Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Giải pháp phát triển thương mại về sản phẩm may mặc trên thị trường Hà Nội của công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.82 KB, 53 trang )

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
“ Giải pháp phát triển thương mại về sản phẩm
may mặc trên thị trường Hà Nội của công ty
TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ ”
Sinh viên: Nilan SIPASEUTH Lớp: K42F1
1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
Chương 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM MAY MẶC TRÊN
THỊ TRƯỜNG HÀ HỘI CỦA CÔNG TY TNHH MAY NHÂN
ĐẠO TRÍ TUỆ ”
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Xác định lý do nghiên cứu đề tài này (sử dụng kết quả điều tra sơ bộ, cơ
sở lý thuyết và thực tế tại công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ về tình hình
phát triển thương mại về sản phẩm may mặc ): lý do đó xuất phát từ khó khăn
cửa nền kinh tế hiện nay, điểm yếu và mục tiêu đạt tới của công ty trong năm
vừa qua .
Như chúng ta đã biết, hiện nay dệt may đang là một trong những
ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam với trên 2000 doanh nghiệp, sử
dụng khoảng 2 trệu lao động, kim ngạch xuất khẩu luôn đứng thứ hai sau
dầu khí, năm 2009 may mặc Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 18%, kim
ngạch xuất khẩu đạt 9.1 tỷ USD đóng góp một con số đáng kể vào thu
nhập quốc dân, nhất là trong tình hình thương mại hóa và toàn cầu hóa
thế giới thì may mặc càng đóng 1 vị trí quan trọng hơn trong việc giao
thương với các nước trên thế giới, đó là nguồn thu ngoại tệ lớn của đất
nước, ngoài ra các công ty may còn góp phần lớn vào việc tạo công ăn
việc làm cho người lao động và phúc lợi xã hội cho đất nước.
Trong những năm gần đây ngành may mặc luôn phát triển vượt bậc
và có được một số thành tựu đáng kể, các đối tác làm ăn ngày càng nhiều


Sinh viên: Nilan SIPASEUTH Lớp: K42F1
2
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
hơn, số lượng đơn đặt hàng tăng lên vì thế số doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực thương mại may mặc ngày càng đông hơn. Tuy nhiên tốc
độ phát triển của sản phẩm này vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi
của nền kinh tế xã hội, phát triển chưa tương xứng với lợi thế và tiềm
năng của các doanh nghiệp hàng may mặc nói chung và đặc biệt là công
ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ nói riêng.
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới hiện nay là đang
trong tình trạng suy thoái kinh tế chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến
kinh tế toàn cầu trong đó có kinh tế của Việt Nam đặc biệt là về sản
phẩm may mặc cuả Việt Nam, thực tế cho thấy kim ngạch xuất khẩu của
sản phẩm may mặc năm 2009 chỉ đạt 9.1 tỷ USD thấp hơn kế hoạch đã
để ra là 9.5 tỷ USD, các công ty dệt may đang gặp rất nhiều khó khăn về
vốn và thị trường đầu ra cho sản phẩm may mặc của mình nên hiện nay
đã có rất nhiều công ty may phải tạm ngừng hoạt động, giảm lực lương
lao động và giảm thời gian sản xuất vì thiếu đơn hàng trầm trọng, khiến
cho một bộ phận công nhân giảm thu nhập, mất việc làm thậm chí có một
số công ty nhât là công ty vừa và nhỏ đang trong bối cảnh bị phá sản vì
không tiêu thụ được sản phẩm vì thế hiện nay một số doanh nghiệp phải
trở lại thị trường nội địa .
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
1.2.1. Xác lập tên đề tài
Sinh viên: Nilan SIPASEUTH Lớp: K42F1
3
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
Từ tính cấp thiết đã nêu , trong giai đoạn thực tập và khảo sát tình

hình thực tế , em xác định đề tài luận văn tốt nghiệp “ Giải pháp phát
triển thương mại về sản phẩm may mặc trên thị trường Hà Nội của
công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ ”

1.2.2. Đối tượng, nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
a. Đối tượng.
Phát triển các quan hệ, các hoạt động trao đổi buôn bán sản phẩm may
mặc của công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ trên thị trường nội địa.
b. Nội dung, nhiệm vụ.
* Tổng quan một số khái niệm cơ bản, cơ sở lý thuyết về phát triển
thương mại sản phẩm may mặc.
- Phát triển thương mại tức là mở rộng quy mô,gia tăng, tốc độ, dịch
chuyển cơ cấu thương mại theo hướng phát triển bền vững, có hiệu quả
cao trong hoạt động thương mại.
- Sản phẩm may mặc là loại sản phẩm có yêu cầu rất phong phú, đa dạng
tùy thuộc vào đối tượng tiêu dùng.
* Điều tra, khảo sát, phòng vấn các chuyên gia, nhà quản lý, về phát
triển thương mại sản phẩm may mặc của công ty TNHH May Nhân Đạo
Trí Tuệ từ 2007-2009 .
Sinh viên: Nilan SIPASEUTH Lớp: K42F1
4
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
* Phân tích đánh giá thực trạng thị trường, thương mại sản phẩm may
mặc.Của công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ từ 2007-2009 thị trường
may mặc bao gồm: thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu đây là
hai thị trường chính mà các doanh nghiệp may đã và đang hướng tới,
nghiên cứu và phân tích thị trường là yếu tố rất quan trọng trong việc
tiêu thụ sản phẩm để nắm vững được nhu cầu của từng thị trường, từng
nhóm người tiêu dùng.

* Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới thương mại sản phẩm may mặc
của công ty. Nhân tố về môi trường, vốn, nguyên vật liệu, thị trường tiêu
thụ sản phẩm may mặc, cơ chế chính sách của nhà nước, pháp luật.
* Các định hướng, mục tiêu phát triển thương mại sản phẩm may mặc
của công ty trong thời gian tới .
* Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp phát triển thương mại sản phẩm
may mặc trong thời gian tới.
Nghiên cứu thị trường Hà Nội , tiết kiệm chi phí sản xuất, đầu tư và
thiết kế sản phẩm mới, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, phát triển
nguồn nhân lực, tổ chức hoạt động marketing như quảng cáo, khuyến
mãi…
1.3 Mục tiêu.
Sinh viên: Nilan SIPASEUTH Lớp: K42F1
5
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
Trên cơ sở phân tích thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
thương mại của công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ, rút ra kết luận,
phát hiện vấn đề cần giải quyết. Từ đó đưa ra các giải pháp đề xuất nhằm
phát triển thương mại sản phẩm may mặc của công ty TTHH May Nhân
Đạo Trí Tuệ trên thị trường Hà Nội .
1.4 Phạm vi.
* Về nội dung: Tập trung nghiên cứu phát triển thương mại sản phẩm
may mặc, khâu tiêu thụ của các doanh nghiệp may mặc nói chung và
công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ nói riêng cùng với các yếu tố tác
động đến nó.
* Về không gian: phân tích hoạt động thương mại trên thị trường Hà
Nội , giới hạn đối với một doanh nghiệp là công ty TNHH May Nhân
Đạo Trí Tuệ.
* Về thời gian: Khảo sát, phân tích thực trạng thương mại sản phẩm may

mặc của công ty May Nhân Đạo Trí Tuệ trong 3 năm 2007-2009, đề xuất
đến 2011 và những năm tiếp theo
1.5 Kết cấu luận văn.
Kết cấu của đề tài gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
Sinh viên: Nilan SIPASEUTH Lớp: K42F1
6
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thương mại sản
phẩm may mặc
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng phát
triển thương mại sản phẩm may mặc của công ty TNHH May Nhân Đạo
Trí Tuệ trên thị trường Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp phát triển thương mại sản
phẩm may mặc của công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ trên thị
trường Hà Nội .
Sinh viên: Nilan SIPASEUTH Lớp: K42F1
7
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
Chương 2: MỐT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT
TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM MAY MẶC .
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Sản phẩm may mặc
Sản phẩm may mặc là sản phẩm thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh
truyền thống, là loại sản phẩm có yêu cầu rất phong phú, đa dạng tùy thuộc vào
đối tượng tiêu dùng, sản phẩm may mặc bao gồm : Sản phẩm da dụng, quần áo
nam nữ, sản phẩm dệt kim.
2.1.2 Thương mại hàng hóa may mặc .

Thương mại sản phẩm may mặc là lĩnh vực trao đổi mua bán sản phẩm
may mặc mà chủ thể, đối tượng kinh doanh là các công ty sản xuất, người tiêu
dùng và thương nhân, quan hệ trao đổi trong thương mại sản phẩm may mặc
bao gồm các quan hệ chủ yếu giữa sản xuất, nhà sản xuất với thương nhân,
thương nhân với nhau, nhà sản xuất và thương nhân với người tiêu dùng. Ngoài
ra, chủ thể tham gia vào thương mại sản phẩm may mặc còn có các nhà môi
giới, tư vấn, giao nhận, quảng cáo, họ là những người cung cấp các dịch vụ hỗ
trợ và thúc đẩy thương mại phát triển.
Trong thương mại sản phẩm may mặc, quan hệ giữa người bán và người
mua được thể hiện trên thị trường thông qua hình thức trao đổi sản phẩm may
mặc – tiền tệ. Các quan hệ trao đổi sản phẩm may mặc được thực hiện bởi các
phương thức mua bán khác nhau diễn ra không chỉ trong phạm vi thị trường nội
địa mà còn mở rộng trên phạm vi thị trường khu vực toàn cầu.
Về bản chất thương mại sản phẩm may mặc không có gì khác thương mại
hàng hóa gồm các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa nhằm mục đích kiếm
lời thông qua thị trường.
Sinh viên: Nilan SIPASEUTH Lớp: K42F1
8
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
2.1.3. Thương mại và sự phát triển thương mại hàng may mặc trên thị
trường nội địa
Thương mại là tổng thể các mối quan hệ gắn liền trao đổi mua bán thông
qua tiền tệ nhằm mục đích thu về lợi nhuận trên thị trường.
Thương mại trên thị trường nội địa phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa các
chủ thể tham gia hoạt động thương mại nhưng giới hạn trong không gian, phạm
vi lãnh thổ một quốc gia, một vùng lãnh thổ của một địa phương.
Sự phát triển thương mại hàng may mặc là quá trình cải thiện, không
ngừng gia tăng về quy mô (sản lượng và trị giá, doanh thu), thay đổi cơ cấu
hàng hóa và thương mại hàng may mặc theo hướng tối ưu, nâng cao chất

