Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Công ty Xuất nhập khẩu Barotex và việc ứng dụng Marketing để dẫn dầu ngành - 2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.27 KB, 30 trang )


31
Năm 1995, theo Quyết định số 388/HĐBT về việc đăng ký lại doanh nghiệp Nhà
nước, tổng Công ty xuất nhập khẩu mây tre đổi tên thành Tổng Công ty xuất
nhập khẩu mây tre Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là BAROTEX, trụ sở E6 -
Thái Thịnh - Đống Đa - Hà Nội. Hiện nay với chính sách khuyến khích xuất
khẩu nhiều mặt hàng của Nhà nước, Công ty đã mở rộng mặt hàng xuất khẩu của
mình như gốm sứ sơn mài, hàng nông sản, giầy thể thao bên cạnh các mặt hàng
mây tre đan truyền thống. Trải qua hơn 30 năm hoạt động và phát triển, Công ty
đã thiết lập được mạng lưới kinh doanh trên thị trường quốc tế, trải đều trên khắp
các châu lục: Châu á, Châu Âu, Châu Mỹ, úc. Với một nguồn năng lực năng
động có trình độ, kết hợp với những kinh nghiệm kinh doanh trong thời gian qua,
Công ty đang có nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, do Bộ Thương mại thành lập và trực tiếp quản
lý, Công ty Xuất nhập khẩu BAROTEX Hà Nội là một pháp nhân hoạt động theo
chế độ hạch toán kinh tế của một doanh nghiệp độc lập, có tài khoản tại ngân
hàng và có con dấu riêng. Vì vậy Công ty có những chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn sau:
- Chức năng: xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu của thị
trường trong và ngoài nước. Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty bao gồm: hàng
mây tre đan, hàng cói, gốm sứ sơn mài, thêu ren, nông sản, giầy thể thao.
Các mặt hàng nhập khẩu bao gồm các loại vật tư nguyên liệu phục vụ cho xuất
khẩu như xi măng, sắt thép, các loại hoá chất dùng cho sản xuất hàng thủ công
mỹ nghệ.

32
- Nhiệm vụ:
+ xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ tuân thủ các chính sách, luật pháp của Nhà nước và các nước có quan hệ làm
ăn.


+ Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tự chủ về tài chính.
- Quyền hạn:
+ Công ty có quyền tự chủ trong đàm phán giao dịch, ký kếtvà thực hiện các hợp
đồng ngoại thương.
+ Công ty có thể lập đại diện, chi nhánh, các cơ sở vật chất trong và ngoài nước.
+ Tham gia hội chợ, triển lãm, quảng cáo trong và ngoài nước.
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty.
Bộ máy tổ chức của Công ty Xuất nhập khẩu BAROTEX được tổ chức theo kiểu
trực tuyến.
Kiểu tổ chức này đã tăng cường sự trao đổi thông tin giữa giám đốc, các phòng
ban và các chi nhánh, tạo nên một sự đoàn kết thống nhất trong tập thể Công ty.
Nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty như sau:
+ Phòng tổ chức: Có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý nhân
sự, thưởng, các chế độ chính sách.
+ Phòng kế hoạch thị trường: Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường trong và ngoài
nước, thực hiện tiếp thị và các hoạt động đối ngoại tạo môi trường kinh doanh
cho Công ty.
+ Phòng kế toán tài chính: Quản lý vốn, hạch toán kinh tế, kiểm tra việc sử dụng
tài sản, tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong kinh doanh.

33
+ Phòng kiểm toán: Kiểm tra sổ sách kế toán
+ Phòng hành chính quản trị: Làm các công việc về tổ chức bộ máy, công tác cán
bộ, đào tạo, tổ chức phong trào thi đua.
+ Phòng quản lý nhà đất: Quản lý và cho thuê nhà
+ Khối phòng chuyên doanh gồm 5 phòng chuyên doanh.
CD1: Kinh doanh mặt hàng mây tre đan.
CD2: Xuất khẩu mặt hàng gốm sứ.
CD3: Xuất khẩu mặt hàng thêu ren.
CD4: Xuất khẩu mặt hàng sơn mài.

CD5: Xuất khẩu mặt hàng gỗ mỹ nghệ, bàn ghế.
Xuất khẩu tổng hợp gồm tổng hợp 6 và tổng hợp 7 xuất khẩu các mặt hàng thủ
công mỹ nghệ, nông sản, giày dép.
Phòng nhập khẩu: Nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất.
Cơ cấu tổ chức của tổng Công ty xuất nhập khẩu BAROTEX
4. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty.
4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 1999-2002
Mặc dù trong thời gian qua, tình hình kinh doanh của Công ty có nhiều biến
động, kim ngạch xuất nhập khẩu bị giảm nhưng Công ty đã lấy mục tiêu hiệu quả
kinh doanh đặt lên hàng đầu và kinh doanh có lãi.
Bảng 1: Các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
1999 2000 2001 2002
Kim ngạch XNK 1.000$ 21.530 19.858 16.140 15.500

34
Doanh thu tỷ đồng 145 150 148 148
Nộp ngân sách tr.đ 3.400 6.000 8.300 8.500
Lợi nhuận tr.đ 589 2.000 2.170 2.000
Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường
Nhìn chung doanh thu và lợi nhuận của Công ty khá ổn định mặc dù kim ngạch
xuất nhập khẩu giảm trong mấy năm qua. Điều này chứng tỏ Công ty đang hoạt
động kinh doanh có hiệu quả. Để đạt được kết quả này trong bối cảnh thị trường
thế giới cạnh tranh ngày càng quyết liệt trước hết là do sự cố gắng của cán bộ
công nhân viên trong Công ty, ngoài ra còn phải kể đến chính sách tiết kiệm
chống lãng phí, giảm được chi phí sản xuất và kinh doanh.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty luôn nghiêm chỉnh chấp hành nộp ngân
sách Nhà nước. Năm 1999 khoản nộp ngân sách đạt 3,4 tỷ đồng, năm 2000 tăng
lên 6 tỷ và tiếp tục tăng trong 2 năm sau đạt 8,3 tỷ đồng năm 2001 và 8,5 tỷ đồng
năm 2002. Lợi nhuận của Công ty không ngừng tăng trong 3 năm từ 1999 đến

