Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những hội chứng trầm kha thời hiện đại ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.21 KB, 5 trang )

Những hội chứng trầm kha thời hiện đại
Cuộc sống hiện đại khi mà hàng ngày hàng giờ con người luôn tiếp xúc
với các thông tin mới mẻ và máy vi tính đã trở thành một phần không
thể thiếu trong đời sống, một tiện ích thông minh trong việc nối kết toàn
cầu thì công việc của con người ngày một trở nên thuận tiện hơn.
Nhưng cũng từ đây con người lại đang đối mặt với những căn bệnh do
thế giới văn minh đem lại.
Hội chứng “ảo ảnh vi tính”
Nếu bạn suốt ngày liên tục phải dán mắt vào màn hình máy vi tính thì đến
một lúc nào đó bạn mắc một chứng bệnh liên quan đến khả năng nhìn, nó
gọi là "Hội chứng ảo ảnh vi tính” (CVS), hay là một chứng suy nhược thị
lực. Theo Hiệp hội Thị lực Mỹ (A.O.A) thì người mắc phải hội chứng CVS
sẽ có cảm giác nhức đầu, mắt có cảm giác khô và rát, trước mặt có những
vết mờ mờ ảo ảo khi nhìn, suy giảm khả năng tập trung, gây khó khăn trong
việc phân biệt màu sắc, gây trục trặc trong việc cảm nhận ánh sáng và thậm
chí có cảm giác đau lưng, mỏi cổ. Khoảng 75 % số người sử dụng máy vi
tính đều có khả năng mắc phải triệu chứng CVS do ánh sáng chói mắt ở màn
hình máy vi tính, hoặc sử dụng máy tính ở những nơi thiếu ánh sáng, hoặc
khu vực làm việc không được lắp đặt vật dụng đúng tiêu chuẩn an toàn sức
khoẻ cho phép. Để vượt qua hội chứng CVS, yêu cầu người sử dụng máy vi
tính nên để mắt cách màn hình máy vi tính một khoảng cách vừa phải nhằm
đảm bảo cho mắt không quá gần với màn hình. Bảo vệ màn hình máy vi tính
bằng kính chống hắt sáng hoặc không dùng đèn điện với ánh sáng quá mạnh
đặt gần máy vi tính. Sau mỗi 20 – 30 phút, người sử dụng máy vi tính nên
rời chỗ làm việc, đi dạo từ 7 phút trở lên, sau đó mới trở về vị trí làm tiếp.
Hội chứng tai nghe
Hội chứng lãng tai thường hình thành khi thiết bị tai nghe được sử dụng với
nhiều thiết bị máy phát nhạc cùng lúc. Người sử dụng nhét những thiết bị
này trong tai của mình nhưng cũng không thể dập tắt hoàn toàn những tiếng
ồn ào xung quanh, do đó muốn nghe nhạc đạt trạng thái hưng phấn nhất,
người sử dụng tai nghe thường bật âm lượng lên từ 110 đến 120 decibel, với


mức âm lượng này đã đủ lớn để nghe, nhưng sau khoảng 1 giờ 15 phút nếu
người sử dụng vẫn tiếp tục nghe thì tai của họ sẽ bị mất thính giác tạm thời.
Ngày nay, những người thường có thói quen bật âm lượng quá lớn để nghe
nhạc thì chức năng thính giác của họ sẽ bị phá hoại nặng nề có thể bị điếc.
Các chuyên gia cho rằng nên bật âm lượng ở chế độ thấp và giới hạn thời
lượng nghe chỉ còn khoảng 1 giờ/ngày thì chức năng thính giác của tai mới
không bị ảnh hưởng.
Hội chứng “nghẽn mạch điện tử”
Đây là hội chứng các cục máu dồn ứ tại các tĩnh mạch sâu đặc biệt là tại khu
vực cẳng chân. Hiện tượng máu đóng cục này có thể gây tử vong cho con
người nếu nó lan truyền đến phổi gây nên chứng tắc động mạch phổi. Hiện
tượng máu đóng cục xuất phát từ việc máu tuần hoàn chậm hay ngừng lưu
thông, do một số bộ phận cơ thể bất động quá lâu. Tương tự vậy, hội chứng
"nghẽn mạch điện tử" là sự hình thành các dạng máu cục với những người
ngồi dán mắt vào màn hình máy vi tính quá lâu mà không di chuyển. Theo
đó, hàng triệu người ngồi làm việc quá lâu bên máy vi tính sẽ có nguy cơ
tiềm tàng mắc phải chứng bệnh này. Cách để phòng tránh căn bệnh này cũng
không khó lắm: đứng và di chuyển quanh khu vực máy vi tính sau khoảng 1
giờ làm việc (nếu công việc quá gấp rút). Xối nước mát vào các ngón chân
của bạn trong khi bạn làm việc để làm mát chân, chống co rút. Nên đặt xa
các dụng cụ và máy móc trong phòng làm việc của bạn để bạn có thể di
chuyển trong lúc làm việc tránh ngồi một chỗ. Không duỗi thẳng chân trong
khi bạn vẫn ngồi sẵn trên ghế (nếu bạn cảm thấy mỏi). Không vừa ăn vừa
ngồi sử dụng máy vi tính hay ăn uống tại bàn làm việc. Không ngồi ngả
nghiêng trong lúc làm việc.
Hội chứng “băn khoăn toàn cục”
Chúng ta luôn luôn có trạng thái lo lắng, không chắc chắn về điều gì đó, lo
sợ vô cớ… tất cả những trạng thái cảm xúc này được gọi chung bằng cái tên
là Hội chứng băn khoăn toàn cục (GAD), hội chứng này mang tính phi hiện
thực, một dạng rối loạn cuộc sống nào đó. Mặc dù vậy hội chứng này thường

