KHOA LỊCH SỬ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN [ĐHQGHN]
55 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
(1956-2011)
55 năm là ngắn trong dặm dài ngàn năm của lịch sử dân tộc, nhưng 55 năm không
phải là ngắn trong chặng đường 66 năm của nước Việt Nam mới. 55 năm ấy, lớp
lớp cán bộ và sinh viên Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã
không ngừng học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên, đưa Khoa trở thành một trong
những trung tâm đào tạo và nghiên cứu sử học hàng đầu ở Việt Nam, hướng tới
hội nhập và hợp tác sâu rộng với quốc tế.
Tiên phong trong nền sử học mới
Chỉ hơn một tháng sau ngày đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 45/SL
thành lập Trường Đại học Văn khoa Hà Nội. Tuy nhiên, sự kiện thực dân Pháp
quay lại xâm lược khiến cho công cuộc xây dựng nước Việt Nam mới bị gián
đoạn, việc tổ chức hệ thống giáo dục đại học của chế độ mới cũng bị ảnh hưởng.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm
1954, miền Bắc được giải phóng và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuẩn bị
nhân tài - vật lực cho nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong
khơng khí phấn khởi xây dựng chế độ mới, xác định rõ vị trí quan trọng của nền
giáo dục đại học, Thủ tưởng Chính phủ đã ra Quyết định 2138/TC ngày 4 tháng 6
năm 1956 thành lập Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội với hai Ban đầu tiên là Ban
Khoa học và Ban Văn khoa. Ban Văn khoa do Giáo sư Trần Đức Thảo phụ trách,
gồm hai bộ phận tương đối độc lập với nhau là Sử và Văn. Không lâu sau, Ban
Văn khoa được tách ra để xây dựng thành hai khoa độc lập là Khoa Lịch sử và
Khoa Văn học.
Mặc dù cịn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, nhưng ngay sau
những ngày đầu mới thành lập, Khoa Lịch sử đã có bước phát triển nhanh chóng.
Từ trụ sở ban đầu ở phố Hai Bà Trưng, cùng các nhà khoa học nổi tiếng (Trần Đức
Thảo, Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu), thế hệ các thầy giáo đầu tiên (Đinh Xuân
Lâm, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Vương Hoàng Tuyên…) và các cán bộ
nghiên cứu - biên dịch uyên thâm Hán học và Pháp ngữ (Trần Lê Nhân, Đồn
Thăng, Ngơ Lập Chi, Kiều Hữu Hỷ, Trần Lê Hữu…), đã tận tâm tận lực khơi nền
đặt móng xây dựng Khoa Lịch sử thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu sử học
hàng đầu của nước Việt Nam mới. Một năm sau ngày thành lập, Khoa được bổ
sung các thầy giáo mới (Đặng Huy Vận, Hà Văn Tấn, Kiều Xuân Bá…). Các bộ
môn cũng lần lượt được xây dựng: Cổ sử Việt Nam, Cận đại Việt Nam, Hiện đại
Việt Nam, Lịch sử Thế giới… Mùa hè năm 1959, 80 sinh viên khóa đầu của Khoa
Lịch sử tốt nghiệp, 17 người được giữ lại làm cán bộ giảng dạy, nhiều người sau
này trở thành những nhà sử học nổi tiếng (Vũ Dương Ninh, Lê Mậu Hãn, Phan
Đại Doãn, Phạm Thị Tâm…). Cũng lúc này, một số cán bộ của Khoa đã chuyển
công tác đến những đơn vị mới theo sự điều động của cấp trên (các thầy Trần Đức
Thảo, Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu).
