Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

đánh giá qui định pháp luật về văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại VN và thực tiễn thành lập, hoạt động của văn phòng đại diện của công ty nước ngoài ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.43 KB, 24 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ cuối những năm 80, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ xu thế tất yếu của nền
kinh tế mở cửa, thu hút đầu tư không chỉ trong nước mà vươn xa hơn ở nước ngoài. Hàng loạt
các chính sách mở cửa nền kinh tế, ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư ở ngoài đã ra đời. Và
dần dần, nền kinh tế nước nhà đã có những sự chuyển biến rõ rệt nhờ vào các dự án ODA,
BOT, BT , ngày càng nhiều các thương nhân nước ngoài tìm đến và quyết định đầu tư, hoạt
động kinh doanh tại Việt Nam bằng nhiều hình thức khác nhau: thành lập các loại công ty có
vốn góp nước ngoài, hoặc 100% vốn nước ngoài, Bên cạnh đó, một số không ít các đối tác
của Việt Nam không đặt trụ sở trực tiếp hoạt động tại Việt Nam, nhưng họ thành lập các Văn
phòng đại diện tại Việt Nam, thay mặt đại diện cho Công ty của họ hoạt động tại Việt Nam
theo luật định.
Trong thời gian vừa qua, xu hướng hội nhập mở cửa, đã dẫn đến hiện tượng ngày càng
nhiều các công ty nước ngoài lựa chọn hình thức thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam
để thuận tiện và dễ dàng hơn trong hoạt động của mình. Và một trong những vấn đề được khá
nhiều người quan tâm đó là vấn đề liên quan đến thủ tục thành lập và quá trình hoạt động của
các Văn phòng đại diện được diễn ra như thế nào tại Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, đây
cũng là vấn đề có khá nhiều điểm bất cập.
Trước tình hình đó, nhóm tác giả muốn đi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá các quy
định pháp luật về Văn phòng đại diện tại Việt nam, tiếp đó nêu ra một số hạn chế bất cập trong
quá trình thành lập, hoạt động trên thực tiễn của các Văn phòng đại diện tại Việt Nam, hướng
đến hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật về trình tự thủ tục thành lập và hoạt động của
Văn phòng đại diện của Công ty nước ngoài tại Việt Nam. Đó là lý do nhóm tác giả quyết định
chọn đề tài: “Đánh giá qui định pháp luật về văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại
VN và thực tiễn thành lập, hoạt động của Văn phòng đại diện của Công ty nước ngoài ở Việt
Nam”.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài: Tìm ra những vấn đề còn vướng mắc, bất cập trong việc
quy định, thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật liên quan đến thành lập và hoạt động của
Văn phòng đại diện tại của công ty nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng


mong muốn đây cũng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho những độc giả quan tâm đến vấn đề
này.
2
Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích, đánh giá quy định pháp luật liên quan, thực tiễn thành
lập, hoạt động của Văn phòng đại diện của Công ty nước ngoài tại Việt nam, đồng thời chỉ ra
những hạn chế bất cập của quy định định pháp luật cũng như thực tiễn thành lập hoạt động của
Văn phòng đại diện của Công ty nước ngoài tại Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu nhóm tác giả lựa chọn trong đề tài này là các quy định pháp luật
liên quan đến Văn phòng đại diện và thực tiễn thành lập, hoạt động Văn phòng đại diện.
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu quy định pháp luật liên quan đến Văn
phòng đại diện và thực tiễn thành lập, hoạt động Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài
tại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, nhóm tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phân tích, bình
luận, tổng hợp, liệt kê, so sánh,
5. Nội dung
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, sau phần phân tích đánh giá các quy định pháp
luật liên quan đến Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài, đến mục 2, nhóm tác giả tập
trung nêu, phân tích, đánh giá thực tiễn trong quá trình thành lập, hoạt động của Văn phòng
đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam.
3
NỘI DUNG
1. Khái quát về văn phòng đại diện của công ty nước ngoài
Với xu hướng chung của thế giới, phạm vi kinh doanh thương mại không chỉ giới hạn,
gói gọn trong nội bộ quốc gia, mà còn mở rộng hoạt động, đầu tư kinh doanh tại các quốc gia
khác nhau trên thế giới. Do đó thương nhân của các nước luôn mong muốn mở rộng tầm ảnh
hưởng trong kinh doanh của mình tại các quốc gia khác ngoài quốc gia sở tại. Họ có khá nhiều
sự lựa chọn, khi tham gia đầu tư kinh doanh tại các quốc gia trên thế giới, cụ thể, tại Việt
Nam, họ có rất nhiều sự lựa chọn để đầu tư kinh doanh tại Việt Nam: Góp vốn thành lập công

ty, thành lập chi nhánh, thành lập Văn phòng đại diện Trong đề tài này, nhóm tác giả sẽ tập
trung tìm hiểu phân tích rõ hơn các quy định pháp luật liên quan đến Văn phòng đại diện của
các thương nhân nước ngoài là Công ty nước ngoài.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật thương mại 2005, thương nhân bao gồm tổ
chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,
thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Và thương nhân nước ngoài được hiểu là thương
nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được
pháp luật nước ngoài công nhận
1
.
Từ hai quy định nêu trên, ta có khái niệm về Công ty nước ngoài là công ty được thành
lập, đăng ký kinh doanh hợp pháp hoặc được pháp luật nước sở tại công nhận.
Khi mở rộng hoạt động hợp tác đầu tư kinh doanh tại các quốc gia khác, tùy vào quy
định pháp luật cụ thể của từng quốc gia mà họ hướng đến cùng với điều kiện, mong muốn của
thương nhân đó, họ sẽ lựa chọn hình thức hoạt động là công ty, chi nhánh hay Văn phòng đại
diện tại quốc gia đó. Ngày nay, việc các công ty nước ngoài lựa chọn hình thức hoạt động là
Văn phòng đại diện ngày càng phổ biến, rộng rãi hơn.
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của
thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị
trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép
2
.
Hiểu được nhu cầu thiết yếu của các nhà đầu tư, các đối tác nước ngoài, tại Việt Nam,
các nhà làm luật cũng đã quy định khá chi tiết về các vấn đề liên quan đến văn phòng đại diện
của công ty nước ngoài. Bao gồm các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập Văn
phòng đại diện, gia hạn, chấm dứt hoạt động, quyền và nghĩa vụ, phạm vi hoạt động của Văn
1
Khoản 1, Điều 16 Luật thương mại 2005
2
Khoản 6, Điều 3 Luật thương mại 2005

