Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chế ngự rối loạn hành vi khi nắng nóng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.42 KB, 5 trang )

Chế ngự rối loạn hành vi khi nắng nóng

Trong những ngày vừa qua, nắng nóng lên đến 38 – 39 độ dễ
khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, ăn không ngon, ngủ
kém, cáu gắt, bực tức, cảm giác mệt mỏi, khó tập trung…
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Chính, Trung tâm tham vấn,
nghiên cứu và tâm lý học cuộc sống, cho biết: “Thời tiết là một
yếu tố có thể làm gia tăng hoặc giảm thiểu nguy cơ stress của
con người. Với thời tiết nóng bức như mấy ngày gần đây, cả cơ
thể lẫn tinh thần con người đều có cảm giác khó chịu và căng
thẳng hơn. Trong trường hợp này, phản ứng stress có thể biểu
hiện ra các triệu chứng về mặt cơ thể lẫn cảm xúc. Chẳng hạn
như: về mặt cơ thể: ăn không ngon, ngủ kém, nhịp tim và
huyết áp tăng lên…; về mặt tâm lý: dễ cáu gắt, bực tức, cảm
giác mệt mỏi, khó tập trung, tư duy kém sáng tạo…”.
Có thể “điên” vi một chuyện “cỏn con”

Theo các chuyên gia, tùy vào cơ địa mỗi người khác nhau và có
“thích ứng” nhanh với thời tiết để không bị những ảnh hưởng nhất
định của thời tiết đối với cơ thể.
Theo bà Nguyễn Thị Chính, mỗi người có khả năng chịu đựng
khác nhau. Có người cảm thấy rất căng thẳng, có người chỉ thấy
hơi khó chịu một chút. Nhưng nhìn chung với cái nóng của mấy
ngày vừa qua, tâm lý con người bị ảnh hưởng ít, nhiều, đặc biệt với
những người những người vốn dĩ đã nhạy cảm với yếu tố thời tiết
như những người đang bị bệnh. Khi sức khoẻ thể chất của họ xấu
đi thì tinh thần của họ thường sẽ kém hơn. Bên cạnh đó, những
người làm việc hay sinh sống trong môi trường kém tiện nghi hơn,
ví dụ những người phải lao động ngoài trời cũng dễ bị tác động
tiêu cực do thời tiết. Khi ở ngoài trời, dưới cái nắng 37 – 38 độ con
người dễ mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả, dễ sinh cáu bẳn, cãi vả


chỉ vì một lý do không đâu.

Nắng nóng dễ khiến con người cáu bẳn. Ảnh: Trung
Kiên
Anh K, lao động tự do ở cầu Mai Dịch là một ví dụ. Anh và anh C
cùng quê, khá thân với nhau cùng bỏ lên thành phố kiếm việc làm
và. Nhưng từ mấy ngày nay, hai anh không nói chuyện với nhau,
chỉ vì … cốc trà đá. Kể lại câu chuyện, anh K vẫn hậm hực: “Tôi
với nó (anh C) cùng đi xuống Tam Trinh bốc hàng thuê từ sáng.
Trưa nắng quá, chúng tôi quyết định vào quán uống một cốc trà đá.
Nóng bức, mệt mỏi. Lúc bị nó đổ cốc trà đá vào người, tôi “điên”
lên, đấm nó một quả. Thế là ẩu đả.”
Theo bà Nguyễn Thị Chính, hành động của anh K cũng là một biểu
hiện tiêu cực do thời tiết nóng bức gây ra. Khi thiếu nước sẽ khiến
dung lượng não ở người trưởng thành giảm đi và dẫn đến hiện
tượng đau đầu, mệt mỏi, và trầm cảm.
Điều này đã được nghiên cứu chứng minh qua một nghiên cứu mới
nhất của các nhà khoa học Anh cho thấy, trong trạng thái thiếu
nước, đại não của thanh thiếu niên sẽ xuất hiện hiện tượng hao
mòn. Nếu như thiếu nước lâu dài hoặc thiếu nước nghiêm trọng, có
thể sẽ tổn hại đến khả năng nhận thức: tư duy sáng tạo, khả năng
vạch ra kế hoạch và giải quyết vấn đề kém hơn bình thường (đủ
nước).
Có thể hạn chế cơn “điên” một cách dễ dàng
Khi ở nhiệt độ cao, lượng nước trong cơ thể mất đi nhanh hơn qua
mồ hôi. Khiến cơ thể luôn trong trạng thái thiếu nước trong khi cơ
thể luôn đòi hỏi một lượng nước nhất định (50% – 70% trọng
lượng cơ thể). Đó là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như đau
đầu, mệt mỏi và mất tập trung, làm việc kém hiệu quả và dẫn đến
dễ cáu gắt, bực tức, …

Chuyên gia Chính cho biết, phần đông mọi người không chú ý đến
vấn đề tác hại mà cái nóng ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý do
mải lo đối phó với cái nóng. Vì vậy, họ phần nào bớt quan tâm tới
diễn biến tinh thần của mình.

Mất nước là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như
đau đầu, mệt mỏi và mất tập trung, làm việc kém hiệu
quả và dẫn đến dễ cáu gắt, bực tức …
Có nhiều cách để có thể hạn chế cơn “điên” một cách dễ dàng: bổ
sung nước cho cơ thể thường xuyên. Trong giờ làm việc, hãy để
một chai nước ở cạnh bàn làm việc sao cho dễ lấy nhất. Nếu bạn ra
ngoài cả ngày thì nên mang theo một chai nước để có thể uống ở
mọi nơi mọi lúc.
Nghiên cứu ở Anh cũng chỉ ra rằng, được bổ sung một, hai cốc
nước khi thiếu nước, đại não lại có thể nhanh chóng khôi phục
bình thường.
Bà Nguyễn Thị Chính cho biết: “Chúng ta đang sống trong một
môi trường có nhiều áp lực cũng như những khắc nghiệt của thời
tiết. Bạn chỉ có thể góp một phần nhỏ công sức của mình để giúp
cải thiện sự khắc nghiệt ấy trong tương lai chứ chúng ta không thể
thay đổi được thời tiết theo ý muốn của mình. Chính vì thế, mỗi
người cần nâng cao khả năng thích ứng với môi trường. Cuộc sống
không bao giờ chỉ toàn những điều tiêu cực mà bên cạnh đó có
những điều tích cực mà mọi người cần nhìn nhận để nới rộng tinh
thần lạc quan, có lợi cho sức khoẻ của mình”.

×