Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

thực trạng nhân lực y tế và hoạt động khám chữa bệnh của một số bệnh viện huyện thuộc thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.34 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
ĐỖ THỊ PHƯƠNG THẢO
NGHIÊN CỨU
THỰC TRẠNG NHÂN LỰC Y TẾ VÀ
HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH CỦA MỘT SỐ
BỆNH VIỆN HUYỆN THUỘC THÀNH PHỐ
HÀ NỘI NĂM 2008 - 2010
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ ĐA KHOA
KHÓA 2005 - 2011
Thầy hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Duy Luật
HÀ NỘI - 2011
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn thầy giáo,
PGS. TS. Nguyễn Duy Luật, Trưởng bộ môn Tổ chức và Quản lý y tế, Viện đào
tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, thầy đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em, tạo
điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Ban lãnh đạo và Phòng đào tạo của Viện
đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng đã tạo điều kiện thuận lợi để em có thể
hoàn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo đại học
trường Đại học Y Hà Nội đã tạo môi trường thuận lợi cho em được học tập và
nghiên cứu trong suốt 6 năm dưới mái trường.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Tổ chức và Quản
lý y tế, Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, trường Đại học Y Hà Nội
đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em trong quá trình làm khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS. Nguyễn Thị Thúy, trưởng phòng
Nghiệp vụ Y – Sở Y tế Hà Nội, cô đã tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi
để em có thể hoàn thành khóa luận.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn Phòng kế hoạch tổng hợp của 3 bệnh viện Huyện


Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên và phòng Nghiệp vụ Y- Sở y tế Hà Nội đã cung cấp
số liệu để em thực hiện đề tài này.
Và cuối cùng, kết quả học tập này con xin kính tặng bố mẹ - cả cuộc đời đã
luôn vất vả hy sinh, tạo mọi điều kiện tốt nhất để con được học hành, phấn đấu, là
chỗ dựa cho con trong những lúc khó khăn nhất.



Đỗ Thị Phương Thảo
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN Bệnh nhân
BNNT Bệnh nhân nội trú
BS Bác sỹ
BV Bệnh viện
BVH Bệnh viện huyện
CB Cán bộ
CBYT Cán bộ y tế
CK Chuyên khoa
CSSK Chăm sóc sức khỏe
DS Dược sỹ
ĐD Điều dưỡng
ĐH Đại học
GB Giường bệnh
GS Giáo sư
HCQT Hành chính quản trị
HSCC Hồi sức cấp cứu
NHS Nữ hộ sinh
NLYT Nhân lực y tế

PGS Phó giáo sư
TB Trung bình
TCCB Tổ chức cán bộ
TS Tiến sỹ
UBND Ủy ban nhân dân
YSĐK Y sỹ đa khoa
YS YHCT Y sỹ y học cổ truyền
iii
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, đời sống của nhân dân ta càng ngày được nâng
cao. Người dân bây giờ không chỉ muốn ăn no mặc ấm, mà phải ăn ngon mặc đẹp.
Cùng với sự nâng cao chất lượng cuộc sống, nhân dân ngày càng chú trọng chăm lo
sức khỏe của bản thân và những người thân trong gia đình. Chính vì vậy mà họ
ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng dịch vụ y tế.
Thực tế thì trong vài năm trở lại đây ngành y tế đã đạt được những thành tựu
đáng kể trong nhiều lĩnh vực quản lý, trang thiết bị y tế cũng như hoạt động khám
chữa bệnh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Đóng góp không nhỏ vào
những thành tựu đó là hoạt động của hệ thống y tế huyện của cả nước. Y tế tuyến
huyện là tuyến đầu tiên của hệ thống y tế tiếp xúc trực tiếp với người dân, gần gũi
nhất với tình hình sức khỏe và bệnh tật của nhân dân. Y tế tuyến huyện trực tiếp hỗ
trợ và chỉ đạo việc thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Y tế tuyến
huyện hoạt động hiệu quả sẽ giúp sàng lọc bệnh nhân, chuyển bệnh nhân lên tuyến
trên khi quá khả năng giải quyết, giúp người dân tiết kiệm được một phần chi phí
cũng như giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn, góp phần nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh cho người dân.
Bệnh viện huyện là một mắt xích trọng yếu trong mạng lưới khám chữa bệnh,
là cấp trung chuyển giữa y tế trung ương với y tế cơ sở. Bệnh viện huyện chính là
nơi đầu tiên tiếp nhận điều trị nội trú với các kỹ thuật cơ bản và các bệnh thông
thường. Bệnh viện huyện là cơ sở khám chữa bệnh gần dân nhất, cung cấp các dịch
vụ khám chữa bệnh cơ bản nhất, thuận tiện nhất. Tuy nhiên trên thực tế tỷ lệ người