4
phòng đại diện, Tất cả những vấn đề này sẽ được nhóm tác giả lần lượt phân tích đánh giá ở
các phần tiếp theo của đề tài.
2. Một số quy định pháp luật liên quan đến Văn phòng đại diện của Công ty nước
ngoài tại Việt Nam
2.1. Điều kiện và thủ tục thành lập Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài
2.1.1. Điều kiện thành lập Văn phòng đại diện
Thương nhân nước ngoài được thành lập Văn phòng đại diện của mình tại Việt Nam
(sau đây gọi tắt là “Văn phòng đại diện”) theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 22
của Luật Thương mại và Nghị định 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 quy định chi tiết Luật
thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại việc Nam (Nghị
định 72/2006/NĐ-CP), áp dụng trong trường hợp thương nhân đó chuyên hoạt động mua bán
hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá. Theo đó, Thương nhân
nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi đáp ứng được các điều kiện sau
3
:
a) Là thương nhân được pháp luật nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước)
nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp; (quy định
này nhằm đảm bảo tư cách pháp lý của thương nhân nước ngoài khi hoạt động tại Việt
Nam).
b) Đã hoạt động không dưới 01 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh
doanh hợp pháp ở nước của thương nhân.
Tuy nhiên, cho dù đáp ứng được cả hai điều kiện nêu trên, thương nhân nước ngoài vẫn sẽ
không được cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện nếu thuộc một trong các trường
hợp quy định tại Điều 6 Nghị định 72/2006/NĐ-CP, cụ thể:
a) Thương nhân nước ngoài chỉ kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng
hoá, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b) Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại
Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định

c) Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Văn phòng đại diện gây phương hại đến
quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần
phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi
trường.
3
Điều 4 Nghị định 72/2006/NĐ-CP
5
d) Nộp hồ sơ không hợp lệ và không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có
thẩm quyền cấp giấy phép.
Sở dĩ pháp luật phải quy định các trường hợp này, nhằm mục đích bảo vệ các lợi ích
lớn hơn như an ninh – quốc phòng, sức khỏe nhân dân, môi trường ; bảo vệ an ninh trật tự
nền kinh tế trong nước (không được kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh)
Khi quy định về thời hạn 2 năm kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng
đại diện thì thương nhân nước ngoài không được cấp giấy phép mới, mục đích của các nhà
làm luật là xây dựng một cơ chế quản lý đối với các thương nhân nước ngoài, hạn chế các
trường hợp thành lập nhưng không hoạt động và cũng là một hình thức chế tài dành cho họ khi
không tuân thủ các quy định pháp luật, hoạt động sai chức năng Chiếu theo quy định tại
khoản 2 Điều 28 Nghị định 72/2006/NĐ-CP, chúng ta dễ dàng nhận thấy điều đó. Văn phòng
đại diện bị thu hồi giấy phép thành lập trong các trường hợp:
a) Không chính thức đi vào hoạt động trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày được cấp
Giấy phép thành lập;
b) Ngừng hoạt động 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan cấp Giấy phép
thành lập;
c) Không báo cáo định kỳ về hoạt động của Văn phòng đại diện trong 02 năm liên
tiếp;
d) Không gửi báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06
tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản;
đ) Hoạt động không đúng chức năng của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp
luật.
2.1.2. Thủ tục thành lập Văn phòng đại diện

• Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công
thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
b) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương
nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác
nhận. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có
quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất
là 01 năm;
6
c) Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng
minh được sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài
chính gần nhất;
d) Bản sao Điều lệ hoạt động của thương nhân đối với thương nhân nước ngoài là các
tổ chức kinh tế.
Một vấn đề cần lưu ý, các giấy tờ do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp hay xác
nhận trong hồ sơ xin giấy phép thành lập Văn phòng đại diện nêu trên phải được hợp pháp hoá
lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt. Bản dịch, bản sao phải
được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam (Mục 3 Thông tư 11/2006/TT-BTM
ngày 28/9/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định 72/2006/NĐ-CP)
Hồ sơ được gửi tới Sở công thương tỉnh, thành phố nơi dự định đặt văn phòng
4
. Theo
quy định của pháp luật thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công
thương hoàn thành việc thẩm định và cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập Văn
phòng đại diện; gửi bản sao Giấy phép tới Bộ Công thương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Văn phòng
đại diện đặt trụ sở
5
.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ

sơ, cơ quan cấp Giấy phép phải thông báo bằng văn bản để thương nhân nước ngoài bổ sung,
hoàn chỉnh hồ sơ. Hết thời hạn 15 ngày (không bao gồm thời gian thương nhân nước ngoài
sửa đổi, bổ sung hồ sơ) mà không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thì Sở Công
thương phải thông báo băng văn bản cho thương nhân nước ngoài về lý do không cấp giấy
phép.
Lưu ý, Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt
Nam có thời hạn là 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh
doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài.
Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép, Văn phòng đại diện phải
đăng báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong 03 số liên tiếp, phải
chính thức hoạt động và thông báo cho Sở Công thương về việc mở cửa hoạt động tại trụ sở đã
đăng ký
6
.
4
Điều 3 Nghị định 72/2006/NĐ-CP
5
Điều 7 Nghị định 72/2006/NĐ-CP
6
Điều 7 Nghị định 72/2006/NĐ-CP
7
Nhìn chung, quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về điều kiện, thủ tục thành lập
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khá rõ ràng, minh bạch và đầy
đủ.
Việc quy định thương nhân nước ngoài chỉ được thành lập Văn phòng đại diện khi đã
hoạt động không dưới 01 năm kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở
nước của thương nhân cũng như việc quy định trong hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập phải có
Điều lệ và báo cáo tài chính nhằm mục đích đảm bảo thương nhân nước ngoài thực sự muốn
đầu tư vào Việt Nam để hoạt động kinh doanh chân chính, họ có tiềm năng, tiềm lực và mong
muốn mở rộng thị trường, đến gần hơn với khách hàng mục tiêu. Thiết nghĩ đây là một quy

định phù hợp của pháp luật Việt Nam.
Thủ tục đăng ký được quy định cụ thể, một cơ quan duy nhất có thẩm quyền, cấp giấy
phép, thời hạn cấp giấy phép không quá 15 ngày chính là sự thông thoáng của pháp luật
Việt Nam. Thương nhân không tốn quá nhiều thời gian để đăng ký thành lập Văn phòng đại
diện.
2.2. Cấp lại, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của Công ty nước
ngoài
2.2.1. Cấp lại giấy phép thành lập
• Các trường hợp cấp lại Giấy phép thành lập: Điều 11 Nghị định 72/2006/NĐ-CP
Thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại
diện khi:
1. Có sự thay đổi về:
a) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện từ một tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác;
b) Thay đổi tên gọi hoặc thay đổi nơi đăng ký thành lập của thương nhân nước ngoài
từ một nước sang một nước khác;
c) Thay đổi hoạt động của thương nhân nước ngoài.
- Thời hạn: 15 ngày kể từ ngày có sự thay đổi.
- Hồ sơ: khoản 1, 2 Điều 12.
2. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bị mất, bị rách hoặc bị tiêu huỷ.
- Thời hạn: ngay sau khi phát sinh sự kiện.
- Hồ sơ: khoản 3 Điều 12.
8
• Thủ tục cấp lại giấy phép thành lập: Điều 13 Nghị định 72/2006/NĐ-CP.
(a) Trường hợp thay đổi địa điểm trụ sở Văn phòng đại diện từ tỉnh này sang tỉnh khác:
- Thương nhân phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện tại Sở Công
thương nơi đang đặt trụ sở. Không quá 5 ngày làm việc, Sở Công thương xác nhận bằng văn
bản về việc xoá đăng ký thành lập Văn phòng đại diện đã cấp.
- Đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Sở Công thương nơi dự
kiến đặt trụ sở mới. Không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công

