuất khẩu từ Mỹ. Loại gạo này được ưa
chuộng ở thị trường châu Âu, Trung Đông, Hồng Kông, Singapo và chiếm 25%
thị phần thế giới.
Nhóm gạo hạt dài chất lượng trung bình. Loại gạo này được dùng chủ yếu trong
thương mại quốc tế mà khách hàng chính là các nước châu á và châu Phi, những
nước cần nhập khẩu gạo để giải quyết vấn đề thiếu hụt về gạo.


Nhóm gạo hạt ngắn và trung bình. Loại gạo này được xuất khẩu chủ yếu sang các
nước nghèo như Băng-la-đét, Sri-lan-ca, Tây Phi, ấn Độ…
Nhóm gạo sấy chia làm hai loại:
-

Gạo sấy có màu, chất lượng kém được tiêu dùng chủ yếu trong các nước có

tổng thu nhập quốc dân thấp.
-

Gạo sấy trắng, chất lượng tốt. Được tiêu dùng ở thị trường các nước phát

triển như Mỹ, châu Âu và Trung Đơng.
Nhóm gạo đặc sản xuất khẩu của các nước châu á như Thái Lan với gạo Jasmin;
Việt Nam với gạo Nàng Hương, Chợ Đào; ấn Độ với gạo Basmati. Gạo đặc sản rất
được ưa chuộng trên thế giới, nhất là các nước châu Âu, đồng thời cũng được tiêu
thụ nhiều tại các thành phố giàu có ở châu á như Băng-cốc, Hồng-kơng, Ma-nila...
Nhóm gạo nếp. Loại gạo này là gạo tiêu thụ hàng ngày trong khu vực Đông Bắc
Thái Lan và một vài vùng ở Lào, Cam-pu-chia.
ở Việt Nam hiện nay, gạo xuất khẩu chủ yếu là gạo tẻ hạt dài, chất lượng trung
bình được sản xuất hầu hết từ đồng bằng sông Cửu Long, gạo hạt ngắn và trung
bình và gạo đặc sản. Trong cơ cấu xuất khẩu đó, chúng ta vẫn chưa chú trọng tới

gạo đặc sản truyền thống. Hiện nay trên thế giới, ở những nước phát triển, loại gạo
này rất được ưa chuộng và trong tương lai, nhu cầu về loại gạo này sẽ ngày càng
tăng, đem lại nguồn thu lớn cho các nước xuất khẩu.
Việt Nam xuất khẩu gạo đặc sản từ lâu nhưng không thường xuyên và với số
lượng nhỏ nên không đem lại hiệu quả lớn, không đủ sức cạnh tranh với các nước


khác, mặc dù chất lượng tương đương. Chúng ta mới chỉ bước đầu xuất khẩu gạo
Tám Thơm ở miền Bắc, gạo Nàng Hương và Chợ Đào ở miền Nam. Từ năm 1992,
Việt Nam đ• trồng gạo “Japonica” của Nhật Bản và xuất khẩu sang nước này. Đó
cũng là thành cơng của Việt Nam khi đã xâm nhập được vào thị trường Nhật Bản,
một thị trường vốn nổi tiếng với những người tiêu dùng khó tính.
2.2.2. Giá cả
Trong Marketing-mix, giá cả là yếu tố duy nhất liên quan trực tiếp đến doanh số
và lợi nhuận. Giá được biểu thị bằng một lượng tiền nhất định và là nội dung phức
tạp đồng thời quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh.
Đối với xuất khẩu gạo, chính sách giá cả phải hợp lý để có thể thu hút các thành
phần kinh tế khác nhau cùng tham gia vào kinh doanh, làm tăng kim ngạch, đem
lại nguồn thu lớn cho đất nước.
Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ
quan. Nhà nước Việt Nam can thiệp nhiều vào giá gạo trên thị trường nội địa. Tuy
nhiên giá xuất khẩu lại được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường thế
giới. Nhìn chung giá xuất khẩu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưng cũng có
tác động ngược lại thị trường thể hiện trên 3 khía cạnh: ảnh hưởng của giá tới số
lượng bán, tới lợi nhuận của các nhà xuất khẩu và thu nhập của người nông dân và
ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung. Nhà nước đóng một vai trị quan trọng trong
việc điều tiết giá cả trên cơ sở xem xét các yếu tố thanh toán, cạnh tranh và sự phù
hợp với các chiến lược khác trong Marketing-mix.



