Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

An toàn vệ sinh thực phẩm nhìn từ gia vị potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.34 KB, 5 trang )

An toàn vệ sinh thực phẩm nhìn từ gia vị
Gần đến dịp lễ Tết, chuyện an toàn vệ sinh thực phẩm
(ATVSTP) đang là đề tài bàn tán râm ran của mọi phụ
nữ từ trong nhà đến ngoài phố.Không chỉ những thực
phẩm chính yếu như rau, cá, thịt… bây giờ, những bà
nội trợ còn chú ý cả đến những gia vị như đường, mắm,
muối, tương… từ khi có những sự việc vi phạm
ATVSTP của mắm và tương.
Thông minh trong cách chọn lựa gia vị
Việc chọn gia vị đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vốn đã
tổn hao rất nhiều giấy mực của báo giới. Tương, ớt, mắm
muối, bột ngọt… là những thực phẩm chỉ mang tính “phụ”
nhưng lại có thể ảnh hưởng đến hương vị món ăn và cả sức
khỏe của người dùng. Ngay cả với những gia vị tưởng
chừng như an toàn như đường thì theo chia sẻ của một số
thương hiệu đường lớn của Việt Nam, vẫn có những loại
đường trôi nổi chứa đựng nhiều mối nguy hại “tàng hình”
cho sức khỏe người tiêu dùng.

Các loại đường trôi nổi tiềm tàng nhiều mối nguy hại cho
người tiêu dùng
Đường nào cũng ngọt 100% từ mía đường tinh khiết?
Không phải tất cả mọi loại đường đều làm từ mía. Nếu
được làm từ mía, không phải tất cả mọi loại đường đều từ
100% mía đường tinh khiết. Đường tinh luyện, nếu được
sản xuất từ 100% mía đường tinh khiết sẽ có vị ngọt thanh
hơn. Mía tự nhiên có chứa nhiều khoáng chất và vitamin
thiết yếu cho cơ thể. Nếu sử dụng công nghệ hiện đại để
sản xuất, tinh chất đường từ mía là một trong những nguồn
bổ sung chất dinh dưỡng thiên nhiên có lợi cho cơ thể một
cách tự nhiên.


Đơn cử, như vị ngọt quá đậm cho một số loại đường tinh
luyện trôi nổi, người tiêu dùng có thể cho rằng đường ngọt
hơn có nghĩa rằng tỷ lệ mía nhiều hơn, tốt hơn. Tuy nhiên,
sự thực không phải thế. Với đường trôi nổi, một số cơ sở
nhỏ lẻ vẫn cố tình tẩm hóa chất làm ngọt với mục đích hấp
dẫn người tiêu dùng “hảo ngọt”. Không chỉ thế, ẩn dưới
những lớp đường trôi nổi trắng mịn, đều đẹp hấp dẫn kia có
thể tồn tại những dư chất từ tẩy trắng vốn ảnh hưởng không
tốt đến sức khỏe người tiêu dùng.
Một thực trạng nữa là đường tinh luyện không nhãn mác có
thể lẫn các tạp chất không tan như cát, đất… có trong quá
trình sản xuất hay chiết sang bao. Tạp chất này chiếm
lượng lớn hay nhỏ tùy thuộc vào nguồn gốc của đường trôi
nổi. Những chất không tan này, cùng với đường sẽ lọt vào
cơ thể người thông qua thức ăn, nước uống, lâu ngày có thể
tích tụ trong cơ thể gây ra những tác hại không tốt.
Giải pháp nào cho người tiêu dùng?
Người tiêu dùng quyết định chọn đường không nhãn mác,
trôi nổi phần lớn vì tin tưởng người bán hoặc vì có thể tiết
kiệm được 2.000-3.000 đồng so với đường có thương hiệu.
Tuy nhiên, khi chọn mua đường trôi nổi, người tiêu dùng sẽ
vô tình chuốc lấy nỗi lo lắng cho bản thân và cả gia đình
khi không biết xuất xứ, thành phần, tác hại có thể có…

Người tiêu dùng nên thận trọng khi quyết định mua đường
trôi nổi
Mặc dù tin tưởng vào người bán nhưng đôi khi, bản thân
người bán có thể không có đủ thông tin về loại đường họ
đang bán, hoặc bản thân người bán cũng không tin vào chất
lượng đường trôi nổi mà chọn sử dụng đường có nhãn mác,

thương hiệu để thực sự an tâm cho sức khỏe. Việc sử dụng
đường trôi nổi tưởng chừng như tiết kiệm được nhiều
nhưng lại có thể gây tác dụng ngược khi người tiêu dùng
gặp trường hợp cân thiếu, đường không phải 100% nguyên
chất mà có lẫn tạp chất…
Việc sử dụng đường trôi nổi, ngoài việc gây hại từ từ cho
sức khỏe, còn là nguyên nhân gây mất mùi vị món ăn, nước
uống mà người nội trợ đã bỏ nhiều công sức để chuẩn bị,
nấu nướng. Do đó, người tiêu dùng nên chọn những loại
đường có thương hiệu đã được các cơ quan chức năng kiểm
chứng về độ an toàn để vừa có thể an tâm về sức khỏe cho
cả gia đình, vừa tự tin vào món ăn sẽ thơm ngon như bản
thân mong muốn.

×