thương cấp lại Giấy phép với thời hạn không quá thời hạn còn lại của Giấy phép thành lập
Văn phòng đại diện đã được cấp.
(b) Các trường hợp còn lại:
Không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ cơ quan đã cấp Giấy phép có
trách nhiệm cấp lại Giấy phép với thời hạn không quá thời hạn còn lại của Giấy phép
thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp.
2.2.2. Gia hạn Giấy phép thành lập
• Điều kiện gia hạn Giấy phép thành lập
Thương nhân nước ngoài được gia hạn giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi có
đủ các điều kiện sau đây:
a) Có nhu cầu tiếp tục hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức Văn phòng đại diện;
b) Thương nhân nước ngoài đang hoạt động theo pháp luật của nước nơi thương nhân
đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh;
c) Không có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt
động của Văn phòng đại diện.
• Hồ sơ đề nghị gia hạn: Khoản 2 Điều 14 Nghị định 72/2006/NĐ-CP
• Thời hạn: ít nhất 30 ngày, trước khi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hết hạn,
thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục gia hạn.
Đây được đánh giá là một trong các quy định thông thoáng của Pháp luật Việt Nam.
Nếu Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động hiệu quả và vẫn đáp ứng được
các điều kiện quy định thì tùy theo quyết định của mình (mong muốn được tiếp tục hoạt động
dưới hình thức Văn phòng đại diện), thương nhân được phép yêu cầu cơ quan có thẩm quyền
Việt Nam gia hạn giấy phép thành lập. Thời hạn làm thủ tục gia hạn thực hiện như thời hạn
cấp mới Giấy phép thành lập.
9
2.3. Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài
Về quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện, được quy định cụ thể tại Điều 17, Điều
18 Luật thương mại 2005 và Điều 20 Nghị định 72/2006/NĐ-CP. Theo đó Văn phòng đại diện
của công ty nước ngoài tại Việt Nam có các quyền như sau
7

:
1. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành
lập Văn phòng đại diện.
2. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn
phòng đại diện.
3. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng
đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được
phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng
đại diện.
5. Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
và những nghĩa vụ bao gồm
8
:
1. Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
2. Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho
phép.
3. Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương
nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của
thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của
Luật này.
4. Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp
luật Việt Nam.
5. Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
7
Điều 17 Luật thương mại 2005
8
Điều 18 Luật thương mại 2005

10
Nhìn chung, các quy định về quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện được pháp
luật quy định khá rõ ràng và dễ hiểu, nêu rõ văn phòng đại diện được quyền làm gì và các
nghĩa vụ phải thực hiện.
Trước tiên, xét các quy định về quyền, ta thấy, đây là những quyền hướng đến cho
những mục tiêu thiết yếu nhất cho quá trình hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam,
chẳng hạn, điều quan trọng đầu tiên là nơi đặt trụ sở của Văn phòng, tuyển dụng lao động làm
việc tại Văn phòng, mở tài khoản Ngân hàng để phục vụ tốt hơn cho các giao dịch kinh doanh
thương mại, quyền được khác con dấu riêng phụ vụ cho quá trình hoạt động ký kết theo thẩm
quyền của Văn phòng đại diện Ngoài ra, tại khoản 3, Điều 20 Nghị định 72/2006/NĐ-CP,
còn cho phép người đứng đầu Văn phòng đại diện được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung
hợp đồng đã giao kết khi có văn bản ủy quyền hợp pháp, với điều kiện mỗi lần giao kết hợp
đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết sẽ là một văn bản ủy quyền riêng lẻ. Với quy định
này, đã tạo nên sự linh hoạt hơn cho hoạt động của Công ty ở nước ngoài, khi họ không thể
trực tiếp tham gia ký kết, sửa đổi, bổ sung hợp đồng tại Việt Nam, chỉ cần họ gửi Văn bản ủy
quyền hợp lệ sang Việt Nam, thì việc ký kết, sửa đổi bổ sung hợp đồng đã ký kết sẽ được diễn
ra nhanh chóng, kịp thời, hướng đế bảo vệ tối đa quyền lợi của các bên.
Thứ hai, về các quy định về nghĩa vụ, một văn phòng đại diện không được phép thực
hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam, không được phép giao kết hợp đồng (ngoại trừ
các hợp đồng được quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 17 LTM), và, như đã trình bày ở trên,
Trưởng văn phòng đại diện chỉ được phép giao kết, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của
thương nhân nước ngoài khi có giấy ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài. Như
vậy, với quy định này ta có thể hiểu, mặc nhiên Văn phòng đại diện không có quyền trực tiếp
thực hiện ký kết các loại hợp đồng hay tham gia các hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam,
chỉ được thực hiện quyền này một cách gián tiếp thông qua sự ủy quyền hợp pháp từ thương
nhân ở nước ngoài đối với từng giao dịch cụ thể. Quy định này đã giới hạn phần nào quyền
của Văn phòng đại diện, quy định như vậy khá hợp lý, bởi lẽ, công ty ở nước ngoài, họ không
trực tiếp quản lý được Văn phòng đại diện, quy định này của pháp luật phần nào giúp họ kiểm
soát tốt hơn Văn phòng đại diện của họ tại nước đối tác. Đồng thời, nước đối tác cũng sẽ yên
tâm hơn khi giao kết các hợp đồng, đảm bảo rằng các giao dịch của họ với Văn phòng đại diện

