Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Một số giải pháp nâng cao uy tín và đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam ra thị trường thế giới (2009 toi nay).doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.16 KB, 33 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC
Môn: Quản trị xuất nhập khẩu
Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
UY TÍN VÀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
GẠO VIỆT NAM RA THỊ TRƯỜNG THẾ
GIỚI
GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn
SVTH: Trịnh Thị Hương
MSSV: 08110871
Lớp : 210707101
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2011
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................


..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN
Chuyên đề này được hoàn thành, đó không chỉ ở sự nỗ lực cố gắng của riêng bản
thân, bởi trong quá trình thực hiện chuyên đề, em nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ
phía thầy cô, bạn bè… Vì lẽ đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Thầy Nguyễn Minh Tuấn, giáo viên trực tiếp hướng dẫn em làm chuyên đề, uốn
nắn những sai sót, chỉ bảo tận tình, chỉ ra những sai sót để em kịp thời sửa chữa phần
bài làm của mình. Với việc yêu cầu mỗi sinh viên được quyền tự chọn đề tài, tạo điều
kiện cho mỗi sinh viên phát huy nội lực, kỹ năng sáng tạo, khả năng làm việc độc
lập…
Thầy Trần Hoàng Giang, người trực tiếp giảng dạy bộ môn Quản trị Xuất Nhập
khẩu, đã trang bị cho em những cơ sở làm nền móng cho đề tài môn học
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ, công nhân viên hiện đang làm
việc tại thư viện trường ĐH Công Nghiệp Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp
đỡ sinh viên tìm kiếm tài liệu. Không gian yên tính tuyệt đối trong thư viện cũng góp
phần làm tăng khả năng tập trung cũng như kỹ năng tư duy của sinh viên.
Cảm ơn những người bạn cùng lớp DHQT4 đã sẵn sàng nêu ra quan điểm, nhận
xét, đánh giá, góp ý nhiệt tình, luôn muốn em đạt được kết quả cao cho bài làm của
mình.
Tuy đã cố gắng hết sức song không tránh khỏi còn có những thiếu sót. Rất mong
nhận được những ý kiến góp ý chân thành từ thầy để đề tài nghiên cứu được hoàn
chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN .................................................................................. 2

2.1.3.1 Sản lượng và giá cả ............................................................................................... 17
2.1.3.2 Chất lượng gạo xuất khẩu ...................................................................................... 19
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Có lẽ, ít có quốc gia nào trên thế giới cây lúa, hạt gạo lại gắn bó thân thiết với
người dân như ở nước ta. Song song với hình ảnh con trâu, cái cày, thì cây lúa trở
thành biểu trưng cho hình ảnh những người lao động cần cù, chăm chỉ, góp phần tạo
nên một diện mạo mới cho đất nước, đưa nền kinh tế nước nhà nên địa vị thứ 2 thế
giới về xuất khẩu gạo. Cũng từ lẽ đó, hạt gạo xuất khẩu đem lại biết bao niềm vui cho
bà con nông dân. Đứng trong top đầu thể giới về xuất khẩu gạo là cả một thành quả
nỗ lực không ngừng của người lao động cũng như sự cố gắng của Chính phủ trong
quá trình hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, khi chuyển mình sang nền kinh tế thị trường,
tình hình kinh tế, chính trị trong và ngoài nước có nhiều biến đổi, cạnh tranh toàn cầu
hết sức gay gắt, thì vấn đề xuất khẩu một sản phẩm nào đó đòi hỏi một chiến lược
khôn ngoan, có sự tính toán kỹ càng, cẩn trọng trong một tổng thể chiến lược chung
mới giành thắng lợi và đạt hiệu quả tối ưu. Gạo Việt Nam được thế giới biết đến,
nhưng không hẳn đã được cộng đồng các nước đón nhận như một sản phẩm có chất
lượng cao, bởi bản thân các nhà xuất khẩu cũng hiểu rằng, thị trường Gạo xuất khẩu
vẫn tồn tại nhiều bất cập khó lòng chối cãi. Vấn đề giá cả, chất lượng, đầu ra… cho
mặt hàng này vẫn chưa được giải quyết hợp lý.
Chính vì lẽ đó, với đề tài “Một số giải pháp nâng cao uy tín và đẩy mạnh xuất
khẩu gạo Việt Nam ra thị trường thế giới”, em xin được đánh giá về thực trạng xuất
khẩu gạo hiện nay, đồng thời cũng hi vọng có thể đóng góp một vài ý kiến của mình
nhằm thúc đẩy quá trình xuất xuất khẩu gạo của Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu với mục tiêu hiểu rõ được những nội dung sau:
- Những lý luận cơ bản của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá
- Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu và các hình thức xuất khẩu hàng hoá
- Những thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao uy tín và đẩy mạnh xuất
khẩu mặt hàng Gạo Việt Nam ra thị trường thế giới.

3. Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu vai trò của gạo nước ta, thực tiễn quá trình xuất khẩu gạo
ở Việt Nam trong những năm gần đây đồng thời thể hiện rõ những mặt mạnh, mặt
yếu, cơ hội, thách thức của việc xuất khẩu sản phẩm gạo ra các nước trong khu vực và
trên thế giới.
4. Phạm vi nghiên cứu
Thông tin trên sách, báo, thư viện điện tử, báo điện đử,…
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, quy nạp, diễn dịch…
6. Kết cấu chuyên đề
Nội dung chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về Quản trị xuất nhập khẩu
Chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo, các giải pháp nâng cao uy tín và
đẩy mạnh xuất khẩu Gạo Việt Nam.
Chương 3: Nhận xét, đánh giá môn học
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP
KHẨU
1.1 Những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá
1.1.1 Một số khái niệm
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho một quốc gia khác
trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ
đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia.
Nhập khẩu là việc mua vào các hàng hoá hoặc nhận các dịch vụ từ một quốc gia
trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương tiện thanh toán.
1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu
Hoạt động xuất nhập khẩu thực hiện vai trò nhằm khai thác được lợi thế của
từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Dựa trên cơ sở là sự phát triển hoạt
động mua bán hàng hoá trong nước, hơn bao giờ hết xuất khẩu đang diễn ra mạnh mẽ
cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, trong tất cả các ngành các lĩnh vực, dưới mọi hình
thức đa dạng phong phú và không chỉ với hàng hoá hữu hình mà còn cả hàng hoá vô

hình. Nhưng cho dù thế nào thì mục tiêu của xuất khẩu vẫn nhằm đem lại lợí ích cho
tất cả các bên tham gia.
Trên phương diện một nước, ta có thể điểm qua vai trò của hoạt động xuất khẩu
là :
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất khẩu
sẽ giúp tiêu thụ các sản phẩm dư thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa.
- Giải quyết công ăn việc làm và nhu cầu của người dân.
- Mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia.
1.2 Các hình thức xuất khẩu hàng hoá
- Xuất khẩu trực tiếp: Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu hàng hoá,
dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất
trong nước tới khách hàng nước ngoài thông qua tổ chức của mình. Xuất khẩu trực
tiếp có thể làm tăng thêm rủi ro trong kinh doanh nhưng nó lại có ưu điểm giảm
bớt chi phí trung gian do đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Xuất khẩu uỷ thác: là hình thức mà trong đó đơn vị kinh doanh xuất khẩu
đóng vai trò là người trung gian cho đơn vị sản xuất đứng ra ký kết hợp đồng mua
bán ngoại thương, tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hoá cho nhà
sản xuất để qua đó hưởng "phí uỷ thác"(thường tính theo % giá trị lô hàng).
- Buôn bán đối lưu : Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trao đổi
hàng hoá, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời
là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về. Ở
đây mục đích của xuất khẩu không phải nhằm thu về ngoại tệ, mà nhằm thu về
một hàng hoá khác có giá trị tương đương.
- Giao dịch qua trung gian: tức là sử dụng các nhà trung gian để tiến hành xuất
khẩu
- Gia công quốc tế : là một hình thức kinh doanh, trong đó một bên (gọi là bên
nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên (bên đặt
gia công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu
lại một khoản phí gọi là phí gia công.