dân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện huyện chưa cao trong khi đó tỷ lệ bệnh nhân
phải chuyển tuyến trong quá trình điều trị nội trú tại bệnh viện huyện là khá cao. Có
nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, trong đó có lý do về sự lựa chọn dịch vụ khám
chữa bệnh của người dân, có lý do về cơ sở hạ tầng, có lý do về trang thiết bị y tế,
nguồn lực đầu tư cho các hoạt động khám chữa bệnh, có lý do về trình độ chuyên
môn, khả năng xử trí của cán bộ y tế trong chẩn đoán và điều trị.
1
Hiện nay các bệnh viện huyện, các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã và Trạm
y tế xã, phường, thị trấn đội ngũ cán bộ còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Đội
ngũ cán bộ y tế giỏi có trình độ chuyên môn chủ yếu tập trung ở các bệnh viện lớn
và trung tâm của Thủ đô.
Vấn đề nhân lực y tế đã và đang được các cấp Ủy, chính quyền quan tâm do
vậy công tác phát triển nhân lực y tế trong thời gian qua đã đạt được những thành
tựu đáng kể. Số lượng cán bộ y tế/10.000 dân tăng từ 29,2% năm 2001 lên 34,8%
năm 2008 và tăng lên 35,1% năm 2009 [14]. Chỉ số cán bộ y tế (CBYT)/10.000 dân
là 6,5 đối với bác sỹ; 10,4 đối với điều dưỡng và nữ hộ sinh; 1,2 đối với Dược sỹ
đại học trở lên; 5,7 đối với y sỹ [14].
Hà nội là Thủ đô của cả nước, trong những năm qua Hà Nội đã tổ chức nhiều
cuộc điều tra về nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho nhân dân,
nhưng chủ yếu được thực hiện ở tuyến xã. Thực hiện nghị quyết số 01 của Quốc
hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính do vậy Hà Nội từ chỗ chỉ có 2 bệnh viện
huyện đến nay có 13 bệnh viện huyện
Để có một cái nhìn chi tiết về thực trạng nguồn nhân lực y tế và hoạt động
khám chữa bệnh của các bệnh huyện, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu: “Thực
trạng nhân lực y tế và hoạt động khám chữa bệnh của một số bệnh viện huyện
thuộc thành phố Hà Nội năm 2008- 2010” thông qua số liệu thống kê y tế hàng
năm của các bệnh viện huyện thuộc thành phố Hà Nội với các mục tiêu nghiên cứu
cụ thể như sau:
1. Mô tả thực trạng nhân lực y tế của một số bệnh viện huyện thuộc
Thành phố Hà Nội năm 2008- 2010.

2. Mô tả hoạt động khám chữa bệnh của một số bệnh viện huyện thuộc
Thành phố Hà Nội năm 2008- 2010.
Từ đó tìm hiểu một số liên quan giữa thực trạng nhân lực và hoạt động khám
chữa bệnh của các bệnh viện huyện thuộc Thành phố Hà Nội năm 2008 - 2010.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hệ thống bệnh viện Việt Nam
1.1.1. Khái niệm về bệnh viện
Trước đây, BV được coi là nhà tế bần cứu giúp những người nghèo khổ.
Chúng được thành lập giống như những trung tâm từ thiện nuôi dưỡng người ốm
yếu và người nghèo. Ngày nay, BV được coi là nơi chẩn đoán và điều trị bệnh tật,
nơi đào tạo và tiến hành các nghiên cứu y học, nơi xúc tiến các hoạt động chăm sóc
sức khỏe, và ở một mức độ nào đó là nơi trợ giúp cho các nghiên cứu y sinh học.
Các tài liệu của tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng đề cập nhiều đến khái niệm
này. Theo WHO, “BV là một bộ phận của tổ chức mang tính chất y học và xã hội,
có chức năng đảm bảo cho nhân dân được săn sóc toàn diện về y tế cả chữa bệnh
và phòng bệnh. Công tác ngoại trú của BV tỏa tới tận hộ gia đình đặt trong môi
trường của nó. BV còn là trung tâm giảng dạy y học và nghiên cứu sinh vật xã hội”
[33]. Theo các tài liệu của WHO thì bệnh viện còn là một tổ chức rất phức tạp. Bởi
lẽ những tiến bộ trên nhiều mặt trong xã hội đã khiến người dân ý thức được rõ hơn
về quyền lợi của mình. Họ ngày càng đòi hỏi cao hơn với hệ thống BV. Họ muốn
được cung cấp các dịch vụ y tế không chỉ trong khuôn khổ BV mà còn ở ngay tại
gia đình. Ngày càng có nhiều loại bệnh lây lan do ô nhiễm môi trường và vì thế trách
nhiệm chức năng của bệnh viện ngày càng nhiều hơn, tính phức tạp cũng tăng lên.
Trong thời gian gần đây, BV được coi là một loại tổ chức xã hội chủ chốt
trong cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đem lại nhiều lợi ích cho người
bệnh và toàn xã hội. Đó là chẩn đoán, chữa trị bệnh tật cũng như là nơi người ốm
dưỡng bệnh và hồi phục sức khỏe.
Những thực tế trên cho thấy BV là một tổ chức phức tạp, có nhiệm vụ phục vụ