Để phân tích giá xuất khẩu gạo theo quan điểm của Marketing-mix, chúng ta cần
xem xét giá gạo trên thị trường thế giới và giá bán trên thị trường trong nước, các
nhân tố ảnh hưởng đến giá gạo xuất khẩu… để từ đó có những nhận định về giá
xuất khẩu của gạo Việt Nam.
2.2.2.1. Giá gạo trên thị trường thế giới
Giá gạo quốc tế
Trên thế giới, tuỳ từng điều kiện cụ thể của mỗi nước như điều kiện tự nhiên, cách
thức sản xuất, kỹ thuật ứng dụng… của mỗi nước khác nhau mà có những chủng
loại gạo khác nhau. Mỗi loại gạo như vậy sẽ tương ứng với một loại giá, tạo nên
thị trường thế giới đa dạng, phong phú về giá cả và chất lượng. Cũng giống như
các hàng hoá khác khi tung ra thị trường quốc tế, giá gạo phải thoả mãn ba điều
kiện căn bản: thứ nhất, phải là giá của những hợp đồng thương mại lớn thơng
thường, trong đó các bên mua bán phải được tự do ký kết hợp đồng, không bị ràng
buộc bởi những điều kiện khác; thứ hai, phải là giá thanh toán bằng đồng tiền tự
do chuyển đổi mà chủ yếu vẫn là đơ-la Mỹ (giá gạo quốc tế thường tính bằng đồng
tiền này); thứ ba, phải là giá ở trung tâm giao dịch quốc tế quan trọng nhất. Như đã
đề cập ở chương I, từ trước đến nay, Thái Lan vẫn là nước dẫn đầu về xuất khẩu
gạo. Chính vì vậy, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan (FOB Băng-cốc) được coi như
giá chuẩn mực của giá quốc tế, đáp ứng được ba điều kiện trên và phản ánh thực
chất quan hệ cung cầu và quy luật vận động của giá cả trên thị trường gạo thế giới.
Đặc điểm của giá gạo quốc tế trong những năm gần đây
-

Giá tăng nhưng không ổn định


Trong thời gian qua, nhìn chung giá gạo quốc tế tăng nhưng không ổn định. Tuy
nhiên những năm gần đây nhất lại có xu hướng giảm xuống. Cụ thể là:
Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại
Qua biểu đồ trên cho thấy giá gạo xuất khẩu bình quân của thế giới cao

nhất vào năm 1996 (345 USD/tấn) và bắt đầu giảm từ năm 1997. Nguyên nhân
chủ yếu là mùa hè năm này, Thái Lan phá giá nội tệ và đã làm giá gạo thế giới
giảm mạnh. Châu á là khu vực sản xuất, tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới nên khi cuộc
khủng hoảng tiền tệ bao trùm các nước này làm tăng áp lực đối với giá cả và làm
gía gạo tiếp tục giảm trong suốt hai năm tiếp theo 1998, 1999.
Năm 2000 là một năm sóng gió trên thị trường gạo thế giới, với nhu cầu đặc biệt
thấp. Giá gạo ở tất cả các nước xuất khẩu đều giảm do nhu cầu gạo của các nước
nhập khẩu lớn như In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Bra-xin… giảm. Sản lượng gạo của
các nước này đã đạt mức cao sau hai năm mất mùa vì biến động thời tiết và do
những cố gắng hỗ trợ phát triển ngành gạo của chính phủ các nước đó. Năm 2000
được đánh dấu bởi thiên tai (lũ lụt, b•o nhiệt đới…) diễn ra liên tiếp ở các nước
sản xuất gạo lớn như Trung Quốc, Việt Nam, ấn Độ và Thái Lan. Mặc dù thiên tai
gây ảnh hưởng tới sản lượng và việc vận tải gạo, song chỉ ảnh hưởng cục bộ và
ngắn hạn tới giá gạo. Sản lượng vẫn bội thu song giá gạo nhìn chung giảm, tới
mức thấp kỷ lục kể từ 7 năm nay.
9 tháng đầu năm 2001, thị trường thế giới tiến triển khá phức tạp. Giá gạo tăng,
giảm không ổn định, phụ thuộc nhiều vào cầu của các nước nhập khẩu với mức giá
trung bình dự tính cả năm 2001 là 223 USD/tấn. Những tháng đầu năm, giá gạo ở


các nước xuất khẩu chính như Việt Nam, Thái Lan đều tăng. Tuy nhiên những
tháng sau giá gạo giảm dần xuống do lượng cầu của khách hàng thấp.
Theo dự báo của Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), giá
gạo trong những năm tới sẽ tăng. Cụ thể là giá gạo dựa trên cơ sở gạo trắng của
Thái Lan tăng đều trong hai năm 2001-2002 ở mức 240 USD/tấn vào cuối năm
2001, tăng lên 280 USD/tấn vào năm 2002 và 290 USD/tấn vào quý I / 2003.
-