lượng, hiệu quả và đảm bảo tính bền vững
Phát triển thương mại sản phẩm may mặc trên thị trường nội địa phản ánh
việc đẩy mạnh các hoạt động gắn liền trao đổi mua bán sản phẩm may mặc của
công ty trong lãnh thổ quốc gia, trên một thị trường nội địa nhất định. Ở đề tài
này được xác định là trên thị trường Hà Nội.
2.2. Các tiêu chí để đánh giá sự phát triển thương mại sản phẩm may mặc
2.2.1. Chỉ tiêu về gia tăng quy mô tiêu thụ
Thể hiện ở sự gia tăng hay tăng trưởng trị giá thương mại (còn gọi là
doanh thu) và sản lượng tiêu thụ. Để đánh giá sự phát triển của thương mại sản
phẩm may mặc trên thị trường về quy mô tiêu thụ người ta sử dụng các chỉ tiêu
sau: Tổng giá trị thương mại, sản lượng, doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra
còn được phản ánh ở tỷ lệ tăng trị giá thương mại hàng năm hoặc qua các thời
kỳ. Cụ thể:
- Tổng giá trị thương mại: Tổng giá trị thương mại sản phẩm trên thị trường nội
địa là toàn bộ doanh thu bán lẻ hàng hóa trên thị trường Hà Nội của các cơ sở
sản xuất kinh doanh.
Tổng giá trị thương mại được tính như sau:
Sinh viên: Nilan SIPASEUTH Lớp: K42F1
9
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
PV
0
=

=
n
i
tii
QP

1
0
*
hoặc PV
ti
=

=
n
i
titi
QP
1
*
Trong đó:
PV
0
: là giá trị thương mại sản phẩm được tính theo giá so sánh.
PV
ti
: là tổng giá trị thương mại sản phẩm i được tính theo năm t
P
i0
: là giá so sánh của các loại sản phẩm i được tiêu thụ trên thị trường Hà Nội
P
ti
: là giá của các loại sản phẩm i được tiêu thụ trên thị trường Hà Nội ở năm t.
Q
ti
: là sản lượng tiêu thụ của các loại sản phẩm i trên thị trường Hà Nội ở năm t

Khi PV tăng theo các năm, các quý hoặc tháng nghĩa là quy mô thương mại sản
phẩm trên thị trường nội địa tăng lên.
- Tăng trưởng trị giá thương mại (doanh thu):
P
1
Q
1
- P
0
Q
0
Trong đó: P
1
Q
1
: là doanh thu năm nghiên cứu.
P
0
Q
0
: là doanh thu năm gốc( năm so sánh)
P : là giá hàng hóa may mặc
Q : là sản lượng tiêu thụ
- Tăng trưởng sản lượng tiêu thụ: Ngoài chỉ tiêu trên thì quy mô về thương mại
còn được phản ánh qua sản lượng tiêu thụ hàng hóa trên thị trường Hà Nội.

Q = Q
1
- Q
0

Trong đó: Q
1
: Sản lượng năm nghiên cứu
Q
0
: Sản lượng năm gốc


Q: Tăng trưởng sản lượng tiêu thụ
Sinh viên: Nilan SIPASEUTH Lớp: K42F1
10
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
Nếu tăng trưởng dương tức thương mại hàng may mặc phát triển về số lượng,
quy mô.
2.2.2. Chỉ tiêu chất lượng
- Tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng nếu cao và đều đặn, ổn định qua các
năm cho thấy thương mại phát triển mạnh, tiềm năng mở rộng trong tương lai.
Ngược lại, nếu tốc độ tăng trưởng cao nhưng không ổn định là biểu hiện của sự
phát triển thương mại chưa vững chắc, hiệu quả.
Tốc độ tăng trưởng =
00
11
QP
QP
- Sự chuyển dịch về cơ cấu: Sự chuyển dịch về cơ cấu sản phẩm trong lĩnh vực
thương mại là sự thay đổi về tỷ trọng của các loại sản phẩm trên thị trường Hà
Nội. Phát triển thương mại được đánh giá là tốt khi sự chuyển dịch cơ cấu theo
xu hướng chung của thế giới, phù hợp với mục tiêu và quan điểm của nhà
nước, của ngành về đường lối phát triển dệt may nói chung và may mặc nói

riêng. Phát triển thương mại tang trưởng tốt khi khi các sản phẩm chuyển dịch
theo hướng tăng các sản phẩm có giá trị cao, giảm dần các sản phẩm thô chưa
qua sơ chế.
Sự chuyển dịch về cơ cấu =
11
11
QP
QP
aa
Trong đó
aa
QP
11
là doanh thu của nhóm hàng a
Nếu nhóm hàng a có giá trị gia tăng nhiều hơn, mà doanh nghiệp chuyển dịch
cơ cấu hàng may mặc sang nhóm hàng này nghĩa là tăng tính hiệu quả, nâng
cao khả năng cạnh tranh, góp phần đảm bảo chất lượng tăng trưởng.
- Năng suất lao động bình quân:
Sinh viên: Nilan SIPASEUTH Lớp: K42F1
Năng suất lao động bình quân =
(%)
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần
11
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
Năng suất lao động bình quân là chỉ tiêu cho thấy trung bình một lao động
thì đóng góp bao nhiêu % vào tổng doanh thu của doanh nghiệp, năng suất lao
động càng lớn thì hiệu quả càng cao.
2.2.3 Phát triển thương mại sản phẩm may mặc với nâng cao hiệu quả và