2001 nếu như năm 1999 lợi nhuận của Công ty chỉ đạt 589 triệu đồng thì năm
2000 đã đạt mức 2 tỷ đồng tức là bằng 1,4 tỷ so với năm 1999, con số này tiếp
tục tăng lên 2,17 tỷ năm 2001.
Năm 2002 lợi nhuận giảm nhẹ đạt 2 tỷ đồng kim ngạch xuất khẩu giảm, tuy
nhiên Công ty vẫn đảm bảo khoản nộp ngân sách cho Nhà nước đạt 8,5 tỷ đồng
góp phần đáng kể vào việc tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
4.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty.
Bảng số 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 1999-2002
Đơn vị: 1000 USD

35
Năm Kim ngạch XNK Xuất khẩu Nhập khẩu
Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỉ trọng(%)
1999 21.530 16.124 75,0 5.406 25
2000 19.858 15.190 76,5 4.668 23,5
2001 16.140 12.364 76,6 3.836 23,4
2002 15.500 12.000 77,4 3.500 22,6
Nguồn: Tổng Công ty xuất nhập khẩu BAROTEX
Kim ngạch xuất khẩu của Công ty mấy năm qua từ năm 1999 đến 2002 đều bị
giảm. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt 16.124 triệu USD, năm
2000 giảm 5,8% còn 15.190 triệu USD, tiếp tục giảm xuống còn 12.364 triệu
USD và 12.000 triệu USD năm 2002.
Nguyên nhân của sự giảm sút kim ngạch xuất khẩu trong mấy năm qua là do một
số thị trường truyền thống của Công ty là Liên bang Nga, Séc, Hungary, Hàn
Quốc giảm sút. Ngoài ra cạnh tranh trên thị trường càng quyết liệt đặc biệt là
cạnh tranh với các nước trong khu vực châu á như Trung Quốc, Singapore,
Philipine.
Bảng 3: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty
Đơn vị: 1.000 USD
Nhóm hàng 1999 2000 2001 2002

Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ
%
Thủ công mỹ nghệ 6.349 39,4 8.560 56,4 7.200 58,2 6.300 52,5
Giầy thể thao 3.206 19,8 3.136 20,6 4.064 32,8 4.600 38,3

36
Hàng tổng hợp (nông sản, hàng khác) 6.569 40,8 3.494 23,0 1.100 9,0
1.100 9,2
Tổng kim ngạch XNK 16.124 100 15.190 100 12.364 100 12.000 100
Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường
Mặt hàng xuất khẩu của Công ty bao gồm 3 nhóm chính, đó là nhóm hàng mây
tre đan - thủ công mỹ nghệ, giầy thể thao và nhóm tổng hợp (nông sản và hàng
khác) trong đó mặt hàng mây tre đan - thủ công mỹ nghệ là sản phẩm truyền
thống của Công ty. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này lớn và chiếm tỷ trọng
cao nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty.
Năm 1999, mặt hàng mây tre đan - thủ công mỹ nghệ có kim ngạch 6,3 triệu
USD, tăng lên 8,5 triệu USD vào năm 2000 chiếm tỷ lệ 56,4% tổng kim ngạch
xuất khẩu, tiếp tục tăng lên 58,2% năm 2001, đến năm 2002 giảm xuống còn
52,5% song vẫn giữ vị trí chủ lực trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty.
Mặt hàng giầy thể thao của Công ty cũng đang có chiều hướng phát triển và có tỷ
trọng tăng đều qua các năm. Năm 1999 mặt hàng này chiếm 19,8% tổng kim
ngạch xuất khẩu, đến năm 2001 đã tăng lên 32,8% với kim ngạch đạt 4 triệu
USD, và tiếp tục tăng lên 4,6 triệu USD năm 2002 đạt 38,3% tổng kim ngạch
xuất khẩu. Kết quả này cho thấy mặt hàng giầy thể thao có vị trí ngày càng quan
trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty và có nhiều tiềm năng để
phát triển.
Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chủ lực của Công ty thì việc mở
rộng các mặt hàng xuất khẩu luôn là mục tiêu phát triển của Công ty. Việc xuất
khẩu thêm các mặt hàng như nông sản đã góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu


37
cho Công ty. Tuy nhiên, mặt hàng này có kim ngạch không ổn định và còn thấp,
mới chỉ chiếm 9% kim ngạch xuất khẩu năm 2001 và 9,2% năm 2002. Trong thời
gian tới Công ty sẽ mở rộng thêm mặt hàng xuất khẩu bên cạnh các mặt hàng
xuất khẩu chủ lực nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của Công ty.
Bảng 4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty
Đơn vị: 1.000 USD
Thị trường 1999 2000 2001 2002
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Nhật Bản 2.000 12,4 3.300 21,7 2.986 24,2 2.222 18,5
Đài Loan 2.020 12,5 600 3,9 3.989 32,3 4.615 38,5
Hàn Quốc 3.305 20,5 2.800 18,4 24 0,2 1,08 0,05
Tây Ban nha 1.356 8,4 1.100 7,2 1.340 10,8 1.000 8,4
ý 1.000 6,2 870 5,7 885 7,2 708 6,0
Pháp 440 2,7 230 1,5 426 3,5 406 3,4
Anh 640 4,0 520 3,4 530 4,3 396 3,3
LB Nga 2.641 16,4 2.550 16,8 362 3,0 153 1,3
Chi Lê 123 0,8 140 0,9 150 1,2 211 1,8
Mỹ 20 0,12 53 0,4 60 0,5 158 1,3
Canada 32,5 0,2 40 0,3 42 0,35 71 0,6
Các nước khác 2546,5 15,78 2997 19,8 1570 12,45 2058,92
16,85
Tổng 16.124 100 15.200 100 12.364 100 12.000 100
Nguồn: Tổng Công ty xuất nhập khẩu BAROTEX