Bên cạnh những môn học truyền thống, trong những năm đầu xây dựng, Khoa
Lịch sử đã tranh thủ sự hỗ trợ từ các chuyên gia quốc tế để xây dựng những môn
học và chuyên đề mới. Trong thập niên 60 của thế kỷ trước, Khoa Lịch sử là nơi
công tác của nhiều giáo viên - nhà nghiên cứu nổi tiếng của Liên Xô, Trung Quốc
như: P.I. Bôrixkovski, E.P. Buxghin, Elixieva, Đới Dật… Những nhà khoa học
quốc tế này đã tham gia giảng dạy, nghiên cứu, điền dã dân tộc học và khảo cổ
học, góp phần phát hiện những vấn đề khoa học mới. Hai bộ môn mới là Dân tộc
học và Khảo cổ học đã được xây dựng trên cơ sở hợp tác giữa Khoa và các nhà
khoa học quốc tế, góp phần phát triển quy mơ và chuyên ngành đào tạo, nghiên
cứu lịch sử ở nước ta.
Xác định mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy,
vượt qua những khó khăn và thiếu thốn của thời kỳ đầu xây dựng, Khoa Lịch sử
đã nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động khoa học. Nhiều cơng trình khoa học nổi tiếng
(chun khảo và giáo trình) đã được hồn thành trong thời kỳ gian khó này, đánh
dấu sự trưởng thành nhanh chóng của nền sử học mác xít: Chống xâm lăng, Giai
cấp cơng nhân Việt Nam, Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn
trước 1858 (Trần Văn Giàu); Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến cuối thế kỷ XIX,
Nguồn gốc dân tộc Việt Nam (Đào Duy Anh); Lịch sử Việt Nam thời kỳ 18971914; Lịch sử cận đại Việt Nam [4 tập] (Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Đặng
Huy Vận…); Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ (Phan Huy Lê);
Lịch sử chế độ Phong kiến Việt Nam [3 tập] (Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà
Văn Tấn, Đinh Xuân Lâm, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên), Lịch sử chế độ
Cộng sản nguyên thủy Việt Nam (Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn); Sơ yếu khảo cổ
học nguyên thủy Việt Nam (Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn); Những đề nghị cải
cách của Nguyễn Trường Tộ (Đặng Huy Vận, Chương Thâu)... Bên cạnh đó, hoạt
động dịch thuật cũng được đẩy mạnh nhằm cung cấp tài liệu giảng dạy và nghiên
cứu. Các cơng trình dịch thuật tiêu biểu có thể kể đến: Dư địa chí (Hà Văn Tấn);
Quân trung từ mệnh tập (Phan Huy Lê); Việt sử lược (Trần Quốc Vượng); Việt
Nam vong quốc sử (Chương Thâu, Chu Thiên); Lịch sử toàn thế giới [10 tập] (Bộ
mơn Lịch sử Thế giới)…
Có thể nói, chặng đường gần chục năm đầu xây dựng nền sử học mới của Khoa
Lịch sử diễn ra trong vô vàn gian khó và thử thách nhưng đã đạt được nhiều thành
tựu rất to lớn. Đội ngũ cán bộ được tăng cường về số lượng và chất lượng (mặc dù
một số người nhận vị trí cơng tác khác nhưng số lượng cán bộ cơ hữu vẫn được
duy trì ở con số trên dưới 30). Số lượng sinh viên nhập học và ra trường ổn định
qua các năm. Hệ thống môn học - chuyên đề được xây dựng và không ngừng cập
nhật. Công tác nghiên cứu khoa học, hội thảo, dịch thuật chuyên môn được chú
trọng phát triển… Khoa Lịch sử đã nhanh chóng trở thành một đơn vị đào tạo và
nghiên cứu sử học hàng đầu trong nền giáo dục và khoa học Việt Nam mới, một
trung tâm sử học mạnh và tiên phong trong giới sử học Việt Nam hiện đại. Đây
chính là những tiền đề vững chắc để đảm bảo cho sự phát triển của Khoa trong
những chặng đường thử thách sắp tới: cùng cả nước thực hiện nhiệm vụ đánh
thắng giặc Mỹ xâm lược.
