Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Thảo luận môn quản trị học pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.93 KB, 23 trang )

I. Mục đích của bài thảo luận:
Học xong chương này người học có thể:
A. Về thông tin quản trị
1. Hiểu được bản chất của thông tin quản trị.
2. Biết được chức năng của thông tin quản trị trong một tổ chức
3. Nắm bắt được các yếu tố cơ bản của quá trình thông tin.
4. Hiểu được phương pháp thu thập, xử lý và phổ biến thông tin.
5. Biết cách tổ chức và quản trị hệ thống thông tin trong tổ chức một cách
hiệu quả.
B. Ra quyết định trong quản trị
1. Khái niệm.
2. Các nguyên tắc cơ bản ra quyết định.
3. Yêu cầu với các quyết định.
4. Các bước ra quyết định.
5. Trở ngại của doanh nghiệp, người quản trị khi ra quyết định
II. Một số nội dung lí thuyết
THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ
1. Khái niệm, vai trò của thông tin trong quá trình quản trị kinh doanh
1.1. Khái niệm thông tin
Thông tin là một khái niệm đã có từ lâu đời, là một khái niệm rất rộng.
Tùy thuộc vào từng lĩnh vực nghiên cứu, mà đưa ra những định nghĩa khác
nhau và giới hạn khái niệm đó lại phục vụ mục đích nghiên cứu.
Chẳng hạn:
• Thông tin là nội dung của thế giới bên ngoài được thể hiện trong sự nhận
thức của con người (N.Viner).
• Thông tin là sự chống lại của sự bất định (Shannon.K). - Thông tin là sự
truyền đưa độ đa dạng (Esbi.R).
• Thông tin là thực thể là độ đo tính phức tạp (Mole.A) - Thông tin là xác
suất sự lựa chọn (Iaglom).
• Thông tin là những tín hiệu được thu nhận, được hiểu và được đánh giá
là có ích cho việc ra quyết định (các nhà quản lý kinh tế).


• Thông tin là một phạm trù phản ánh nội dung và hình thức vận động của
các sự vật và hiện tượng. Theo quan điểm hệ thống thì thông tin là sự
hạn chế tính đa dạng của mỗi hệ thống sự vật đối với môi trường, thông
1
tin là tính trật tự của các đối tượng vật chất có những mối liên hệ biện
chứng (các nhà điều khiển học).
• Thông tin là một phạm trù triết học phản ánh sự vận động và tương tác
của các hiện tượng, sự vật và quá trình tư duy (các nhà triết học). Hay
gọn hơn: thông tin là quá trình phản ánh và tiếp nhận phản ánh, biến
phản ánh thành hiểu biết, thành tri thức.
• Thông tin quản lý trong hệ thống kinh tế xã hội là sự phản ánh nội dung
và hình thức vận động, liên hệ giữa các đối tượng, yếu tố của hệ thống
đó và giữa hệ thống đó với môi trường (các nhà xã hội học).
Từ những định nghĩa trên, có thể rút ra khái niệm sau: thông tin kinh tế
là những tín hiệu, được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích trong
việc ra quyết định quản trị kinh doanh của chủ doanh nghiệp.
Một số đặc trưng cơ bản của thông tin
a. Thông tin gắn liền với quá trình điều khiển
Bản thân thông tin không có mục đích tự thân. Nó chỉ tồn tại và có ý
nghĩa trong một hệ thống điều khiển nào đó. Dù thông tin ở bất kỳ hình thức
nào: bảng biểu, ký hiệu, mã hiệu, biểu đồ, xung điện v.v đều có thể dễ dàng
thấy rằng nó là yếu tố cơ bản của một quá trình thành lập, lựa chọn và phát ra
quyết định để điều khiển một hệ thống nào đó, hệ thống này có thể là trong tự
nhiê, trong xã hội hoặc trong tư duy.
b. Thông tin có tính tương đối
Phương pháp phân tích hệ thống để khẳng định tính bất định của một quá
trình điều khiển phức tạp. Tính bất định đó chính là tình trạng không có đey đủ
thông tin. Điều này cũng có nghĩa là mỗi thông tin chỉ là một sự phản ánh chưa
đầy đủ về hiện tượng vào sự vật được phản ánh, đồng thời nó cũng phụ thuộc
vào trình độ và khả năng của nơi phản ánh. Tính tương đối của thông tin thể

hiện rất rõ nét đối với các hệ thống kinh tế xã hội, vì đây là các hệ thống động,
hệ thống mờ, đối với nhiều mặt còn có thể coi là một hệ thống hộp đen.
c. Tính định hướng của thông tin
Thông tin phản ánh mối quan hệ giữa đối tượng được phản ánh và nơi
nhận phản ánh. Đây là một quan hệ hai ngôi.
2
Sơ đồ 1
Từ đối tượng được phản ánh tới chủ thể nhận phản ánh được coi là
hướng của thông tin, thiếu một trong hai ngôi thông tin không có hướng và
thực tế không còn ý nghĩa của thông tin nữa. Trong thực tế, thường được hiểu
hướng của thông tin là từ nơi phát đến nơi nhận.
d. Mỗi thông tin đều có vật mang tin và lượng tin
Hình thức vật lý cụ thể của thông tin là vật mang tin. Có thể so sánh
thông tin là linh hồn còn vật mang tin là cái vỏ vật chất. Để rõ nét khi nói về
vật mang tin người ta sử dụng khái niệm nội dung tin và vật mang tin. Nội
dung tin bao giờ cũng phải có một vật mang tin nào đó. Trên một vật mang tin
có thể có nhiều nội dung tin và thông tin thường thay đổi vật mang tin trong
quá trình lưu chuyển của mình.
Khái niệm vật mang tin rất quan trọng trong tin học - khoa học nghiên
cứu và xử lý thông tin tự động. Hiện nay, xử lý thông tin trên máy tính điện tử
mới chỉ hoàn toàn xử lý lôgic và số học vật mang tin. Còn máy tính suy lý hay
nói cách khác máy tính xử lý theo nội dung tin thì đang là niềm hy vọng là mục
tiêu phấn đấu tiến tới của khoa học máy tính và tin học.
Lý thuyết thông tin có những đóng góp rất quan trọng mang ý nghĩa cách
mạng đó là thông tin đo được. Một trong những đơn vị đo lường là sự đối
nghịch của sự bất định (Entropi) do Shannon K. và M.Iaglom trên cơ sở xác
suất toán học phát minh ra.
Khái niệm khối lượng tin được dùng cho việc đo quy mô của vật mang
tin. Đơn giản có thể gọi là độ dài bản tin. Đơn vị kĩ thuật tin học để đo bản tin
hiện nay là Bit. Một thông tin được mã hóa sang hệ nhị phân (Binary Digit), số