Sự thay đổi về chỉ số giá gạo chất lượng cao và thấp


Thông thường, các loại gạo trên thế giới thường được chia làm hai nhóm: nhóm
chất lượng cao và nhóm chất lượng thấp, căn cứ vào các chỉ tiêu về tỷ lệ tấm, kích
thước hạt, độ ẩm, mức độ đánh bóng, tỷ lệ protein… Theo tổng hợp của FAO, chỉ
số giá chất lượng cao và thấp thay đổi khác nhau. Trước năm 1995, giá cả nhóm
chất lượng cao thường ổn định và ít biến động hơn so với nhóm chất lượng thấp.
Khi giá có xu hướng giảm, sự biến động thường tập trung vào nhóm chất lượng
thấp trong khi nhóm chất lượng cao sẽ tăng giá nhanh hơn trong trường hợp giá có
xu hướng tăng. Điển hình năm 1993, khi giá khơng tăng (chỉ số giá chung các
nhóm gạo Ip = 1) thì chỉ số giá gạo chất lượng cao IpCLC=1,02 và chỉ số giá gạo
chất lượng thấp IpCLT=0,92. Năm 1994, Ip=1,14 thì IpCLC=1,18 và
IpCLT=1,04. Sau năm 1995, giá cả của cả hai nhóm gạo có sự thay đổi một cách
tương đồng, có nghĩa là giá nhóm gạo chất lượng cao biến động khơng cịn ở mức
cao hơn nhóm gạo chất lượng thấp mà thậm chí cịn ngược lại. Ví dụ năm 1995,
Ip=1,29 thì IpCLC=1,24 và IpCLT=1,46.


Nhìn chung, qua phân tích chỉ số của FAO, có thể thấy rằng giá xuất khẩu của
nhóm gạo chất lượng cao vẫn thường xuyên biến động sát với chỉ số giá chung
trên thị trường thế giới, là căn cứ phản ánh tình hình biến động giá cả. Các nhà
xuất khẩu thường phản ứng với việc giá gạo trên thị trường tăng mạnh bằng cách
tăng tỷ trọng nhóm gạo chất lượng thấp và giảm tỷ trọng nhóm gạo chất lượng cao
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
-

Sự chênh lệch giá giữa các loại gạo

Sự đa dạng phong phú về chủng loại gạo thường dẫn đến những mức giá khác
nhau. Tuy nhiên, đơi khi có những mức chênh lệch rõ rệt giữa các loại gạo có cùng
thời gian, cùng điều kiện giao hàng ở cùng trung tâm giao dịch dù mức chênh lệch
này khơng hồn tồn giống nhau ở những thời điểm khác nhau. Ví dụ như mức giá

chênh lệch giữa các khách hàng khác nhau. Khách hàng lớn, làm ăn lâu dài thường
được hưởng mức giá ưu đãi, thấp hơn so với khách hàng nhỏ, giao dịch lần đầu.
Nhà xuất khẩu cũng có thể ưu tiên về giá và các điều kiện khác như cấp tín dụng
cho các nhà nhập khẩu với khối lượng lớn, theo hợp đồng dài hạn.
Bên cạnh đó, gạo cùng chủng loại cũng có thể có giá khác nhau vì được xuất khẩu
từ các nước khác nhau. Nhìn chung, do phụ thuộc vào chất lượng và những yếu tố
khác chi phối, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan thấp hơn của Mỹ nhưng lại thường
cao hơn các nước khác như Việt Nam, ấn Độ…
Giá gạo thơm đặc sản thường cao hơn nhiều so với giá gạo đại trà. So với giá gạo
đại trà có phẩm cấp trung bình (20% tấm) thì giá gạo thơm đặc sản xuất khẩu
thường gấp tới gần 3 lần do chất lượng hơn hẳn. Hơn nữa, giá gạo thơm đặc sản


của các nước cũng khác nhau. Ví dụ như gạo thơm đặc sản của Thái Lan thường
được khách hàng mến mộ hơn so với gạo cùng loại của ấn Độ, Pakistan
2.2.2.2. Chi phí sản xuất và giá lúa trong nước
Chi phí sản xuất
Nhìn chung, chi phí sản xuất gạo ở Việt Nam không cao, đặc biệt khi so sánh với
giá thành của Thái Lan, khi phân tích điều kiện sản xuất, đất đai, tỷ lệ diện tích
được tưới tiêu, năng suất và giá các yếu tố đầu vào, cho thấy ở Việt Nam rẻ hơn so
với Thái Lan
Bảng 2.3. So sánh chi phí sản xuất gạo ở Việt Nam và Thái Lan
STT