lợi ích của toàn xã hội qua việc cung cấp các dịch vụ phòng và chữa bệnh bên cạnh
chức năng là trung tâm đào tạo các nhân viên y tế. Những bước tiến của xã hội
3
trong thời gian qua đã làm thay đổi cơ bản khái niệm và quan niệm của mọi người
về BV. Vì thế, việc tổ chức và quản lý BV cũng phải có thay đổi tương ứng. Quản
lý BV cần thiết phải có sự hỗ trợ của các nhân viên giỏi, sao cho công tác quản lý
ấy thực sự hiệu quả để người bệnh có thể tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời. Muốn
nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại các BV phải dựa vào đội ngũ quản lý giỏi.
1.1.2. Tổ chức hệ thống bệnh viện Việt Nam
Dựa theo tổ chức hành chính nhà nước: Bệnh viện được chia ra thành 3 tuyến
như sau: tuyến Trung ương; tuyến tỉnh, thành phố và tuyến huyện/quận. Ngoài ra
còn có các bệnh viện thuộc các bộ ngành khác [5] [24].
Thực hiện nghị quyết 90 của Chính phủ về xã hội hóa công tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân, nhà nước ta đã khuyến khích đa dạng các loại hình dịch vụ để
CSSK nhân dân. Do đó các mô hình BV rất đa dạng gồm: BV nhà nước (BV đa
khoa và BV chuyên khoa), BV tư nhân, BV bán công, BV dân lập, BV có vốn đầu
tư nước ngoài, BV liên doanh với nước ngoài [5].
Hiện nay theo thông tư 03/2004/TT – BYT, 3/3/2004, Bộ y tế thì các BV được
phân thành 3 hạng I, II, III dựa theo 5 nhóm tiêu chuẩn:vị trí, chức năng, nhiệm vụ;
quy mô và nội dung hoạt động; trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu lao động; cơ
sở hạ tầng; thiết bị y tế, kỹ thuật chẩn đoán và điều trị. Mục đích của việc phân hạng
BV là để hoàn chỉnh về tổ chức, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, chất lượng
phục vụ người bệnh, phân tuyến kĩ thuật điều trị, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi
dưỡng cán bộ [33].
Bệnh viện là bộ mặt của ngành y tế. Kỹ thuật BV phản ánh sự phát triển của y
học của 1 quốc gia. Hiện nay cả nước ta có 980 BV nhà nước (trong đó 39 bệnh
viện trung ương, 331 bệnh viện tỉnh và 610 bệnh viện huyện) với 154000 giường
bệnh và 85 bệnh viện tư nhân với 5800 giường bệnh. Bình quân có 24 GB/10000
dân [14].
4

1.1.3.Tổ chức của bệnh viện huyện
Có 2 hình thức tổ chức bệnh viện huyện là: Bệnh viện huyện và Bệnh viện khu
vực [5]. Tổ chức bệnh viện theo sơ đồ 1.1.
Với 2 hình thức trên trong 10 năm qua hoạt động của BV huyện tỏ ra hết sức
hiệu quả trong công tác CSSK cuả nhân dân trong khu vực mà mình phụ trách.
 Các phòng chức năng: gồm 4 phòng: phòng kế hoạch tổng hợp và vật tư
thiết bị y tế; phòng điều dưỡng; phòng Hành chính quản trị và tổ chức cán bộ;
phòng Tài chính kế toán.
 Các khoa gồm 14 khoa: khoa Khám bệnh; khoa Hồi sức cấp cứu; khoa
Nội tổng hợp; khoa Truyền nhiễm; khoa Nhi; khoa Ngoại tổng hợp; khoa Phụ Sản;
liên chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, Răng - Hàm - Mặt, Mắt; khoa xét nghiệm
(Huyết học, vi sinh, hóa sinh); khoa Chẩn đoán hình ảnh; khoa Giải phẫu bệnh;
khoa Chống nhiễm khuẩn; khoa Dược và khoa Dinh dưỡng.
1.1.4. Chức năng,nhiệm vụ của bệnh viện Huyện
 Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh: BV tiếp nhận tất cả các trường hợp
người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các cơ sở y tế chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh,
chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú; tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe
theo quy định của Nhà nước; có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh thông thường
về nội khoa và các trường hợp cấp cứu về ngoại khoa; tổ chức giám định sức khỏe,
khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh hoặc cơ quan bảo vệ
pháp luật trưng cầu; tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả
năng của BV.
 Đào tạo cán bộ y tế: BV là cơ sở thực hành cho các trường, lớp trung học
y tế; tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong BV và cơ sở y tế tuyến dưới
để nâng cao trình độ chuyên môn và kĩ năng quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu.
 Nghiên cứu khoa học về y học: Tổ chức tổng kết, đánh giá các đề tài và
chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu; tham gia các công trình nghiên cứu về
y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp Bộ và
5
cấp cơ sở; nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh

không dùng thuốc.
 Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kĩ thuật: Lập kế hoạch và chỉ đạo
tuyến dưới (phòng khám đa khoa, y tế cơ sở) thực hiện các phác đồ chẩn đoán và
điều trị; tổ chức và chỉ đạo các xã, phường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe
ban đầu và thực hiện các chương trình y tế địa phương.
 Phòng bệnh: BV phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực
hiện nhiệm vụ phòng bệnh và phòng dịch; tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng
đồng. Dự phòng lây chéo, lây ra ngoài BV, xử lý chất thải BV
 Hợp tác quốc tế: tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá
nhân ngoài nước theo quy định của nhà nước.
 Quản lý kinh tế y tế: BV có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách
Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí; tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế:
Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế; thực hiện
nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện; từng
bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh và chữa bệnh.