Những năm tháng hào hùng cùng dân tộc
Thất bại trong việc kiểm soát miền Nam, từ nửa cuối năm 1965, đế quốc Mỹ tiến
hành ném bom đánh phá miền Bắc nước ta. Trong bối cảnh chiến tranh, nhằm hạn
chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và của do bom đạn Mỹ gây ra, thầy và
trị Khoa Lịch sử nhanh chóng cùng với Nhà trường tổ chức sơ tán về xã Vạn Thọ,
huyện Đại Từ (Thái Nguyên), sau đó thêm vài lần chuyển về các làng ven sông
Nhuệ (Hà Đông), Vạn Thắng (Ba Vì), các làng ven sơng Cầu thuộc huyện n
Phong (Bắc Ninh)… Những trận mưa bom bão đạn của không lực Hoa Kỳ khơng
làm sờn ý chí của thầy và trị Khoa Lịch sử: các chương trình giảng dạy vẫn được
tổ chức quy củ (về Nghệ An trông thi tuyển sinh trong khi máy bay Mỹ bắn phá ác
liệt…); các hoạt động nghiên cứu khoa học vẫn được duy trì, thậm chí phát triển
mạnh (xuất bản sách, tổ chức hội thảo khoa học…); hoạt động dân vận và tham gia
sản xuất được đẩy mạnh (chuyển gạo Yên Viên - đắp đê Quế Võ…). Trong thời
khắc thử thách đó, các thầy cơ giáo của Khoa vẫn kiên trì bám trụ với sự nghiệp
giảng dạy và nghiên cứu, không chỉ “truyền lửa” khoa học cho lớp lớp sinh viên
mà còn say sưa thuyết trình cho nhân dân nghe về tinh thần yêu nước và ý chí quật
cường chống ngoại xâm của cha ơng trong quá khứ nhằm tiếp thêm sức mạnh cho
cuộc trường kỳ kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
Chính trong thời điểm khốc liệt đó, hàng loạt tác phẩm xuất sắc của các thầy cô
giáo Khoa Lịch sử đã lần lượt được công bố: Khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào
giải phóng đất nước vào đầu thế kỷ XV (Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn), Cuộc
kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII (Hà Văn Tấn, Phạm Thị
Tâm), Những mẩu chuyện lịch sử, Những trang sử vẻ vang của các dân tộc ít
người (Đinh Xuân Lâm, Trần Quốc Vượng), Sự phân bố các dân tộc và cư dân ở
miền Bắc Việt Nam (Vương Hồng Tun)… Điều đặc biệt là: có những cuốn sách
được các thầy cơ hồn thành khi tuổi đời cịn rất trẻ, mới trên dưới 30 tuổi (Phan
Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm…), được Bác Hồ gửi thư
thăm và khen ngợi (Thầy Hà Văn Tấn - Cô Phạm Thị Tâm). Các hoạt động khoa
học cũng được duy trì đều đặn với việc cán bộ tham gia hoặc tổ chức các hội nghị
khoa học như: Phương pháp luận sử học (1967), 100 năm công xã Paris (1971),
Đông Nam Á (1973)…
Trong những năm tháng hào hùng cùng cả nước đánh Mỹ, các lớp thầy trị Khoa
Lịch sử khơng chỉ đóng góp cơng sức trên mặt trận khoa học và tham gia sản xuất
ở địa phương mà còn trực tiếp tham gia cầm súng chiến đấu trên các chiến trường
từ Bắc vào Nam. Tiếp bước các tấm gương thầy giáo - chiến sĩ như Lê Anh Xuân,
Ngô Văn Sở… trong những năm khói lửa ác liệt 1971-1972, hàng chục cán bộ và
sinh viên của Khoa đã “xếp bút nghiên” hịa cùng đồn qn - sinh viên Trường
Đại học Tổng hợp Hà Nội và thanh niên cả nước lên đường chi viện cho tuyến lửa
miền Nam: làm phóng viên thơng tấn xã, công an nhân dân vũ trang, bộ đội, tuyên
truyền viên hỏa tuyến… Những kiến thức lịch sử học được từ mái trường Đại học
Tổng hợp hòa quyện với nhiệt huyết tuổi thanh xuân và lòng yêu nước nồng nàn tự
ngàn xưa hun đúc đã nâng bước cho các lớp Thầy - Trò - Chiến sĩ của Khoa Lịch
sử xơng pha trên chiến trường. Nhiều người trong số đó đã anh dũng hi sinh: Thầy
giáo - Nhà thơ - Liệt sĩ Ca Lê Hiến (Lê Anh Xuân) đã hiên ngang ngã xuống trong
đợt Tổng tiến công Mậu Thân năm 1968, để lại cho muôn đời sau một “dáng đứng
Việt Nam tạc vào thế kỷ”; các sinh viên Dương Tấn Nhường, Lê Văn Tròn, Trần
Văn Tuấn, Lê Văn Doan, Phạm Văn Tài, Nguyễn Xuân Toản, Nguyễn Văn Tâm…
kiên cường chiến đấu và anh dũng hi sinh cho ngày non sông thống nhất, tổ quốc
độc lập.