Chỉ tiêu

Việt Nam

Thái Lan


1

Xăng (lít)

0,35 USD

0,40 USD

2

Dầu D.O (lít) 0,26 USD

0,30 USD

3

Điện (kW/h) 0,064 USD

0,82 USD

Nguồn: Nguyễn Đình Long. Tạp chí thương mại số 6/2000
Theo tính tốn của tiến sĩ Nguyễn Đình Long, viện phó Viện Kinh tế nơng nghiệp,
ước tính chi phí sản xuất 1 kg lúa của Việt Nam là 1250-1600 VNĐ, tương đương
0,83-107 USD/tấn, thấp hơn so với giá thành của Thái Lan là 105-110 USD/tấn.
Xét trên góc độ chi phí: chi phí cho yếu tố đầu vào của ta thấp hơn song ta lại đạt
được năng suất lúa cao hơn. Đây là lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường gạo quốc
tế.
ở trong nước, chi phí sản xuất lúa của đồng bằng sơng Hồng cao hơn nhiều so với
sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, tạo ra rự chênh lệch đáng kể và khó



khăn trong việc cân đối giá gạo giữa hai vùng. Ví dụ như năm 1997, chi phí sản
xuất lúa ở đồng bằng sông Hồng là 1500 đ/kg trong khi ở đồng bằng sơng Cửu
Long chỉ có 1100 đ/kg – một khoảng cách không nhỏ trong giá thành sản xuất.
Giá lúa trong nước
Giá lúa trong nước tăng đều từ năm 1989 và đạt mức cao nhất vào năm 1998.
Theo số liệu của hiệp hội XNK lương thực Việt Nam, giá lúa của các năm từ 1989
đến 2000 lần lượt như sau (tính bằng đồng Việt Nam):
Bảng 2.4. Giá lúa Việt Nam qua các năm
Năm 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999
2000
Giá

916

967

1193 975

1097 1111 1693 1578 1447 1650 1380

0

51

-281

1144
Chênh lệch
-270


226

122

4

572

-115

-131

203

-236

Nguồn: Hiệp hội XNK Việt Nam
Do tỷ giá hối đối VNĐ/USD cũng tăng nên tính lại theo diễn biến của tỷ giá này
thì giá lúa trong nước của Việt Nam lại gần như ổn định. Giá lúa đạt cao nhất vào
năm 1995, xấp xỉ 1700 đ/kg, sau đó là năm 1998. Giá lúa bình quân năm 2000
cũng chỉ bằng 1140, khoảng 70% so với năm 1998. Năm 2001, giá lúa trong nước
không ổn định và ở nhiều mức khác nhau. Giá bình quân mua của người cung cấp
từ 1250-1300 đ/kg, giá mua thấp nhất ở tỉnh An Giang từ 1102-1200 đồng, cao
nhất là tỉnh Long An với 1388 đồng.


Phân tích mối quan hệ giữa giá gạo trong nước và giá gạo trên thị trường quốc tế
nhằm mục đích để hiểu đưọc hệ thống Marketing đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở nước
ta. Năm 1989, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo với chất lượng gạo kém

phẩm chất. Là một nước bước đầu hoạt động trên thị trường gạo thế giới, Việt
Nam vẫn còn khá xa lạ với những quy luật của thị trường này. Hơn chục năm qua,
với những kinh nghiệm tích tụ được, với việc cải tiến chất lượng gạo và thiết lập
các mối quan hệ bạn hàng quốc tế đã đưa Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu
gạo lớn. Mối quan hệ giữa giá gạo trong nước và giá gạo trên thị trường quốc tế
cũng phản ánh rõ nét những thay đổi trong thời kỳ này.
2.2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam
Khi Việt Nam xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới, có rất nhiều nhân tố tác động,
ảnh hưởng không nhỏ tới giá cả mặt hàng này trong đó có những nhân tố lâu dài,
tạm thời, có nhân tố tự nhiên, xã hội, nhân tố kinh tế, chính trị...
Quan hệ cung cầu
Cũng như tất cả các hàng hoá khác, quan hệ cung-cầu ảnh hưởng trực tiếp đến giá
gạo xuất khẩu của Việt Nam. Gạo là nguồn lương thực thiết yếu, chi phối đời sống
của rất đông dân số trên toàn cầu, đặc biệt ở châu á. Khi Việt Nam bắt đầu xuất
khẩu gạo từ những năm đầu thập kỷ 90, số lượng gạo xuất khẩu liên tục tăng. Tuy
nhiên giá cả gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới không phụ thuộc vào lượng
gạo xuất ra mà bị ảnh hưởng bởi số lượng nhập khẩu của các nước tiêu thụ lớn của
gạo Việt Nam. Mơ hình sau thể hiện rõ mối quan hệ giữa thu nhập, sản lượng của
gạo


Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa thu nhập và sản lượng của gạo
Nguồn: Tạp chí "Nghiên cứu kinh tế", tháng 8/2001
Thực tế cho thấy, sản lượng gạo liên tục gia tăng từ năm 1990 đến nay bất chấp có
sự thay đổi về giá gạo. Qua mơ hình trên, quy ước tổng cung gạo trong dài hạn là
một đường thẳng đứng đi gần với sản lượng tiềm năng và không phụ thuộc vào giá
cả (LAS). Khi tổng cầu (AD) thay đổi thì giá cả thay đổi, có nghĩa là khi các nước
nhập khẩu gạo giảm số lượng nhập khẩu thì giá gạo thế giới cũng biến động và
giảm xuống từ P1 xuống P2. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam do ảnh hưởng của
giá gạo thế giới cũnh giảm xuống theo.

Nhân tố thời vụ
Thời vụ sản xuất và thu hoạch lúa gạo gắn liền với những biến động của cung-cầu
và giá gạo qua các tháng của năm. ở Việt Nam, thời điểm giá gạo ở vào đỉnh cao
trong năm không phải thời điểm xuất khẩu nhiều, nhưng lúc xuất khẩu nhiều lại
thường là lúc giá cả gạo xuống thấp.
Nhìn chung, số lượng xuất khẩu gạo thường mang tính chu kỳ, thể hiện ở mức
tăng giảm: cứ mỗi giai đoạn 2 đến 3 tháng khi lượng xuất khẩu tăng mạnh thì đến
giai đoạn lượng xuất khẩu giảm. Thời điểm xuất khẩu mạnh lại tập trung vào các
thành mùa khô, nhất là trong thời vụ đông xuân, lúc giá lúa, gạo tương đối thấp.
Chu kỳ sản lượng gạo tăng giảm này phụ thuộc chủ yếu vào thời tiết, khí hậu của
Việt Nam. Mỗi khi thiên tai, mất mùa nghiêm trọng thường làm thay đổi giá.
Những thay đổi đó chi phối quy luật sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam
trong nhiều năm qua. Chính vì tính chu kỳ của sản lượng gạo nên giá cả lúa gạo,


bao gồm giá lúa trong nước và giá gạo xuất khẩu cũng mang tính chu kỳ. Đồng
bằng sơng Cửu Long là vựa lúa của cả nước nên giá lúa gạo Việt Nam gắn liền với
cơ cấu mùa vụ và chu kỳ xuất khẩu của khu vực này. Nhu cầu nhập khẩu của
khách hàng nước ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến quy luật trên. Các nhà nhập khẩu
đã lợi dụng đặc thù sản xuất lúa gạo của Việt Nam mong muốn giá giảm có lợi
nhất cho họ. Thơng thường vào thời điểm xuất khẩu gạo nhiều nhất thì giá gần như
khơng bao giờ ở mức cao nhất và ngược lại, khi giá cao nhất thì số lượng xuất
khẩu khơng nhiều. Điều này gây thiệt hại không nhỏ đối với tổng kim ngạch xuất
khẩu gạo của Việt Nam.
Để giải quyết vấn đề, Chính phủ chủ trương cho các doanh nghiệp mua gạo tạm
trữ từ nông dân trong lúc lượng cung dư thừa và giá giảm. Đến lúc giá gạo trên thế
giới tăng mới tung lượng gạo dự trữ ra thị trường nhằm bán được giá cao nhất.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong việc thực hiện chủ trương này. Cụ thể là
năm 2001, sau vụ thu hoạch đông xuân, giá lúa hạ xuống thấp phổ biến từ 11001150 đồng. Các doanh nghiệp do UBND tỉnh chỉ định được ưu tiên vay vốn không
lãi trong thời hạn 6 tháng để mua đủ 1 triệu tấn gạo với giá sàn quy định là 1300

đ/kg lúa. Khi giá gạo nhích lên vào tháng 5 và tăng nhanh trong tháng 8, Chính
phủ bắt đầu chỉ thị cho các doanh nghiệp tung hàng ra bán nhưng mới được biết
rằng, lượng gạo dự trữ không đủ 1 triệu tấn như đã giao chỉ tiêu. Lý do là các
doanh nghiệp thấy giá lúa tăng chậm, sợ lỗ nên khơng mua nhiều, khơng hồn
thành kế hoạch và khơng thực hiện các bước đi mà Chính phủ chỉ thị.


