Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tự điều trị đau mắt đỏ: Nguy hiểm tiềm tàng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.12 KB, 5 trang )

Tự điều trị đau mắt đỏ: Nguy hiểm tiềm tàng
Không biết cách phòng và điều trị đau mắt đỏ dễ dẫn
tới biến chứng viêm giác mạc và giảm thị lực.
Hà Nội vào "vụ" đau mắt đỏ
Dịch đau mắt đỏ đang bùng phát tại Hà Nội và các tỉnh
phía Bắc. Một tuần nay, tại Bệnh viện Mắt TW, mỗi ngày
có trên 100 người tới khám và điều trị. Nhiều gia đình cả
nhà đau mắt phải đi khám. Đa số bệnh nhân đều được kê
đơn điều trị ngoại trú. Nhưng cũng có không ít người do
đến điều trị muộn, đã sử dụng rất nhiều loại thuốc uống,
thuốc nhỏ mắt trước đó nên dẫn đến biến chứng viêm giác
mạc, giảm thị lực.
BS Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt TW cho biết, dịch đau
mắt đỏ năm nay xuất hiện muộn hơn so với những năm
trước do nắng nóng song có biểu hiện nặng hơn. Bởi thời
tiết nắng nóng, không khí nhiều bụi bẩn càng tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn, virus gây viêm
kết mạc… Triệu chứng ban đầu của bệnh là ngây ngấy sốt,
đau họng hoặc sưng hạch ở sau tai.
Sau đó, người bệnh có hiện tượng đỏ mắt 1 bên, tiết dử,
chảy nước mắt, rồi lan sang mắt còn lại. Thời gian ủ bệnh
là từ 5 – 7 ngày và bệnh nhân sẽ khỏi sau 15 ngày phát
bệnh.
Tuy nhiên, có tới 20% bệnh nhân đau mắt đỏ bị các biến
chứng như loét, xước giác mạc. Nếu biến chứng này không
được điều trị kịp thời sẽ để lại sẹo giác mạc khiến người
bệnh bị giảm thị lực.
Không dùng thuốc kháng sinh điều trị
BS Cương khuyến cáo, người dân thường chủ quan đối với
bệnh đau mắt đỏ nên thường mua thuốc về điều trị rất nguy
hiểm. Thực tế, gặp không ít bệnh nhân, bệnh kéo dài tới


hàng tháng mà không khỏi, có không ít người mua thuốc
Clodexa hay Nemydexa về tự tra mà không biết thuốc này
có chứa chất gây giảm miễn dịch mắt, có nhiều tác dụng
phụ gây ảnh hưởng thị lực, thậm chí dẫn tới mù lòa. Bởi
nếu người bệnh không phải bị đau mắt đỏ thông thường mà
bị đỏ mắt do viêm loét, do vi khuẩn sẽ khiến bệnh càng trở
nên trầm trọng.
Bệnh viện vẫn thường tiếp nhận bệnh nhân bị bệnh bỏng
giác mạc do xông lá trầu không để chữa bệnh đau mắt đỏ.
Trong lá trầu không có tinh dầu nóng, khi vừa xông xong
người bệnh sẽ có cảm giác dễ chịu, đỡ cộm nên dễ lầm
tưởng có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, sau đó mắt sẽ
càng phù nề, bệnh càng trở nặng.
BS Cương khuyên, đau mắt đỏ là bệnh do virus nên rất dễ
lây lan qua tiếp xúc, đặc biệt tại các môi trường đòi hỏi sự
tiếp xúc gần và thường xuyên… Nếu được phát hiện và
điều trị đúng, bệnh sẽ khỏi sau 4 – 5 ngày. Tuy nhiên, nếu
chủ quan, điều trị không đúng cách, rất dễ biến chứng
thành viêm, loét giác mạc.

BS Hoàng Cương khám mắt cho bệnh nhân.
Cụ thể, khi bị bệnh cần điều trị bằng cách nhỏ dung dịch
nước muối và các kháng sinh phổ rộng. Không điều trị
bằng thuốc kháng sinh vì không có hiệu quả. Để phòng
tránh bệnh đau mắt đỏ, phải chú ý giữ vệ sinh cá nhân,
tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.
Đặc biệt, không nên dùng chung khăn, chậu rửa mặt, tránh
dụi mắt, luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân và nơi sinh hoạt,
thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Đeo kính râm khi ra
đường.

Sau một ngày lao động có tiếp xúc bụi mắt, sau khi tổng vệ
sinh gia đình, cơ quan nên rửa mặt sạch rồi tra vào mắt một
vài giọt nước nhỏ mắt Natri Clorid 0,9%, rửa mặt bằng
khăn sạch, nước sạch; Thường xuyên giặt khăn mặt bằng xà
phòng và phơi dưới nắng.
Người bị đau mắt cần tránh dùng thực phẩm kích thích có
vị nóng như hành tỏi, ớt, thịt chó, các chất tanh như tôm,
cua cá và uống rượu bia…

×