tính bền vững.
Lợi nhuận của doanh nghiệp là con số phản ánh hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận là phần tiền thu lại được sau khi đã khấu trừ
hết các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanh
của doanh nghiệp. Lợi nhuận càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn hiệu quả,
từ đó phát triển thương mại cũng thu được kết quả tốt.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí sản xuất kinh doanh
Cùng với lợi nhuận, hiệu quả phát triển thương mại có thể được xem xét
qua tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận cho ta biết cứ một đơn vị doanh thu thuần thu được bao
nhiêu đơn vị lợi nhuận ròng. Tỷ suất lợi nhuận càng lớn càng phản ánh doanh
nghiệp sử dụng có hiệu quả các nguồn trong quá trình phát triển thương mại
nói chung.
Nếu lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, tỷ suất lợi nhuận ổn định hay
tăng lên thì hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài chỉ tiêu lợi nhuận, việc phát triển thương mại sản phẩm may mặc
cần đảm bảo:
- Bảo toàn được vốn kinh doanh.
Sinh viên: Nilan SIPASEUTH Lớp: K42F1
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu =
Doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuế
12
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
- Duy trì được việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện
đời sống nhân dân.
- Bảo vệ môi trường, tài nguyên liên quan đến sản phẩm may mặc.
2.3. Các nguyên tắc cơ bản của sự phát triển thương mại sản phẩm may
mặc

2.3.1. Phát triển thương mại sản phẩm theo nguyên tắc thị trường
a. Quy luật cung cầu.
Trong nền kinh tế thị trường, cung cầu là những lực lượng hoạt động trên
thị trường. Cầu được hiểu là nhu cầu của xã hội về hàng hóa được biểu hiện
trên thị trường ở một mức giá nhất định, nó bị giới hạn bởi khả năng thanh toán
của dân cư. Nói cụ thể hơn, cầu là lượng mặt hàng mà người mua muốn mua ở
mức giá nhất định. Cung được hiểu là toàn bộ hàng hóa có trên thị trường và có
thể đưa đến ngay thị trường ở một mức giá nhất định. Nói cụ thể hơn, cung là
lượng một mặt hàng mà người bán muốn ở mức giá nhất định.
Giữa cung và cầu tồn tại một mối quan hệ biện chứng, sự tác động của
chúng hình thành lên giá cả cân bằng hay giá cả thị trường, giá cả đó không thể
đạt được ngay, mà phải trải qua một thời gian dao động quanh vị trí cân bằng.
Khi cung nhỏ hơn cầu có nghĩa là khối lượng hàng hóa cung ứng trên thị
trường không đáp ứng được nhu cầu dẫn đến giá cả thị trường hàng hóa đó tăng
lên. Khi cung bằng cầu có nghĩa là khối lượng hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu sẽ
dẫn đến giá cả cân bằng và không thay đổi. khi cung lớn hơn cầu, tức là khối
lượng hàng hóa cung ứng vượt quá cầu dẫn đến giá cả trên thị trường giảm
xuống.
b. Quy luật giá trị.
Quy luật giá trị là quy luật căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Ở
đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng
của quy luật giá trị.
Sinh viên: Nilan SIPASEUTH Lớp: K42F1
13
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
Theo quy luật giá trị , sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở
hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất
tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình, nhưng giá trị của hàng hóa
không phải quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từng người sản xuất

hàng hóa , mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy muốn bán được
hàng hóa bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải điều chỉnh làm cho
hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp
nhận được.
Trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần
thiết, có nghĩa là trao đổi theo nguyên tắc ngang giá. Sự vận động của quy luật
giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa, vì giá trị là cơ sở của giá cả,
nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hóa nào nhiều giá trị thì giá cả
nó sẽ cao và ngược lại. Sự vận động của giá cả trên thị trường của hàng hóa
xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị và
thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác
dụng.
c. Quy luật cạnh tranh.
Cạnh tranh là một khái niệm rộng, không những tồn tại trong lĩnh vực kinh
tế, mà còn tồn tại trong lĩnh vực xã hội. Trong kinh tế thị trường, các chủ thể
hành vi kinh tế vì lợi ích riêng của bản thân mình mà tiến hành cạnh tranh với
nhau. Cạnh tranh được hiểu là sự đấu tranh giữa các chủ thể hành vi kinh tế
nhằm giành lợi ích tối đa cho mình. Cạnh tranh là yếu tố cơ bản của cơ chế thị
trường, nó là hiện tượng tự nhiên, tất yếu của nền kinh tế thị trường , ở đâu có
sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có cạnh tranh.
2.3.2 Dựa vào tiềm năng và lợi thế so sánh.
- Lợi thế về lao động: Các sản phẩm may mặc có tỷ trọng giá trị lao động sống
cao, lao động của Việt Nam lại nhiều với hơn 80 triệu dân trong đó số người
trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 45 triệu người. Người Việt Nam là người
Sinh viên: Nilan SIPASEUTH Lớp: K42F1
14
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
năng động sáng tạo, có thể tiếp thu nhanh nhạy có kiến thức, khéo tay, thời
gian đào tạo ngắn, tiền lương công nhân thấp (đặc biệt là những vùng ven đô,

