Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài 3. KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM CHUYỂN ĐỘNG THẲNG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.09 KB, 6 trang )

Bài 3. KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM CHUYỂN ĐỘNG THẲNG
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm vững mục đích của việc khảo sát một chuyển động thẳng: tìm hiểu
tính nhanh, chậm của chuyển động biểu hiện ở biểu thức vận tốc theo thời
gian.
- Hiểu được: muốn đo vận tốc phải xác định được tọa độ ở các thời điểm
khác nhau và biết sử dụng dụng cụ đo thời gian.
2. Kỹ năng
- Biết xử lý các kết quả đo bằng cách lập bảng vận dụng các công thức tính
thích hợp để tìm các đại lượng mong muốn như vận tốc tức thời tại một
điểm.
- Biết cách vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian.
- Biết khai thác đồ thị.

B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Chuẩn bị bộ thí nghiệm cần rung: kiểm tra bút, mực, làm trước một số
lần.
- Chuẩn bị một số băng giấy trắng, thước vẽ đồ thị.
2. Học sinh
- Học kĩ bài trươc.
- Chuẩn bị giấy kẻ ô li,thước kẻ để vẽ đồ thị.
3. Gợi ý ứng dụng CNTT
- Soạn câu hỏi trắc nghiệm phần cho kiểm tra bài cũ,củng cố bài.
- Phân tích kết quả đo có sẵng từ giấy.
- Các dạng đồ thị của chuyển động thẳng.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1( phút): Kiểm tra bài cũ.
Hướng dẫn của GV Hoạt động của HS


-Đặt câu hỏi cho HS.


-Yêu cầu: HS vẽ dạng đồ thị
Trả lời câu hỏi:
-Chuyển động thẳng?
-Vận tốc trung bình?
-Vận tốc tức thời?
-Dạng của đồ thị?

Hoạt động 2 ( phút): Lắp đặt, bố trí thí nghiệm.
Hướng dẫn của GV Hoạt động của HS
-Giới thiệu cho HS dụng cụ thí
nghiệm.
-Hướng dẫn cách lắp đặt, bố trí thí
nghiệm.
-Hướng dẫn thao tác mẫu: sử dựng
băng giấy.
-Giải thích nguyên tắc đo thời gian

-Kiểm tra các dụng cụ thí nghiệm.
(xe lăn, máng nghiêng, băng giấy,
cần rung )
-Tìm hiểu dụng cụ đo: Tính năng, cơ
chế, độ chính xác.
-Lắp đặt, bố trí thí nghiệm.
-Tìm hiểu nguyên tắc đo thời gian
bằng cần rung.
Hoạt động 3 ( phút): Tiến hành thí nghiệm
Hướng của GV Hoạt động của HS

-Làm mẫu.
-Quan sát HS làm thí nghiệm
-Điều chỉnh những sai lệch của thí
nghiệm.
-Cho cần rung hoạt động đồngthời
cho xe chạy kéo theo băng giấy.
-Lặp lại thí nghiệm nhiều lần
-Quan sát,thu thập kết quả trên băng
-Thu thập kết quả đo bảng 1: Tọa độ
theo thời gian.
giấy.
-Lập bảng số liệu: bảng 1 (SGK)
-Chú ý: Cân chỉnh máng nghiêng,
kiểm tra chất liệu băng giấy, bút
chấm điểm.
Hoạt động 4 ( phút): Xử lí kết quả đo
Hướng dẫn của GV Hoạt động của HS
-Hướng dẫn cách vẽ đồ thị: Biểu
diễn mẫu 1, 2 vị trí.
-Quan sát HS tính toán, vẽ đồ thị.
-Căn cứ vào kết quả gợi ý HS rút ra
kết luận.

-Vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian H 3.2
-Tính vận tốc trung bình trong các
khoảng 0,1 s (5 khoảng liên
tiếp)Lập bảng 2.
-Tính vận tốc tức thời lập bảng 3.
Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian H 3.3
-Nhận xét kết quả: Biết được tọa độ

tại mọi thời điểm thì biết được các
đặc trưng khác của chuyển động.

Hoạt động 5 ( phút): Vận dụng, củng cố
Hướng dẫn của GV Hoạt động của HS
-Huớng dẫn viết báo cáo, trình bày
kết quả.
-Yêu câu: các nhóm trình bày kết
quả, trả lời câu hỏi SGK.
-Đánh gia, nhận xét kết quả các
nhóm.
-Hướng dẫn HS giải thích các sai số
của phép đo, kết quả đo.
-Trình bày kết quả của nhóm.
-Đánh giá kết quả, cách trình bày của
nhóm khác.
Trả lời câu hỏi SGK; H 3.4
-Ghi nhận kiến thức: Đặc điểm của
chuyển động thẳng. Cách viết báo
cáo. Cách trình bày báo cáo thí
nghiệm.

Hoạt động 6 ( phút): Hướng dẫn về nhà
Hướng dẫn của GV Hoạt động của HS
-Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
-Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau:
-Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
-Những sự chuẩn bị cho bài sau


×