Trong những năm tháng không thể nào quên ấy, dù là những ngày khó khăn dưới
mái lá đơn sơ ở vùng sơ tán (từ Đại Từ, Sông Cầu đến Ba Vì, Sơng Nhuệ) hay khi
được chuyển về trung tâm ở Mễ Trì - Thượng Đình, các thế hệ thầy trị Khoa Lịch
sử vẫn không quên nhiệm vụ chuyên môn của mình. Các kỳ tuyển sinh vẫn được
đảm bảo, các khóa sinh viên vẫn đều đặn nhập học và ra trường hàng năm. Đặc
biệt, trong hoàn cảnh bom đạn, trường lớp sơ tán, cơ sở vật chất vô cùng thiếu
thốn, vẫn có nhiều chun gia và sinh viên nước ngồi (Liên Xô, Trung Quốc, Ba
Lan, Triều Tiên, Inđônêxia…) theo Khoa, theo Trường về nơi sơ tán để giảng dạy
và học tập. Các đợt thực tập chuyên môn, khảo sát, điền dã về lịch sử Việt Nam,
Khảo cổ học, Dân tộc học vẫn được tổ chức thường xuyên.
Sau ngày giải phóng, số lượng sinh viên của Khoa tăng lên nhanh chóng, trong đó
có một số lượng đáng kể sinh viên từ tiền tuyến trở về. Đứng trước vận hội mới để
phát triển, đội ngũ cán bộ cũng được chú trọng tăng cường nhằm đáp ứng tốt
nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Khoa. Bên cạnh những bộ mơn
có từ những năm đầu thành lập Khoa, một số bộ môn mới đã được xây dựng: Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1974), Bảo tàng học, Thư viện học (đã chuyển sang
Đại học Văn hóa Hà Nội), Phương pháp luận sử học (1983)… Từ năm 1980,
Khoa Lịch sử bắt đầu tiến hành đào tạo sau đại học và là một trong những khoa
đầu tiên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội lúc đó có nghiên cứu sinh bảo vệ
thành cơng luận án Phó Tiến sĩ. Hoạt động khoa học vẫn được thúc đẩy: nhiều hội
thảo khoa học được tổ chức: 50 năm thành lập Đảng, 600 năm sinh Nguyễn Trãi
(1980), Hà Nội, 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1984), 40 năm chiến thắng
chủ nghĩa Phát xít (1985)…; việc biên soạn giáo trình, bài giảng được đẩy mạnh,
đặc biệt là ở các bộ môn mới được thành lập; hoạt động khoa học đối ngoại cũng
được thúc đẩy mạnh mẽ: cùng với việc các nhà khoa học quốc tế (Liên Xô, CHDC
Đức, Hà Lan…) đến công tác tại Khoa ngày càng nhiều hơn, số lượng các thầy
giáo của Khoa đi làm chuyên gia, đi bồi dưỡng chuyên môn, thực tập sinh, nghiên
cứu sinh ở nước ngoài (Pháp, Mađagaxca, Hà Lan, CHDC Đức, Liên Xô…) cũng
tăng lên nhanh chóng, tạo nguồn cán bộ có trình độ cao, ngoại ngữ tốt cho những
bước phát triển mới cùng đất nước chuyển mình.