nông thôn ) làm cho chi phí đầu tư cũng như giá thành sản phẩm thấp.
- Lợi thế về thị trường: Với việc mở rộng giao lưu kinh tế và chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế, hiện nay Việt Nam là thành viên ASEAN, APEC, WTO và có
hiệp định thương mại với EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ…
- Lợi thế về chính trị: Việt Nam có môi trường chính trị lành mạnh, ổn định,
tạo điều kiện cho việc tăng cường quan hệ quốc tế, đổi mới hoàn thiện cơ chế
chính sách, đào tạo nhân lực…
Những lợi thế trên là nguồn lực vô hình để tạo thuận lợi cho các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng
may mặc.
2.3.3 Dựa vào bối cảnh, môi trường thương mại trong nước và quốc tế.
a. Môi trường thương mại trong nước.
Dệt may là ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.
Trong nhiều năm qua, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may
thế giới và khu vực, ngành dệt may Việt Nam thực sự bước sang thời kỳ phát
triển mới với tóc độ tăng trường cao cả về số lượng và kim ngạch xuất khẩu.
Từ năm 2000 đến nay, ngành dệt may Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng bình
quân trên 20%/năm, thu hút hơn 2 triệu lao động, đóng góp 15% tổng kim
ngạch xuất khẩu cả nước. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã sản xuất được sản
phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, phong phú đáp ứng được các yêu
cầu, đòi hỏi của thị trường. Nhiều cơ chế chính sách như: chính sách đầu tư,
chính sách thương mại-xuất khẩu, chính sách về lao động, thuế… Đã được
chính phủ ban hành và triển khai. Chiến lược tăng tốc ngành dệt may Việt Nam
đến năm 2010 cũng được chính phủ phê duyệt và đề ra định hướng phát triển
2015, 2020. Tuy nhiên nhìn chung ngành dệt may Việt Nam vẫn còn khá xa so
Sinh viên: Nilan SIPASEUTH Lớp: K42F1
15
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
với các nước trong khu vực và thế giới, nhất là về thương hiệu công nghệ còn

lạc hậu, nguồn lực lao động trình độ thấp cùng với công tác quản lý yếu kém đã
hạn chế khả năng phát triển của ngành dệt may trong bối cảnh hội nhập kinh tế
toàn cầu hiện nay.
b. Môi trường thương mại quốc tế.
Hiện nay Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức thương mại khu vực
và thế giới như: ASEAN, APEC, WTO…Vậy nhiều hiệp định thương mại đã
được ký kết: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản…Đây là cơ hội vàng cho các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam để phát triển thương mại và xuất khẩu.
Tuy nhiên trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới hiện nay là
đang trong tình trạng suy thoái kinh tế chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn
đến các doanh nghiệp may mặc. Thực tế cho thấy kim ngạch xuất khẩu
của ngành dệt may năm 2009 may mặc Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng
18%, kim ngạch xuất khẩu đạt 9.1 tỷ USD các công ty may mặc đang gặp
rất nhiều khó khăn về vốn và thị trường đầu ra cho sản phẩm may mặc
của mình, nên hiện nay nhiều doanh nghiệp phải tìm ra các giải pháp: tìm
kiếm thị trường xuất khẩu mới, hướng đến thị trường nội địa để khắc
phục những khó khăn
2.3.4 Dựa vào chính sách phát triển kinh tế, thương mại của Đảng, Nhà
nước.
Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam,
trong những năm qua các doanh nghiệp dệt may luôn được Đảng, Nhà nước
quan tâm bằng nhiều cơ chế chính sách ưu đãi: chính sách thuế và tài chính,
chính sách phát triển mở rộng thị trường và xúc tiến thương mại, chính sách ưu
Sinh viên: Nilan SIPASEUTH Lớp: K42F1
16
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
đãi đầu tư, chính sách về thương mại xuất nhập khẩu, phát triển cây bông nhằm
đáp ứng nguồn nguyên liệu cho ngành dệt may…Những chính sách ưu đãi của
Chính phủ trong thời gian qua cũng như trong thời gian tới sẽ giúp cho các