(nếu có) thì đều có sự thể hiện ý chí của công ty ở nước ngoài, vì theo quy định của pháp luật,
Văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân và người đứng đầu Văn phòng đại diện chỉ
thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm quy và thời hạn được ủy quyền
9
.
9
Khoản 4, Điều 92 Bộ luật dân sự 2005.
11
Về các hoạt động xúc tiến thương mại Văn phòng đại diện được phép hoạt động theo
quy định của Luật thương mại 2005. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh
lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi khác
10
. Hiểu một cách logic thì xúc tiến thương mại là một trong
những loại hoạt động thương mai nhằm mục đích sinh lợi. Tuy nhiên khi quy định nghĩa vụ
của văn phòng đại diện thì LTM 2005 lại quy định rằng “không được thực hiện hoạt động sinh
lợi trực tiếp” và “chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại mà luật này cho
phép”. Luật quy định như vậy làm cho người áp dụng luật dễ hiểu lầm, thậm chí sẽ cảm thấy
mâu thuẫn ngay trong chính quy định của Luật, thêm vào đó, các hoạt động xúc tiến thương
mại được phép hoạt động lại quy định rời rạc trong Luật Thương mại 2005.
Nhìn chung, phần lớn các hoạt động xúc tiến đó sẽ được thực hiện thông qua sự ủy
quyền của thương nhân ở nước ngoài, và vì mục đích phục vụ cho hoạt động kinh doanh của
chính thương nhân đó. Chẳng hạn, Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp
thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại. Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền,
Văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo
thương mại để thực hiện quảng cáo cho thương nhân mà mình đại diện
11
. Hoặc, Văn phòng đại
diện của thương nhân không được trực tiếp trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ của thương
nhân do mình đại diện, trừ việc trưng bày, giới thiệu tại trụ sở của Văn phòng đại diện đó.

Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, Văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với
thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để thực hiện trưng
bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân mà mình đại diện
12

Luật đã không quy định rõ các hoạt động xúc tiến thương mại nào mà luật cho phép
mà chỉ có thể hiểu gián tiếp thông qua các quy định như vừa nêu. Theo nhóm tác giả, quy định
như vậy là chưa hợp lý, nên hướng đến quy định tập trung các hoạt động Văn phòng đại diện
được phép thực hiện, nêu cụ thể đó là những hoạt động nào sẽ tạo sự thuận lợi hơn cho hoạt
động các Văn phòng đại diện, thu hút sự quan tâm hơn của các đối tác từ nước ngoài.
Liên quan đến nghĩa vụ về việc không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại
Việt Nam và các hoạt động xúc tiến thương mại được phép thực hiện sẽ được nhóm tác giả
trình bày chi tiết, và cụ thể ở phần phạm vi hoạt động của Văn phòng đại diện tại mục 2.3 của
đề tài.
10
Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005.
11
Khoản 2 Điều 103 Luật thương mại 2005.
12
Khoản 2 Điều 118 Luật thương mại 2005
12
Về phạm vi đại diện, theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 72/2006/NĐ-CP,
“Văn phòng đại diện không được thực hiện chức năng làm đại diện cho thương nhân khác,
không được cho thuê lại trụ sở Văn phòng đại diện”. Một văn phòng đại diện tại Việt Nam chỉ
được thực hiện chức năng đại diện cho một thương nhân ở nước ngoài, nhằm đảm bảo chức
năng chuyên môn, là đại diện hình ảnh cho thương nhân nước ngoài đó tại Việt Nam, không bị
nhầm lẫn với một thương nhân nào khác, tập trung hoạt động xây dựng hình ảnh, xúc tiến hoạt
động thương mại theo luật định cho duy nhất thương nhân mình đại diện. Ngoài ra, Luật
không cho phép Văn phòng đại diện cho thuê lại trụ sở Văn phòng đại diện, quy định này
được nêu ra gây cho người đọc sự khó hiểu, một vấn đề liên quan đến các quy định về giao

dịch bất động sản, phải chăng, việc nêu ra quy định như vậy nhằm hướng đến ngăn chặn mục
tiêu hoạt động sinh lợi của Văn phòng đại diện, rằng cho thuê lại trụ sở Văn phòng để thu lợi,
tránh sự lạm dụng hoạt động này để làm việc bất chính ảnh hưởng đến hình ảnh của Văn
phòng đại diện.
Một nghĩa vụ nữa cũng khá quan trọng, các Văn phòng đại diện của Công ty nước
ngoài phải chú ý là chế độ báo cáo, định kỳ hàng năm, trước ngày làm việc cuối cùng của
tháng 01 năm kế tiếp, Văn phòng đại diện phải gửi báo cáo bằng văn bản về hoạt động trong
năm của mình tới cơ quan cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
13
, cụ thể là Sở Thương
mại tại Tỉnh thành đặt Văn phòng đại diện. Đây là nhiệm vụ bắt buộc, vì thông qua việc báo
cáo này, cơ quan quản lý sẽ biết được hoạt động thực tế của Văn phòng đại diện, đó cũng sẽ là
cơ sở để xem xét, đánh giá liệu có cho phép gia hạn thời hạn hoạt động hoặc chấm dứt hoạt
động Văn phòng đại diện.
Tuy quy định về quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện còn một số hạn chế nhất
định, nhưng xét về tổng thể tương đối rõ ràng, dễ hiểu. Ngoài ra, nếu xét về góc độ kinh tế, thị
trường Việt Nam hãy vẫn còn là một thị trường mới cho nên các thương nhân nước ngoài vẫn
còn động thái thăm dò trước khi có quyết định có nên đầu tư vào hay không thì giải pháp mở
văn phòng đại diện là giải pháp tối ưu dành cho họ.
2.4. Phạm vi hoạt động của Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật thương mại 2005, Văn phòng đại diện hoạt
động trong phạm vi tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà
pháp luật Việt Nam cho phép.
Những hoạt động của Văn phòng đại diện được luật Việt Nam cho phép được hướng
dẫn cụ thể tại Nghị định 72/2006/NĐ-CP bao gồm
14
:
13
Khoản 1 Điều 19 Nghị định 72/2006/NĐ-CP
13

• Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc;
• Xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
• Nghiên cứu thị trường để thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá, cung ứng và tiêu dùng
dịch vụ thương mại của thương nhân mà mình đại diện;
• Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết với các đối tác Việt Nam
hoặc liên quan đến thị trường Việt Nam của thương nhân nước ngoài mà mình đại diện;
• Các hoạt động khác mà pháp luật Việt Nam cho phép.
Có thể thấy, chức năng tìm hiểu thị trường và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương
mại giúp các công ty nước ngoài tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội kinh doanh của văn phòng đại diện
gần như không được triển khai qua những nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện được
pháp luật cho phép.
Nghị định 72/2006/NĐ-CP quy định Văn phòng đại diện thực hiện chức năng xúc tiến
xây dựng các dự án hợp tác của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; và theo dõi, đôn đốc
việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết với các đối tác của thương nhân nước ngoài mà mình
đại diện. Cho đến thời điểm này, chưa có văn bản nào hướng dẫn Văn phòng đại diện được
phép thực hiện những hoạt động gì để “xúc tiến xây dựng” và “đôn đốc việc thực hiện”. Liệu
Văn phòng đại diện có được phép tiến hành đàm phán các hợp đồng hợp tác của công ty nước
ngoài để “xúc tiến xây dựng”, hay tham gia vào quá trình thực hiện hợp đồng mà công ty đó
đã ký kết để “theo dõi, đôn đốc việc thực hiện” hay không. Như đã phân tích về phần quyền
của Văn phòng đại diện, chỉ với chức năng tìm hiểu thị trường và thực hiện các hoạt động xúc
tiến thương mại như luật quy định thì Văn phòng đại diện không thể chủ động thực hiện các
công việc này. Rõ ràng, các quy định này rất chung chung và khó có thể triển khai trên thực tế.
Sau khi liệt kê một số nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện, Nghị định
72/2006/NĐ-CP còn quy định thêm các hoạt động khác mà pháp luật Việt Nam cho phép.
Thương nhân nước ngoài chờ đợi các hướng dẫn cụ thể hơn nữa, để biết rõ các hoạt động xúc
tiến thương mại mà luật Việt Nam cho phép là gì, thì sau đó Nghị định lại một lần nữa quy
định về các hoạt động khác, và không ai có thể biết các hoạt động khác này là hoạt động gì.
Ngoài những hoạt động Văn phòng đại diện được phép thực hiện nêu tại Nghị định
72/2006/NĐ-CP, Luật thương mại 2005 còn giới hạn phạm vi hoạt động của văn phòng đại
diện của thương nhân nước ngoài bằng một loạt các quy định cấm:

- Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
14
Điều 16 Nghị định 72/2006/NĐ-CP
14
- Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương
nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của
thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật
dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện; tuyển dụng lao động là người Việt
Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện; mở tài khoản sử dụng vào hoạt
động của Văn phòng đại diện.
15
- Không được khuyến mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện khuyến mại tại Việt
Nam cho thương nhân mà mình đại diện.
16
- Không được trực tiếp thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại.
Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, Văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng
với thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại để thực hiện quảng cáo cho
thương nhân mà mình đại diện.
17
- Không được trực tiếp trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ của thương nhân do mình
đại diện, trừ việc trưng bày, giới thiệu tại trụ sở của Văn phòng đại diện.
Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, Văn phòng đại diện có quyền ký hợp
đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để thực hiện
trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân mà mình đại diện.
18
- Không được trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.
Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, Văn phòng đại diện có quyền ký hợp
đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại để tổ chức, tham gia
hội chợ, triển lãm thương mại cho thương nhân mà mình đại diện.
19

Theo định nghĩa của Luật thương mại 2005 thì xúc tiến thương mại là hoạt động thúc
đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại,
quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương
15
Điều 18 Luật thương mại 2005
16
Khoản 2 Điều 91 Luật thương mại 2005
17
Khoản 2 Điều 103 Luật thương mại 2005
18
Khoản 2 Điều 118 Luật thương mại 2005
19
Khoản 2 Điều 131 Luật thương mại 2005
15
mại
20
. Thế nhưng, mục đích xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, tìm kiếm cơ
hội kinh doanh của thương nhân nước ngoài khi mở văn phòng đại diện khó có thể đạt được
khi mà chức năng xúc tiến thương mại của văn phòng đại diện bị giới hạn bởi một loạt điều
cấm nêu trên và gần như văn phòng đại diện hoàn toàn không được trực tiếp thực hiện, tham
gia bất kì hoạt động nào trong số các hoạt động xúc tiến thương mại mà Luật thương mại 2005
nêu ra.
Nếu Công ty nước ngoài muốn được giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của mình bằng việc
quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ, hội chợ, triển lãm thương mại
thì phải thông qua một bên thứ ba kinh doanh các dịch vụ trên, và phải ủy quyền cho văn
phòng đại diện tiến hành việc ký kết hợp đồng thuê dịch vụ.
Các quy định này cho thấy pháp luật cho phép hàng hóa, dịch vụ của thương nhân
nước ngoài được quảng cáo, trưng bày, giới thiệu, tổ chức và tham gia hội chợ triển lãm tại
Việt Nam, vậy tại sao không để cho chính Văn phòng đại diện với chức năng chủ yếu là thực
hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, nắm rõ về hàng hóa, dịch vụ của thương nhân trực

tiếp tiến hành các hoạt động này mà phải thông qua bên thứ ba, dù rằng, rõ ràng các hoạt động
quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu, hội chợ, triển lãm không phải là hoạt động trực
tiếp sinh lời.
Với những quy định cấm như trên, Luật thương mại 2005 gần như đã làm mất đi một
chức năng quan trọng của Văn phòng đại diện, làm cho văn phòng đại diện không còn đúng
như bản chất của nó.
2.5. Chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện của Công ty nước ngoài
Liên quan đến vấn đề chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện của Công ty nước
ngoài ở Việt Nam, các trường hợp chấm dứt hoạt động được nêu tại Điều 22 Nghị định
72/2006/NĐ-CP và trình tự thủ tục chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện được nêu chi
tiết cụ thể từ khoản 2 đến khoản 5 Điều 22 Nghị định 72/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại mục
V Thông tư 11/2006/TT-BTM ngày 25/7/2006 hướng dẫn chi tiết Nghị định 72/2006/NĐ-CP.
Trong phần này, nhóm tác giả không đi sâu phân tích về trình tự thủ tục chấm dứt hoạt động vì
các quy định pháp luật đã rất cụ thể chi tiết. Chỉ tập trung phân tích một số vấn đề về các
trường hợp chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện.
Văn phòng đại diện của Công ty nước ngoài sẽ chấm dứt hoạt động trong các trường
hợp sau
21
:
20
Khoản 10 Điều 3 Luật thương mại 2005
21
Điều 22 Nghị định 72/2006/NĐ-CP
16
a. Theo đề nghị của thương nhân nước ngoài và được cơ quan có thẩm quyền chấp
thuận;
b. Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của nước nơi thương
nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh;
c. Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh mà
thương nhân nước ngoài không đề nghị gia hạn;

d. Hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh mà
không được cơ quan cấp Giấy phép chấp thuận gia hạn;
e. Bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy định tại khoản
2 Điều 28 của Nghị định này.
Đối với các trường hợp a, c việc chấm dứt mang tính chủ động từ phía các thương
nhân nước ngoài, đang trong thời hạn hoạt động, nhưng không muốn tiếp tục đặt Văn phòng
đại diện tại Việt Nam, hoặc khi thời hạn được đặt Văn phòng đại diện đã hết và họ xét thấy
không cần thiết tiếp tục đặt Văn phòng đại diện ở Việt Nam thì không gia hạn thời hạn hoạt
động của Văn phòng đại diện nữa.
Đối với trường hợp b, một khi công ty ở nước ngoài chấm dứt hoạt động thì hiển nhiên
sự tồn tại Văn phòng đại diện – một đơn vị phụ thuộc không còn giá trị về mặt pháp lý nữa, có
nghĩa nó cũng sẽ chấm dứt hoạt động theo.
Đối với hai trường hợp còn lại, việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện lại
mang tính thụ động, chịu sự tác động từ phía cơ quan có thẩm quyền, vì họ xin gia hạn thời
hạn hoạt động nhưng không được cơ quan chức năng chấp thuận, hoặc bị thu hồi Giấy phép
thành lập Văn phòng đại diện vì bị rơi vào một trong số các trường hợp nêu tại khoản 2, Điều
28 Nghị định 72/2006/NĐ-CP đã được nêu tại mục 2.1.1 của đề tài này.
Nhìn tổng thể các tiêu chí để chấm dứt hoạt động, ta thấy chủ yếu các nhà làm luật tập
trung vào các yếu tố đánh giá hoạt động thực tế của Văn phòng đại diện, về các hoạt động thực
tế, có diễn ra thường xuyên liên tục không, có hoạt động như chức năng đã đnagư ký không,
có nộp báo cáo định kỳ theo quy định Pháp luật không Có thể nói đây cũng chính là những
tiêu chí để đánh giá, xem xét về cách thức hoạt động của Văn phòng, xem xét liệu Văn phòng
đại diện đó có thể tiếp tục hoạt động hay không. Với quy định này, giúp các cơ quan chức
năng hạn chế các Văn phòng đại diện bù nhìn, gây mất trật tự trong công tác quản lý chung đối
với các Văn phòng đại diện.
3. Thực tiễn thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài
tại Việt Nam
17
3.1 Thực tiễn thành lập Văn phòng đại diện của Công ty nước ngoài
Để phát triển kinh doanh ở những thị trường tiềm năng, các thương nhân thường mở

văn phòng đại diện ở các nước khác. Lợi ích của việc này là thông qua Văn phòng đại diện,
các thương nhân sẽ thuận tiện hơn trong việc nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ, vật tư,
nguyên liệu phục vụ cho kinh doanh. Không ít các dự án đầu tư, công trình xây dựng do công
ty mẹ trúng thầu ở nước sở tại đã được Văn phòng đại diện thúc đẩy và giám sát thực hiện
hiệu quả.
Ở nước ta, hiện nay cũng có khá nhiều văn phòng đại diện như vậy. Theo số liệu thống
kê của Sở Công thương, vào năm 2011 Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 3967 Văn phòng
đại diện, ở Hà Nội có 1495 Văn phòng đại diện
22
, các Văn phòng đại diện này chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực thương mại.
Theo luật định, các Văn phòng đại diện được thành lập và hoạt động theo Luật Thương
Mại 2005 và Nghị định 72/2006/NĐ-CP như đề cập tại ở Mục 2.1 Phần 2. Trên thực tế, việc
thành lập còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật, một số vấn đề bất
cập đã phát sinh như:
Thứ nhất, mặc dù phạm vi điều chỉnh của Nghị định 72/2006/NĐ-CP là các hoạt động
mua bán hàng hóa và hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa nhưng nhiều loại
hình hoạt động khác của thương nhân nước ngoài như dịch vụ y tế, xây dựng, hỗ trợ khẩn cấp
(trong các trường hợp đi công tác hoặc du lịch ở nước ngoài)… chưa có quy định cụ thể trong
bất kỳ một văn bản pháp luật nào nên thương nhân nước ngoài không biết liên hệ với ai để xin
cấp phép thành lập;
Thứ hai, việc quy định thương nhân nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện nêu tại
Điều 4 Nghị định 72/2006/NĐ-CP mới được mở Văn phòng đại diện ở Việt Nam được hiểu
rằng đây là “điều kiện cần”, còn “điều kiện đủ” là thương nhân đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp
giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, hợp lệ theo yêu cầu, đến cơ quan có thẩm quyền cấp
phép của Việt Nam để xem xét, thẩm định. Chỉ những hồ sơ “đạt” mới được cấp Giấy phép
thành lập. Tuy nhiên, “đạt” được hiểu như thế nào thì hiện Nghị định không có quy định cụ
thể, dẫn đến tình trạng, cơ quan cấp phép không có cơ sở vững chắc để đưa ra quyết định.
Việc chấp nhận/không chấp nhận tùy thuộc vào nhận định chủ quan của người thẩm định hồ
sơ cũng như chính sách của từng địa phương. Do đó, pháp luật không được thực thi một cách

thống nhất trên toàn quốc. Những địa phương có chính sách thông thoáng sẽ thu hút được
nhiều thương nhân đến thành lập Văn phòng đại diện ở đây, gây mất cân đối, bất ổn trong nền
kinh tế. Hoặc, có trường hợp thương nhân nước ngoài khi nhận được thông báo của Sở Công
22

/>kho-phap-ly.htm
18
thương về việc không cấp Giấy phép đăng ký thành lập cho họ và các lý do thì họ cũng không
thể hiểu được dựa vào đâu và vì sao lại có kết quả như vậy.
Trong bối cảnh hội nhập và việc gia nhập Tổ chức kinh tế Thế giới WTO, tính “minh
bạch” của hệ thống pháp luật đối với mỗi quốc gia thành viên là yếu tố được đặt lên hàng đầu.
Việt Nam cũng không ngoại lệ, chúng ta đang tiến hành cải cách hàng loạt các văn bản pháp
luật để hướng đến sự rõ ràng, thông thoáng, dễ hiểu, dễ áp dụng của các quy định. Vì vậy, sự
không rõ ràng trong vấn đề thẩm định hồ sơ đăng ký thành lập Văn phòng đại diện là một “bài
toán” đặt ra cho các nhà làm luật.
Tham khảo một quy định tương tự của Luật Singapore, điều kiện thành lập Văn phòng
đại diện của thương nhân nước ngoài tại Singapore là: phải có doanh thu tại nước ngoài lớn
hơn 250.000 USD; thương nhân nước ngoài có số năm thành lập tối thiểu phải 03 năm; (03)
nhân viên làm việc tại Văn phòng đại diện không quá 5 người
23
. Đây là một quy định rất cụ thể
và lượng hóa được các điều kiện. Nhờ đó, việc cấp phép cho thương nhân nước ngoài thành
lập Văn phòng đại diện sẽ dễ dàng hơn, tính ràng buộc cao hơn. Các tiêu chí để được thành lập
Văn phòng đại diện nhiều, dẫn đến các chủ thể muốn đăng ký thành lập Văn phòng cũng sẽ có
sự cân nhắc nhất định.
Sự thông thoáng trong điều kiện, thủ tục thành lập Văn phòng đại diện theo Nghị định
72, một phần tạo thuận lợi để thương nhân nước ngoài dễ dàng đăng ký thành lập Văn phòng
đại diện tại Việt Nam; mặc khác, cũng dễ dẫn đến những vấn đề tiêu cực khi việc thành lập
được diễn ra ồ ạt. Không ít các phần tử đã lợi dụng thành lập các Văn phòng đại diện trá hình,
gây mất trật tự, gây khó khăn cho các nhà quản lý.

