Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Không nên hâm đi hâm lại thức ăn ngày docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.68 KB, 4 trang )

Không nên hâm đi hâm lại thức ăn ngày
Tết
Ngày Tết, không nên nấu quá nhiều và
tránh hâm đi hâm lại thực phẩm vì dễ gây
ngộ độc thực phẩm.



Nấu nướng nhiều dẫn đến tình trạng… cố ăn
cho hết. Ăn nhiều sẽ làm bao tử mệt. Ngược
lại, ham vui chơi quá để đói kéo dài sẽ dẫn
đến tình trạng hạ đường huyết, cung cấp oxy
cho não kém gây mệt mỏi, cáu gắt.
Nhiều quý ông thường nhậu quên cả ăn, đây
chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày,
xuất huyết dạ dày ở những người đã tiềm ẩn
bệnh dạ dày.
Bác sĩ Lê Thị Kim Quý, giám đốc Trung
tâm Dinh dưỡng TP.HCM cũng lưu ý nước
ngọt có gas thường có mặt trong bữa ăn dịp
tết. Trẻ em rất thích uống nước ngọt nhưng
loại nước này không tốt vì chỉ có năng lượng
rỗng (đường và các loại hương liệu) chứ
không có thành phần dinh dưỡng cần thiết,
làm trẻ no ngang, gây biếng ăn. Ngoài ra,
nên tránh cho trẻ ăn lặt vặt suốt ngày mà bỏ
ăn bữa chính. Phụ huynh cũng cần lưu ý một
số loại thức ăn có thể gây hóc, sặc cho trẻ
em như các loại hạt: đậu phộng, hạt bí, hạt
dưa, các loại trái cây có hạt nhỏ như dưa
hấu, mãng cầu, sapôchê.


Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hoa – trưởng khoa
dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 1
TP.HCM, thực đơn phù hợp trong ngày tết
nên có một món chất bột đường (bánh tét
hoặc xôi, mì, miến), một món chất đạm (giò
chả, thịt, cá), một món rau (canh xúp rau
củ). Ngoài ra, để thêm hương vị thì một chút
rau ghém, rau sống. Không nên chế biến quá
nhiều món vì ăn nhiều sẽ không còn cảm
giác ngon của món chính nữa.
Bác sĩ Kim Quý cho rằng những bữa tiệc
đầu năm không có rượu sẽ mất vui, nhưng
không nên dùng rượu mạnh mà thay bằng
rượu vang. Uống rượu vang, nhất là loại làm
từ nho, trong bữa ăn rất tốt vì sẽ kích thích
tiêu hóa. Một số thành phần trong rượu vang
có tác dụng cản trở sự hình thành sạn từ axit
uric, làm người mắc bệnh gout không bị
bệnh nặng thêm.

×