doanh nghiệp dệt may không ngừng nâng cao sức cạnh tranh, cung cấp cho thị
trường những sản phẩm tốt nhất, hợp với thị hiếu, giá phải chăng. Đó chính là
những yếu tố căn bản, để giúp doanh nghiệp dệt may Việt Nam thành công khi
tham gia cạnh tranh và hội nhập thị trường khu vực và thế giới.
2.4 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm
trước
Đã từng có đề tài nghiên cứu liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm
may mặc của những năm trước:
* Đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực với phát
triển thương mại sản phẩm may mặc của công ty cổ phần may Hai – Hải
Phòng”. Đây là đề tài luận văn tốt nghiệp năm 2008 của sinh viên Trần Thị
Lụa, lớp 40F1, Khoa Kinh tế. Đề tài này chủ yếu nghiên cứu về nguồn nhân lực
tác động vào phát triển thương mại hàng may mặc của công ty chứ không phải
là nghiên cứu về phát triển thương mại hàng may mặc, đề tài này nghiên cứu
sâu về một giải pháp của phát triển thương mại hàng dệt may, đó là giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực.
* Đề tài: “ Đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng dệt kim của công ty dệt may Hà Nội”.
Đây là đề tài luận văn tốt nghiệp năm 2007 của sinh viên Phạm Thanh Hạnh,
lớp 39F6, Khoa Kinh tế. Đề tài này chủ yếu nghiên cứu giải pháp để đẩy mạnh
tiêu thụ hàng dệt kim của công ty dệt may Hà Nội, đề tài này cũng chỉ đi sâu
vào một giải pháp phát triển thương mại hàng dệt may nói chung mà không
nghiên cứu tổng thể giải pháp phát triển thương mại hàng dệt may.
2.5 Phân định nội dung nghiên cứu đề tài.
Sinh viên: Nilan SIPASEUTH Lớp: K42F1
17
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
* Đề tài: “Phát triển thương mại hàng may mặc trên thị trường Hà Nội của
công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ” nghiên cứu các tiêu chí đánh giá sự
phát triển thương mại hàng may mặc, các nhân tố ảnh hưởng và hoạt động có

liên quan nhằm thúc đẩy phát triển thương mại hàng may mặc (tức tăng trưởng
cả về số lượng và chất lượng, hướng tới hiệu quả và tính bền vững) trên thị
trường Hà Nội.
* Đề tài được nghiên cứu trong bối cảnh kinh tế đang dần hổi phục sau khủng
hoảng kinh tế năm 2009, hoạt động thương mại nói chung, xuất khẩu nói riêng
gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi các doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác tiêu thụ
sản phẩm trên thị trường nội địa. Đề tài của em tập trung nghiên cứu các giải
pháp thúc đẩy phát triển thương mại sản phẩm may mặc của công ty trên thị
trường cụ thể là Hà Nội. Đó chính là điều mới và khác biệt trong nội dung và
phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Sinh viên: Nilan SIPASEUTH Lớp: K42F1
18
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA CÔNG TY TNHH MAY NHÂN
ĐẠO TRÍ TUỆ TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
3.1 Phương pháp nghiên cứu các vấn đề phát triển thương mại sản phẩm
may mặc của công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ.
Có rất nhiều phương pháp tiếp cận để phân tích về vấn đề phát triển
thương mại sản phẩm may mặc của công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ.
Đối với đề tài này em đã sử dụng những phương pháp sau:
3.1.1 Phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận duy vật lịch
sử
* Phương pháp duy vật biện chứng
Thể hiện ở mức quan hệ biện chứng giữa các chỉ tiêu, phản ánh sự phát
triển thương mại sản phẩm may mặc hoặc giữa thực trạng phát triển thương
mại sản phẩm may mạc trên thị trường Hà Nội với các nhân tố ảnh hưởng, với

các hoạt động của công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ.
* Phương pháp duy vật lịch sử.
Thể hiện ở những nghiên cứu kết quả thương mại sản phẩm may mặc trên
thị trường Hà Nội của công ty theo các mốc thời gian cụ thể, với các bối cảnh
các yếu tố môi trường vi mô trong nước, các yếu tố nội tại của doanh nghiệp
dệt may. Chẳng hạn, sản phẩm may mặc Việt Nam nói chung và công ty
TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ nói riêng đều đang phải chịu ảnh hưởng của suy
thoái, khủng hoảng kinh tế, nhiều xuất khẩu đều giảm trong cuối năm 2009 và
đầu năm 2010, nhưng những năm trước đó không phải như vậy.
Sinh viên: Nilan SIPASEUTH Lớp: K42F1
19
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
3.1.2 Các phương pháp cụ thể.
3.1.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Quá trình nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập thông tin qua các
nguồn sau:
* Phiếu điều tra trắc nghiệm
Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu nghiên cứu, tiến hành thiết lập phiếu điều
tra bao gồm các câu hỏi liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu việc phát triển
thương mại sản phẩm may mặc của Công ty TNHH may Nhân đạo trí tuệ.
Trên cơ sở các câu hỏi đã chuẩn bị trước có liên quan đến đối tượng
nghiên cứu, tiến hành phát phiếu điều tra ếp lãnh đạo doanh nghiệp, các chuyên
viên trong công ty, nhân viên…bao gồm 15 phiếu điều tra. Trên cơ sở những
tài liệu, thông tin thu thập được, tiến hành xử lý các số liệu, số liệu nào có thể
sử dụng được thì lấy về còn số liệu nào không sử dụng được thì loại bỏ.
*. Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu
Phương pháp phỏng vấn cũng được tiến hành thông qua phiếu phỏng vấn.
Phương pháp phỏng vấn cũng được tiến hành qua hai đợt thực tập. Trong quá
trình thực tập còn tiến hành phát 15 phiếu phỏng vấn chuyên sâu, xin ý kiến