lượng chữ số nhị phân của bản tin đã mã hóa đó chính là độ dài của thông tin.
Trong lĩnh vực quản trị kinh tế - hệ thống phát triển cao nhất của các hệ
thống trong tự nhiên và xã hội, vấn đề thông tin được đề cập trong rất nhiều các
công trình nghiên cứu.
3
Thông tin quản trị kinh doanh là những đại lượng được đo lường, miêu tả
các hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh một cách có chọn lọc để phục vụ quá
trình quản trị kinh doanh.
Thông tin kinh tế thường được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau:
• Các sự kiện và sự hiểu biết của con người về các đối tượng và quá trình
kinh tế, trong đó con người đồng thời cũng là thành phần của chính hệ
thống đó.
• Những mối liên hệ bên trong giữa các đối tượng và thành phần của hệ
thống.
• Những bộ phận và yếu tố phi vật chất của hệ thống như tri thức, phương
hướng tư duy hoạt động, quan hệ tâm lý, yếu tố sinh lý.
• Những thông báo vận động trong hệ thống, hoặc trao đổi giữa hệ thống
này với hệ thống khác, giữa hệ thống và môi trường.
• Những quy định nhận thức chung, hoặc pháp chế chung nhất về sự phối
hợp hành động giữa các đối tượng và thành phần hệ thống.
• Những mục tiêu và nhiệm vụ mà hệ thống và các phần tử trong đó cần
phải thực hiện.
1.2. Vai trò thông tin trong quá trình quản trị kinh tế
Để hiểu rõ vai trò thông tin trong quá trình quản trị càn phải xem xét
khái niệm về các quá trình quản trị - một trong những nội dung nghiên cứu
quan trọng của môn khoa học quản lý. Như đã biết quản trị bao giờ cũng được
xem xét trên hai mặt: mặt cơ cấu và mặt quá trình của sự tác động mà các chủ
thể quản trị tiến hành đối với đối tượng quản trị.
Mặt quá trình của sự tác động được biểu hiện trong những tác động
thường xuyên và tác động định kỳ. Tác động quản trị thường xuyên do các

chức năng quản lý, cơ cấu quản trị, các thể chế hiện hành v.v gây ra. Tác
động loại này có tính ổn định dài ngày và được tiến hành ít cần sự tham gia của
hệ điều khiển.
Tác động quản trị định kỳ kể cả tác động nhất thời, gắn liền với những
quyết định quản trị cụ thể. Nó có đặc điểm là diễn ra trong một thời điểm nhất
định và nhằm vào những mặt khác nhau của đối tượng quản trị trong những
tình huống cụ thể. Do đó, nó được đưa ra và thực hiện khi chủ doanh nghiệp
trực tiếp tiến hành phân tích tình huống chuẩn bị các phương án quyết định
quản trị và thực hiện các quyết định quản trị lựa chọn.
Phương tiện tiến hành đặc trưng cho hoạt động quản trị là thông tin, bởi
vì tác động quản trị đều được chuyển tới người chấp hành thông qua thông tin.
Trong tổng thể tác nghiệp quản trị, các tác nghiệp về thu nhập, truyền đạt và
4
lưu trữ thông tin chiếm tỉ trọng rất lớn. Mặt khác các phương tiện kĩ thuật được
sử dụng trong bộ máy quản trị trong đó đa số có liên quan đến hệ thống thông
tin cũng là các phương tiện trong quá trình quản lý - hai loại phương tiện tiến
hành trên đây có quan hệ bổ sung nhau và đều gắn liền với
hoạt động trí tuệ của cán bộ nhân viên trong bộ máy quản trị. Ngay cả các hoạt
động trí tuệ và suy luận của con người cũng được coi là hoạt động xử lý thông
tin cao cấp đặc biệt.
Quá trình quản trị có thể được trình bày dưới góc độ khoa học hệ thống
và tin học như sau:
Sơ đồ 2
Đối tượng quản trị biến đổi các yếu tố đầu vào dạng vật chất (lao động,
vốn, đất đai ) thành các yếu tố đầu ra nằm trong dạng vật chất cụ thể (sản
phẩm, dịch vụ ).
Tóm lại, vai trò của thông tin trong quản trị kinh doanh là ở chỗ nó làm
tiền đề, làm cơ sở và là công cụ của quản trị kinh doanh, quá trình quản trị kinh
doanh là quá trình thông tin kinh tế.
1.3. Yêu cầu của thông tin kinh tế

Thông tin kinh tế phải bảo đảm các yêu cầu sau:
• Tính chính xác: Nếu đưa tin sai lệch thì quản lý sẽ thất bại.
• Tính kịp thời: Thông tin mà không kịp thời sẽ không có giá trị trong việc
đưa ra quyết định.
• Tính đầy đủ, tính hệ thống, tính tổng hợp: Thông tin phải phản ánh được
mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh.
• Tính pháp lý: quản lý là hoạt động làm giàu trong xã hội nên nói phải
tuân thủ luật pháp và thông lệ quốc tế.
• Tính có ích.
5
• Tính có thẩm quyền: Tránh né, tránh đùn đẩy trách nhiệm.
• Tính tối ưu, tính đầy đủ: Vì muốn có tin phải có tiền, nếu thu nhập nhiều
tin mà không thu nhập nhiều tin mà không dùng tới sẽ rất tốn kém.
• Tính bí mật.
1.4. Vấn đề nhiễu trong hệ thống thông tin
Một nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng tới chất lượng của thông tin
trong hệ thống là vấn đề nhiễu trong quá trình truyền tin.
Nhiễu thông tin là hiện tượng thông tin từ nguồn tới nơi nhận bị sai lệch,
méo mó. Có 3 nguyên nhân dẫn đến nhiễu là:
• Nhiễu vật lý: Do sự cố kĩ thuật gây ra hoặc do ảnh hưởng của môi
trường. Để khắc phục nhiễu này có thể dùng các biện pháp kĩ thuật.
• Nhiễu ngữ nghĩa: Do các hiện tượng ngôn ngữ gây ra như các từ đồng
âm dị nghĩa, dị nghĩa đồng âm, các khái niệm chưa thống nhất hoặc mắc
lỗi văn phạm.
• Nhiễu thực dụng: Do các hiện tượng xã hội gây ra. Tin của người phát và
người nhận có một mối quan hệ về lợi ích. Đây là nguyên nhân thường
xuyên và rất khó khắc phục.
Khi xây dựng hệ thống thông tin cần phải sử dụng nhiều biện pháp đồng
bộ như: giáo dục, kĩ thuật, tổ chức, hành chính, kinh tế v.v để khắc phục tối
đa nhiễu gây ra cho thông tin.

1.5. Cách tổ chức lấy tin
Việc lấy tin có thể thông qua 3 hình thức:
• Do các nhân viên và chuyên gia của bộ phận marketing
• Đi mua tin từ các trung tâm tư vấn về tin.
• Sử dụng nội gián và các hội nghị, các tư liệu trên hội trường.
2. Quyết định quản trị
2.1. Khái niệm
Như đã đề cập ở trên. Quyết định quản trị là phương cách hành động
mang tính sáng tạo của chủ doanh nghiệp (giám đốc) nhằm xử lý một vấn đề đã
chín muồi trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan của hệ thống
bị quản trị và việc phân tích các thông tin về hiện trạng của hệ thống. Từ khái
niệm này có thể xác định nội dung của một quyết định là nhằm để trả lời được
các câu hỏi sau đây: Làm gì? Ai làm? Khi nào làm? Làm ở đâu? Điều kiện vật
chất để thực hiện là gì? Làm như thế nào? Bao giờ kết thúc? Kết quả tối thiểu
phải đạt là gì? Tổ chức kiểm tra và tổng kết báo cáo như thế nào?
2.2. Các nguyên tắc cơ bản ra quyết định
6
a. Nguyên tắc về định nghĩa
Người ta chỉ có thể đạt được một quyết định lôgic khi vấn đề đã được
định nghĩa. Muốn giải quyết có hiệu lực một vấn đề, đầu tiên phải hiểu rõ vấn
đề đó. Thời gian dùng để tìm ra giải pháp cho một vấn đề thường là vô ích, bởi
vì người ta hay tự thỏa mãn trong việc xử lý các diễn biến của nó mà quên
không bàn tới nội dung sâu sắc của nó.
b. Nguyên tắc về sự xác minh đầy đủ
Một quyết định lôgic phải được bảo vệ bằng các lý do xác minh đúng
đắn. Tất cả mọi quyết định lôgic phải được dựa trên những cơ sở vững chắc.
Người ta phải bảo vệ được quyết định đã đề ra bằng cả một tổng thể những sự
việc hiển nhiên và có thể kiểm tra lại để chứng tỏ quyết định đó là hợp lý và
lôgic. Mà một người khác nếu quan sát tình hình cũng dưới góc độ đó và trong
hoàn cảnh đó, thì dù họ có thể có những ý kiến bất đồng hay những định kiến