Có thể nói, trong những năm tháng hào hùng cả nước đánh Mỹ, có sự góp mặt
xứng đáng của Khoa Lịch sử, bằng máu xương của nhiều thầy giáo, sinh viên trên
các chiến trường, bằng nghị lực vượt lên gian khó, đội bom, vượt bão để bám
trường, bám lớp, tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học của những người ở lại,
chuẩn bị nguồn nhân lực cho sứ mệnh khôi phục và phát triển đất nước.
Đổi mới, hội nhập và tiếp tục phát triển
Vào đầu những năm 1980, nền kinh tế nước ta đối mặt với vơ vàn gian khó. Cùng
nhân dân cả nước vượt qua những thử thách chung, thầy trò Khoa Lịch sử kiên
định mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu, tiếp tục đưa Khoa
phát triển lên tầm cao mới: các chương trình đào tạo (nhất là chương trình đào tạo
sau đại học mới được lập) được đảm bảo; những định hướng nghiên cứu mới được
đề xuất; hội thảo khoa học được đều đặn tổ chức; quan hệ quốc tế được mở rộng
nhanh chóng, phục vụ song song sự nghiệp đào tạo và phát triển nghiên cứu khoa
học của Khoa... Đặc biệt, trong bối cảnh đất nước tiến hành công cuộc Đổi mới,
Khoa Lịch sử đã tổ chức nhiều hội nghị nhằm thảo luận phương hướng đưa mục
tiêu đào tạo và nghiên cứu của đơn vị tiến lên theo tư duy đổi mới và hội nhập.
Trong hai thập niên 1980 và 1990, do những khó khăn chung nên số lượng cán bộ
giảng dạy của Khoa gần như không tăng. Trong khi đó, một số thầy cơ được điều
động làm nịng cốt xây dựng các Khoa mới được thành lập của Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đông phương học, Quốc tế học, Du lịch học, Lưu
trữ học và Quản trị văn phòng…). Tuy nhiên, chất lượng giảng viên thời kỳ này
được củng cố nhanh chóng: nhiều người đã hồn thành chương trình Tiến sĩ và
Tiến sĩ Khoa học ở trong và ngoài nước, được phong học hàm Giáo sư và Phó
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân và Nhà giáo ưu tú.
Đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ chun mơn cao và truyền thống đồn kết
vượt khó của lớp lớp thầy trò Khoa Lịch sử, là tiền đề để Khoa đạt được những
thành tựu to lớn trong thời kỳ đầu Đổi mới. Vượt qua những di sản của thời kỳ bao
cấp kéo dài, Khoa Lịch sử là một đơn vị tiên phong trong sự nghiệp đổi mới giáo
dục đại học của đất nước: hồn thiện các chương trình đào tạo theo hướng đổi
mới, liên kết và hội nhập; tổ chức biên soạn và cập nhật những bộ giáo trình mới
(Tiến trình Lịch sử Việt Nam, Đại cương Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Thế giới, Lịch
sử Văn minh thế giới, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí
Minh…) và hàng loạt các sách chuyên khảo, sách tham khảo…; thực hiện nhiều đề
tài khoa học cấp Nhà nước (Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện
nay do GS.VS Phan Huy Lê làm Chủ nhiệm, Thiết chế chính trị xã hội nơng thơn
Việt Nam do GS Phan Đại Doãn làm Chủ nhiệm, Tư tưởng đại đồn kết Hồ Chí
Minh do GS.TS Phùng Hữu Phú làm Chủ nhiệm, Lịch sử và hiện trạng hệ thống
chính trị ở Việt Nam do GS.TSKH Vũ Minh Giang làm Chủ nhiệm, Lịch sử chủ
quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa do GS.TS Nguyễn Quang Ngọc
làm Chủ nhiệm, Lãnh thổ phía Nam và biên giới Tây Nam trong lịch sử do
GS.TSKH Vũ Minh Giang làm Chủ nhiệm), và các đề tài cấp Bộ, Tỉnh/Thành
phố; tổ chức các hội thảo quốc tế (Đô thị cổ Hội An năm 1990, Phố Hiến năm
1992, Việt Nam học lần thứ nhất năm 1998…); đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm
phát triển đội ngũ cán bộ (nhiều cán bộ của Khoa tiếp tục tham gia các chương
trình chuyên gia, thực tập sinh, nghiên cứu sinh ở nước ngoài; các nhà khoa học
quốc tế đến giảng dạy, nghiên cứu ở Khoa cũng ngày một tăng lên)… Ghi nhận
những thành tích nổi bật của các thế hệ thầy và trò của Khoa trong sự nghiệp đào
tạo và nghiên cứu khoa học, ngay từ năm đầu thế kỷ XXI, ngày 13 tháng 11 năm
2000, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng Khoa Lịch
sử danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động thời kỳ Đổi mới.