38
Thị trường xuất khẩu của Công ty khá rộng lớn gồm khoảng 40 nước trên khắp
các châu lục.
* Tại thị trường Châu á: Châu á là thị trường lớn nhất của Công ty với kim ngạch
xuất khẩu bình quân đạt 54% trong đó Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc là những

bạn hàng truyền thống có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong khu vực này. Năm
1999 kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang Hàn Quốc đạt 3,3 triệu USD, Đài
Loan đạt 2 triệu USD, Nhật Bản 2 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu sang 5 thị
trường này chiếm 45,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty và chiếm hầu hết
kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu á, một số thị trường như Trung Quốc,
Iran, Arập, ấn Độ có kim ngạch không đáng kể.
Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản tăng lên 3,3 triệu USD, kim
ngạch xuất khẩu sang Đài Loan giảm đột ngột chỉ còn 0,6 triệu USD, kim ngạch
xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm còn 2,8 triệu USD. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu
sang 3 nước này vẫn chiếm 44% năm 2000. Năm 2001 và 2002 kim ngạch xuất
khẩu sang Đài Loan tăng mạnh trong khi hai thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc
giảm nhập khẩu, Nhật bản giảm còn 2,2 triệu USD, Hàn Quốc giảm mạnh còn
còn 1.080 USD năm2002.
Mặc dù vậy tỷ trọng xuất khẩu sang 3 thị trường này vẫn rất cao, đạt 56,7% năm
2001 và 57% năm 2002 tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty.
Tuy các thị trường Trung Quốc, Singapore, A rập xêut, Iran, Israel, ấn Độ có kim
ngạch nhập khẩu còn nhỏ bé chỉ chiếm khoảng 3,5% song đây là những thị
trường có nhu cầu lớn về mặt hàng thủ công mỹ nghệ mà Công ty cần đẩy mạnh
xuất khẩu trong những năm tới.

39
* Tại thị trường châu Âu: Công ty có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu
Âu khá lớn, kim ngạch xuất khẩu bình quân từ năm 1999 đến 2002 đạt 42,2%
tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty.
Thị trường châu âu của Công ty bao gồm các nước: Anh, Pháp, ý, Đan Mạch,
Thuỵ Điển, Nauy, Hà Lan, Đức, Liên bang Nga, Tây Ban nha, Bồ Đào Nha,
Thuỵ sỹ, Bỉ, Bungary, Rumani, Séc, Trong đó Liên bang Nga, Hungary, Cộng
hoà Séc, Tây Ban Nha, ý vốn là thị trường truyền thống của Công ty song gần
đây xuất khẩu của Công ty sang các thị trường này bị giảm, đặc biệt xuất khẩu
sang Liên Ban Nga giảm mạnh do những biến động trên thị trường nước này.

Năm 2000 xuất khẩu sang Nga còn đạt 2,6 triệu USD, đến năm 2001 giảm xuống
chỉ còn 153.000 USD. Tại thị trường các nước Tây Ban Nha, ý, Pháp kim ngạch
xuất khẩu của Công ty chưa ổn định, mặc dù nhu cầu về mặt hàng thủ công mỹ
nghệ và nông sản ở khu vực Châu Âu là rất lớn song thị phần của Công ty ở thị
trường này còn nhỏ bé, năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị
trường Châu Âu đạt 7,6 triệu USD, tăng lên 8 triệu USD năm 2000, hai năm
2001 và 2002 giảm xuống còn 4 triệu USD. Trong những năm tới mục tiêu của
Công ty là đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa vào khu vực thị trường Châu Âu bằng
việc phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá các mặt hàng xuất
khẩu.
* Thị trường Châu Mỹ của Công ty có các nước Chilê, Argentina, Brazil, Mỹ,
Canada. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang Chilê khá ổn định và
tăng đều qua các năm, đạt 123.000 USD năm 1999, tăng lên 150.000 USD năm
2001 và tiếp tục tăng 210.000 USD năm 2002, chiếm 1,8 tổng kim ngạch xuất

40
khẩu của Công ty. Mỹ và Canada là các thị trường mới của Công ty với kim
ngạch xuất khẩu còn thấp song có xu hướng tăng lên trong những năm tới.
Năm 1999 xuất khẩu của Công ty vào Mỹ mới chỉ đạt 20.000 USD với tỷ trọng
0,12% kim ngạch xuất khẩu, năm 2002 tăng lên 158.000 USD với tỷ trọng 1,3%
kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Thị trường Châu Mỹ theo dự đoán của các
chuyên gia là có nhiều tiềm năng phát triển vì vậy Công ty cần phải biết khai thác
thị trường này một cách có hiệu quả bằng cách đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu
và tăng cường xúc tiến thương mại với các nước trong khu vực này.
* Thị trường Châu Phi của Công ty.
Tại thị trường Châu Phi, Công ty mới chỉ xuất khẩu sang Angêri và Tuynidi với
kim ngạch rất nhỏ bé chỉ chiếm khoảng 0,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của
Công ty. Thị trường này còn khá mới mẻ với Công ty, Công ty cần nghiên cứu
xuất khẩu các mặt hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng ở thị trường Châu
Phi.