Nhìn chung, tính chu kỳ của giá lúa gạo và lượng xuất khẩu hàng tháng có mối
quan hệ tương quan chặt chẽ với nhau. Giá xuất khẩu tăng sau khi lượng xuất khẩu
biến động hoặc giá xuất khẩu giảm trước, sau đó lượng xuất khẩu giảm theo.
Thơng thường khi tồn kho trong nước giảm xuống thấp thì áp lực phải xuất khẩu
gạo giảm. Lúc đó giá trong nước lên cao, các nhà xuất khẩu không muốn bán ra thị
trường bên ngoài tạo sự mất cân bằng giữa cung-cầu gạo xuất khẩu, ảnh hưởng tới
uy tín trong kinh doanh của gạo Việt Nam.
Khả năng thanh toán của các nước nhập khẩu và ảnh hưởng của thị trường lương
thực thế giới
Việt Nam thường xuất khẩu gạo sang các nước đang phát triển ở châu á và châu
Phi. Khả năng thanh toán bằng ngoại tệ của những nước này thường bị hạn chế
nhất là khi có những khó khăn về kinh tế như khủng hoảng tiền tệ năm 1997, lạm
phát... Tình hình đó ảnh hưởng trực tiếp đến biên độ cung cầu về gạo. Giá các loại
gạo phẩm cấp trung bình, có tỷ lệ tấm cao thường bị ảnh hưởng.
2.2.2.4. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây
Kết quả xuất khẩu gạo của chúng ta so với những năm đầu thập kỷ 90 thật đáng tự
hào. Tuy nhiên vấn đề bất cập nhất đối với các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn là
giá gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Việt Nam thường xuất khẩu gạo theo điều kiện FOB là chính. Chúng ta ít có các
kênh trực tiếp xuất khẩu gạo gạo đến tận tay khách hàng mà phần lớn phải tái xuất
khẩu qua một số nước như Singapo vì khơng tìm được thị trường. Tính chất mùa
vụ của sản xuất cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu vì mang đặc điểm từng chuyến,



từng đợt nên khó có thể thoả mãn được nhu cầu của khách hàng một cách thường
xuyên, ổn định. Thời gian 12 năm tham gia xuất khẩu gạo là một q trình tương
đối dài nhưng so với các nước có truyền thống thì trong lĩnh vực này, Việt Nam
vẫn cịn là một nước non trẻ. Kinh nghiệm sản xuất, chế biến gạo của nước ta còn
nhiều yếu kém về chất lượng nên thường bị thua thiệt và chèn ép về mặt giá cả.
Các kênh thông tin không đủ hiện đại để cung cấp cho các doanh nghiệp đầy đủ và
cập nhật tình hình lương thực trên thế giới nên dễ dẫn đến hiệu quả kém trong việc
nắm bắt và ra quyết định xuất khẩu, dẫn đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam
thường thấp hơn giá của các nước đối thủ cạnh tranh.
Qua phân tích trên, chúng ta thấy được việc giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp
hoàn toàn nằm ngoài ý muốn của các nhà xuất khẩu nước ta. Chúng ta khơng tự
động hạ giá để có sức cạnh tranh cao trên thị trường mà buộc phải chấp nhận mức
giá khá cách biệt với thị trường thế giới. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do chúng ta
không đáp ứng được đầy đủ những đòi hỏi nghiêm ngặt của gạo xuất khẩu nói
chung, về quy cách chất lượng, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và chế biến,
năng suất bốc xếp và việc cung ứng hàng.

Nhìn chung, giá xuất khẩu bình quân của gạo Việt Nam từ năm 1989 tới nay có
tăng nhưng khơng ổn định. Theo số liệu của Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại,
giá gạo bình quân trong những năm gần đây biến động khá phức tạp, đặc biệt khi
so sánh với giá gạo bình quân của thế giới
Nguồn: Vụ Xuất nhập khẩu – Bộ Thương mại


Như vậy, mức giá cao nhất là vào năm 1996 (285 USD/MT). Thời kỳ từ 1991 đến
1994 giá gạo xuất khẩu tương đối ổn định. Từ năm 1995 đến 1998 giá tăng, đồng
thời số lượng gạo tăng nên tổng kim ngạch lớn. Từ năm 1999, dù xuất khẩu nhiều
nhưng giá cả giảm mạnh nên tổng giá trị xuất khẩu không cao. Giá cả bắt đầu suy
giảm từ năm này kéo dài đến nay.