- Tái xuất khẩu: là xuất khẩu trở lại nước ngoài những hàng hoá trước đây đã
nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Ưu điểm của hình thức này là
doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ có thể thu được lợi nhuận cao mà không phải
tổ chức sản xuất. Hình thức này được áp dụng rất phổ biến, nhất là với những
nước, những doanh nghiệp chuyên kinh doanh buôn bán quốc tế.
Trên đây là những hình thức xuất khẩu chủ yếu, ngoài ra còn nhiều hình thức
khác như: xuất khẩu gia công uỷ thác, xuất khẩu theo nghị định thư, xuất khẩu tại
chỗ... Việc phân định trên đây sẽ giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn phương thức
phù hợp với khả năng của chính mình sao cho đạt hiêụ quả cao nhất, tiết kiệm được
chi phí, thu hồi vốn nhanh, doanh số bán hàng tăng, thị trường bán hàng được mở
rộng thuận lợi trong quá trình xuất nhập khẩu của mình.
1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
1.3.1 Các yếu tố cạnh tranh
Các yếu tố cạnh tranh mà một doanh nghiệp xuất khẩu có thể gặp phải
bao gồm:
- Sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng: đó là sự xuất hiện các
công ty mới tham gia vào thị trường nhưng có khả năng mở rộng sản xuất,
chiếm lĩnh thị trường, thị phần của các công ty khác.
- Khả năng mặc cả của các nhà cung cấp: là nhân tố phản ánh mối tương
quan giữa nhà cung cấp với công ty ở khía cạnh sinh lợi, tăng giá hoặc giảm
giá, giảm chất lượng hàng hoá khi tiến hành giao dịch với công ty.
- Khả năng mặc cả của khách hàng : khách hàng có thể mặc cả thông qua
sức ép giảm giá, giảm khối lượng hàng hoá mua từ công ty hoặc đưa ra yêu
cầu chất lượng phải tốt hơn với cùng một mức giá.
- Sự đe doạ của sản phẩm, dịch vụ thay thế: do giá cả của sản phẩm hiện
tại tăng lên nên khách hàng có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ thay
thế. Đây là nhân tố đe doạ sự mất mát thị trường của công ty.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: trong điều kiện này, các công ty cạnh
tranh khốc liệt với nhau về giá cả, sự khách biệt hoá của sản phẩm hoặc việc
đổi mới sản phẩm giữa các công ty hiện đang cùng tồn tại trong thị trường.

1.3.2 Các yếu tố VH – XH
Các yếu tố văn hoá tạo nên các loại hình khác nhau của nhu cầu thị
trường là nền tảng cho sự xuất hiện thị hiếu tiêu dùng sản phẩm cũng như sự
tăng trưởng của các đoạ thị trường mới. Do có sự khác nhau về nền văn hoá
đang tồn tại ở các quốc gia nên các nhà kinh doanh phải sớm có những quyết
định nên hay không nên tiến hành xuất khẩu sang thị trường đó. Điều này
trong một chừng mực nhất định tuỳ thuộc vào sự chấp nhận của doanh nghiệp
đối với môi trường văn hoá nước ngoài.
Trong môi trường văn hoá, những nhân tố nổi nên giữ vị trí cực kỳ quan
trọng là nối sống, tập quan ngôn ngữ, tôn giáo. Đây có thể coi như là những
hàng rào chắn các hoạt động giao dịch kinh doanh xuất khẩu.
1.3.3 Các yếu tố kinh tế
Muốn tiến hành hoạt động xuất khẩu thì các doanh nghiệp buộc phải có
những kiến thức nhật định về kinh tế. Chúng sẽ giúp cho doanh nghiệp xác
định được những ảnh hưởng của những doanh nghiệp đối với nền kinh tế nước
chủ nhà và nước sở tại, đồng thời doanh nghiệp cũng thấy được ảnh hưởng của
những chính sách kinh tế quốc gia đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu của
mình.
Tính ổn định hay không ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của
một quốc gia nói riêng, các quốc gia trong khu vực và thế giới nói chung có
tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị
trường nước ngoài. Mà tính ổn định trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài
chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Có thể nói đây là những
vấn đề mà doanh nghiệp luôn quan tâm hàng đầu khi tham gia kinh doanh xuất
khẩu.
1.3.4 Các yếu tố chính trị và pháp luật
Các yếu tố chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong
kinh doanh, đặc biệt là các hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Tính ổn định về
chính trị của các quốc gia sẽ là nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt
động xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Không có sự ổn định về chính trị