xuyên hiện diện trên mỗi con người mà bề ngoài của nó không hề để lại bất
kỳ một nguyên nhân đặc biệt nào cả, nó là kết quả của những lo sợ do đời
sống hiện đại tạo ra như lo sợ bị khủng bố, lo ngại bị thất nghiệp, hoặc đắn
đo suy tính về kinh tế và cuối cùng tâm lý lo lắng các hành vi tội phạm. Tất
cả các lo lắng vô cớ này đều đi đến các dạng bệnh tật khác nhau. Hội chứng
GAD hiện đang tác động đến khoảng 6,8 triệu người Mỹ, và các triệu chứng
mà nó tạo ra gồm sự bồn chồn, mệt mỏi, dễ cáu gắt, thiếu kiên nhẫn, khó tập
trung, đau đầu, rối loạn dạ dày, khó thở. Các chuyên gia khuyên người mắc
phải hội chứng này nên sử dụng các loại biệt dược như các loại thuốc an
thần, thuốc chống suy nhược, chữa bệnh bằng liệu pháp tâm lý…
Hội chứng “cao ốc gầy”
Chi phí năng lượng tăng cao không chỉ làm ảnh hưởng tới ví tiền của bạn,
mà nếu bạn làm việc trong khuôn viên cao ốc văn phòng thì nó còn gây cho
bạn hội chứng "cao ốc gầy". Các doanh nhân làm việc trong các toà nhà,
thường muốn mình ở một nơi riêng biệt, họ có khuynh hướng tự kiểm soát
nhiệt độ trong nhà và thường xuyên ra lệnh nhân viên phải nhất nhất tuân
thủ các chỉ tiêu cắt giảm năng lượng. Những thiết bị tốn nhiều năng lượng
như máy sưởi, hệ thống thông gió và hệ thống máy lạnh được đặc biệt quan
tâm nhất. Nhưng một khi đã là cao ốc kín như bưng thì những người sống và
làm việc trong đó thiếu những khung cửa để đón làn gió mát thiên nhiên lùa
vào. Từ thực tế này đã hình thành nên một hội chứng mới gọi là "hội chứng
cao ốc gầy" (SBS), mà theo lời của Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA) thì
những cao ốc kín mít thường tạo nên cảm giác ngộp thở gây tác dụng không
tốt cho sức khoẻ của người làm việc trong đó. Người mắc phải hội chứng
SBS thường bị các bệnh như đau đầu, nhức mắt, ngạt mũi, họng đau, da khô,
chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi và tổn thương khứu giác. EPA ước tính rằng
có khoảng 30% các toà nhà văn phòng ở Mỹ có thể là các "cao ốc gầy", vì
vậy cơ quan này đề xuất rằng các toà nhà văn phòng nên liên tục làm sạch và
thay mới các máy lọc không khí, lợp các trần nhà chống ẩm, thay đổi các
loại thảm trải sàn nhà bám bụi, chống hút thuốc lá tối đa ở trong và ngoài

khuôn viên các toà nhà…

Hội chứng “rối loạn lo lắng xã hội”
Theo thông tin từ Viện nghiên cứu Sức khoẻ Quốc Gia Mỹ (NIH) thì những
người mắc phải hội chứng "Rối loạn lo lắng xã hội" thường có những nỗi lo
lắng kinh niên về những nhìn nhận và đánh giá từ phía những người xung
quanh và họ thường tỏ tâm lý ngượng nghịu, bối rối với các cách hành xử
của mình, tâm lý đó gây trở ngại cho họ trong các môi trường công sở,
trường học và các hoạt động xã hội bình thường khác, những hành vi này
khiến cho họ rất khó khăn trong việc tìm và liên kết các mối quan hệ bạn bè.
Người mắc hội chứng này thường bị các chứng bệnh sau: run sợ, rối loạn
tiêu hóa, đau dạ dày, tim đập nhanh… Chứng bệnh này còn là sự kết hợp của
các yếu tố môi trường và di truyền. Khoảng hơn 15 triệu người Mỹ thừa
nhận là mình mắc phải căn bệnh này, thường là ngay từ thời thơ ấu. Biện
pháp chữa trị căn bệnh này là uống thuốc và chữa bệnh bằng tâm lý

×