và lợi ích khác thì họ càng buộc phải đi tới cùng kết luận đó.
c. Nguyên tắc về sự đồng nhất
Thực tế thường xảy ra tình trạng cùng một sự việc, có thể có nhiều quan
điểm, nhiều cách nhìn nhận khác nhau tùy thuộc vào người quan sát và không
gian, thời gian diễn ra sự việc đó. Chẳng hạn, cạnh tranh dưới cơ chế quản lý
bao cấp của các nước XHCN bị coi là một hiện tượng xấu, thì ngày nay tất cả
các nước thực hành nền kinh tế thị trường đều coi là một hiện tượng tất yếu và
lành mạnh. Cho nên ta cần phải xác định một cách rõ ràng những sự việc và để
làm việc đó, cần phải tin chắc rằng ta đã nghĩ tới những sự khác nhau có thể có
do các sự thay đổi về địa điểm hay về thời đại gây ra.
2.3. Yêu cầu với các quyết định
a. Tính khách quan và khoa học
Các quyết định là cơ sở quan trọng đảm bảo cho tính hiện thực và hiệu
quả của việc thực hiện chúng, cho nên nó không được chủ quan tùy tiện, thoát
ly thực tế. Vì quyết định là sản phẩm chủ quan sáng tạo của con người, do đó
đảm bảo tính khách quan không phải là việc đơn giản, nhất là trong những
trường hợp việc thực hiện các quyết định có liên quan đến lợi ích của người ra
quyết định.
Tính khoa học của các quyết định là sự thể hiện của những cơ sở, căn cứ,
thông tin, nhận thức, kinh nghiệm của nhà quản trị trong việc xử lý, giải quyết
những tình huống cụ thể xuất hiện đòi hỏi có sự can thiệp bằng các quyết định
của họ, nó phải tuân thủ đòi hỏi của các quy luật khách quan.
b. Tính có định hướng
7
Một quyết định quản trị bao giờ cũng phải nhằm vào các đối tượng nhất
định, có mục đích, mục tiêu, tiêu chuẩn xác định. Việc định hướng của quyết
định nhằm để người thực hiện thấy được phương hướng công việc cần làm, các
mục tiêu phải đạt. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các quyết định có tính
lựa chọn mà người thực hiện được pháp linh hoạt hơn, sáng tạo hơn trong quá
trình thực hiện quyết định.

c. Tính hệ thống
Yêu cầu tính hệ thống đối với các quyết định trong quản trị kinh doanh
đồi hỏi mỗi một quyết định đưa ra phải nhằm đạt được một nhiệm vụ nhất định,
nằm trong một tổng thể các quyết định đã có và sẽ có nhằm đạt tới mục đích
chung.
d. Tính tối ưu
Trước mỗi vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp thường có thể xây dựng được
nhiều phương án khác nhau cùng nhằm đạt tới mục tiêu. Yêu cầu phải đảm bảo
tính tối ưu có nghĩa là quyết định sẽ đưa ra để thực hiện phải là quyết định có
phương án tốt hơn những phương án quản trị khác và trong trường hợp có thể
được thì nó phải là phương án quyết định tốt nhất.
e. Tính cô đọng dễ hiểu
Dù được biểu hiện dưới hình thức nào các quyết định đều phải ngắn gọn,
dễ hiểu, để một mặt tiết kiệm được thông tin tiện lợi cho việc bảo mật và di
chuyển, mặt khác làm cho chúng đủ phức tạp giúp cho người thực hiện tránh
việc hiểu sai lệch về mục tiêu, phương tiện và cách thức thực hiện.
f. Tính pháp lý
Đòi hỏi các quyết định đưa ra phải hợp pháp và các cấp thực hiện phải
thực hiện nghiêm chỉnh.
g. Tính góc độ đa dạng hợp lý
Trong nhiều trường hợp các quyết định có thể phải điều chỉnh trong quá
trình thực hiện. Những quyết định quá cứng nhắc sẽ khó thực hiện và khi có
biến động của môi trường sẽ khó điều chỉnh được.
h. Tính cụ thể về thời gian thực hiện
Trong mỗi quyết định cần bảo đảm những quy định về mặt thời gian
triển khai, thực hiện và hoàn thành để cấp thực hiện không được kéo dài thời
gian thực hiện.
2.4. Các bước ra quyết định
8
Sơ đồ 3

Quá trình đề ra quyết định bao gồm các bước sau:
a. Sơ bộ đề ra nhiệm vụ
Quá trình ra quyết định phải bắt đầu từ việc đề ra nhiệm vụ, nhưng
không phải bao giờ cũng đề ra được ngay nhiệm vụ môt cách chính xác. Tùy
theo mức độ nghiên cứu những vấn đề mới xuất hiện, giải quyết những vấn đề
này có ảnh hưởng nhiều hay ít đến kết quả của quyết định. Vì thế, trong quá
trình đề ra quyết định, phải làm rõ thêm nhiệm vụ đã đề ra và đôi khi phải thay
đổi nhiệm vụ. Khi đề ra nhiệm vụ, nếu tương tự như những nhiệm vụ đã được
quyết định trước đây, có thể sử dụng kinh nghiệm đã có và đạt ngay được mức
độ chính xác cao. Khi quyết định những nhiệm vụ có nội mới ở bước đầu phải
sơ bộ đề ra nhiệm vụ và làm rõ dần nó trong quá trình quyết định nhiệm vụ.
Muốn đề ra nhiệm vụ, trước hết cen phải xác định:
• Vì sao phải đề ra nhiệm vụ, nhiệm vụ đó thuộc loại nào, tính cấp bách
của nó.
• Tình huống nào trong sản xuất có liên quan đến nhiệm vụ đề ra, những
nhân tố ảnh hưởng đến nhiệm vụ.
• Khối lượng thông tin cần thiết đã có để đề ra nhiệm vụ, cách thu thập
những thông tin còn thiếu.
b. Chọn tiêu chuẩn đánh giá các phương án và các mô hình xử lý
9
Muốn so sánh các phương án một cách khách quan để lựa chọn phương
án tốt nhất cũng như thấy rõ khả năng thực hiện mục đích đề ra cần phải có tiêu
chuẩn đánh giá hiệu quả.
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả phải thể hiện được bằng số lượng, cố gắng
phản ánh đầy đủ nhất những kết quả dự tính sẽ đạt, phải cụ thể, dễ hiểu và đơn
giản.
Thường các tiêu chuẩn được chọn từ các chỉ tiêu: chi phí nhỏ nhất, năng
suất cao nhất, sử dụng thiết bị nhiều nhất, sử dụng vốn sản xuất tốt nhất v.v
Tùy theo mục đích chính của nhiệm vụ được đề ra. Ngoài ra còn có nhiều chỉ
tiêu: chất lượng sản phẩm làm ra, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường

v.v
Việc chọn các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả là quá trình quan trọng và
phức tạp. Nếu không chú ý đến điều này, khi đề ra nhiệm vụ dễ nêu những mục
đích chung chung, do đó dẫn tới những khó khăn lớn khi chọn quyết định.
Các phương án của những quyết định phức tạp được nghiên cứu bằng mô
hình toán học. Mô hình phản ánh hoặc tái tạo đối tượng, thay thế đối tượng để
sau khi nghiên cứu mô hình thu được những thông tin về đối tượng đó. Mô
hình của đối tượng đơn giản hơn và chỉ phản ánh những mặt cơ bản để đạt mục
tiêu. Các mô hình cho phép nghiên cứu các phương án của quyết định với hao
phí về sức lực, phương tiện và thời gian.
Nhờ mô hình và máy vi tính người ta xác định nhanh chóng hiệu quả các
phương án theo tiêu chuẩn đánh giá đã chọn. Trên cơ sở đó, có thể chọn được
phương án quyết định tối ưu.
c. Thu thập thông tin để làm rõ nhiệm vụ đề ra
Chỉ có thể giải quyết đúng đắn một vấn đề nào đó nếu như có thông tin
đầy đủ và chính xác. Lượng thông tin cần thiết phụ thuộc vào tính phức tạp của
nhiệm vụ được xét và phụ thuộc vào trình độ thành thạo, kinh nghiệm của
người ra quyết định. Người lãnh đạo lành nghề có kinh nghiệm khi giải quyết
những vấn đề thường gặp, có thể bổ sung những tin đã nhận được, xuất phát từ
kinh nghiệm của mình trong các trường hợp tương tự. Nhưng cần thiết phải thu
thập mọi thông tin, nếu điều kiện cho phép, về tình huống nhất định. Nếu thông
tin chưa đủ để quyết định vấn đề một cách chắc chắn, phải có biện pháp bổ
sung tin.
Đôi khi cần giải quyết những vấn đề cấp bách và quan trọng, người lãnh
đạo có thể trực tiếp tìm hiểu tình hình tại chỗ. Công việc này thường không tốn
nhiều thời gian mà lại giúp cho người lãnh đạo có thông tin cần thiết, đầy đủ và
chính xác nhất.
10
Không phải tất cả mọi thông tin thu nhận được luôn luôn chính xác đầy
đủ. Trong một số trường hợp, thông tin bị sai lệch đi một cách có ý thức do

xuất phát từ các lợi ích cục bộ, hoặc do phải truyền đạt quá nhiều cấp bậc.
Nhưng đôi khi thông tin bị méo đi một cách vô ý thức vì cùng một hiện tượng
những người khác nhau có thể có những ý kiến chủ quan khác nhau hoặc trong
cạnh tranh nhiều thông tin giả (nhiễu) được các đối thủ tung ra để đánh lạc
hướng đối phương v.v Cho nên, người lãnh đạo phải chú ý tất cả những điều
đó khi đánh giá các nguồn thông tin.
d. Chính thức đề ra nhiệm vụ
Bước này có ý nghĩa rất quan trọng để đề ra quyết định đúng đắn. Chỉ có
thể chính thức đề ra nhiệm vụ sau khi xử lý các thông tin thu được do kết quả
nghiên cứu về tính chất của nhiệm vụ, tính cấp bách của việc giải quyết nhiệm
vụ đó, tình huống phát sinh, việc xác định mục đích và tiêu chuẩn đánh giá hiệu
quả.
e. Dự kiến các phương án quyết định
Nêu những phương án quyết định sơ bộ trình bày dưới dạng kiến nghị.
Những phương án sơ bộ này thường xuất hiện ngay ở bước đề ra nhiệm vụ.
Cần xem xét ko lưỡng mọi phương án quyết định có thể, ngay cả đối với những
phương án mà mới nhìn qua tưởng như không thực hiện được. Trước hết, nên
sử dụng kinh nghiệm đã có khi giải quyết những vấn đề tương tự. Nếu như kinh
nghiệm đó là kinh nghiệm tốt và những phương án riêng biệt đã cho những kết
quả tốt thì nên đưa các phương án đó vào trong số các phương án quyết định.
Tuy nhiên, không nên dừng lại ở đó mà nên tìm các phương pháp giải quyết
nhiệm vụ có hiệu quả hơn.
Có thể dùng phương pháp lập luận lôgic và trực giác của người lãnh đạo
để lựa chọn phương án.
Cần xác định xem xây dựng phương án nào thì có lợi, còn phương án
nào khó thực hiện do nguyên nhân nào đó. Để lựa chọn lần cuối chỉ nên để lại
những phương án quyết định thiết thực nhất, bởi vì số lượng các phương án
càng nhiều thì càng khó phân tích, đánh giá hiệu quả của chúng.
f. Đề ra quyết định
Sau khi đánh giá những kết quả dự tính của quyết định và lựa chọn được

phương án tốt nhất, chủ doanh nghiệp phải trực tiếp đề ra quyết định và chịu
trách nhiệm trực tiếp về quyết định đó.
g. Truyền đạt quyết định đến người thi hành và lập kế hoạch tổ chức
Trước hết quyết định cần được nêu thành mệnh lệnh hay chỉ thị để có
hiệu quả của một văn bản hành chính. Trong bản thân quyết định không phải
11
chỉ dự tính làm cái gì mà còn phải quy định ai làm, ở đâu, khi nào làm và làm
bằng cách nào, ai kiểm tra việc thực hiện quyết định, bao giờ thì kiểm tra và
kiểm tra như thế nào? Tất cả những điều đó tạo thành những tiền đề cen thiết về
tổ chức thực hiện quyết định.
Tiếp theo là tuyên truyền và giải thích trong doanh nghiệp ý nghĩa và
tầm quan trọng của quyết định đã đề ra, những kết quả có thể đạt được của
quyết định ấy. Sau đó vạch phương trình thực hiện quyết định này.
Kế hoạch tổ chức phải xuất phát từ việc quy định rõ giới hạn hiệu lực
của quyết định và phải theo đúng thời hạn đó trong quá trình thực hiện. Việc tổ
chức phải cụ thể và chi tiết, nghĩa là tùy theo tính chất và mức độ phức tạp của
nhiệm vụ đã đề ra mà phân định toàn bộ khối lượng công việc theo các đối
tượng và các khoảng thời gian. Trong kế hoạch phải nêu rõ: Ai làm? Bao giờ
thì bắt đầu? Lúc nào thì kết thúc? Thực hiện bằng phương tiện nào?
Trước khi chỉ đạo tiến trình thực hiện kế hoạch, cần chú ý đặc biệt vấn
đề tuyển chọn cán bộ với số lượng cần thiết và chuyên môn thích hợp. Có ba
yêu cầu quan trọng đối với cán bộ: có uy tín cao trong những vấn đề mà họ sẽ
chỉ đạo giải quyết, được giao toàn quyền khi chỉ đạo thực hiện, có khả năng
tiến hành kiểm tra. Người thực hiện việc kiểm tra nhất thiết không được dính
líu về lợi ích vật chất với đối tượng bị kiểm tra.
Kế hoạch tổ chức cần năng động, sao cho vào thời gian nhất định và tại
một điểm nhất định có thể tập trung được lực lượng chủ yếu.
h. Kiểm tra việc thực hiện quyết định
Kiểm tra tình hình thực hiện quyết định có vai trò quan trọng và nó có
hai ảnh hưởng tới thực tiễn kinh tế. Thứ nhất, kiểm tra tác động tới hành vi của

