Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nấm mối – Món ngon bài thuốc ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.08 KB, 5 trang )

Nấm mối – Món ngon bài thuốc
Nấm mối có hàm lượng dinh dưỡng tự nhiên, giúp tăng
sức đề kháng cho cơ thể, chống lão hóa và có khả năng
ức chế tối đa sự sinh trưởng của các virus.
Từ giữa tháng 4-7 âm lịch hằng năm, khắp vùng đồng đất
miệt vườn Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ,
Trà Vinh dẫn lên các khu đồn điền cao su, cây ăn trái Bình
Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, dọc dài
các tỉnh Tây Nguyên đến tận miền cao Việt Bắc, nơi nào có
gò mối đùn đất, nơi đó có thể tìm thấy nấm mối đâm chồi,
sinh sôi từ meo nấm do nước miếng mối chúa kết hợp với
vi sinh thực vật ươm mầm.
Tên khoa học termitomyces albuminosa. Nấm mối cao
trung bình 3-5cm, thân cây tròn 1,5-2cm, tai nấm hình nón
chóp hoặc mũ nồi tròn 3cm, nở xòe đầy đặn chu vi 6-7cm.
Màu đất nâu xám nhạt hoặc màu xám trắng lúc còn non.
Khi già nấm trở màu trắng ngà như gạo nếp, mũ nở hình dù
rộng 5-8cm.

Nấm mối xào
Cây thuốc cho phái nữ
Theo y học cổ truyền, các loại nấm đều có tác dụng chữa
bệnh nhưng giá trị dược liệu không thể vượt qua nấm mối.
Nấm mối có giá trị về mặt dinh dưỡng cao đồng thời còn
chữa được nhiều bệnh như ung thư tế bào máu, phổi, gan,
thận. Theo một nghiên cứu của bác sĩ Christine Dzerko,
chuyên gia nội tiết trung tâm y khoa phụ nữ Austin Texas,
thực hiện với 1.475 bệnh nhân trong 60 tuần cho thấy, xác
suất trị liệu ung thư vú từ nấm mối đối với phụ nữ và người
béo phì đạt mức 92,45%.
Mỹ phẩm và dược phẩm


Gần đây, các nhà nghiên cứu mỹ phẩm ở Osaka (Nhật Bản)
đã cho ra thị trường loại mỹ phẩm kết hợp các hoạt chất
chiết xuất từ nấm mối, nha đam, rau bồ ngót, bí đỏ, dùng
cho làn da bị dị ứng, nhất là da phụ nữ, trẻ em, vốn dễ có
nguy cơ bị viêm nhiễm do các tia hồng ngoại từ nắng mặt
trời gây nám da, rám và ung thư da.
Ngoài ra, tạp chí Trung y lâm sàng cũng khẳng định, nấm
mối có hàm lượng dinh dưỡng tự nhiên (từ nước bọt mối
chúa và các vi sinh thực vật tạo thành) giúp tăng sức đề
kháng trong cơ thể; chống lão hóa, phát triển chất
interferon có khả năng ức chế tối đa sự sinh trưởng của các
loại virus, đồng thời giúp ngăn ngừa và giảm tỷ lệ phát
triển của các tế bào ung thư.
Phụ nữ từ 28-40 tuổi sau sinh, hoặc cho con bú nhiều, ăn
nấm mối sẽ giúp phòng ngừa ung thư vú vì nấm giàu chất
xơ, sạch và là thuốc bổ âm, bổ máu, vận thông kinh mạch,
giúp thải độc cho cơ thể.

Các đơn thuốc từ nấm mối
-15 cây nấm mối (50-60gr), 30 lá cách non, 10gr lá ngải
cứu. Rửa sạch, nấu với 100gr bí đỏ hoặc bí đao (cả vỏ)
trong 0,5 lít nước, còn 250ml. Ăn cả ngày. Giúp tăng cường
hệ miễn dịch, ngừa sỏi thận, sỏi mật và giảm cholesterol, hạ
huyết áp. Phù hợp cho người thiếu sắt, tiểu đường.
- 150gr nấm mối (tai đã nở), 100gr thịt nạc bò (hoặc gan
heo), 50gr khoai sọ, 50gr bông cúc vàng. Nấu trong 350ml
nước còn 150ml, chia 3 phần, ăn trong ngày. Liên tục 2
tuần. Dùng cho người lao động trí óc biếng ăn, hay mệt
mỏi, phụ nữ thiếu sữa, suy giảm bạch cầu, cải thiện chức
năng tuyến tụy và tăng sức lực.

- 200gr nấm mối, 250gr xương ống hoặc chân giò heo, 10
quả hồng khô (mứt hồng), 5gr mật ong. Nấu trong 350ml
nước, sau khi sôi 30 phút nhắc xuống, thêm 5gr lá thì là.
Ăn cả xác và nước trong ngày. Liên tục 10 ngày. Giúp chữa
cao huyết áp, bồi dưỡng cơ thể cho phụ nữ sinh xong mất
sức, giảm cân.
- 150gr nấm mối, 10 quả chuối hột già còn xanh vỏ, xắt lát
mỏng, 30gr kim tần thảo, 60gr rễ cỏ tranh, 30gr lá, bông mã
đề. Nấu trong 0,5 l nước còn 250ml, chia 5 phần, uống
trong ngày. Liên tục 4 tuần. Giúp chữa sỏi mật, sỏi thận,
giảm tế bào xấu gây ung thư máu, đồng thời giúp cho việc
ăn uống dễ tiêu, ngon miệng, dễ ngủ.
Ngoài ra, nấm mối còn được dùng chế biến trong các bữa
cơm hằng ngày như một loại rau sạch: dùng trộn gỏi với
bông điên điển, cải soong, rau tần ô, cần ta. Kho với thịt ba
chỉ, cá rô mề hoặc với cá linh. Nấm đã nở tai tròn, chẻ ba
đem ướp tỏi, gia vị nướng cùng hải sản. Hoặc dùng kèm
với bánh xèo, lẩu nấm là một món ngon cao cấp

×