6
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bệnh viện huyện
Sở y tế
Đảng ủy, UBND huyện
Ban giám đốc
PHÒNG CHỨC NĂNG
Phòng
HCQT – TCCB
Phòng
KHTH – TTB Y Tế
Phòng
Kế toán – Tài chính
Phòng
Y tá – Điều dưỡng

KHOA LÂM SÀNG
- Khoa khám bệnh
- Khoa HSCC
- Khoa Nội tổng hợp
- Khoa Truyền nhiễm
- Khoa Nhi
- Khoa Ngoại
- Khoa Phụ sản
- Khoa Mắt – Tai mũi họng
– Răng hàm mặt
- Khoa dinh dưỡng
- Khoa chống nhiễm khuẩn
- ……
KHOA CẬN
LÂM SÀNG
- Khoa xét
nghiệm
- Chẩn đoán
hình ảnh
- Giải phẫu
bệnh
- Dược
- ……
7
1.2. Khái niệm về nguồn nhân lực y tế
1.2.1. Khái niệm:
Có khá nhiều những định nghĩa khác nhau về “nguồn nhân lực”.
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của những tổ chức (với quy mô, loại
hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát
triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, khu vực, thế

giới. Cách hiểu này về nguồn nhân lực xuất phát từ quan niệm coi nguồn nhân lực
là nguồn lực với các yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên năng lực, sức mạnh phục vụ
cho sự phát triển nói chung của các tổ chức [32] [40].
Nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài của mỗi cá nhân
bảo đảm nguồn sáng tạo cùng các nội dung khác cho sự thành công, đạt được mục
tiêu của tổ chức [32] [41].
Năm 2006, WHO đã đưa ra định nghĩa: “Nhân lực y tế bao gồm tất cả những
người tham gia chủ yếu vào các hoạt động nhằm nâng cao sức khoẻ”. Theo đó,
nhân lực y tế bao gồm những người cung cấp dịch vụ y tế, người làm công tác quản
lý và cả nhân viên giúp việc mà không trực tiếp cung cấp các dịch vụ y tế. Nó bao
gồm CBYT chính thức và cán bộ không chính thức (như tình nguyện viên xã hội,
những người CSSK gia đình, lang y ); kể cả những người làm việc trong ngành y
tế và trong những ngành khác (như quân đội, trường học hay các doanh nghiệp).
Theo định nghĩa nhân lực y tế của WHO, ở Việt Nam các nhóm đối tượng
được coi là “Nhân lực y tế” sẽ bao gồm các cán bộ, nhân viên y tế thuộc biên chế và
hợp đồng đang làm trong hệ thống y tế công lập (bao gồm cả quân y), các cơ sở đào
tạo và nghiên cứu khoa học y/dược và tất cả những người khác đang tham gia vào
các hoạt động quản lý và cung ứng dịch vụ CSSK nhân dân (nhân lực y tế tư nhân,
các cộng tác viên y tế, lang y và bà đỡ/mụ vườn).
8
Có hai khái niệm thường được sử dụng khi bàn luận về nguồn nhân lực y tế:
- Khái niệm Phát triển nguồn nhân lực liên quan đến cơ chế nhằm phát
triển kỹ năng, kiến thức và năng lực chuyên môn của cá nhân và về mặt tổ chức công việc.
- Khái niệm quản lý nguồn nhân lực: Theo WPRO, “quản lý nguồn nhân
lực là một quá trình tạo ra môi trường tổ chức thuận lợi và đảm bảo rằng nhân lực
hoàn thành tốt công việc của mình bằng việc sử dụng các chiến lược nhằm xác định
và đạt được sự tối ưu về số lượng, cơ cấu và sự phân bố nguồn nhân lực với chi phí
hiệu quả nhất. Mục đích chung là để có số nhân lực cần thiết, làm việc tại từng vị
trí phù hợp, đúng thời điểm, thực hiện đúng công việc, và được hỗ trợ chuyên môn
phù hợp với mức chi phí hợp lý”.

1.2.2. Mối liên quan giữa nguồn nhân lực và các thành phần khác của hệ thống
y tế
Theo WHO, hệ thống y tế có 6 thành phần cơ bản:
- Nguồn nhân lực y tế được coi là một trong những thành phần cơ bản và quan
trọng nhất của hệ thống. Nguồn nhân lực có mối liên hệ rất chặt chẽ và không thể
thiếu đối với các thành phần khác của hệ thống y tế.
- Phát triển nguồn nhân lực không chỉ thông qua đào tạo, mà còn phải sử dụng,
quản lý một cách phù hợp để cung cấp hiệu quả các dịch vụ y tế đến người dân.
- Cần có một mô hình tổ chức và chức năng của các thành phần của hệ thống
cung ứng dịch vụ để biết được nhu cầu về quy mô và cơ cấu nhân lực y tế như thế
nào, ngược lại, hệ thống cung ứng dịch vụ y tế phụ thuộc mật thiết vào mô hình tổ
chức và cơ cấu nhân lực y tế.
- Hệ thống thông tin y tế cũng phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, tin
cậy cho việc lập kế hoạch và sử dụng nhân lực đáp ứng nhu cầu CSSK của nhân
dân, đồng thời giúp phát hiện những vấn đề của nguồn nhân lực như phân bổ không
hợp lý, năng lực không phù hợp để đáp ứng yêu cầu CSSK từ phía người dân và
cộng đồng, hoặc phát hiện và phân tích tần suất sai sót chuyên môn để khắc phục.
9
- Cấp tài chính cho nhân lực y tế cũng phải đảm bảo cho công tác đào tạo mới
và đào tạo liên tục CBYT, đủ để trả lương và chính sách khuyến khích ở mức đảm
bảo được cuộc sống cho CBYT, tạo ra động lực khuyến khích CBYT làm việc có
chất lượng và sẵn sàng làm việc ở các miền núi, vùng sâu, vùng xa, hoặc trong các
môi trường, chuyên ngành độc hại, nguy hiểm.
- Các sản phẩm y tế, vaccin, dược phẩm.
1.3. Nguồn lực và hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện huyện
1.3.1. Nguồn lực
- Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực bao gồm tất cả các CBYT (Bác sỹ, dược
sỹ, y tá điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh, dược tá) làm việc tại BV huyện. Theo
quy chế mới của Bộ Y Tế hiện nay BV huyện cần 1,1 – 1,2 CBYT/GB [11]. Cơ cấu
CBYT của BV huyện phải hợp lý. Tuy nhiên nhiều BV huyện ở nước ta hiện nay