con người, nâng cao trách nhiệm của họ và động viên họ thực hiện chính xác
những hoạt động đã nằm trong kế hoach. Thứ hai, việc tiến hành kiểm tra liên
tục thúc đẩy sự thực hiện kịp thời và có trình tự các nhiệm vụ đã đặt ra.
Như vậy, tổ chức tốt việc kiểm tra sẽ đem lại cho quá trình thực hiện
quyết định sự linh hoạt cần thiết nếu không, xã hội sẽ chịu những thiệt hại lớn.
Những thiệt hại đó bao hàm những sự trì trệ, sai hỏng v.v xảy ra do các quyết
định không được hoàn thành đúng thời hạn hoặc do kỉ luật lao động bị vi phạm.
Từ đó, người ta thấy rõ mục đích của việc kiểm tra không chỉ là để kịp thời đề
ra những biện pháp khắc phục những lệch lạc đã thấy, hoặc tốt hơn nữa là
nhằm ngăn ngừa việc xảy ra những lệch lạc.
Việc kiểm tra được tổ chức tốt sẽ là một sự liên hệ ngược có hiệu lực tốt,
nếu không nó sẽ không giải quyết kịp thời các vấn đề đang xuất hiện, không
12
khắc phục được các khâu yếu v.v và quá trình quyết định khó tiến hành một
cách bình thường.
i. Điều chỉnh quyết định
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cần thiết phải điều chỉnh quyết định
trong quá trình thực hiện chúng. Các nguyên nhân đó thường là:
• Tổ chức không tốt việc thực hiện quyết định.
• Có những thay đổi đột ngột do nguyên nhân bên ngoài gây ra.
• Có sai lầm nghiêm trọng bản thân quyết định, và một số nguyên nhân
khác.
Không nên do dự trong việc điều chỉnh quyết định khi một tình huống đã
hình thành làm cho một quyết định trước đây đã mất hiệu lực, không còn là một
nhân tố tổ chức mà trái lại trên một chừng mực nào đó đang trở thành nhân tố
phá hoại.
Đối với các quyết định được đề ra trong điều kiện bất định, cần dự kiến
trước những sửa đổi trong quá trình thực hiện chúng. Những điều kiện bất định
thể hiện ở chỗ thông tin không đầy đủ, khiến cho tầm dự đoán bị thu hẹp đáng
kể, nhưng nhiệm vụ lại yêu cầu phải đề ra quyết định không chờ đợi đến khi

hoàn toàn hiểu rõ tình hình.
Trong điều kiện như vậy, khi đề ra quyết định, chủ doanh nghiệp đã xuất
phát từ chỗ là khi tình huống đã lộ rõ hoàn toàn hay khi đã tích lũy được kinh
nghiệm cần thiết thì quyết định sẽ được sửa đổi.
Sự điều chỉnh quyết định không nhất thiết là do xuất hiện tình huống bất
lợi. Chẳng hạn, trong quá trình thực hiện quyết định có thể phát hiện ra những
khả năng mới mà trước đó ta chưa dự kiến được, đem lại kết quả cao hơn kết
quả dự định, vì thế cần có những sửa đổi quyết định.
Chủ doanh nghiệp cần có bản lĩnh, đôi khi phải khắc phục cả sự phản đối
trực tiếp để điều chỉnh quyết định, tránh để tình trạng quyết định quá vô lý gây
nên tâm trạng chán chường cho những người thi hành. Mặt khác, cần chú ý
rằng những sửa đổi nhỏ không căn bản sẽ tạo nên các xáo trộn về mặt tổ chức,
gây ra sự mất tin tưởng ở tính ổn định của nhiệm vụ và dẫn đến những thiệt hại
lớn hơn so với việc không sửa đổi.
k. Tổng kết tình hình thực hiện quyết định
Đây là một yếu tố quan trọng trong công tác quản lý quyết định doanh
nghiệp.Trong mọi trường hợp, không kể là quyết định có được thực hiện đầy đủ
và đúng hạn hay không, đều cần đúc kết các kết quả thực hiện quyết định. Qua
việc đúc kết các kết quả, các tập thể biết được họ có tầm quan trọng xã hội như
thế nào. Đó cũng là sự học tập thực tiễn ngay trên kinh nghiệm của mình, làm
13
phong phú kho tàng kinh nghiệm quản lý, kiểm tra hiệu quả của cách đề ra và
cách thực hiện quyết định quản lý. Trong quá trình tổng kết các kết quả, cần
xem xét chu đáo, tất cả các giai đoạn công tác, phân tích rõ tất cả những thành
công cũng như những sai lầm, thiếu sót, phát hiện hết các tiềm năng chưa được
sử dụng. Hệ thống mọi chỉ tiêu và nhân tố của hoạt động kinh tế, mối liên hệ
qua lại và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. Khi tổng kết cần xây dựng kế
hoạch tổng kết, lựa chọn và kiểm tra những thông tin cần thiết, phân tích và so
sánh các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật, tìm ra nguyên nhân thành công hoặc thất bại
và đánh giá tổng hợp.

2.5. Trở ngại của chủ doanh nghiệp khi ra quyết định
Một vấn đề đã chín muồi và đã được đặt ra, song quyết định có đưa ra
thực hiện được hay không còn tùy thuộc vào động cơ và bản lĩnh của của một
giám đốc.
Để có một quyết định đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào động cơ của người
quyết định ra nó. Những động cơ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định
của giám đốc đó là: lợi ích kinh tế (bao gồm lợi ích cá nhân, lợi ích doanh
nghiệp và lợi ích của xã hội), các ràng buộc và uy tín, trách nhiệm của giám
đốc.
Ngoài việc phụ thuộc vào động cơ, quyết định còn phụ thuộc vào bản
lĩnh của giám đốc tức là người giám đốc có dám chấp nhận rủi ro để vượt qua
mọi trở ngại trong khi ra quyết định hay không.
Các trở ngại thường xảy ra là sự thiếu chuẩn xác, thiếu đồng bộ hoặc bất
hợp lý của hệ thống luật pháp Nhà nước, mâu thuẫn giữa tham vọng và khả
năng có hạn, cuối cùng là sự biến động hàng ngày của thị trường. Tất cả những
khó khăn đó đòi hỏi giám đốc phải có nghị lực mới ra quyết định kịp thời và có
hiệu quả.
III. Bài tập tình huống
BÀI 6: GIÁ TRỊ CỦA THÔNG TIN
Câu 1: Bài học từ phillip A.Mos.
Thông tin được coi là đối tượng lao động, là phương tiện hữu ích của các
nhà quản trị. Nó cung cấp thông tin cần thiết cho việc ra quyết định quản trị:
cung cấp các dữ liệu cần thiết liên quan đến hoạt động của tổ chức, nhận dạng
cơ hội, nguy cơ từ các yếu tố môi trường giúp nhà quản trị nắm bắt tình hình
một cách cụ thể chi tiết từ đó xây dựng và lựa chọn phương án tối ưu giải quyết
14
vấn đề và đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời. Trong tình huống này ta
có thể thấy Phillip Amos đã nắm bắt và xử lý thông tin một cách nhanh chóng,
kịp thời và chính xác mà không phải bất cứ ai cũng có được khả năng đó.
Thứ nhất ta học được ở Phillip khả năng nắm bắt và xử lý thông tin