* Thị trường Châu úc (Australia).
Kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang Châu úc mới chỉ đạt 0,3% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Công ty. Con số này còn quá nhỏ bé so với nhu cầu ở thị
trường này.
Qua phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty ta thấy mặt hàng xuất khẩu của
Công ty đã được mở rộng, khá đa dạng và phong phú. Xuất khẩu nhiều loại hàng
hoá sẽ giúp Công ty phân tán được rủi ro kinh doanh, tăng khả năng thâm nhập
vào thị trường mới của Công ty. Hiện nay Công ty có một mạng lưới thị trường
trên toàn thế giới, ngoài các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan, ý,

41
Tây Ban Nha, hàng năm Công ty luôn mở rộng thêm các thị trường mới. Mặc dù
số lượng thị trường khá lớn nhưng giá trị xuất khẩu sang từng thị trường chưa
cao so với nhu cầu ngày càng tăng trên các thị trường. Do vậy, để tăng nhanh
kim ngạch xuất khẩu trong những năm tới, Công ty cần phải xây dựng cho mình
chiến lược phát triển thị trường cùng với việc đa dạng hoá các mặt hàng xuất
khẩu.
II- Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
Công ty giai đoạn 1999-2002.
1. Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 1999-
2002.
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty
Đơn vị: 1.000 USD
Năm
Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002
Tổng kim ngạch xuất khẩu 16.124 15.190 12.364 12.000
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 6.349 8.560 7.200 6.300
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ(%) 39,4 56,4 58,2 52,5
Tỷ lệ tăng, giảm (%) +34,8 -15,8 -12,5
Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường

Thủ công mỹ nghệ là mặt hàng truyền thống trong nhiều năm qua với tỷ trọng
cao nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty. Năm 1999 kimngạch xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty đạt 6,3 triệu USD. Đến năm 2000 tăng
34,8% đạt 8,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 56,3% giá trị xuất khẩu các mặt hàng.

42
Năm 2001 mặc dù kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm còn 7,2 triệu USD
song vẫn chiếm tỷ trọng 58,2%, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục giảm 12,5% vào
năm 2002 nhưng tỷ trọng mặt hàng thủ công mỹ nghệ vẫn khá cao, chiếm 52,5%
kim ngạch xuất khẩu. Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu giảm là do một số thị trường
truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan giảm nhập khẩu từ Công ty mà
đã nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các đối thủ cạnh tranh khác như Trung
Quốc, Indonesia, Philipine, đó là những đối thủ cạnh tranh lớn của Công ty.
2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Công ty giai đoạn
1999-2002
Bảng 6: Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty
Đơn vị: 1.000 USD
Năm
Mặt hàng 1999 2000 2001 2002
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Mây tre đan, buông cói 5.929 93,4 6.819 79,7 6.690 92,9 5.837 92,7
Gốm sứ, sơn mài, thêu ren - - 91 1,0 144 2,0 50 0,8
Mành các loại 200 3,2 754 8,8 274 3,8 241 3,8
Tàu hương, hàng rào tre 168 2,6 598 7,0 72 1,0 105 1,7
Bàn ghế 52 0,8 298 3,5 20 0,3 67 1,0
KN hàng TCMN 6.349 100 8.560 100 7.200 100 6.300 100
Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường
Hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty xuất khẩu bao gồm các mặt hàng mây tre
đan, buông cói, gốm sứ, sơn mài, thêu ren, mành các loại, hàng rào tre, bàn ghế.


43
Trong đó mặt hàng mây tre đan là mặt hàng truyền thống của Công ty với kim
ngạch xuất khẩu trung bình mỗi năm chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu các
mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Năm 1999 riêng xuất khẩu mặt hàng này đã đạt 5,9
triệu USD, chiếm 93,4% giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, đến năm 2000
giá trị xuất khẩu mặt hàng mây tre đan tiếp tục tăng lên 6,8 triệu USD.
Do cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt nên kim ngạch xuất khẩu mặt
hàng này giảm nhẹ đạt 6,7 triệu USD năm 2001 và tiếp tục giảm xuống 5,8 triệu
USD năm 2002. Bên cạnh mặt hàng mây tre đan truyền thống các mặt hàng gốm
sứ, sơn mài, thêu ren cũng đang được Công ty đẩy mạnh xuất khẩu với kim
ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 91.000 USD, và tăng lên 144.000 USD năm 2001.
Tuy nhiên, do mặt hàng này có nhiềuđối thủ cạnh tranh, đặc biệt là hàng gốm sứ
của Trung Quốc, Philipin. Mặt khác do nhiều mẫu mã mặt hàng này của Công ty
chưa phong phú nên kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đã giảm xuống còn 50.000
USD. Hiện nay thị trường xuất khẩu mặt hàng gốm sứ, sơn mà của Công ty chủ
yếu là Nhật Bản, Pháp, Chilê, Israel. Công ty cần phải mở rộng hơn nữa thị
trường xuất khẩu cho mặt hàng này vì đây là mặt hàng mà Việt Nam có rất nhiều
tiềm năng để phát triển.
Mặt hàng mành, tàu hương, hàng rào tre của Công ty được xuất khẩu sang các
nước Anh, Thuỵ Điển, Đan Mạch, ý, Thuỵ Sỹ, Bỉ, ấn Độ với giá trị kim ngạch
xuất khẩu năm 1999 đạt 368.000 USD và tăng lên 1,4 triệu USD năm2000 chiếm
15,8% tổng giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, xuất khẩu mặt
hàng này của Công ty trong hai năm gần đây bị giảm xuống chỉ còn 346.000
USD mỗi năm.

