Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ ĐỐI ỨNG GIỮA ÂM ĐẦU “L” CỦA ÂM HÁN VIỆT VÀ THANH MẪU TIẾNG TRUNG HIỆN ĐẠI pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.11 KB, 5 trang )

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
445
TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ ĐỐI ỨNG GIỮA ÂM ĐẦU “L”
CỦA ÂM HÁN VIỆT VÀ THANH MẪU TIẾNG TRUNG HIỆN ĐẠI
EXPLORE THE RECIPROCAL RELATIONSHIP BETWEEN THE SOUND “L”
SOUND OF THE HAN-CHINESE AND CHINESE MODERN CONSANANT

SVTH: Huỳnh Thể Na
Lớp 07cnt01, Khoa tiếng Trung, Trường Đại học Ngoại ngữ
GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Thanh
Khoa tiếng Trung, Trường Đại học Ngoại ngữ

TÓM TẮT
Đề tài tìm hiểu mối quan hệ đối ứng giữa âm đầu “l” của âm Hán Việt và thanh mẫu tiếng
Trung hiện đại thông qua phân tích, thống kê dựa trên nguồn dữ liệu gồm 593 chữ Hán nhằm tìm
ra qui luật chung nhất trong mối quan hệ đối ứng của hai loại ngôn ngữ. Từ đó giúp cho sinh viên,
những người có hứng thú về ngữ âm tiếng Hán có thể hiểu biết sâu về mối quan hệ này, đồng thời
khắc phục khó khăn trong giai đoạn mới bắt đầu học tiếng Trung cũng như việc mở rộng hiểu biết
về ngôn ngữ đích.
ABSTRACT
The article aims at researching the reciprocal relationship between the first the syllable “l”
of the Han-Vietnamese and the modern Chinese sound by analyzing, statisting based on the
resources which include 593 Chinese characters to find out the most general rule about the
reciprocal relationship of the tow languages. The research helps the students who are interested in
Chinese language not only have a deep knowledge about this relationship but also overcome the
difficulties in the first stage of learning Chinese as well as widen their knowledge about the aiming
language.
1. Đặt vấn đề
Lịch sử ngàn năm bắc thuộc của Dân tộc Việt Nam đã tạo nên sự giao thoa văn hóa
ngôn ngữ giữa hai dân tộc Hán và Việt. Với chính sách Hán hóa của nhà Hán, tiếng Hán đã
được giảng dạy ở Việt Nam và người Việt Nam đã sử dụng thứ ngôn ngữ mới đó song


song với tiếng Việt- tiếng nói truyền miệng. Người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ
Hán, đồng thời đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ tiếng Việt, gọi là từ Hán Việt.
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu hiện nay lượng từ gốc Hán trong hệ thống từ vựng
tiếng Việt chiếm khoảng 75%. Sự giao thoa về mặt ngữ nghĩa và ngữ âm giữa hai thành tố
Hán – Việt trước kia (theo Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn sự giao thoa rõ nét nhất diễn ra vào
giai đoạn nhà Đường, trước và sau giai đoạn này cũng có hiện tượng giao thoa ngôn ngữ
nhưng diễn ra không toàn diện và ồ ạt như giai đoạn trên) có ảnh hưởng gì đến sự phát
triển nội tại của hai loại ngôn ngữ Trung – Việt hiện nay hay không và nguồn gốc của sự
giao thoa này có giúp ích gì cho người Việt Nam trong quá trình học tiếng Trung hay
không? Đây là một vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu ngôn
ngữ hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Ai cũng thừa nhận khi học tiếng Trung rằng tiếng Trung là một ngôn ngữ rất phức
tạp và rất khó đọc, khó viết. Nhưng có một điều mà người học tiếng Trung đều cảm thấy

×