nhanh nhạy. Chỉ từ một mẩu tin ngắn với mấy chục chữ trên báo nói về tình
hình bệnh dịch gia súc đang lan tràn ở Mêhico ông lập tức nghĩ: nếu thực sự
Mêhico đang có dịch bệnh thì nhất định dịch bệnh đó phải từ bang California
và bang Texas vùng biên giới nước Mỹ tràn vào bởi ông biết được rằng Mêhico
chỉ nhập khẩu thịt gia súc từ hai bang này. Vì vậy ông nghĩ tới thị trường thực
phẩm ở Mĩ - là thị trường mà công ty ông đang tiến hành hoạt động sản xuất
kinh doanh. Theo phân tích của ông thì California và Texas là nguồn cung cấp
thịt chủ yếu cho toàn nước Mỹ nên nếu bệnh dịch thực sự lan tràn thì mặt hàng
thịt sẽ trở lên khan hiếm, thị trường cung ứng thịt sẽ căng thẳng và để ngăn
chặn dịch bệnh chính phủ sẽ nghiêm cấm vận chuyển gia súc… Tất cả những
điều đó sẽ làm giá thịt tăng vọt và ông cho rằng đây là cơ hội tốt cho công ty
của mình để kiếm lợi nhuận một cách dễ dàng - mục tiêu hàng đầu trong kinh
doanh.
Điều quan trọng thứ hai chúng ta có thể rút ra được từ câu chuyện này đó
là chúng ta phải kiểm định tính chính xác của thông tin trước khi sử dụng vì
nếu thông tin không chính xác sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm và khó có
thể cứu vãn được.
Sau khi có thông tin và nhận thấy đó là một cơ hội tốt cho mình kiểm
định tính chính xác của thông tin là việc đầu tiên mà Phillip đã làm. Philip đã
cho nhân viên của mình tới Mêhico thăm dò tình hình để kiểm định chắc chắn
nguồn thông tin trên là đúng hay sai. Không những thế, sau khi đã có thông tin
chính xác là dịch bệnh đang hoành hành ở đó, Phillip còn cho nhân viên theo
dõi các công ty chuyên nhập khẩu và gia công gia súc khác - là đối thủ cạnh
tranh của mình để từ đó đưa ra chiến lược hành động với bước đi đúng đắn
nhất. Khi được biết hầu hết những công ty lớn đều hạn chế hoặc tạm dừng nhập
khẩu và chế biến thịt gia súc ông nhận thấy đây là một cơ hội tốt cho mình.
15
Trong khi các công ty khác đều né tránh cơ hội này thì ông đã mạnh dạn chớp
thời cơ. Phillip đã gom tiền rồi tới bang California và bang Texas mua bò, lợn
sống mau chóng vận chuyển sang vùng Đông nước Mĩ để tích trữ. Và đúng

như theo tính toán của ông sau đó ít lâu, dịch bệnh nhanh chóng tràn sang các
bang lân cận. Chính phủ Mỹ hạ lệnh nghiêm cấm vận chuyển thực phẩm gia
súc từ bang này sang nơi khác nhất là cấm vận chuyển sang vùng phía Đông
nước Mỹ. Ngay lập tức mặt hàng thực phẩm thịt trên toàn nước Mỹ trở nên
khan hiếm, giá thịt tăng cao chóng mặt. Lợi dụng cơ hội này Phillip tung số
hàng ông dự trữ ra thị trường. Chiến lược đúng đắn này cuối cùng đã mang lại
cho công ty ông một khoản tiền lãi khổng lồ lên tới 9 triệu đôla chỉ trong vòng
vài tháng.
Như vậy có thể khẳng định rằng Phillip A.mos đã rất thành công trong
chiến lược kinh doanh này. Đó là nhờ khả năng nắm bắt và xử lý thông tin
nhanh nhạy, chính xác cùng những bước đi,quyết định hết sức đúng đắn. Chỉ từ
một mẩu tin nhỏ, ông đã không bỏ sót mà đã bỏ thời gian và suy nghĩ để suy
đoán, tìm tòi cơ hội cho doanh nghiệp của mình. Ông nhận thấy đó là cơ hội tốt
nhưng không hề vội vàng mà cử nhân viên đi xác minh lại nguồn thông tin đó,
trước khi lấy làm căn cứ ra quyết định quản trị. Có thể nói, Phillip A.mos đã
biết tận dụng được nguồn thông tin mà mình có một cách đầy đủ nhất. Điều đó
chứng tỏ việc nắm bắt và xử lý thông tin là tối cần thiết đối với các nhà quản trị
khi ra quyết định, trong đó yếu tố chất lượng của thông tin là điều quan trọng
làm cho thông tin thực sự có giá trị. Và Phillip A.Mos đã vận dụng tốt điều đó
vào trong quyết định của mình và đã đem lại một khoản lợi nhuận lớn mà bất
cứ nhà quản trị nào cũng muốn làm được như vậy.
Câu 1: Rút ra được điều gì từ các nắm bắt và xử lí thông tin
Cách nắm bắt thông tin ban đầu của ông chỉ là hoạt động hàng ngày của
ông đó là đọc báo lấy được thông tin chứ không phải đi lùng sục tìm kiếm
thông tin, đó chỉ là một sự tình cờ.
Với mấy chục chữ thông tin đó thì nó chẳng có ý nghĩa gì cả, nếu nó
không được xử lý và phân tích. Nhưng với tầm hiểu biết về thị trường thịt lợn,
16
hiểu biết về địa bàn làm ăn của các doanh nghiệp khác, và kinh nghiệm của 1
ông chủ công ty gia công thực phẩm công với vài chục chữ đó thì thông tin này

thực sư có giá trị với ông.
Ông đã phân tích thông tin một cách nhanh nhạy và chính xác. Phân tích
của ông “nếu thực sự Mêhico đang có bệnh dịch thì nhất định dịch phải từ bang
Califormia và bang Texas vùng biên giới nước Mỹ tràn vào. Và bang này cũng
là nguồn cung cấp thịt chủ yếu cho toàn nước Mỹ. Nếu ở bang califormia và
bang Texas thực sự có bệnh dịch thì nhất định thị trường cung ứng thịt sẽ trở
nên căng thẳng, giá thịt sẽ tăng vọt”.
Với cách xử lí thông tin một cách chính xác và tinh tế của ông đã khiến
ông chủ động di tìm kiếm và thu thập thông tin để đưa ra một quyết định đúng
đắn trong việc kinh doanh của ông.
Với lượng thông tin ít ỏi ban đầu mà ông có thì vẫn chưa thể ra được một
quyết định đúng đắn nào cả.
• Ông rất cẩn thận bước đầu ông chỉ cho nhân viên của mình đi xác nhận
thông tin đó là thật hay do một sự sai lầm của báo chí.
Khi có thông tin thì chúng ta không nên tin tưởng ngay vào nguồn
thông tin đó dù nguồn tin đó lấy từ đâu. Vậy nên ban đầu chúng ta phải
kiểm định lại nguồn tin đó là có thật hay chỉ do tin đồn hay do sự nhầm
lẫn nào.
• Khi nhân viên của ông đã xác nhận ở bang Caloformia và bang Texas
đúng là có bệnh dịch đang hoành hành ở đó. Lúc này ông mới bắt đầu đi
sâu vào tìm hiểu thị trường giá súc ở bên califormia va taxas. Đặc biệt
ông đã cho nhân viên tìm hiểu ở các công ti chuyện nhập khẩu và chế
biến thịt gia xúc.
Với một mẩu thông tin như thế ông đã biết khai thác triệt để và
biết cách tìm hiểu để phát triển thêm thông tin đó, để nó có giá trị hơn
với sự ra quyết định của ông (sự chắc chắn khi ra quyết định).
17
Trong tình huống này phillip A.Mos là người không phải là người nhận
thông tin rồi ra quyết định. Mà ông đã phân tích thông tin đó một cách bài bản
rổi tiếp tục tìm kiếm phát triển thêm thông tin đó ra để đưa ra một quyết định