của các chuyên gia về đánh giá thực trạng những khó khăn, tồn tại, nguyên
nhân và thành công, kinh nghiệm, tiềm năng phát triển của công ty trong thời
gian tới. Số phiếu được phát ra tập trung vào các đối tương như giám đốc,
trưởng phòng, phó phòng. Quá trinh phỏng vấn được thực hiện rất thành công,
hai bên trao đổi thông tin một cách cụ thể và rõ ràng về các vấn đề pháp triển
vốn nhân lực.
* Tthu thập thông tin từ nguồn sách báo, tạp trí, ấn phẩm
Ngoài phương pháp điều tra, phỏng vấn để thu thập thông tin trực tiếp từ
doanh nghiệp, còn có thể sử dụng phương pháp khai thác thông tin gián tiếp
thông qua internet, báo chí, tạp trí….
Sinh viên: Nilan SIPASEUTH Lớp: K42F1
20
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
Nắm được nội dung cơ bản của vấn đề nghiên cứu, tiến hành tìm kiếm thông
tin liên quan phục vụ cho việc viết bài thông qua internet với một số trang web
như: moit.gov.vn, vietnamtextile.org.vn,…. Tham khảo những thông tin, tin
tức trong các bản tin từ đó có những đánh giá riêng của bản thân về vấn đề
nghiên cứu.
Bên cạnh đó còn có thể tham khảo thông tin từ các bài báo, tạp trí thương
mại liên quan như thời báo kinh tế, tạp trí khoa học thương mại của trường ĐH
Thương mại,…
3.1.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh số liệu
Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin liên quan tới nội dung vấn đề nghiên
cứu, cần phải sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu, tổng hợp và so sánh. Đây
là một phương pháp hết sức quan trọng và là khâu trọng yếu trong quá trình
viết bài luận.
Dựa trên những thông tin thu thập được, sử dụng kỹ năng tổng hợp dữ liệu
thành một hệ thống logic rồi thực hiện so sánh, dùng các kiến thức chuyên
ngành kinh tế thương mại như thống kê, lập nên các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị

biểu diễn mối quan hệ và sự tăng trưởng của các quá trình tiêu thụ sản phẩm
may mặc qua các năm, cơ cấu các sản phẩm may mặc trên thị trường Hà
Nội…. từ các bảng biểu lập được rút ra những đánh giá tổng quát về tình hình
nghiên cứu trên mọi mặt, tìm ra vấn đề chủ chốt và có những giải pháp đánh
giá cấp thiết.
3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến sự
phát triển thương mại sản phẩm may mặc của công ty TNHH May Nhân
Đạo Trí Tuệ trên thị trường Hà Nội
3.2.1 Khái quát về công ty và đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh
qua các năm 2007, 2008, 2009
Tên thường gọi : Công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ.
Sinh viên: Nilan SIPASEUTH Lớp: K42F1
21
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
Tên giao dịch quốc tế : Tri Tue garment Ltd company.
Trụ sở giao dịch chính : Số 5 – Cầu Diễn – Từ Liêm – Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh : May mặc và gia công hàng may mặc.
Ngày thành lập : 12/01/1994.
Vốn điều lệ ban đầu của công ty: 350.000.000 đồng.
Số cán bộ công nhân viên: 320 người.
Số điện thoại: 84-47642009 Fax: 84-48341366.
Sản phẩm chính của công ty là áo sơ mi, đồng phục văn phòng, ngoài ra
công ty còn sản xuất kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may mặc, may thêu.
Sản phẩm của công ty có đặc điểm là hoàn thiện theo từng công đoạn, mỗi
công nghệ sẽ có đơn giá khác nhau, sản phẩm cuối cùng là cái (chiếc), bộ.
Thị trường của công ty, chủ yếu là ngoài nước như: Hoa Kỳ, EU, Hàn
Quốc,…Những năm gần đây đã quan tâm hơn đến thị trường nội địa (chủ yếu
thị trường Hà Nội, khu vực ngoại thành và một số địa phương lân cận Hà Nội)
3.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Bên cạnh hình thức nhận các hợp đồng gia công may mặc từ các bạn hàng
nước ngoài, công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ cũng tiến hành tự sản xuất
áo sơ mi, áo phông và quần jean để xuất khẩu trực tiếp. Việc điều chỉnh tỷ lệ
giữa hai hình thức kinh doanh này được công ty cân đối qua từng thời kỳ cụ
thể. Trong những năm gần đây, do số lượng đơn đặt hàng đối với hàng sản xuất
của công ty tăng lên, nên công ty chú trọng xuất khẩu trực tiếp nhiều hơn. Với
hình thức xuất khẩu trực tiếp này, công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh
và lợi nhuận thu về lớn hơn rất nhiều so với hoạt động gia công cho khách
hàng.
Sinh viên: Nilan SIPASEUTH Lớp: K42F1
22
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
Để có cái nhìn cụ thể về kết quả tiêu thụ, kết quả sản xuất kinh doanh của
công ty, chúng ta sẽ nghiên cứu số liệu sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần
đây của công ty.
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
STT Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009
So Sánh
(2008-2007)
So sánh
(2009-2008)
1 Tổng số lao động Người 300 300 320 0, (0%) 20 (0.67%)
2 Doanh thu Triệu đồng 20.837 18.759 25.564
-2078
(9,9%)
6805
(36,3%)
3 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 3.368 2.882 3726
-486