Với các bất cập kể trên, thiết nghĩ chúng ta nên cân nhắc việc sửa đổi một số nội dung
liên quan như:
- Mở rộng phạm vi điều chỉnh của Nghị định 72/2006/NĐ-CP là hoạt động thương mại
(bao gồm cả mua bán hàng hóa và thương mại dịch vụ) của văn phòng đại diện, chi nhánh
của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho
thương nhân nước ngoài trong việc xin thủ tục cấp phép thành lập mà còn giúp cho hoạt
động quản lý sau cấp phép của các Sở Công thương đối với Văn phòng đại diện được
thống nhất và có hiệu quả.
- Quy định rõ ràng, cụ thể, có khả năng “lượng hóa” các tiêu chí, điều kiện để thương
nhân được cấp giấy Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
3.2. Thực tiễn hoạt động Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam
23

guide
19
Việc ngày càng có nhiều Văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài được mở ở
Việt Nam là tín hiệu tốt cho thấy thị trường Việt Nam ngày càng hấp dẫn. Các thương nhân
nước ngoài ngày càng muốn tìm hiểu thị trường và đầu tư vào Việt Nam.
Trong những năm vừa qua hoạt động của Văn Phòng đại diện của Công ty nước ngoài
phát triển mạnh, bằng việc các Văn phòng đại diện xin thủ tục và thành lập nhiều hơn. Theo
ông Phạm Sỹ Chung, hàm vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công thương), Văn phòng đại diện của
thương nhân nước ngoài đã có nhiều đóng góp cho xuất nhập khẩu tại Việt Nam thông qua
hoạt động xúc tiến thương mại. Cụ thể, trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu và gia công
thông qua các văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài chiếm 17,2% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu 71,6 tỉ đô la Mỹ của cả nước
24
. Ngoài ra, Văn phòng đại diện của thương nhân nước
ngoài còn góp phần giải quyết, đào tạo lao động có tay nghề cao (TP.Hồ Chí Minh đã giải
quyết được 10.600 lao động), chuyển giao công nghệ về quản lý, đóng góp cho ngân sách
thông qua việc nộp thuế thu nhập cá nhân (năm 2010, TP.Hồ Chí Minh nộp 851,9 tỷ đồng)

25
.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số thực trạng đáng lo ngại đối với hoạt động của
Văn phòng đại diện Công ty nước ngoài ở Việt Nam hiện nay:
- Tình trạng lợi dụng hình thức Văn phòng đại diện để trực tiếp kinh doanh thu lợi trái
pháp luật, và cả một số biến tướng khác đang có dấu hiệu gia tăng, làm ảnh hưởng xấu đến
uy tín các Văn phòng đại diện hoạt động nghiêm túc theo quy định của pháp luật.
Trước khi tiến hành kinh doanh hay đầu tư tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài
thường lập Văn phòng đại diện để tiến hành nghiên cứu thị trường và chuẩn bị các bước cần
thiết khác. Để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu thị trường, các quy
định của Nhà nước về quản lý Văn phòng đại diện ngày càng thoáng. Cũng chính vì vậy mà
ngày càng có nhiều trường hợp lợi dụng sự thông thoáng này để trục lợi.
Ví dụ, đã có thời gian, Sở Công thương nhận được một thông báo của Cục Quản lý
xuất nhập cảnh - Bộ Công an về trường hợp 2 người Đài Loan đang bị Interpol truy nã vì tội
lừa đảo nhưng lại sang Việt Nam làm trưởng Văn phòng đại diện
26
. Trường hợp một người bị
truy nã là Tu Shu Hui, Trưởng văn phòng đại diện Công ty Excellence Internation thì đã hoạt
động trong khoản thời gian khá dài tại Tòa nhà hành chính Công ty liên doanh tại Tp.Hồ Chí
Minh mà không bị các cơ quan chức năng phát hiện
27
.
24
/>dai-dien/7258554.epi
25
/>kho-phap-ly.htm
26
/>20
Một số văn phòng đại diện, chi nhánh còn vi phạm như hoạt động sai mục đích; không
nộp báo cáo hoạt động thường kỳ; không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao

động; khai gian thuế thu nhập cá nhân… Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó trưởng Phòng Thị
trường và Thương nhân nước ngoài - Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh, trong năm 2010, sở
này đã xử phạt 145 văn phòng đại diện với số tiền hơn 2 tỉ đồng do hoạt động gian lận, lừa đảo
hoặc kinh doanh sinh lợi trái quy định
28
- Tình trạng Văn phòng diện hoạt động không đúng mục đích đăng ký, văn phòng ảo
cũng là một thực trạng đáng quan ngại hiện nay.
Đó là một thực tiễn đáng lo ngại, nhiều thành phần tiêu cực đã lợi dụng sự thông
thoáng của pháp luật, lợi dụng hình ảnh của Văn phòng đại diện để thực hiện một số công việc
trá hình, đi ngược lại với những quy định pháp luật hướng đến đối với chức năng cơ bản của
Văn phòng đại diện, chính điều đó đã dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng. Chẳng hạn, Có
Văn phòng đại diện của Mỹ chưa có giấy phép hoạt động lại sử dụng con dấu vuông tự làm ký
kết đến 70 hợp đồng với doanh nghiệp trong nước
29
, trong khi theo quy định pháp luật Việt
Nam, Văn phòng đại diện của pháp nhân nước ngoài không được kinh doanh thu lợi.
Tình trạng xuất hiện ngày càng nhiều Văn phòng đại diện ảo (tức là các văn phòng đại
diện nhưng không hoạt động với chức năng đại diện mà là hoạt động các chức năng khác).
Điển hình như tại TP.Hồ Chí Minh, một Văn phòng đại diện của Trung Quốc đăng ký lĩnh vực
kinh doanh thiết bị nội thất nhưng lại hoạt động tư vấn dịch vụ khám chữa bệnh hoặc một văn
phòng đại diện của Đài Loan mở cả một cơ sở may gia công hay một văn phòng đại diện khác
của Hong Kong lại mở phòng may túi xách
30
.
Thiết nghĩ, nên đề xuất vấn đề tăng mức phí đăng ký thành lập Văn phòng đại diện,
đồng thời thu thuế việc duy trì hoạt động của Văn phòng đại diện để hạn chế bớt tình trạng
thành lập Văn phòng đại diện “vô tội vạ” như hiện nay. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng đề
xuất có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các Văn phòng đại diện đang hoạt
động nghiêm túc, phải gánh chịu hậu quả đối với những vấn đề không phải mình gây ra, trong
khi lẽ ra đây là những hoạt động đáng khích lệ vì hoạt động này góp phần thu hút đầu tư từ

