Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Liệu pháp virut “tìm và diệt” ung thư pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.92 KB, 5 trang )

Liệu pháp virut “tìm và diệt” ung thư
Liệu pháp virut diệt tế bào ung thư không mới trong
điều trị ung thư. Nhưng dùng một loại virut tự động tìm
diệt tế bào ung thư thì quả là đầy sáng tạo và hữu dụng.
Lấy độc trị độc
Các nhà khoa học nhận thấy có một tác nhân gần giống với
tế bào ung thư nhưng hiện chưa được khai thác – đó là
virut. Virut có khả năng xâm nhập tế bào vô cùng mạnh mẽ
và cũng khá khôn ngoan thoát khỏi được sự kiểm soát của
tế bào. Chúng không sinh trưởng và sinh sản bên ngoài tế
bào mà chỉ sinh sản bên trong tế bào. Chúng lợi dụng tế
bào như một vỏ bọc bảo vệ tránh bị tiêu diệt và sử dụng
chúng như một nhà máy nhân bản giống nòi. Tế bào bị
nhiễm virut cứ thế tổng hợp ra thật nhiều virut và rồi tự tiêu
hủy vì tạo ra quá nhiều virut con.
Nhờ được sự bảo vệ của tế bào nên virut cũng có thể đi
khắp nơi, phát tán khắp chốn và xâm nhập vào bất cứ tế
bào nào nó ưa thích. Đây chính là điểm mà người ta đang
tìm cách khai thác virut để lấy nó làm tác nhân tiêu diệt ung
thư. Tế bào ung thư di chuyển (di căn) virut cũng di chuyển
theo. Tế bào ung thư càng phát triển mạnh (khối u to lên)
thì càng tổng hợp nhiều virut và rồi càng nhanh chết. Khả
năng mong muốn này được gọi là khả năng “tìm và diệt”.
Và loài virut này phải là loài virut “bạn bè”, tức là không
gây thiệt hại cho tế bào lành.


Virut biến đổi gen có thể tiêu diệt tế bào ung thư.
Tạo ra loài virut theo chủ định
Trong hằng sa số loại virut người ta phải khó khăn lắm mới
chọn ra được một loại virut như chủ định, đó là virut đậu


bò. Trước khi đưa vào cơ thể, người ta phải xử lý kỹ thuật
di truyền để tạo ra nó thành một phiên bản hoàn toàn khác:
tìm và diệt tế bào ung thư.
Kỹ thuật di truyền ở đây thực chất là kỹ thuật làm biến đổi
gen. Đầu tiên người ta lấy một gen có tên là gen GM-CSF
cấy vào bộ gen của virut. Gen GM-CSF là một gen mã hoá
tổng hợp một protein kích thích tế bào miễn dịch nhạy với
tế bào ung thư do đó mà dễ tiêu diệt những tế bào này hơn.
Sau khi được cấy gen này, virut sẽ được trao cho một khả
năng là cấy chuyển gen kích thích sinh miễn dịch chống
ung thư vào chính tế bào cơ thể và cơ thể sẽ tự khắc diệt
được khối u. Ngoài gen GM ra, người ta còn cấy vào trong
nó một gen có tên là gen galactosidase. Gen này chịu trách
nhiệm tổng hợp ra enzym beta galactosidase. Đây là một
enzym theo dõi, điều phối sự tổng hợp và nhân bản của
virut không cho virut vượt quá tầm kiểm soát. Thế là công
cuộc tạo ra một loại virut như chủ định thành công.
Trên lý thuyết, virut này có thể trốn thoát sự kiểm định của
tế bào miễn dịch vì bản thân nó được thừa hưởng đặc tính
này của tổ tiên nó. Trốn thoát sự bắt giữ của hệ miễn dịch
sẽ giúp nó có thêm điều kiện phát tán và đi tìm tế bào ung
thư.
Dấu hiệu mừng
Những căn cứ trên lý thuyết là thế nhưng sự thực thì thế
nào là điều mà người ta chưa rõ. Bước đầu người ta thử
nghiệm trên 23 bệnh nhân ung thư di căn nặng. Người ta
tiến hành tiêm virut tìm diệt vào trong máu. Sau 8-10 ngày
điều trị, người ta tiến hành phẫu thuật “xén” một phần khối
u ra quan sát thì người ta thấy virut đã đua nhau nhân bản
trong khối u. Sau một vài tuần, các khối u lần lượt bị hoại

tử, ngừng phát triển và co nhỏ kích thước. Thời gian ngắn
như vậy mà đã cho những kết quả bất ngờ đầy tốt đẹp.
Người ta kỳ vọng, nếu điều trị trong một thời gian dài thì
hàng loạt những tế bào ung thư được tiêu diệt.
Thực ra liệu pháp virut điều trị ung thư không mới. Trước
đây người ta đã tiến hành tiêm virut trực tiếp vào khối u để
virut tiêu diệt tế bào ung thư. Và người ta đã thành công.
Nhưng có một trở ngại là không phải khi nào người ta cũng
tìm được khối ung thư gốc và không phải khi nào cũng có
thể tiêm trực tiếp vào trong khối u được nếu khối ung thư ở
quá sâu. Thêm vào đó, hàng loạt các tế bào ung thư trôi nổi
rồi sau này sẽ tạo khối u mới, chúng ta không thể cứ đợi nó
mọc lên rồi tiêm vào được. Cái mà người ta cần là chỉ tiêm
virut vào máu rồi virut sẽ tự tìm diệt tế bào ung thư. Với
những thành tựu trên đây, người ta có quyền hy vọng vào
một liệu pháp mới. Tiến sĩ David Kirn thuộc Phòng nghiên
cứu Jennerex, Trưởng nhóm nghiên cứu loài virut này đã
lạc quan: Rất có thể trong thời gian tới chúng ta sẽ phải bổ
sung vào liệu pháp điều trị ung thư, đó là dùng các virut
“tìm và diệt”.

×