(14,4%)
844
(29,28%)
4 Thu nhập bình quân
1 người 1000đ/tháng 1.200 1.300 1.600
100 300
( Nguồn: Phòng Kế toán - Tài vụ )
Qua bảng số liệu ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3
năm qua cụ thể là:
Doanh thu 2008 là 18759 triệu đồng đã giảm so với năm 2007 là 2078
triệu đồng tương ứng 9,9%, trong đó chủ yếu là doanh thu xuất khẩu giảm.
Đồng thời cũng làm cho lợi nhuận sau thế giảm 486 triệu đồng tương ứng
14,4%. Còn doanh thu năm 2009 thì tăng lên 25564 triệu đồng, tăng 36,3% so
với 2008, và lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên 3726 triệu đồng, tăng 29,28% so
với 2008. Nguyên nhân được xác định do tình hình kinh tế năm 2008 bị khủng
hoảng kéo theo doanh thu và lợi nhuận của công ty bị sụt giảm. Tuy nhiên sang
năm 2009, thị trường kinh tế thế giới và trong nước có dấu hiệu phục hồi nhanh
nên doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng tăng lên.
Sinh viên: Nilan SIPASEUTH Lớp: K42F1
23
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
3.2.3. Đánh giá thực trạng phát triển thương mại sản phẩm may mặc của
công ty TNHH may Nhân Đạo Trí Tuệ trên thị trường Hà Nội.
a. Về cơ cấu mặt hàng và doanh thu tiêu thụ
Nhìn vào bảng 3.2, và biểu đồ 3.1 ta thấy: Với công nghệ kỹ thuật hiện đại
cùng với khả năng sáng tạo của đội ngũ công nhân viên, hàng năm công ty đưa
ra thị trường nhiều mẫu mã, chủng loại sản phẩm phong phú nhằm đáp ứng nhu
cầu đa dạng của người tiêu dùng. Công ty TNHH may Nhân Đạo Trí Tuệ đã
sản xuất và tiêu thụ 7 dòng sản phẩm may mặc là: Áo Jacket, sơ mi, quần dài

và áo sooc, quần áo bò, áo dệt kim, quần áo trẻ em, bộ thể thao.Tuy nhiên, mức
độ tiêu thụ các loại may mặc khác nhau. Đáng chú ý là dòng sản phẩm áo sơ
mi, quần áo trẻ em, áo dệt kim, áo Jacket của công ty đang là loại sản phẩm
được ưa thích nhất hiện nay trên thị trường Hà Nội. Các loại sản phẩm may
mặc tốc độ tăng trưởng nhanh. Năm 2007-2008 nền kinh tế trong nước suy
thoái nên sản lượng tiêu thụ các loại sản phẩm có giảm nhưng đến năm 2009
thì sản lượng tiêu thụ tăng mạnh trở lại. Tổng sản lượng tiêu thụ sản phẩm may
mặc trên thị trường Hà Nội của Công ty năm 2007 đạt 58323 chiếc thì đến năm
2008 đạt 50894 chiếc và đến năm 2009 tăng 18564 chiếc đạt 69463 chiếc. Một
số loại sản phẩm tăng mạnh như như Áo sơ mi năm 2009 tăng 2171 chiếc so
với năm 2008, áo quần bò tăng 2330 chiếc so với năm 2008, áo dệt kim tăng
5536 chiếc….
Doanh thu tiêu thụ trên thị trường Hà Nội cũng tăng mạnh từ năm 2007
đến năm 2009: năm 2007 đạt 8850 triệu đồng, năm 2008 giảm nhẹ xuống 7632
triệu đồng. Đến năm 2009 doanh thu tiêu thụ tăng 2785 triệu đồng so với năm
2008 đạt 10408 triệu. Trong đó doanh thu của áo dệt kim tăng mạnh nhất.
Sinh viên: Nilan SIPASEUTH Lớp: K42F1
24
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương
mại
Bảng 3.2. Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ sản phẩm may mặc của Công ty qua 3
năm trên thị trường Hà Nội
Đơn vị: chiếc
Sản phẩm 2007 2008 2009 So sánh
(2007-2008)
So sánh
(2008-2009)
Áo jacket 7650 6864 9270 -786 2406
Áo sơ mi 12903 11045 13216 -1858 2171
Quần dài và áo sooc 7525 6810 9140 -715 2330

Quần áo bò 7823 5000 7048 -2823 2048
Áo dệt kim 8725 8055 13591 -670 5536
Quần áo trẻ em 6775 6520 9462 -255 2942
Bộ thể thao 7622 6600 7736 -1022 1136
Tổng 58323 50894 69463 -7429 18569
( Nguồn: Phòng kinh doanh)
Biểu đồ 3.1. Sản lượng tiêu thụ sản phẩm may mặc của Công ty trên thị
trường Hà Nội
Bảng 3.3 Doanh thu tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng sản phẩm trên thị
trường Hà Nội của Công ty
Sinh viên: Nilan SIPASEUTH Lớp: K42F1
25

×