44
Nguyên nhân của việc giảm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là do nhu cầu về
mặt hàng mành, hàng rào tre đã giảm và các sản phẩm này không còn được ưa
chuộng như trước.
Mặt hàng bàn ghế xuất khẩu của Công ty được xuất khẩu chủ yếu sang hai thị

trường Pháp và Bungary và rất được ưa chuộng tại các nước này. Kim ngạch xuất
khẩu của mặt hàng này không ổn định với 52.000 USD năm 1999, 298.000 USD
nămg 2000, 67.000 USD năm 2002, chiếm tỷ trọng 1,7% tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Nhu cầu về các sản phẩm bàn ghế làm từ nguyên
liệu tự nhiên là rất lớn tại thị trường Châu Âu, vì vậy trong những năm tới Công
ty cần phải mở rộng xuất khẩu hơn nữa sang thị trường các nước Châu Âu để
tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Nhìn chung cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty khá phong phú song
kim ngạch xuất khẩu của mỗi mặt hàng chưa cao. Vì vậy để đẩy mạnh xuất khẩu
mặt hàng thủ công mỹ nghệ Công ty cần phải mở rộng thị trường xuất khẩu cho
mặt hàng này và khai thác tối đa thị trường hiện tại của Công ty.
3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty.
Bảng 7: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty.
Đơn vị: USD
Thị trường 1999 2000 2001 2002
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Nhật Bản 1.825.590 29,5 2.972.625 34,7 2.527.991 35,1
1.743.450 27,6
Đài Loan 854.655 13,5 92.574 1,08 16.724 0,2 29.249 0,5

45
Hàn Quốc 230.586 3,6 32.075 0,4 23.756 0,3 1.082 0,02
Pháp 440.000 6,93 225.350 2,63 419.638 5.82 386.154
6,3
Anh 443.350 3,8 323.125 3,8 425.573 5,9 395.811
6,29
ý 825.600 12,9 825.357 9,64 834.062 11,6 646.144
10,3
Tây Ban nha 928.988 14,6 1.028.643 12,02 1.340.144 18,6
999.658 15,9

Hà Lan 152.879 2,4 62.536 0,8 68.842 0,95 102.887 1,6
Đức 170.200 2,7 83.500 1,0 101.444 1,4 395.284 6,3
LB Nga 105.900 2,0 87.255 1,01 3.500 0,05 153.191 2,4
Chi lê 123.060 1,9 130.200 1,5 150.726 2,1 210.975
3,3
Mỹ 20.000 0,3 42.525 0,5 60.047 0,8 157.535 2,5
Canada 25.000 0,4 27.352 0,3 41.652 0,6 71.154 1,2
Các nước khác 167772 2,8 1712000 20,0 1094400 15,2
982800 15,6
Tổng 6.349.000 100 8.560.000 100 7.200.000 100 6.300.000
100
Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường
Thị trường xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty gồm 38 nước trên
khắp các châu lục, trong đó tập trung chủ yếu vào khu vực Châu á và Châu Âu.

46
* Tại thị trường Châu á: Công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang các
nước Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapo, Iran, Ixracl, Arập,
ấn Độ, Malaixia. Trong đó Nhật Bản, Đài Loan, là thị trường truyền thống của
công ty, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Công ty trong khu vực
này với kim ngạch xuất khẩu 1,8 triệu USD năm 1999, và tăng lên 2,9 tr USD
năm 2000 chiếm 34,7% kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên
Nhật Bản không chỉ là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam mà còn của cả
các nước Trung Quốc, Indonêxia, Philippin nên cạnh tranh trên thị trường Nhật
rất gay gắt, dẫn tới kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty
sang thị trường hai năm gần đây giảm còn2,5 tr USD năm 2001 và 1,7 tr USD
năm 2002, trong khi đó nhu cầu nhập khẩu của người Nhật Bản là 1 tỷ USD cho
mặt hàng này. Điều này cho thấy thị trường Nhật có nhiều tiềm năng mà khả
năng xuất khẩu của công ty còn rất nhỏ bé.
Bên cạnh đó Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo, có nhu cầu về hàng thủ công mỹ

nghệ khá lớn chủ yếu là hàng mây tre đan, gốm sứ, sơn mài nhưng trong mấy
năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào các thị trường này bản giảm
tỷ trọng xuất khẩu sang mỗi thị trường này chỉ chiếm khoảng 0,3% kim ngạch
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Malaixia,
Iran, Ixrael, Arập, ấn Độ còn rất nhỏ bé năm 2002 giá trị xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ vào ấn Độ đạt 3141 USD, Iran 5767 USD, Ixrael 34.675 USD,
arập 45142 USD, Malaixia 20.000 USD.

47
Để tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu á đòi hỏi Công ty phải tăng thị
phần, mở rộng thị trường và đa dạng hoá sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho phù
hợp với thị hiếu của khách hàng.
* Thị trường Châu Âu: Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty được xuất khẩu
sang 19 nước Châu âu như Anh, Pháp, ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan,
Đức, Liên Bang Nga, Hungary, Thuỵ Sỹ, Thụy Điển, Đan Mạch Trong đó kim
ngạch xuất khẩu sang Tây Ban Nha và ý đạt giá trị cao nhất. Năm 1999 kim
ngạch xuất khẩu sang Tây Ban Nha là 928.988 USD chiếm 14,6% tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, giá trị xuất khẩu sang ý chiếm 12,9%.
Kim ngạch xuất khẩu sang Tây Ban Nha năm 2001 tăng lên 1,34 triệu USD
chiếm 18,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2002 mặc dù kim ngạch xuất khẩu
sang hai thị trường này giảm song tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Tây Ban
Nha vẫn chiếm 15,9%, ý chiếm 10,3% kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ của Công ty. Trong mấy năm qua xuất khẩu của Công ty sang thị trường
Đông Âu giảm mạnh do những biến động trên thị trường này, năm 2001 kim
ngạch xuất khẩu sang Liên Bang Nga chỉ đạt 3.500 USD chiếm 0,05 kim ngạch
xuất khẩu thủ công mỹ nghệ, đến năm 2002 tăng lên 153.191 USD nhưng mới
chỉ đạt 2,4% kim ngạch xuất khẩu. Tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường Anh,
Pháp là khá cao so với các nước khác trong khu vực song giá trị xuất khẩu của
Công ty sang các thị trường này còn thấp so với nhu cầu nhập khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ ở các nước này. Năm 2001 xuất khẩu sang Anh chiếm 5,9%, Pháp