thì sẽ không có điều kiện để ổn định và phát triển hoạt động xuất khẩu. Chính
vì vậy, khi tham gia kinh doanh xuất khẩu ra thị trường thế giới đòi hỏi các
doanh nghiệp phải am hiểu môi trường chính trị ở các quốc gia, ở các nước
trong khu vực mà doanh nghiệp muốn hoạt động.
Hệ thống pháp luật là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động
xuất khẩu của doanh nghiệp. Vì vậy trong hoạt động xuất khẩu đòi hỏi doanh
nghiệp phải quan tâm và nắm vững luật pháp luật quốc tế, luật quốc gia mà ở
đó doanh nghiệp đang và sẽ tiến hành xuất khẩu những sản phẩm của mình
sang đó, cũng như các mối quan hệ luật pháp đang tồn tại giữa các nước này.
Nói một cách khác khái quát, luật pháp cho phép doanh nghiệp được quyền
kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề, và dưới hình thức nào. Ngược lại,
những mặt hàng, lĩnh vực nào mà doanh nghiệp bị hạn chế hay không được
quyền kinh doanh. Như vậy, luật pháp không chỉ chi phối các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trên chính quốc gia đó mà còn ảnh hưởng đến cả các
hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
1.3.5 Các yếu tố khoa học công nghệ
Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ khá chặt chẽ với hoạt động
kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Ngày nay, nhờ có sự phát
triển như hũ bão của khoa học, công nghệ đã cho phép các doanh nghiệp
chuyên môn hoá cao hơn, quy mô sản xuất kinh doanh tăng lên, có khả năng
đạt được lợi ích kinh tế nhờ quy mô. Ttừ đó, doanh nghiệp có thể chống chọi
được với sự cạnh tranh gắt trên thị trường quốc tế.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU
GẠO, CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO UY TÍN VÀ ĐẨY
MẠNH XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM
2.1 Mặt hàng Gạo và Tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam hiện nay
2.1.1 Nhu cầu gạo của thị trường thế giới hiện nay
Cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu từ năm 2008 tính đến thời điểm hiện
tại (2011) vẫn chưa có vẻ kết thúc, Theo báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới
(WB), giá lương thực trên thế giới đã tăng lên mức báo động, có thể gây ra 'bất ổn

