Người già cần cảnh giác ung thư
Nước tiểu là chất thải do cơ quan tiết niệu (gồm thận, bàng quang, các
ống dẫn tiểu và thoát tiểu). Ở người bình thường, nước tiểu có màu trắng,
trong, có mùi amoniac nhẹ. Lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài mỗi ngày trung
bình khoảng 1 lít. Sự thay đổi bất thường số lượng, màu sắc, độ trong suốt,
hoặc cảm giác lúc tiểu… thường có liên quan đến bệnh tật.
Làm sao nhận biết nước tiểu có máu?
Tiểu có máu là tình trạng có sự hiện diện bất thường của hồng cầu (thành
phần của máu, có màu đỏ) trong nước tiểu. Khi số lượng hồng cầu nhiều, nước
tiểu có màu đỏ hồng hoặc đỏ tươi. Tình trạng tiểu có máu toàn phần này tương đối
dễ nhận biết bằng mắt thường.
Khi nước tiểu chỉ có một số lượng hồng cầu ít, nước tiểu có màu nâu đậm
(như màu nước trà đậm) hoặc có màu hồng nhạt. Việc xác định tiểu có máu phải
nhờ xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.
Nguyên nhân có thể gây nên tình trạng tiểu có máu ở người cao tuổi?
Bên cạnh một số nguyên nhân dễ nhận biết như: bị chấn thương vùng bụng,
vùng hông lưng làm tổn thương thận, dập bàng quang, đứt ống dẫn tiểu thì việc
uống thuốc cũng làm nước tiểu màu hồng nhợt như: rifamicin, cyclophosphamid
hoặc ăn củ dền, canh rau mồng tơi màu đỏ.
Một số bệnh nhiễm khuẩn hệ tiết niệu như: nhiễm trùng đường tiểu, viêm
cầu thận, viêm bàng quang... hoặc bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, bệnh thận đa
nang…
Một số bệnh về máu như: bệnh thalassemia, bệnh hemophilia… Đặc biệt,
có khoảng 10% trường hợp tiểu có máu xảy ra ở người cao tuổi (hơn 60 tuổi) là
dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư (UT) hệ tiết niệu như: UT thận, UT bàng
quang, UT tiền liệt tuyến.
UT thận
Có khoảng 40% trường hợp UT thận có khởi bệnh là tiểu có máu. Bệnh
thường gặp ở đàn ông trên 50 tuổi, nhiều hơn phụ nữ và 90% là dạng carcinoma tế
bào thận.
UT thận thường thấy ở cực trên của thận, sau đó xâm lấn vỏ bao thận, di
căn đến các hạch vùng rốn thận. Ở giai đoạn trễ, bệnh lan tràn di căn xa đến gan,
phổi, xương…
Về mặt triệu chứng bệnh UT thận, người bệnh có tiểu ra máu (chiếm 38%),
đau hông lưng (45%), sụt cân (16%), mệt mỏi, sốt dai dẳng, khối u hông bụng
(24%).
Việc định bệnh UT thận dựa vào các chẩn đoán hình ảnh như: siêu âm
bụng, chụp CT-scan bụng chậu (có giá trị định bệnh 93%), chụp X-quang bụng,
chụp hệ tiết niệu có cản quang (UIV).
Đôi khi, kỹ thuật chọc hút sinh thiết khối u bằng kim nhỏ (FNA) cũng được
thực hiện để xác định chính xác tính chất ác tính của khối u thận.
Kế hoạch điều trị tùy theo giai đoạn tiến triển bệnh:
- UT thận giai đoạn sớm (I, II): chủ yếu là mổ cắt bỏ thận có khối u và nạo
lấy hạch vùng rốn thận nếu có. Kết quả: có khoảng 70 - 75% người bệnh sống
thêm 5 năm sau điều trị.
- UT thận giai đoạn trễ (III, IV): sau mổ cắt thận và nạo hạch vùng rốn
thận, cần điều trị bổ túc thêm. Thuốc hóa trị và xạ trị ít hiệu quả. Hiện nay, thuốc
mới thuộc nhóm liệu pháp nhắm trúng đích như sorafenib (nexavar) đã cải thiện
thời gian sống thêm cho người bệnh UT thận có di căn xa. Tỉ lệ sống thêm 3 năm
sau điều trị khoảng 10%.
UT bàng quang
Đây là dạng UT hay gặp ở các ông trên 50 tuổi và có thói quen nghiện hút
thuốc lá nhiều, lâu ngày hoặc có thời gian tiếp xúc lâu dài với hóa chất nhuộm
anilin, các hợp chất amin thơm, các hóa chất trong công nghiệp chế tạo cao su…
90% trường hợp UT bàng quang có dạng carcinoma tế bào chuyển tiếp. Bên cạnh
tiểu có màu đỏ máu, người bệnh UT bàng quang thường có thêm các triệu chứng
khác như: tiểu gắt đau, tiểu lắt nhắt hoặc tiểu khó, không đi tiểu được (bí tiểu).
Việc chẩn đoán xác định bệnh dựa trên: siêu âm bụng chậu, chụp X-quang
bàng quang có cản quang, chụp Ctscan bụng chậu, nội soi bàng quang và sinh thiết
khối u.
Kế hoạch điều trị tùy thuộc giai đoạn bệnh:
- Khối u nông, còn khu trú ở lớp niêm mạc bàng quang: chủ yếu là cắt đốt
khối u qua nôi soi và bơm thuốc hóa trị vào bàng quang.
- Khi khối u to, lan rộng, ăn lấn qua lớp cơ hoặc thành bàng quang: việc
điều trị bao gồm cắt bỏ một phần hoặc toàn phần bàng quang, kết hợp với hóa trị
và xạ trị sau mổ.
Kết quả điều trị kém, vì đa số UT bàng quang được phát hiện chẩn đoán
bệnh trễ.
UT tiền liệt tuyến (TLT)
Là dạng UT rất phổ biến ở các ông trên 60 tuổi và hơn 90% thuộc dạng
carcinoma tuyến. Y học đã xác lập được mối liên hệ của lượng androgen
(dihydroandrogen) và sự phát triển UT TLT. Đa số bệnh khởi phát âm thầm với
một khối u cứng ở vùng ngoại biên thùy sau của TLT. Khối u to dần, xâm lấn vỏ