5,82% kim ngạch xuất khẩu nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt
419.658 USD sang Pháp và 425.573 USD sang Anh. Các thị trường khác như Hà

48
Lan, Đức, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Thuỵ Sỹ, Bồ Đào Nha tuy có tiềm năng lớn
để xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ song kim ngạch xuất khẩu của
Công ty sang các nước này không ổn định và còn thấp.
* Thị trường Châu Mỹ: Công ty xuất khẩu sang các nước Chilê, Braxin,
Argentina, Mỹ, Canada. Chilê là nước nhập khẩu lớn trong khu vực này với kim
ngạch tăng đều qua các năm, năm 1999 xuất khẩu sang Chilê 123.000USD, đến
năm 2001 tăng lên 150.726 USD, và tiếp tục tăng 40% vào năm 2002 đạt
210.975 USD chiếm tỷ trọng 3,3% kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu của Công ty sang các nước Mỹ, Canada có xu hướng tăng. Năm 1999
xuất khẩu sang Mỹ mới chỉ đạt 20.000 USD đến năm 2001 tăng lên 60.047 USD
và tiếp tục tăng lên 157.535 USD năm 2002 tức là tăng 162% so với năm 2001.
Tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Canada năm 2000 mới chỉ chiếm 0,3% kim
ngạch xuất khẩu đến năm 2002 đã tăng lên 1,2% với giá trị là 71.154 USD. Thị
trường Braxin và Argentina giảm nhập khẩu do những biến động về kinh tế song
nhu cầu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ tại các thị trường này sẽ tăng lên trong
những năm tới. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào khu vực Châu Mỹ
chưa cao nhưng đây là thị trường có nhiều tiềm năng mà Công ty cần mở rộng
bạn hàng xuất khẩu.
* Thị trường Châu Phi là thị trường còn khá mới mẻ của Công ty. Tại thị trường
này Công ty mới chỉ sang 2 nước với kim ngạch xuất khẩu bình quân mỗi năm
đạt 8000 USD.

49
* Thị trường úc: Mặc dù nhu cầu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ của úc đang
tăng lên song kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào thị trường này vẫn còn thấp
chỉ đạt bình quân 35.000 USD mỗi năm.

III- Công tác phát triển thị trường hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty giai
đoạn 1999 - 2002.
1. Tình hình thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty.
Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty trong thời gian qua có
nhiều biến động do xuất khẩu vào thị trường Đông Âu giảm sút. Mặc dù vậy thị
trường xuất khẩu của Công ty không ngừng được mở rộng sang khu vực Tây Âu,
Bắc Âu và Châu Mỹ. Tuy xuất khẩu vào một số thị trường truyền thống như
Nhật, Đài Loan, Tây Ban Nha giảm do cạnh tranh mạnh với Trung Quốc,
Inđônêxia, Philipin song với nỗ lực mở rộng thị trường, đa dạng hoá mẫu mã
mặt hàng thủ công mỹ nghệ nên từ năm 1999 Công ty đã xâm nhập được vào các
thị trường mới như Mỹ, Canada, Ôxtrâylia, Bỉ, Thụy Điển, Đan Mạch. Hiện nay
thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty gồm 38 nước trên khắp
các Châu lục nhưng chủ yếu là xuất khẩu sang Châu á và Châu Âu, mấy năm gần
đây Châu úc và Châu Phi cũng bắt đầu nhập khẩu mặt hàng này.
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty xuất khẩu sang thị trường Châu á bao
gồm các mặt hàng mây tre đan, bàn ghế, sơn mài trong đó sản phẩm sơn mài, bàn
ghế được xuất khẩu sang Nhật Bản là chủ yếu. Các thị trường Philipin, Thái lan,
ấn Độ nhập khẩu với khối lượng nhỏ mặt hàng mây tre đan, xuất khẩu sang mỗi
thị trường chỉ đạt khoảng 13.500 USD mỗi năm. Xuất khẩu sang các thị trường
truyền thống của Công ty ở khu vực này như Đài Loan, Hàn Quốc giảm mạnh,

50
kinh ngạch xuất khẩu sang Đài Loan giảm từ 854.655 USD năm 1999 xuống chỉ
còn 29.249 USD năm 2002, Hàn Quốc giảm từ 230.568 xuống còn 1082 năm
2002. Đối với các thị trường Malaixia, iran, ixaren, a rập kim ngạch xuất khẩu
của Công ty vào các thị trường này còn rất nhỏ bé, chỉ đạt 5767 USD sang iran,
34.675 USD sang a rập, 20.000 USD sang Malaixia năm 2002.
Trong khi đó, thị trường châu âu của Công ty đang được mở rộng sang khu vực
bắc âu như Đan Mạch, Na uy, Thụy Điển với kim ngạch xuất khẩu tăng từ
250.738 USD năm 1999 đến 952.850 USD năm 2002. Đây là thị trường có rất