vĩ mô' tại một số nước, trong khi có thêm khoảng 44 triệu người đang lâm vào cảnh
bị đói. Dân số thế giới được dự báo là sẽ tăng lên 7 tỷ người trong năm 2011 - 2012.
Giá lương thực hiện đang leo thang một lần nữa lại đẩy hàng triệu người phải đi ngủ
với cái bụng lép kẹp hàng đêm. Thực tế này cho thấy thế giới đã không nuôi nổi số
dân hiện tại, vậy 9,1 tỷ người như dự báo vào năm 2050 sẽ phải tính thế nào? Bên
cạnh đó là nỗi lo về bất ổn chính trị, biến đổi khí hậu...có thể làm cho lúa gạo trở
thành một sức mạnh thực sự, một thứ “vũ khí” của thế kỷ. Nắm bắt được nhu cầu
đó, việc đẩy mạnh sản xuất Gạo xuất khẩu đóng góp một vai trò quan trọng đối với
nền kinh tế. Các số liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy, giá lương thực trong tháng 2-
2011 đã lên đến mức cao, hơn cả lúc xảy ra khủng hoảng hồi cuối năm 2008. Tổ
chức này dự đoán, cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu mới có thể xảy ra vào
cuối năm 2011 và lo ngại tình trạng giá lương thực tăng sẽ tạo ra nguy cơ bạo loạn
tái diễn tại các nước nghèo.
Trong năm 2010, gần như chỉ có xuất khẩu gạo của Việt Nam là tăng cả sản
lượng và giá trị, còn lại những nước có lượng xuất khẩu gạo lớn trước đây như:
Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan đều giảm. Trong khi đó, nhu cầu gạo thế giới lại tăng
khá mạnh do thời tiết bất thường dẫn đến mất mùa tại nhiều nơi. Indonesia sau khi
thông báo xuất khẩu gạo hồi đầu năm hiện phải quay sang nhập khẩu do mất mùa.
ĐVT: Triệu tấn
.
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Trung Quốc 131 134.5 133 134 134
Ấn Độ 93.2 90.5 93 95 97
Indonesia 37.4 37.8 38.3 38.8 39.3
Các nước Đông
Nam Á khác
117.3 117.8 119.3 121 122.4
Châu Phi 21.6 22.3 23.3 24 24.5
Châu Mỹ Latin 18.3 18.2 18.7 19.1 19.4
Các nước khác 18.8 18.9 19.3 19.7 20

Tổng 437.5 440 444.9 451.6 456.6
% gia tăng 0.05 1.1 1.5 1.1
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ(USDA); Economist Intelligence Unit
Hình 2.1: Mức tiêu thụ gạo ở một số thị trường trọng điểm trên thế giới và mức dự
báo năm 2011, 2012
Tiêu thụ lúa gạo toàn cầu năm 2011 dự báo sẽ đạt mức 451,6 triệu tấn, tăng
1.5% so với năm 2010. Trung Quốc, với số dân hiện tại khoảng 1.3 tỷ người, lượng
gạo tiêu thụ là rất lớn. Tuy nhiên đây không được coi là thị trường vàng để nước ta
đẩy mạnh xuất khẩu, bới Trung Quốc có khả năng tự túc lương thực rất cao. Thị
trường mà Việt Nam nhắm đến là các bạn hàng đến từ Indonesia, các nước Trung
Đông, và các nước Mỹ Latin… Biểu đồ cũng cho thấy mức độ tiêu thụ gạo liên tục
gia tăng bởi áp lực dân số. Theo số liệu của tổng cục thống kê, lượng gạo dùng cho
lương thực tăng 7,8 triệu tấn ở mức 391,4 triệu tấn, chiếm 85% tổng tiêu thụ toàn
thế giới. Trong khi đó, gạo dùng làm thức ăn cho động vật ước tính vào khoảng 12,2
triệu tấn. Mức tiêu thụ gạo trên đầu người năm 2011 xấp xỉ khoảng 57kg/người,
tăng 0,5kg so với năm 2010. Mặc dù giá gạo tại một số nước châu Á như Indonesia,
Myanmar, Pakistan, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam tăng nhưng FAO vẫn dự báo
tiêu thụ gạo theo đầu người tại châu Á sẽ tăng 1% so với năm 2010 ở mức
82kg/người. Do nguồn cung trong nước ổn định nên tiêu thụ gạo trung bình tại châu
Phi dự báo sẽ tăng nhẹ ở mức 22,1 kg/người. Tại châu Mỹ La tinh và Ca-ri-bê, mức
tiêu thụ gạo trung bình cũng dự báo tăng 1% ở mức 31,1 kg/người. Theo báo cáo

×