nước ngoài, đẩy mạnh hợp tác trên phạm vi quốc tế, tăng ngoại tệ cho quốc gia. Do vậy, vấn
27
/>28
. vn/2011103010489616p0c1002/nhieu-van-phong-dai-dien-vi-pham-luat.htm
29
/>30
/>21
đề đáng tăng cường nhất là công tác quản lý từ các cơ quan có thẩm quyền, bên cạnh việc
củng cố chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, pháp luật cần có những quy định tăng
cường kiểm tra, giám sát cũng như tăng mức phạt vi phạm với chế tài đủ sức răn đe đối với
loại văn phòng ảo này.
- Một số văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động sai mục đích;
không nộp báo cáo hoạt động thường kỳ; không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho
người lao động…
Đây là một thực trạng khá phổ biến hiện nay, chưa kể đến các Văn phòng đại diện ảo,
trá hình, ngay bản thân các Văn phòng đại diện được thành lập ban đầu đúng với tiêu chí, chức
năng vốn có của nó, tuy nhiên trong quá trình hoạt động, xảy ra không ít những sai phạm liên
quan đến: hoạt độn sai mục đích, không nộp báo cáo hoạt động thường kỳ, đây là sai phạm
quan trọng, vì việc nộp báo cáo thường kỳ là cơ sở để cơ quan quản lý đánh giá quá trình hoạt
động thực tế của Văn phòng đại diện, làm cơ sở cho việc xem xét trong thủ tục gia hạn hoặc
chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện. Hoặc đã có những Văn phòng đại diện đã sử
dụng lao động những lại không tiến hành kê khai, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho
người lao động, thậm chí xảy ra cả những tình trạng khai man thuế, nhiều người nước ngoài
làm việc trong Văn phòng đại diện tại Việt Nam khai mức thu nhập thấp hơn thực tế rất nhiều.
Trong số các vụ việc đã xử phạt ở dẫn chứng nêu trên, trong 145 vụ vi phạm hành
chính trong lĩnh vực thương mại thì phần lớn các Văn phòng đại diện vi phạm trong việc
không nộp báo cáo hoạt động thường kỳ, hoạt động gian lận, lừa đảo hoặc kinh doanh sinh lợi
trái quy định và số tiền phạt lên đến hơn 2 tỷ đồng. Một con số không hề nhỏ, đây chỉ là số
trường hợp vi phạm được phát hiện, còn đằng sau đó có thể có nhiều vụ sai phạm hơn nữa,
đang dần làm “xấu” đi hình ảnh tốt đẹp của Văn phòng đại diện.

Trước thực trạng đó, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hơn về khâu quản
lý trong việc thành lập và hoạt động của các Văn phòng đại diện như:
- Sở Công Thương phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan trong việc rà soát, nắm
bắt tình hình hoạt động của các Văn phòng đại diện và kiểm tra, đôn đốc các Văn
phòng thực hiện đúng quy định của pháp luật;
- Siết chặt hơn nữa công tác quản lý hoạt động của các Văn phòng đại diện, đào tạo,
tăng tính chuyên môn đội ngũ cán bộ quản lý, tăng mức xử phạt hành chính, tăng
mức tiền phạt, thu hồi giấy phép hoạt động hoặc giãn thời gian cấp phép cho Văn
phòng đại diện, thay vì chỉ phạt từ 10-15 triệu đồng như hiện nay.
- Quy định chặt chẽ hơn nữa các quy định pháp luật liên quan đến điều kiện, thủ tục
thành lập, hoạt động Văn phòng đại diện, về trụ sở đặt văn phòng, số người lao
22
động làm việc, chế độ báo cáo hoạt động thường xuyên hơn, công tác khai thuế của
Văn phòng đại diện
- Tăng cường công tác tuyên truyền để hỗ trợ các văn phòng làm đúng, làm tốt các
thủ tục hành chính, giảm thiểu những khó khăn phìên hà do thủ tục yêu cầu.
- Tổ chức tập huấn cho nhân viên các Văn phòng đại diện về văn bản pháp quy, các
chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước ta trên các lĩnh vực liên quan đến Văn
phòng đại diện.
- Hướng dẫn và giải đáp thắc mắc của các văn phòng trong việc thực hiện nghĩa vụ
thuế đối với nhà nước, áp dụng đúng chính sách đối với người lao động làm việc
tại các Văn phòng đại diện.
Hi vọng trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước ta sẽ sớm đưa ra những chính sách
quản lý hữu hiệu hơn đối với các Văn phòng đại diện. Các cơ chế chính sách phải vừa đảm
bảo tính chặt chẽ vừa không làm phiền hà thủ tục hành chính để Văn phòng đại diện Công ty
nước ngoài hoạt động tốt hơn. Vì mặc dù không vì mục đích sinh lợi nhưng chính Văn phòng
đại diện Công ty nước ngoài là cầu nối giữa các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước ta. Đó
là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy, phát triển nền kinh tế.
23
KẾT LUẬN

Với chủ trương mở cửa, giao lưu kinh tế với tất cả các quốc gia trên thế giới trên cơ sở
hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, Việt Nam đã thu hút, không ít các nhà đầu tư nước ngoài tìm
đến với Việt Nam, và hoạt động thành lập Văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài để
tìm kiếm thăm dò thị trường, thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại theo luật định ngày
càng trở nên phổ biến hơn. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định khá cụ thể liên quan đến
Văn phòng đại diện ở Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số bất cập nhất định.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả lần lượt nêu, phân tích, đánh giá
một số quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến Văn phòng đại diện của thương nhân
nước ngoài là công ty nước ngoài, về điều kiện, thủ tục thành lập, quyền, nghĩa vụ, chấm dứt
hoạt động Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam Ngoài ra nhóm tác giả
còn liên hệ được với thực tiễn về quá trình thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện của
công ty nước ngoài, đồng thời chỉ ra một số bất cập vẫn đang tồn tại trên thực tế hiện nay.
Khắc phục những bất cập còn tồn tại nhằm giúp Văn phòng đại diện thân nước ngoài hoạt
động có hiệu quả hơn, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam
và các nước trên thế giới.
Vẫn còn quá nhiều vấn đề bất cập liên quan đến thực tiễn thành lập, hoạt động của Văn
phòng đại diện của công ty nước ngoài, tuy nhiên, chúng ta có quyền hy vọng về một tương lai
với nhiều chuyển biến tích cực hơn trong công tác quy định pháp luật và hoạt động quản lý đối
với Văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài, góp phần đẩy mạnh, phát triển nền kinh tế
nước nhà.
24

×