Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Có nên tha thứ sau khi bị tổn thương? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.59 KB, 5 trang )


Tha thứ khiến bạn thanh thản hơn (Ảnh minh họa)
Có nên tha thứ sau khi bị tổn
thương?
- Tại sao bạn cứ phải giận dữ với một ai đó? Có phải vì bạn
cũng muốn người ta cũng phải cảm thấy đau? Thế nhưng, điều
đó không chỉ khiến mối quan hệ xấu đi mà còn ảnh hưởng khá
nhiều đến chính bạn.
Tha thứ là chiếc chìa khoá quan trọng dẫn đến cánh cửa hạnh
phúc. Sống vị tha giúp bạn tìm lại sự thanh thản cho tâm hồn và
đôi lúc, hàn gắn những mối quan hệ đã đi vào ngõ cụt. Dẫu biết
vậy, trên thực tế, bỏ qua lỗi lầm cho người làm ta tổn thương thật
không dễ, nhất là những người mà chúng ta hằng tin tưởng và yêu
thương.
Bất kỳ ai trong chúng ta có lẽ cũng đều đề phòng với những người
bạn nhỏ nhen, ích kỷ, những cô đồng nghiệp hay nghi ngờ bới móc
hoặc các chàng trai họ Sở. Sự nghi ngờ này dựng lên một rào chắn
vô hình và nếu chẳng may trở thành nạn nhận, chúng ta chỉ biết
ngậm ngùi xem đó là một bài học cho bản thân.
Còn khi bị những người bạn tin cậy, yêu thương lừa dối hay chơi
khăm, đó chẳng khác nào thảm kịch. Vết thương ấy như cú đánh
trời giáng vào cảm xúc. Rồi sau đó, cơn giận âm ỉ bám theo bạn
suốt một thời gian dài, thậm chí nhiều người còn mang theo chúng
đến tận cuối đời. Bạn cho rằng từ chối tha thứ là cách để đòi lại
công bằng cho mình và cũng là lời răn đe người khác cần phải nhìn
nhận lại hành vi của họ. Thế nhưng, hãy cân nhắc điều này: tha thứ
không chỉ là lối thoát cho tâm hồn và cảm xúc mà còn tốt cho sức
khoẻ của chính bạn.

Tha thứ là chiếc chìa khoá quan trọng dẫn đến cánh cửa hạnh
phúc.(Ảnh minh họa)


Vị tha vì chính bạn
Bạn tin rằng giận dỗi là cách trừng phạt đối phương, nhưng thực
sự, người chịu khổ chính là bạn. Cho nên, nếu vẫn cho rằng tha thứ
chính là hành động vì người khác, hãy thay đổi ngay cách nghĩ bởi
trước tiên, đó hoàn toàn vì lợi ích của bạn. Theo một nghiên cứu
gần đây đăng trên Journal of Behavioural Medicine, những người
sống vị tha thường ít bị stress, có huyết áp thấp hơn, ngủ ngon hơn,
ít trầm cảm và có hệ miễn dịch mạnh hơn những người khác. Thử
nghĩ xem, mang theo những nỗi oán giận ấy chẳng khác nào bạn
đang bước đi với bao tải nặng 10kg trên vai. Và khi quẳng đi bao
tải ấy, cuộc sống của bạn rõ ràng nhẹ nhõm hơn nhiều.
Hơn nữa, khi quyết định bỏ qua cho người khác không có nghĩa là
xoá sạch hoàn toàn tội lỗi hay những điều khiến bạn tổn thương.
Quyết định này đồng nghĩa bạn đặt việc hàn gắn cảm xúc lên hàng
đầu và tạm quên “đòi công lý” cho mình. Điều này quan trọng nhất
chính là đối mặt và vượt qua cơn giận. Đừng để ngọn lửa hận thù
thiêu đốt tâm hồn, thậm chí huỷ hoại niềm vui sống của bạn.

Khi quyết định bỏ qua cho người khác không có nghĩa là xoá sạch
hoàn toàn tội lỗi hay những điều khiến bạn tổn thương (Ảnh minh
họa)
Những ai xứng đáng được tha thứ
Sau khi bình tĩnh trở lại, đây chính là lúc bạn suy xét có nên bỏ qua
cho người kia. Nên nhớ rằng không phải lúc nào động cơ gây nên
lỗi lầm cũng là vô tình hay cố ý, đôi lúc chúng phức tạp hơn nhiều.
Vậy làm thế nào để nhận ra những ai xứng đáng được tha thứ? Các
chuyên gia tâm lý gợi ý cho bạn: hãy nhìn vào động cơ của người
ấy. Nếu cô bạn thân tiết lộ bí mật mà bạn gìn giữ bao lâu nay, hãy
xem cô ấy thực sự muốn gì. Vì muốn bạn bẽ mặt hay chỉ vì cô ấy
muốn chứng tỏ mình là người giỏi nắm thông tin hoặc đơn giản

hơn chỉ do một phút cao hứng?
Ở những người muốn điều bất hạnh xảy ra với bạn, chắc chắn họ
sẽ mỉm cười khi bạn đau. Ngược lại, nếu là người vô ý gây tổn
thương, họ sẽ ăn năn rất nhiều. Chính vì thế, bạn cũng nên cân
nhắc thái độ của đối phương sau khi phạm lỗi.
Cuối cùng, người ấy có thực sự quan trọng với bạn? Liệu lỗi lầm
này có đáng để bạn cắt đứt tình bạn, tình yêu nhiều năm, nhất là
sau những điều ý nghĩa mà họ mang đến?

×