vẫn chưa đáp ứng được mức này, hơn nữa trình độ chủ yếu là trung học và sơ học
(CBYT trung học chiếm 53,63% và sơ học chiếm 10,6% CBYT huyện), tỷ lệ cán bộ
đại học còn thấp 22,3%, đặc biệt trên đại học rất ít 0,2%.
- Nguồn lực về cơ sở hạ tầng – vật tư trang thiết bị y tế: TTBYT là những máy
móc, dụng cụ, vật tư thiết bị dùng để khám, chẩn đoán và điều trị bệnh. TTBYT
hiện đại góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho
người dân, tuy nhiên để sử dụng có hiệu quả TTBYT thì lại đòi hỏi người CBYT có
kiến thức và không ngừng nâng cao tay nghề. Trong tình hình chung của ngành,
TTBYT của BV huyện cũng được cải thiện nhiều, hầu hết của các BV huyện đã có
máy chụp XQuang, các máy xét nghiệm thông thường, 30% có máy siêu âm và một
số BV đã có máy điện tim.
- Nguồn lực tài chính tại BV huyện: các nguồn thu của bệnh viện huyện gồm:
ngân sách nhà nước 58%; bảo hiểm y tế 16%; viện phí 13%; viện trợ 13%.
1.3.2. Các hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện huyện
- Hoạt động khám bệnh: Hoạt động khám bệnh của nước ta trong những năm
gần đây khá phát triển và không ngừng tăng qua các năm. Tổng số khám năm 1999
là 127.824.420 lượt, với tỷ lệ lần khám bệnh/ người là 1,67; đến năm 2002 tổng số
10
khám lên 155.586.076 với tỷ lệ khám bệnh/ người là 1,95. Trong đó y tế địa phương
chiếm một tỷ lệ khá lớn năm 2002 tổng số khám tại y tế địa phương đạt
149.753.737 lượt với tỷ lệ khám bệnh/ người là 1,88; đến năm 2009 tổng số khám
là 189.692.325 lượt với tỷ lệ khám bệnh/ người là 2,21 [16]. Những con số trên
chứng tỏ khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân không ngừng tăng lên, hệ
thống y tế đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân
đặc biệt là y tế địa phương trong đó y tế huyện đóng vai trò quan trọng.
- Công tác điều trị: BVH là tuyến đầu tiên bắt đầu có định mức giường bệnh
nội trú. Vì vậy công tác điều trị cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của
BV huyện, gồm cấp cứu và điều trị một số bệnh thông thường. Công tác điều trị
cũng là một chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của BV huyện.
Thực hiện quyết định 153/2006/QĐ – TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng

chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam
giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, nhà nước đẩy mạnh giao quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính đối với các cơ sở y tế công lập (trong đó có bệnh viện huyện) nhằm phát huy
tính năng động, sáng tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công tác của
cơ sở [19]. Do đó các BVH phải sử dụng các nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất,
đảm bảo công tác khám chữa bệnh, CSSK cho nhân dân, đồng thời tránh tình trạng
quá tải.
1.4. Những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới
- Thiếu hụt nhân lực: Nhân lực y tế toàn cầu, theo mật độ: Ở Châu phi tổng số
cán bộ y tế là 1.640.000 người chiếm tỷ lệ: 2,3 cán bộ y tế/10.000 dân; Vùng lãnh
thổ phía đông Địa Trung Hải có tổng số cán bộ y tế là 2.100.000 người chiếm tỷ lệ:
4,0 cán bộ y tế/10.000 dân; Ở các nước Châu Á thuộc phía Đông – Nam có tổng số
cán bộ y tế là 7.040.000 cán bộ, chiếm tỷ lệ 4,3 cán bộ y tế/10.000 dân; Phía Tây
Thái Bình Dương có tổng số cán bộ y tế là 10.070.000 cán bộ, chiếm tỷ lệ 5,8 cán
bộ y tế/10.000 dân; Châu Âu có tổng số cán bộ y tế là 16.630.000 cán bộ, chiếm tỷ
11
lệ 18,9 cán bộ y tế/10.000 dân; Châu Mỹ có tổng số cán bộ y tế là 21.740.000 cán
bộ, chiếm tỷ lệ 24,8 cán bộ y tế/10.000 dân [27] [39].
Tổ chức y tế thế giới đưa ra tiêu chí là 2,5 cán bộ y tế/10.000 dân, dưới mức
này sẽ không đảm bảo bao phủ 80% dịch vụ CSSK. Do vậy toàn cầu thiếu 4 triệu
bác sỹ, y tá, nữ hộ sinh; 57 quốc gia thiếu 2,4 triệu bác sỹ, điều dưỡng, nữ hộ sinh,
trong đó có 36/37 nước thuộc vùng dưới sa mạc Sahara - Châu phi.
- Phân bố nhân lực y tế giữa các khu vực không đều: Phân bố nhân lực y tế
theo gánh nặng bệnh tật và chi phí y tế, ở những nơi có nhu cầu thấp hơn, chi phí y
tế cao hơn lại có nhân lực y tế dồi dào hơn.
1.4.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam
- Theo quyết định 153/2006 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch
tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến

năm 2020 thì mỗi cụm dân cư huyện hoặc liên huyện có một BVH hoặc bệnh viện
đa khoa khu vực liên huyện, quy mô giường bệnh tuyến I (BV quận, huyện, thị xã)
từ 50 đến 200 giường và tùy theo điều kiện địa lý, dân cư mà cân đối số giường
bệnh theo tỷ lệ 1 giường bệnh phục vụ từ 1500 đến 1700 người dân[19].
- Theo Dự thảo 6 (17/5/2011) của Bộ Y Tế [17], số CBYT/10000 dân của Việt
Nam xếp vào nhóm những nước có tỷ lệ cao tăng từ 29,2 (2001) lên 35,1 (2009).
- Theo thống kê của WHO (2008), tỷ suất ĐD/BS của Việt Nam tương đối
thấp (1,4) trong khi đó của Philippine 5,5; Indonesia 6,1 và của Thái lan là 7,7.
- Theo tác giả Nguyễn Thị Huyền Linh (2004) [25], quy mô các BVH nghiên
cứu ở Ninh Bình 60 – 100 GB; phân bố CBYT không đồng đều; số lượt khám của 1
BS/ ngày có sự khác biệt lớn giữa các BV (4 lượt – 8 lượt); số ca phẫu thuật và thủ
thuật thực hiện được rất thấp; CSSDGB luôn trên 100%.
- Theo Nguyễn Thị Thanh Hương (2005) [26], quy mô của các BVH ở Lào Cai
50 – 100 GB; số CBYT/10000 dân là 8,27 và phân bố không đồng đều; số
BS/10000 dân có xu hướng tăng; số phẫu thuật rất thấp, chênh lệch nhiều giữa các
BV; CSSDGB không đều 64 – 100%.
12
- Theo nghiên cứu của GS.TS Lê Quang Cường [23] về thực trạng quá tải,
dưới tải của hệ thống BV các tuyến cho thấy tình hình quá tải giường bệnh có xu
hướng tăng dần qua các năm.
- Theo tác giả Khương Anh Tuấn và cộng sự (2008) [21], các BV tuyến
Trung ương được nghiên cứu đều hoạt động vượt công suất thiết kế: CSSDGB
luôn từ 165 – 200 %, tỷ lệ CBYT/GB dao động từ 0,57 – 1,09 là quá thấp so với
quy định.
1.5. Một số thông tin chung về thành phố Hà Nội và 3 huyện trong thành phố
Thủ đô Hà Nội là trung tâm thương mại, kinh tế, văn hóa, chính trị của cả
nước. Diện tích sau khi mở rộng là 3.324,92km
2
, mật độ dân số 1.979 người/km
2

,
trong đó có một số quận nội thành như quận Đống Đa mật độ dân số 35.341
người/km
2
. Toàn Thành phố có 29 đơn vị hành chính cấp huyện với 10 quận, 18
huyện và 1 thị xã, 577 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 401 xã, 154 phường và 22
Thị trấn. Tại thời điểm năm 2010 tổng dân số toàn Thành phố Hà Nội là 6.700.000
người[31]. Mỗi năm Hà Nội tăng thêm trung bình khoảng 120 nghìn người, tương
đương dân số 1 quận.
Hà Nội có tỷ lệ tăng dân số cao nhất trong vùng Đồng bằng sông Hồng, một số
quận có tỷ lệ tăng dân số rất cao: quận Hà Đông tăng 8,8%o một năm, huyện Từ
Liêm: 6,7%o và quận Cầu Giấy: 5,95%o.
Trong những năm vừa qua Hà Nội đã phát triển mạnh về các lĩnh vực kinh tế,
văn hóa xã hội, tạo động lực thúc đẩy các địa phương trong cả nước cùng phát triển,
do vậy đời sống và mức thu nhập của người dân từng bước được cải thiện và nâng
cao. Tuy nhiên bên cạnh đó, mật độ dân cư đông cũng ảnh hưởng không ít đến môi
trường sống.
Hà Nội còn có số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước, học sinh, sinh
viên của các trường đại học, cao đẳng, người lao động từ các địa phương khác đến
tìm việc làm. Điều kiện sinh sống của họ rất tạm bợ, thiếu thốn, điều đó ảnh hưởng
trực tiếp đến vấn đề chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô, đặc biệt là
công tác vệ sinh công cộng đang trên đà quá tải, thường xuyên gây ô nhiễm. Mặt
13
khác Thành phố đang trong giai đoạn xây dựng nên cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn
chế, cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đều biểu hiện quá tải nghiêm trọng, thiếu
về số lượng và kém về chất lượng, tại các quận nội thành, một số nơi chưa có hệ
thống thoát nước, tình trạng ứ đọng các chất thải, nước thải trong mùa mưa là điều
kiện cho các loại dịch bệnh phát triển.
Khí thải và tiếng ồn do các phương tiện giao thông gây ra cũng ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe nhân dân.