cuối cùng.
Câu 2: Đánh giá về giá trị thông tin đối với việc ra quyết định.
Từ câu chuyện kinh doanh của Phillip Amos ta có thể thấy thông tin có
chất lượng, kịp thời, thích hợp, rõ ràng và đầy đủ, cô đọng và lôgic,… là rất có
giá trị và giữ vai trò to lớn trong việc đưa ra các quyết định của các nhà quản
trị. Việc ra quyết định quản trị gắn chặt với yếu tố thông tin, từ thu thập thông
tin đến xử lý, phân tích, truyền đạt thông tin quản trị.
Thông tin là cơ sở khoa học để các nhà quản trị ra các quyết định hoạt
động của doanh nghiệp,tổ chức của mình để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Thông tin cung cấp các dữ liệu cần thiết liên quan đến hoạt động của tổ
chức, doanh nghiệp. Chẳng hạn như: thông tin về nhân sự, tình hình tài chính,
về các chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của tổ
chức…
Thông tin giúp nhận dạng cơ hội, nguy cơ từ sự thay đổi của môi trường
tác động đến hoạt động quản trị. Chẳng hạn trong trường hợp của Phillip Amos
nhờ nắm bắt kịp thời thông tin về sự thay đổi của môi trường mà Phillip đ ã ra
quyết định đúng đắn mang lại lợi nhuận không nhỏ cho công ty. Thông tin còn
giúp các nhà quản trị xây dựng, lựa chọn phương án tối ưu nhất để gải quyết
các vấn đề nảy sinh.
Nói tóm lại, nguồn thông tin kịp thời, đầy đủ, thích hợp và có chất lượng
là nhân tố vô giá, không thể thiếu được trong quá trình ra quyết định quản trị.
IV. Tình huống mở rộng.
Phá sập hệ thống ngân hàng Anh
Phần I. Kinh tế nước Anh đang trong giai đoạn suy thoái.
NHTW của các nước công nghiệp phát triển đã áp dụng chính sách thắt
chặt tiền tệ trong khi mặt bằng lãi suất của thế giới đang tăng cao. Trong giai
18
đoạn này tình hình kinh tế nước Anh đang suy thoái nghiêm trọng phản ánh qua
một số chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu
a. Sự ra đời hệ thống tỷ giá Châu Âu (ERM)

Vào 13/3/1979 Hệ thống tỷ giá Châu Âu (ERM) được thành lập, hầu hết
các đồng tiền của EU bị buộc vào nhau theo Cơ chế Tỷ giá Hối đoái (Exchange
Rate Mechanism – ERM) của Hệ thống Tiền tệ Châu Âu (European Monetary
System). Hệ thống tỷ giá song phương giữa các đồng tiền thành viên được dao
động trong một biên độ nhất định(2.25%). Riêng nước Anh và Ý là 6%. Đơn vị
tiền tệ Châu Âu – ECU.
Mặc dù đã gia nhập Cộng đồng kinh tế Âu Châu (ECC) từ tháng 4/1970
và đã kí hiệp định EMS nhưng nước Anh lại quyết định không tham gia hệ
thống tỉ giá hối đoái của ECC. Theo thể thức EMS, tỷ giá hối đoái của các nước
thành viên được duy trì trong các giới hạn cụ thể và cũng ràng buộc với đơn vị
tiền tệ Châu Âu và các đồng tiền của các nước thành viên này đều được neo
theo đồng Mark Đức đồng thời có thể dao động không quá 2,25% (trừ Ý là
6%). Nhưng đến tháng 10/1990, Anh quyết định gia nhập ERM cùng với sự
đảm bảo của Chính Phủ là sẽ theo đuổi một chính sách kinh tế và tiền tệ sao
cho có thể phòng ngừa được những biến động về tỷ giá giữa đồng Bảng Anh và
đồng tiền của các nước khác thuộc ERM trong một biên độ giao động tỷ giá là
6%. Lúc này, đồng Pound được neo ở mức 1GBP= 2.95 DEM.
Sau khi bức tường Berlin sụp đổ ngày 9/11/1989, hai miền Đông và Tây
Đức được thống nhất cả về địa lý lẫn chính trị và đồng Mark của Tây Đức được
chọn là đồng tiền chung cho đất nước. Vào thời điểm đó, 1 đồng Mark của Tây
Đức đổi được 4 đồng Mark của Đông Đức. Tình hình lạm phát tại Đức tăng cao
do người dân ở Đông Đức đổ xô đi đổi tiền Tây Đức. Để tránh sự ảnh hưởng
của lạm phát cao đến nền kinh tế mới được thống nhất, NHTW Đức đã quyết
định tăng lãi suất đồng Mark lên cao và duy trì lãi suất cao này trong một thời
gian dài. Khi đồng Bảng Anh neo giá cố định theo đồng Mark Đức thì hiện
tượng lãi suất cao tại Đức đã góp phần làm cho giá trị thực của đồng Bảng bị
giảm sút nghiêm trọng. Cũng chính điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho
19
NHTW Anh trong việc duy trì tỷ giá hối đoái cố định và chỉ có hai phương án
lựa chọn cho NHTW Anh mà thôi, đó là:

• Ngân hàng trung ương Anh phải chuẩn bị sẵn sàn để mua vào một lượng
đồng bảng Anh dư thừa trên thị trường bằng việc bán ra đồng DEM từ
kho dự trữ của mình.
• Tăng lãi suất đồng bảng Anh lên một mức cao để khuyến khích các nhà
quản lý danh mục đầu tư.
b. Nguyên nhân khủng hoảng tài chính nước Anh: ngày thứ tư đen tối (Black
Wednesday)
Cơ chế tỷ giá ERM được xem là “cơ chế tỷ giá bò trườn” khi mà nó dựa
trên một tỷ giá trung tâm, được tính toán dựa trên tỷ giá bình quân gia quyền
của tỷ giá hối đoái của các nước thành viên với quyền số được ấn định dựa trên
tổng sản phẩm quốc dân và hoạt động mậu dịch nội bộ châu Âu tương ứng của
các nước thành viên trong khi giới hạn tỷ giá đồng tiền của các nước thành viên
dao động trong một biên độ hẹp (2.25%, trừ Ý và Anh là 6%). Khi có biến
động bởi nền kinh tế Đức hồi phục quá nhanh đã làm rối loạn tiền tệ của cơ chế
này và tỷ giá trung tâm phải điều chỉnh thường xuyên khiến cho nó trở nên mất
ổn định.
Vào thời điểm này, nền kinh tế của các nước châu Âu đang rơi vào tình
trạng suy yếu và có khả năng xảy ra khủng hoảng. Các nhà đầu cơ bắt đầu có
những hoài nghi về cam kết của các chính phủ là bảo vệ cố định tỷ giá trung
tâm thông qua công cụ lãi suất cao và họ đã tấn công vào các đồng tiền thuộc
ERM mà trước tiên là hai đồng tiền có biên độ cao nhất là đồng Bảng Anh và
đồng Lira Ý. Chính phủ và Ngân hàng trung ương Anh cố gắng để giữ tỷ giá ấn
định là 2.95 DEM/1bảng.
Ngày 16/9/1992 chính phủ Anh chính thức thông báo tăng lãi suất đồng
bảng Anh từ 10% đến 12%, sau đó lại tiếp tục tăng tới 15%, đây là mức lãi suất
cao kỷ lục, do ngân hàng trung ương Anh không có đủ lượng dự trữ đồng DEM
để giữ ấn định mức giá neo 2.95DEM/1Bảng. Những nhà môi giới, đầu cơ và
20
những nhà quản lý danh mục đầu tư vẫn tiếp tục bán đồng bảng Anh.Việc duy
trì lãi suất cao của đồng bảng Anh không thể kéo dài được. Nước Anh buộc