Những thành tựu của chặng đường đầu thời kỳ Đổi mới đặt tiền đề vững chắc để
Khoa Lịch sử tiến vào thế kỷ XXI với mục tiêu tiếp tục phát triển sự nghiệp đào
tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập quốc tế sâu rộng vào nền Sử học khu vực và
thế giới. Hiện nay, Khoa Lịch sử có hơn 60 cán bộ giảng dạy (cả cơ hữu và kiêm
nhiệm), 07 Bộ môn (Lịch sử Việt Nam Cổ - trung đại, Lịch sử Việt Nam Cận - hiện
đại, Lịch sử Thế giới, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Khảo cổ học, Lý luận sử
học, Văn hóa học), 02 trung tâm nghiên cứu (Liên văn hố, Nghiên cứu và phát
triển nơng thơn), 01 tổ Văn phịng - Tư liệu; 05 chương trình đào tạo cử nhân
(Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Thế giới, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Khảo cổ
học, Văn hóa học) với số lượng tuyển sinh hàng năm từ 100 đến 150 sinh viên; 06
chương trình đào tạo thạc sĩ (Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Thế giới, Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam, Khảo cổ học, Dân tộc học, Lịch sử sử học và Sử liệu học - và
đang chuẩn bị khai giảng chương trình thạc sĩ Văn hóa học và Lịch sử Văn hóa
Việt Nam từ năm 2012); 08 chương trình đào tạo tiến sĩ (Lịch sử Việt Nam Cổ trung đại, Lịch sử Việt Nam Cận - hiện đại, Lịch sử Thế giới Cổ - trung đại, Lịch
sử thế giới Cận - hiện đại, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Khảo cổ học, Dân
tộc học, Lịch sử sử học và Sử liệu học), trong đó Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam và
Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam cổ trung đại đang được đào tạo trong khuôn khổ Nhiệm
vụ Chiến lược của Đại học Quốc gia Hà Nội; quan hệ hợp tác với khoảng 50
trường đại học, viện - trung tâm nghiên cứu quốc tế và khoảng 100 đơn vị chuyên
môn trong cả nước; hợp tác khoa học với các trường đại học thế giới tổ chức các
hội thảo quốc tế: Đông Á – Đông Nam Á: Những vấn đề lịch sử và hiện tại
(3/2004), Việt Nam trong hệ thống thương mại châu Á thế kỷ XVI-XVII (3/2007),
Nation-Building
and
National
Unification
in
Vietnam
(1500-2000):
A
Comparative Approach (12/2009), Sử học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và
tồn cầu hóa: Những vấn đề lý luận và phương pháp tiếp cận (3/2011), Between
Classical and Modern: Southeast Asia in the Early Modern Period, ca. late 14th
to late 18th Century (11/2011); Future Directions in Southeast Asian Studies
(3/2012)… Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước do cán bộ của Khoa
làm chủ nhiệm: Lịch sử Việt Nam do GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Lịch sử Chính
phủ Việt Namdo PGS Lê Mậu Hãn làm Chủ nhiệm, Đề án Khoa học xã hội cấp
nhà nước Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ do GS.VS Phan
Huy Lê làm Chủ nhiệm Đề án, GS.TSKH Vũ Minh Giang, GS.TS Nguyễn Quang
Ngọc, PGS.TS Nguyễn Văn Kim, PGS.TS Vũ Văn Quân làm Chủ nhiệm các đề