Những năm gần đây, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn, có năm chỉ sau
Thái Lan, nước ln chiếm vị trí hàng đầu trong xuất khẩu gạo trên thị trường thế
giới. Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm có xu hướng ngày càng nhích
gần với giá cả quốc tế. Dù đã thu nhỏ hơn nhưng khoảng chênh lệch giữa giá xuất
khẩu của Thái Lan với giá cùng loại của Việt Nam vẫn còn tồn tại.
Bảng 2.5. So sánh giá gạo cùng phẩm cấp giữa Việt Nam và Thái Lan
Đơn vị tính: USD/tấn
Năm Giá quốc tế FOB Bangkok 5% tấm Giá xuất khẩu của Việt Nam quy theo
giá 5% tấm

Chênh lệch

Số tiền

Tỷ lệ (%)

1989 320

245

75

23,4

1990 287

224

63


22,0

1991 290

234

56

193

1992 280

233

47

16,8

1993 268

230

38

14,2

1994 295

265


30

10,2

1995 338

314

24

7,1


1996 362

342

20

5,5

1997 265

245

20

7,5

1998 285


270

15

5,2

1999 240

232

8

3,3

2000 198

188

10

5,0

Nguồn: FAO – Facsimil Transmission BOT-OMIC Bangkok
Vụ Xuất nhập khẩu-Bộ Thương mại
Qua bảng trên cho thấy, khoảng cách giữa hai giá gạo cùng loại của Thái Lan và
Việt Nam đang dần thu ngắn lại. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho giá gạo Việt
Nam. Từ chênh lệch với tỷ lệ cao nhất vào năm 1989 là 23,4%, chúng ta đã hạ
xuống mức thấp nhất là 3,3% năm 1999. Đặc biệt năm 2001, giá gạo 5% tấm của
Việt Nam tăng so với mức tăng của gạo Thái Lan cùng loại. Cuối tháng 5/2001,

giá gạo 5% tấm của Thái Lan và Việt Nam lần lượt là 164 USD/tấn và 159
USD/tấn nhưng đến đầu tháng 9, chênh lệch chỉ còn 1 USD/tấn với giá là 174
USD/tấn và 173 USD/tấn. Đặc biệt những ngày đầu tháng 11/2001, giá gạo 5%
tấm của Việt Nam đã lên tới 194 USD/tấn, cao hơn gạo Thái Lan 24 USD/tấn một dấu hiệu đáng mừng cho giá loại gạo này của Việt Nam. Tuy nhiên, vào thời
điểm này, cung gạo của Việt Nam lại khan hiếm, chỉ tập trung chủ yếu vào những
hợp đồng nhỏ đã ký (những hợp đồng xuất khẩu sang châu Phi, Ai Cập, Inđơnêxia
và Nga. Bên cạnh đó, trong cơ cấu chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, các
loại gạo cấp thấp và trung bình chiếm tỷ trọng cao, ngược lại đối với Thái Lan, các
loại gạo cao cấp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu gạo xuất khẩu nên nhìn một cách


tổng thể, giá gạo bình quân của ta vẫn thấp hơn nhiều so với giá gạo bình quân của
Thái Lan. Ví dụ năm 1990, giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam là 186,3
USD/tấn chỉ bằng 68,7% so với giá gạo xuất khẩu trung bình của Thái Lan là 271
USD/tấn, thấp hơn 31,3%. Đến những năm gần đây, khoảng cách giữa hai loại giá
trên đã được thu ngắn và có những dấu hiệu đáng mừng cho giá gạo Việt Nam.
2.2.3. Phân phối
Đối với sản phẩm gạo xuất khẩu, việc nghiên cứu thị trường gạo thế giới và các
đối thủ cạnh tranh để đưa ra một loại gạo phù hợp với chính sách giá hợp lý thơi
chưa đủ mà cịn phải xem xét nên đưa gạo ra thị trường bên ngồi như thế nào,
bằng những hình thức nào cho có hiệu quả nhất.
Chính sách phân phối có vai trị vơ cùng quan trọng trong chính sách Marketing
gạo xuất khẩu. Theo quan điểm của Marketing-mix, việc xây dựng một chính sách
phân phối không chỉ dừng lại ở việc quyết định số gạo sẽ được xuất khẩu thông
qua hoạt động mua bán của các trung gian mà nó cịn bao gồm cả việc tổ chức vận
hành các mạng lưới trung gian đó để kết hợp nhịp nhàng hoạt động tiêu thụ gạo
phù hợp với từng biến động trên thị trường thế giới. Chính sách này bao gồm hai
khâu: khâu mua và khâu xuất khẩu.
2.2.3.1. Khâu mua
Trước năm 1986, các kế hoạch về xuất khẩu và nhập khẩu đều do Nhà nước quy