phải thực hiện thả nổi đồng Bảng và đồng bảng rớt giá ngay lập tức.
Tháng 9/1992, nước Anh rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng,
ảnh hưởng dây chuyền tới nền kinh tế một số nước và thế giới và do vậy nước
Anh rất cần phải duy trì lãi suất ở mức thấp. Hành động của George Soros: Nhà
đầu tư có một sự hiểu biết uyên thâm về hệ thống tài chính quốc tế.
Theo giới chuyên môn, thành công của George Soros chính là sự hiểu
biết uyên thâm, nghị lực phi thường cộng với sự phấn đấu không biết mệt mỏi.
Ông thường làm việc liên tục với mỗi đêm chỉ ngủ 2 giờ. Trái với nhiều nhà
kinh tế, học thuyết cơ bản của ông về đầu tư là thị trường tài chính – nơi bất ổn
nhất. Tại đó, các mức giá cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ phụ thuộc vào người mua
và người bán mà đa số họ thường hành động theo cảm tính chứ không bằng
những tính toán lôgic.
PhầnII. Quá trình đầu cơ của George Soros.
Tháng 9/1992, Soros đưa ra lời dự đoán nổi tiếng nhất. Bằng khoản đầu
tư trị giá 10 tỷ USD vào đồng Bảng Anh (GBP), George Soros chính là người
đã làm cho đồng GBP phải rút khỏi hệ thống tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM).
Sau sự kiện bức tường Berlin sụp đổ, đất nước Đức thống nhất hai miền Đông
và Tây. Để tránh tình trạng lạm phát cao, NHTW Đức đã quyết định tăng lãi
suất đồng Mark Đức, làm cho đồng Mark có xu hướng tăng giá so với các đồng
tiền khác và chính điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các đồng tiền
khác thuộc ERM. Theo đó, để giữ cho tỉ giá hối đoái được ổn định, Chính phủ
các nước khác thuộc ERM cũng sẽ phải tăng lãi suất cho đồng tiền của mình và
Soros tin rằng Chính phủ Anh cũng không ngoại lệ vì lúc này tình hình kinh tế
nước Anh đang trong tình trạng suy yếu, tỷ lệ thất nghiệp cao. Theo như Soros
dự đoán thì với tình hình này, trong tương lai không xa, nước Anh chỉ có thể
thực hiện một trong hai hành động sau: hoặc là nước Anh sẽ bán phá giá đồng
Bảng nếu muốn tiếp tục tham gia ERM, hoặc là rút khỏi ERM. Dù nước Anh
có hành động nào đi nữa thì chắc chắn là đồng Bảng cũng sẽ mất giá.
21
+ Quá trình đầu cơ:

Ông đầu cơ giá xuống vào đồng bảng và đầu cơ giá lên vào đồng Mác
bằng cách vay bảng mua Mác, đồng thời còn đầu tư vào các hợp đồng tương lai
và hợp đồng quyền chọn. Giá trị các hợp đồng này cực lớn – $10 tỷ. Khi Soros
và các nhà đầu tư khác thực hiện hợp đồng, họ bán đồng bảng, do vậy tạo nên
sức ép giảm giá với đồng bảng.
+ Các biện pháp chống đỡ của NHTW Anh
Do lượng DEM dự trữ không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường nên đầu
tháng 9/1992, NHTW Anh quyết định vay thêm một khoản khổng lồ là 20 tỉ
DEM nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và bảo vệ tỷ giá cố định so với đồng
DEM của đồng Bảng Anh. Không may là các lực thị trường quá mạnh, làn sóng
tấn công của các nhà đầu cơ vẫn dâng lên rất cao cùng với việc NHTW Đức
không muốn tung thêm đồng DEM ra thị trường ngoại hối vì muốn kìm giữ
mức lạm phát trong nước đã khiến cho mọi cố gắng chống đỡ của NHTW và
Chính phủ Anh bằng biện pháp can thiệp trực tiếp và thị trường ngoại hối trở
nên vô hiệu.
+ Lạm phát của một số nước 1987-1993
Lúc này, NHTW Anh nghĩ đến biện pháp thứ hai là tăng lãi suất cho
đồng Bảng. Điều này đã khiến cho canh bạc tiền tệ trở nên đắt đỏ hơn đối với
các nhà đầu cơ khi mà họ vẫn sẵn sàng từ bỏ lãi suất cao cho đồng Bảng Anh
để nắm giữ đồng Mark bởi lãi suất tăng quá cao lại thể hiện rõ hơn sự bất lực
của Chính Phủ và NHTW Anh trong việc giải quyết khủng hoảng, càng làm
tăng rủi ro cho những ai nắm giữ đồng Bảng. Chính vì vậy mà cố gắng cuối
cùng của chính phủ và NHTW Anh vẫn thất bại khiến cho họ đi đến quyết định
thả nổi đồng Bảng .
+ Khủng hoảng xảy ra
Các ngân hàng trung ương cố gắng bảo vệ tỷ giá cố định, nhưng chẳng
bao lâu chính phủ Anh đành buông tay và rút khỏi ERM. Đồng bảng mất giá
thảm hại so với đồng Mác. Như vậy mặc dù đã nỗ lực can thiệp trên thị trường
ngoại hối và nâng mức lãi suất tăng thêm 5% chỉ trong 1 ngày nhưng trước việc
22

tập trung tấn công vào đồng Bảng của các nhà đầu cơ đã buộc nước Anh phải
chấm dứt tư cách thành viên ERM vào ngày thứ 4 đen tối 16/9/1992 (Black
Wednesday).
Chỉ trong một tháng, quỹ Quantum thu lợi nhuận khoảng 1 tỉ $ từ các
hợp đồng đầu cơ giá xuống vào đồng Bảng Anh và 1 tỉ $ nữa từ các hợp đồng
đầu cơ giá lên vào các đồng tiền châu Âu khác. Tạp chí Economist gọi Soros là
“người phá sập Ngân hàng nước Anh”. Từ đây, mọi hành động, mọi cử chỉ, lời
nói của George Soros đều được hầu hết cư dân ở phố Walls và thị trường tài
chính London chú ý đến bởi họ cho rằng ông là nhân vật số một trong giới tài
chính của thế giới, là một người có khả năng “một tay che cả bầu trời” khi ông
có thể làm mất giá bất kì đồng tiền nào hay gây ra khủng hoảng kinh tế chỉ với
một vài nhận định về thị trường cho công chúng biết hay một hành động đầu tư
một loại chứng khoán hay đồng tiền nào. Cũng chính vì quan niệm này của mọi
người mà ông thường xuyên trở thành nhân vật bị cáo buộc là có liên quan
hoặc là thủ phạm gây ra các cuộc khủng hoảng hay các bất ổn về kinh tế – tài
chính đối với các quốc gia mà ông từng đi qua, đã từng đầu tư vào, thậm chí
nhiều quốc gia không cấp visa cho ông nhằm ngăn cản ông bước vào lãnh thổ
nước họ để tránh những bất lợi có thể xảy ra cho đất nước.
23

×