tài). Khoa Lịch sử cũng là đơn vị có nhiều đóng góp trong nghiên cứu khoa học
hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Cán bộ của Khoa trực tiếp làm Chủ
nhiệm 03 trong tổng số 12 đề tài thuộc Chương trình khoa học cấp Nhà nước
“Nghiên cứu phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử - văn
hoá, phục vụ phát triển tồn diện Thủ đơ”, mã số KX.09 (PGS.TS Phạm Xuân
Hằng, PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế và PGS.TS Vũ Văn Quân). Cùng với các đơn
vị trong trường, với Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, các cán bộ Khoa
Lịch sử, hiện đang công tác tại Khoa, tại các đơn vị thuộc Trường, thuộc Đại hoc
Quốc gia Hà Nội hoặc đã nghỉ hưu chủ biên 23/94 đầu sách của “Tủ sách Thăng
Long ngàn năm văn hiến”.
Trải qua chặng đường 55 năm xây dựng và phát triển (1956-2011), Khoa Lịch sử
đã đào tạo cho đất nước khoảng 5.500 Cử nhân, gần 500 Thạc sĩ và 112 tiến sĩ.
Hầu hết các thế hệ sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh của Khoa đều trưởng thành
về chun mơn, có uy tín trong ngành, nhiều nhà khoa học được huân danh trong
nước và quốc tế, nhiều cựu sinh viên của Khoa trở thành lãnh đạo cao cấp của
Đảng và Nhà nước. Nhiều đơn vị và cá nhân trong Khoa được Nhà nước trao tặng
các phần thưởng cao quý: Huân chương lao động các hạng Nhất, Nhì, Ba cho tập
thể Khoa và một số bộ mơn; Hn chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba cho cá
nhân như: GS. Đinh Xuân Lâm, GS. Phan Huy Lê, GS. Hà Văn Tấn, GS. Trần
Quốc Vượng, GS. Phan Đại Dỗn, GS. Vũ Dương Ninh, PGS. Lê Mậu Hãn,
PGS.TS Hồng Văn Khoán, PGS.TS Hán Văn Khẩn, PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ,
GS.TSKH Vũ Minh Giang, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, PGS.TSKH Nguyễn Hải
Kế, PGS.TS Ngô Đăng Tri, PGS.TS Phạm Xanh...; Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ, của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho các tập thể và cá nhân;
được thành phố Hà Nội vinh danh vì những đóng góp xuất sắc trong các hoạt động
hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (GS.VS Phan Huy Lê, GS.TSKH Vũ
Minh Giang, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, PGS.TS Phạm Xuân Hằng, PGS.TSKH
Nguyễn Hải Kế, PGS.TS Vũ Văn Quân). Đặc biệt, những thành tựu nghiên cứu
khoa học của các thầy cô giáo Khoa Lịch sử được ghi nhận qua các giải thưởng
trong nước và quốc tế: GS. Trần Đức Thảo, GS. Đào Duy Anh, GS. Trần Văn
Giàu, GS. Hà Văn Tấn, GS. Trần Quốc Vượng được nhận Giải thưởng Hồ Chí
Minh về khoa học và cơng nghệ; GS. Phan Đại Doãn, GS.TS Phan Hữu Dật,
PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ được nhận Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công
nghệ; GS. Trần Quốc Vượng, GS. Hà Văn Tấn, PGS. Phạm Thị Tâm, GS.TSKH
Vũ Minh Giang, GS.TS Nguyễn Văn Khánh, PGS.TS Phạm Hồng Tung…được
nhận các giải thưởng khoa học - công nghệ của Đại học Quốc gia Hà Nội; GS.