Chất lượng nguồn nước bề mặt cũng như nước ngầm nhiều vùng ở Hà Nội bị ô
nhiễm nặng, tình trạng thiếu nước cục bộ xảy ra ở không ít nơi. Nhiều gia đình phải dùng
nước giếng khoan, nước chưa xử lý ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân dân.
Huyện Phú Xuyên có địa hình đồng bằng thấp, là vùng trũng, sông Hồng và
sông Nhuệ chảy suốt chiều dọc huyện. Huyện Hoài Đức là huyện giáp nội thành.
Địa hình của huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
Huyện Mỹ Đức là vùng bán sơn địa, nằm ở phía Nam của đồng bằng Bắc Bộ. Kinh
tế của huyện Mỹ Đức chủ yếu là du lịch [42].
Hiện tại Thành phố Hà Nội có 40 bệnh viện Đa khoa, Chuyên khoa có tổng
diện tích 68,91 ha với 8.025 giường bệnh trong đó: 24 bệnh viện đa khoa (11 bệnh
viện Đa khoa Thành phố, 13 bệnh viện Đa khoa huyện) và 16 bệnh viện chuyên
khoa. Ngoài ra Thành phố Hà Nội còn có 20 trung tâm chuyên khoa, bao gồm các
lĩnh vực Y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kiểm dịch Y tế quốc tế, giám
định Y khoa…Hà Nội có 29 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, 577 trạm y tế xã,
phường, thị trấn[30]. Mạng lưới y tế phủ khắp địa bàn, tuy nhiên cơ sở vật chất,
trang thiết bị và nhân lực y tế hiện nay vẫn chưa đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh
của nhân dân, đặc biệt ở các xã ngoại thành.
14
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Toàn bộ các biểu mẫu thống kê y tế của 3 bệnh viện huyện của Thành phố
Hà Nội từ năm 2008 - 2010 gồm các bệnh viện Mỹ Đức, Hoài Đức và Phú Xuyên.
Các biểu mẫu này làm theo quy định của Bộ Y tế.
- Hồ sơ sổ sách và tài liệu sẵn có của các bệnh viện trên gồm báo cáo thống kê
bệnh viện qua 3 năm, danh sách cán bộ y tế của bệnh viện, sổ khám chữa bệnh qua
các năm.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9/2010 đến tháng 4/2011

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu:
Chọn 3 bệnh viện huyện thuộc Thành phố Hà Nội đại diện cho 3 vùng kinh tế
của Thành phố:
- Vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, khó khăn của Thành phố: BV huyện Mỹ Đức
- Vùng đồng bằng: BV huyện Phú Xuyên.
- Vùng giáp nội thành: BV huyện Hoài Đức
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng.
2.3.2. Xác định chỉ số và biến số
2.3.2.1. Thông tin chung
Diện tích, dân số và mật độ dân số.
15
2.3.2.2. Các chỉ số nhân lực
- Chỉ số về số lượng nhân lực: số BS, số DS, số ĐD – NHS, số kỹ thuật viên,
số y sỹ, số CBYT khác.
- Chỉ số về cơ cấu nhân lực: theo tuổi, giới, trình độ chuyên môn ( sau đại học,
đại hoc, cao đẳng, trung học), ĐD – NHS/BS.
- Chỉ số phân bố nhân lực theo lĩnh vực: lâm sàng, cận lâm sàng và quản lý
hành chính.
2.3.2.3. Các chỉ số về hoạt động khám chữa bệnh
- Số GB kế hoạch.
- Số GB thực kê.
- Tổng số lượt khám bệnh.
- Số bệnh nhân điều trị nội trú.
- Số ngày điều trị nội trú.
- Số bệnh nhân chuyển tuyến.
- Số các xét nghiệm.
- Số lần chụp XQ.
- Số lần siêu âm.

- Số ca phẫu thuật.
- Số ca thủ thuật
16
STT Chỉ số, biến số Định nghĩa và cách tính Nguồn thu thập
1 Mật độ dân số Số lượng dân trên 1Km
2
Thống kê báo cáo huyện
2 Tỷ lệ CBYT bệnh viện/
10000 dân
(Tổng CBYT bệnh viện* 10.000)/dân số trung bình của khu
vực
Thống kê báo cáo BVH&bảng
kiểm tra BV
3 Tỷ lệ BS, DS, ĐD-NHS
bệnh viện /10000 dân
(Tổng BS, DS, ĐD-NHS bệnh viện* 10.000)/dân số trung
bình của huyện đó
Thống kê báo cáo BVH&bảng
kiểm tra BV
4 Số CBYT bệnh viện/GB
Tổng CBYT bệnh viện /Giường KH trong năm
Thống kê báo cáo BVH
5 Công suất sử dụng GB
Là tỷ lệ phần trăm sử dụng giường bệnh so với kế hoạch
được giao của một bệnh viện trong một năm xác định
Thống kê báo cáo BVH & bảng
kiểm tra BV
6 Số lượt khám trung bình 1
người dân/1 năm
Tổng số lần khám bệnh của BVH/ dân số trung bình của

huyện đó trong cùng năm.
Thống kê báo cáo BVH
7 Số lượt khám trung bình của
1 BS/ ngày
Tổng số lần khám bệnh của BVH/(số BS của BVH đó
trong cùng năm*264)
Thống kê báo cáo BVH
8 Tổng số BN điều trị nội trú
Số lượt người điều trị nội trú của 1BVH/ dân số trung
bình của huyện đó
Thống kê báo cáo BVH &bảng
kiểm tra BV
9 Số ngày điều trị trung bình
1BN/năm
Tổng số ngày điều trị của 1BVH trong 1 năm/Tổng số
BNNT của BVH đó trong cùng năm
Thống kê báo cáo BVH &bảng
kiểm tra BV
10 Tỷ lệ % BN chuyển tuyến so
với BNNT
(Tổng số BN chuyển tuyến của 1 BVH*100)/Tổng số
BNNT của BVH đó trong cùng năm
Thống kê báo cáo BVH
11 Tỷ lệ phẫu thuật/BNNT/năm
(Số phẫu thuật của 1BVH trong 1 năm*100)/Số BNNT
của BVH đó trong cùng năm
Thống kê báo cáo BVH &bảng
kiểm tra BV
12 Số xét nghiệm và chẩn đoán
hình ảnh/BNNT/năm