nhiều tiềm năng để Công ty đẩy mạnh xuất khẩu. Các thị trường Anh, pháp, ý,
Tây Ban Nha, Đức là các thị trường lớn của Công ty trong khu vực này trong đó
đáng chú ý là thị trường Tây Ban Nha có kim ngạch cao và khá ổn định với giá
trị 999.658 USD chiếm 15,9 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm 2002.
Ngoài ra thị trường Đức đang có xu hướng phát triển với kim ngạch tăng từ
170.200 năm 1999 lên 395.284 USD năm 2002.
Tại thị trường châu Mỹ, xuất khẩu của thị trường sang Chilê đạt giá trị lớn nhất
với kim ngạch tăng từ 123.000 USD năm 1999 lên 210.975 USD năm 2002. Bên
cạnh thị trường Chilê, Mỹ và Canađa là những thị trường mục tiêu của Công ty
trong thời gian tới. Mặc dù xuất khẩu vào thị trường này còn thấp song tỉ trọng
xuất khẩu đang tăng dần từ 0,7 % năm 1999 tăng lên 3,7 % năm 2002 đạt giá trị
228. 389 USD.
Thị trường Châu Phi và Châu úc là hai thị trường lớn của Công ty từ năm 2000.
Mặc dù úc là thị trường có nhu cầu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ khá cao song

51
mức độ xâm nhập của Công ty vào thị trường này còn hạn chế, mới chỉ đạt
35.000 USD năm 2002.
Nhìn chung từ năm 1999 thị trường xuất khẩu của Công ty đã được mở rộng
song do khả năng khai thác thị trường còn thấp nên kim ngạch xuất khẩu vào các
thị trường chưa cao. Để đẩy mạnh phát triển thị trường hàng thủ công mĩ nghệ
trong thời gian tới Công ty cần chú trọng tới việc nghiên cứu thị trường và phát
triển sản phẩm.
2. Các hoạt động nghiên cứu tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
Hoạt động nghiên cứu tìm kiếm thị trường được thực hiện bởi phòng kế hoạch
thị trường và các phòng kinh doanh trong Công ty. Trong thời gian qua các
phòng này hoạt động khá hiệu quả, hiện nay thị trường xuất khẩu của Công ty đã
được mở rộng với gần 40 quốc gia trên khắp các Châu lục, đặc biệt là ở hai khu
vực Châu á - Thái Bình Dương, Tây Âu và Bắc âu. Tuy nhiên, do chưa có nhiều
kinh nghiệm trong việc tìm kiếm thị trường nên Công ty chủ yếu mới chỉ phát

triển thị trường theo chiều rộng mà chưa chú ý đến phát triển theo chiều sâu.
Ngoài việc thu thập, nghiên cứu các nguồn thông tin tại bạn hàng năm Công ty
cử các đoàn cán bộ đi khảo sát nghiên cứu thị trường, tham gia các hội chợ triển
lãm hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới. Qua đó Công ty thu thập đựơc thông tin
từ phía khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nắm bắt nhu cầu của thị trường từ đó điều
chỉnh, lập chiến lược phát triển thị trường. Tuy nhiên, hoạt động này của Công ty
mới chỉ thực hiện ở một số thị trường quen thuộc như Châu á - Thái Bình Dương
và Tây Âu, còn ở các thị trường khác hầu như chưa thực hiện được. Do vậy để

52
hoạt động nghiên cứu thị trường đạt hiệu quả Công ty cần trích một nguồn kinh
phí để đào tạo cán bộ thị trường và công tác nghiên cứu thị trường.
3. Các biện pháp phát triển thị trường hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty.
3.1. Các biện pháp liên quan đến sản phẩm.
- Về chất lượng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm.
Chất lượng hàng hoá là nhân tố quan trọng để duy trì và phát triển thị trường xuất
khẩu của doanh nghiệp kinh doanh XNK. Nhận thức được điều này Công ty đã
chú trọng đầu tư cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm
xuất khẩu, cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu khách hàng ở từng khu vực thị
trường.Công ty đã thuê các chuyên gia thiết kế cho các sản phẩm xuất khẩu của
công ty nhờ đó mẫu mã kiểu dáng mặt hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng đa
dạng và hấp dẫn hơn. Trước đây mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty chủ yếu
là rổ rá, bàn ghế. Hiện nay công ty đã mở rộng xuất khẩu nhiều loại sản phẩm
khác như gốm sứ, sơn mài, thiêu ren. Bên cạnh đó đối với mỗi thị trường khác
nhau thì sản phẩm của công ty cũng cải tiến phù hợp với từng thị trường, chẳng
hạn với thị trường Nhật Bản ưa chuộng các sản phẩm mang đậm đà bản sắc dân
tộc thì những đường nét văn hoa của mỗi sản phẩm phải thắm đượm cái hồn dân
tộc Việt Nam, đối với thị trường Mỹ và CANADA thì yếu tố mới lạ, độc đáo
phải được đặt nên hàng đầu. Mặc dù các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty
ngày càng phong phú hơn song chất lượng sản phẩm chưa đồng đều do nguồn

hàng của công ty nằm rải rác trên khắp đất nước và chưa được sản xuất theo một
tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt và khâu sử lý nguyên liệu tại các làng nghề
chưa được kiểm định chặt chẽ. Đây là một khó khăn đối với công ty trong việc