định và cấp phép. Chỉ những công ty cấp bộ và cấp tỉnh mới có quyền hoạt động
trong lĩnh vực này. Các trạm thu mua của các cơng ty này có nhiệm vụ thu lúa của
nông dân từ trong các làng xã. Tuy nhiên, một thị trường tự do khác vẫn tồn tại


song song với thị trường trên. ở cấp làng, những nông dân thừa sản lượng vẫn bán
lúa cho những người thiếu. ở cấp tỉnh, thành phố thì diễn ra các cuộc trao đổi gạo
giữa những công ty hoạt động theo cơ chế trên và các công ty không được cấp
phép.
Sau năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã cải tiến dần hệ thống
thương mại ở nước ta. Nhà nước vẫn cịn kiểm sốt các hoạt động xuất nhập khẩu
nhưng việc độc quyền nhà nước trong lưu thông phân phối lúa gạo ở trong nước
đã được tháo gỡ. Nơng dân có thể tự do bán sản phẩm tới các thương nhân sau khi
đã trả đầy đủ các loại thuế theo quy định. Tất cả các thành phần kinh tế đều có thể
tham gia vào kinh doanh lúa gạo, vận chuyển từ người sản xuất đến người tiêu
dùng và nhà xuất khẩu.
Tuy nhiên, giữa nông dân và các nhà xuất khẩu, mà chủ yếu tập trung vào các
doanh nghiệp nhà nước có uy tín và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế
giới vẫn có quá nhiều trung gian. Theo Bộ Thương mại, có tới 95% lượng gạo
xuất khẩu là do trung gian mua bán. Người nông dân thiếu địa điểm và các phương
pháp tốt để dự trữ, bảo quản lúa, lại luôn cần vốn để chuẩn bị cho vụ mùa tới nên
bắt buộc phải bán phần lớn lượng sản phẩm cho tư nhân thu mua lẻ. Tư nhân thu
mua lẻ, do thiếu kỹ thuật chế biến, phải bán lại cho tư nhân thu mua lớn. Các nhà
kinh doanh này chế biến gạo ra thành phẩm cuối cùng và cung cấp cho các doanh
nghiệp xuất khẩu.
Nguyên nhân chính của tình hình này là do vốn hạn chế, do bộ máy quản lý và
điều hành thiếu năng động trong các đơn vị kinh doanh trực thuộc Nhà nước. Việc


tư nhân thực hiện phần lớn khối lượng gạo xay xát xuất khẩu một mặt có những

tích cực vì sẽ tạo sức cạnh tranh, chống thế độc quyền của Nhà nước, thúc đẩy
lượng gạo xuất khẩu, song mặt khác dẫn đến những bất lợi không nhỏ như việc
nông dân bị ép giá, phải bán số lượng lớn giá rẻ cho tư thương, khó dẫn đến thực
hiện được chủ trương của Nhà nước trong việc duy trì mức giá đảm bảo cho nơng
dân mức lợi nhuận 25-40% để khuyến khích sản xuất.
Tương tự như trong khâu thu mua, tư nhân đóng vai trò quan trọng trong khâu chế
biến, bảo quản gạo xuất khẩu. Chính vì vậy đã dẫn đến tiêu chuẩn chất lượng và
độ đồng đều của gạo xuất khẩu cũng bị hạn chế. Trong khi đó, các cơ sở xay xát
lớn của quốc doanh chưa được khai thác triệt để, nhất là những nhà máy có cơng
suất lớn và cơng nghệ hiện đại với trang thiết bị đồng bộ ở các cơng đoạn sát,
sàng, xoa, hồ tẩy, đánh bóng, đóng gói để phục vụ xuất khẩu.
Hiện tại, cơng suất của các cơ sở xay xát trong nước có thể đáp ứng nhu cầu của cả
nước nhưng quốc doanh chỉ chiếm 1/3. ở miền Nam có những nhà máy có cơng
suất lớn và công nghệ hiện đại như nhà máy xay xát Satake Sài Gịn, cơng suất
600 tấn/ngày, nhà máy xay Cửu Long cơng suất 240 tấn/ngày. ở miền Bắc có gần
2500 cơ sở lớn nhỏ, có thể xay xát hết số thóc sản xuất ra trong năm. Song do thiết
bị lạc hậu, một số nhà máy lớn do doanh nghiệp Nhà nước quản lý đều có tuổi thọ
trên 30-40 năm, một số được đầu tư cải tạo nhưng thiếu đồng bộ nên giá thành sản
phẩm vẫn ở mức cao. Những cơ sở xay xát nhỏ đang chiếm ưu thế, trong đó có
2200 cơ sở nhỏ do tư nhân đầu tư, quản lý, khai thác, chủ yếu đáp ứng nhu cầu thị
trường hiện nay hoặc phục vụ xuất khẩu với khối lượng nhỏ, phẩm cấp trung bình.


×