(Số xét nghiệm & chẩn đoán hình ảnh của 1BVH trong
1 năm*100)/Số BNNT của BVH đó trong cùng năm
Thống kê báo cáo BVH &bảng
kiểm tra BV
Bảng 2.1: Định nghĩa và cách tính một số chỉ số và biến số nghiên cứu
17
KHUNG LOGIC NGHIÊN CỨU cccccccucưuCỨU
Tổng
số lượt
khám
1 năm
của 3
BVH
CSSD
giường
bệnh
của 3
BVH
Số BN
chuyển
tuyến 1
năm
của 3
BVH
Số ca
phấu
thuật 1
năm
của 3
BVH

Số xét
nghiệm&
chẩn đoán
hình ảnh của
3 BVH
Thu thập TT sẵn có
từ mẫu thống kê
NLYT của 3 huyện
Hà Nội 2008-2010
Thu thập TT sẵn có từ
mẫu thống kê NLYT và
bảng kiểm tra BV của 3
BVH Hà Nội 2008-2010
Thu thập TT sẵn có từ mẫu thống kê
NLYT và bảng kiểm tra BV của 3
BVH Hà Nội 2008-2010
Nghiên cứu định lượng
Thực trạng nhân lực y tế 3 BVH Hà Nội
2008-2010
Hoạt động khám chữa bệnh 3 BVH Hà Nội
2008 - 2010
Nhân
lực y tế
của 3
huyện
Số
lượng
nhân
lực y tế
của 3

BVH
Chất
lượng
nhân lực
y tế của
3 BVH
Cơ cấu
nhân
lực y tế
của 3
BVH
Nhu
cầu
nhân
lực y tế
của 3
BVH
Hoạt động khám bệnh Hoạt động điều trị
18

Chương 3
KẾT QUẢ
3.1.Thông tin chung
Bảng 3.1. Dân số và diện tích các huyện Thành phố Hà Nội năm 2010
STT Tên huyện
Dân số
(người)
Diện tích
(km
2

)
Mật độ dân số
(người/km
2
)
1
Hoài Đức
199424 82,47 2418,14
2
Phú Xuyên
194450 171,10 1136,47
3
Mỹ Đức
179552 230,04 780,53
4
Tổng
573426 483,61 1185,72
Nhận xét:
- Huyện Hoài Đức là huyện có diện tích nhỏ nhất (82,47km
2
) nhưng tập trung
đông dân cư nhất, mật độ dân số lên đến 2418,14 người/km
2
.
- Huyện Mỹ Đức có diện tích lớn nhất nhưng có mật độ dân số thấp nhất chỉ
bằng 1/3 của huyện Hoài Đức.
Bảng 3.2. Tỷ lệ CBYT và giường bệnh từng huyện năm 2010
TT Tên huyện
Số
CSYT

trong
huyện
Số CBYT Số giường bệnh
Trong
huyện
Trong BVH
Trong
huyện
Trong BVH
N % N
%
1 Hoài Đức 36 427 109 25,53 160 160 100
2 Phú
Xuyên
44 517 106 20,50 150 150 100
3 Mỹ Đức 33 435 167 38,39 150 150 100
Nhận xét:
- Số giường bệnh của cả 3 huyện khoảng 150-160 giường.
- CBYT tại BV huyện còn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng CBYT trong huyện (từ
25,53% đến 38,39%).
20
3.2. Nguồn nhân lực
Biểu đồ 3.1: Bình quân GB/10000 dân của từng BVH qua các năm
Nhận xét:
- Số GB/10000 dân trung bình 3 năm của BVH Mỹ Đức là cao nhất 7,54 giường.
- Số GB/10000 dân trung bình 3 năm của BVH Phú Xuyên là thấp nhất 6,93 giường.
- Bình quân số GB/10000 dân trung bình 3 BVH qua các năm có xu hướng tăng từ
6,6 lên 8,03.
Biểu đồ 3.2: Số CBYT/10000 dân của từng huyện qua các năm
Nhận xét:

- Số CBYT/10000 dân trung bình của các huyện qua các năm dao động trong
khoảng từ 18,49 đến 30,31.
21
- Trong 3 năm số CBYT/10000 dân của huyện Phú Xuyên luôn cao hơn số
CBYT/10000 dân của huyện Hoài Đức và Mỹ Đức.
- Số CBYT/10000 dân có xu hướng tăng qua các năm.Chỉ có ở huyện Phú
Xuyên thì số CBYT/10000 dân năm 2010 là giảm.
Biểu đồ 3.3: Số CBYT, BS, ĐD – NHS, DS trung bình 3 BVH qua 3 năm.
Nhận xét:
- Số cán bộ y tế tại các bệnh viện huyện tăng liên tục qua các năm. Sau 3 năm
số CBYT trung bình của các BVH đã tăng lên 20,5%
- Số điều dưỡng, nữ hộ sinh chỉ chiếm khoảng 30,1% số CBYT và có xu
hướng tăng mạnh trong 3 năm qua (tăng lên 51,32%).
- Số bác sỹ tại các BVH năm 2010 tăng lên 11,96% so với năm 2008.
- Số dược sỹ cũng có xu hướng tăng lên trong 3 năm từ 2008-2010.
22

×