53
thực hiện hợp đồng xuất khẩu đặc biệt đối với các thị trường khó tính như EU,
Bắc Mỹ.
- Về giá cả: là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh
của mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Để có một mức giá ổn định, hợp lý Công ty đã
tổ chức thu mua, vận chuyển, bốc xếp, lưu kho một cách hợp lý nhằm giảm chi
phí đầu vào trên cơ sở đó đưa ra một mức giá bán thích hợp đảm bảo có lãi, phù
hợp với từng thị trường. Phương án của công ty được lập ra trên những cơ sở sau:
+ Tên hàng.
+ Số lượng, chủng loại, mẫu mã, quy cách phẩm chất.
+ Giá cả hàng hoá mua vào, chi phí thu mua, vận chuyển, bảo quản hàg hoá.
+ Tình hình giá cả trên thị trường thườg được xác định bởi cung cầu.
- Về sản phẩm đó trên thị trường :
+ Giá bán của công ty xuất khẩu hàng trong nước.
+ Giá tham khảo : gồm các thông tin về giá như giá niêm yết, giá công bố, giá
cả trên thị trường thế giới, giá hợp đồng đã ký với các cơ sở sản xuất.
- Phân tích tình hình giá cả: Phân tích các điều kiện và các nhân tố ảnh
hưởng đến giá như tình hình chính trị tại các nước nhập khẩu, quan hệ cung cầu,
xu hướng biến động giá cả trên thị trường thế giới, giá cả đối thủ cạnh tranh.
- Nhận xét và đề nghị giá duyệt: Phương án giá được thông qua hội đồng
xem xét, có ý kiến để trình giám đốc duyệt.
3.2. Các biện pháp tạo nguồn hàng.
Để đảm bảo nguồn hàng đầy đủ về số lượng, và chất lượng tốt Công ty đã liên
doanh liên kết với các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ Bắc vào Nam

54

như Hà Tây, Thanh Hoá, Tây Ninh, Sông Bé Công ty đã đầu tư vốn giúp đỡ
cho các cơ sở sản xuất trong việc cải tiến, thiết kế mẫu mã, nguyên vật liệu, máy
móc thiết bị sản xuất. Nguồn hàng của công ty được thu mua trực tiếp không qua
trung gian đã làm giảm chi phí thu mua, qua đó giảm giá thành sản phẩm. Nhiệm
vụ thu mua tạo nguồn hàng do các chi nhánh của công ty trực thuộc địa phương
đó đảm nhiệm, chi nhánh Hà Nội, Hải Phòng phụ trách thu mua tại các tỉnh phía
Bắc như Hà Tây, Ninh Bình, Phú Thọ……chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh tổ
chức thu mua tại các tỉnh đồng bằng nam bộ, chi nhánh Đà Nẵng chịu trách
nhiệm thu mua ở khu vực miềm trung. Bên cạnh đó công ty đã hoạt động lâu
năm trong lĩnh vực kinh doanh hàng mây tre đan và xây dựng mối quan hệ tốt
với các làng nghề thủ công mỹ nghệ trên khắp cả nước điều này giúp cho công ty
có nguồn hàng ổn định và thường xuyên hơn so với đơn vị khác. Tuy nhiên
nguồn hàng của công ty chưa thật sự phong phú và hấp dẫn so với như cầu trên
thị trường đã làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty trong thời gian qua.
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty khi xuất khẩu ra nước ngoài chịu nhiều
ảnh hưởng của thời tiết đặc biệt là các sản phẩm mây tre đan như trong khâu thu
mua công ty chưa đưa ra tiêu chẩn chất lượng và kiểm duyệt hàng hoá và chặt
chẽ nên chất lượng sản phẩm chưa được đồng đều và dễ bị hư hỏng do thời tiết
thay đổi.
Trong việc tạo nguồn hàng cho xuất khẩu hầu như Công ty mới chỉ chú ý tới giá
cả mà chưa quan tâm nhiều tới quan hệ chất lượng giá cả và khả năng cạnh tranh
của sản phẩm đó trên thị trường thế giới. Việc tìm được nguồn hàng rẻ là quan
trọng song công ty không vì chú ý tới giá cả mà bỏ qua chất lượng vì nếu giá cả

55
rẻ mà chất lượng không đảm bảo thì công ty sẽ mất khách hàng. Ngoài ra công ty
chưa chủ động trong việc tạo ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu trên thị trường mà
hầu như phụ thuộc vào các cơ sở sản xuất. Vì vậy công ty cần phải tiếp nối nhu
cầu của khách hàng trên thị trường với người sản xuất bằng việc sáng tạo nên
những mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu thích hợp với từng thị trường rồi đưa cho các

cơ sở sản xuất theo đơn đặt hàng.
3.3. Các biện pháp về tiêu thụ sản phẩm.
+ Tổ chức kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm
Việc phân phối tiêu thụ sản phẩm của công ty được thực hiện thông qua môi giới
tại thị trường nước ngoài. Việc sử dụng môi giới nước ngoài làm trung gian giúp
cho công ty tìm kiếm bạn hàng dễ dàng hơn do họ có nhiều kinh nghiệm và
thông tin về thị trường, về khách hàng trên các thị trường đó. Đặc biệt tại những
thị trường Mỹ, Canada thì việc sử dụng môi giớilà rất cần thiết. Ngoài ra công ty
nên sử dụng các đại lý bán hàng, văn phòng đại diện tại nước ngoài nhằm tăng
cường cho hoạt động xuất khẩu của mình. Các bộ phận này có nhiệm vụ nghiên
cứu nhu cầu thị trường, phản ứng của khách hàng, hoạt động của các đối thủ cạnh
tranh và tìm kiếm khách hàng qua đó giúp cho doanh nghiệp nắm bắt đượcnhu
cầu trên thị trường sát thực hơn và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình.
Hiện nay công ty vẫn chưa có chi nhánh bán hàng tại nước ngoài, trong thời gian
tớicông ty nên thành lập một số chi nhánh tại các thị trường lớn như Nhật Bản,
Mỹ, Anh, Pháp, ý….Các chi nhánh bán hàng có trách nhiệm quản lý công việc
xúc tiến và phân phối sản phẩm trên toàn khu vực thị trường đó, đây là nơi mà
công ty trưng bày các sản phẩm của mình và cung cấp dịch vụ cho khách hàng,

×