Phan Huy Lê được nhận Giải thưởng Quốc tế Văn hoá châu Á Fukuoka của Nhật
Bản (1996), Huân chương Cành cọ Hàn lâm của chính phủ Pháp (2002), Viện sĩ
Thơng tấn nước ngoài của Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn - thuộc Học viện
Pháp quốc (2011)…
55 năm xây dựng và trưởng thành, gần 200 lượt cán bộ đã và đang công tác tại
Khoa là tác giả, đồng tác giả, chủ biên hoặc đồng chủ biên của hơn 6.000 cơng
trình khoa học, bao gồm: giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo, bài tạp
chí, tham luận hội thảo trong nước và quốc tế… Các thành tựu khoa học đó bao
quát nhiều lĩnh vực của sử học, nhưng tập trung chủ yếu vào 5 nhóm thành tựu
chính:
1). Góp phần làm sáng tỏ tiến trình hình thành, phát triển liên tục của dân tộc Việt
Nam; cội nguồn lịch sử và văn hoá Việt Nam.
2). Nghiên cứu truyền thống yêu nước và tinh thần đấu tranh quật cường của dân tộc
ta và về nghệ thuật quân sự Việt Nam.
3). Nghiên cứu các vấn đề kinh tế nông nghiệp và xã hội nông thôn, thiết chế làng xã,
tơn giáo-tín ngưỡng...từ đó góp phần làm sáng tỏ những đặc tính của xã hội nơng
nghiệp Việt Nam trong tương quan, so sánh với các xã hội khác ở phương Đông.
4). Những nhận thức cơ bản về lịch sử và tình hình chính trị, xã hội thế giới, nghiên
cứu chun sâu về lịch sử khu vực, về các cuộc cách mạng xã hội và các phong
trào, trào lưu cách mạng thế giới, quá trình hình thành, phát triển và ảnh hưởng
của các tổ chức khu vực, quốc tế, chính sách, chiến lược của các cường quốc, vị
thế của Việt Nam cũng như con đường phát triển đặc thù của Việt Nam trong so
sánh với một số quốc gia phương Đông.
5). Góp phần làm rõ tiến trình cách mạng Việt Nam, sự ra đời của Đảng và vai trò
lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự hội nhập
với xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới, đường lối Đổi mới của Đảng.
Nhằm tiếp tục duy trì và phát huy vị thế tiên phong của một đơn vị đào tạo, nghiên
cứu hàng đầu cả nước về Sử học, trên cơ sở những thành tựu khoa học đã đạt được
trong 55 năm qua, Khoa Lịch sử đã và đang hướng trọng tâm nghiên cứu vào 5
định hướng nghiên cứu lớn trên cơ sở nắm bắt những yêu cầu đã và đang đặt ra
đối với công cuộc Đổi mới và phát triển đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế cũng
như sự phù hợp với các định hướng của các cơ quan quản lý Nhà nước về nghiên
cứu khoa học, của Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn:
1). Nghiên cứu vùng đất phương Nam: lịch sử, văn hố, q trình khai phá và xác
lập chủ quyền của Tổ quốc, các chính sách của các triều đại đối với vùng đất
phương Nam…
2). Nghiên cứu hệ thống về biển - đảo Việt Nam: môi trường kinh tế biển, ý thức
về biển và truyền thống khai thác biển, quá trình xác lập chủ quyền lãnh hải,
truyền thống bảo vệ biển đảo, nghiên cứu hải thương và bang giao quốc tế khu vực
Biển Đông cũng như các vùng biển khu vực và quốc tế…
3). Nghiên cứu vấn đề giao lưu và tiếp xúc văn hoá trong lịch sử Việt Nam: các
trung tâm - vùng - không gian văn hố Việt Nam, văn hóa Việt Nam hiện đại, tính
thống nhất và đa dạng của văn hoá Việt Nam trong nền cảnh văn hoá khu vực…
4). Nghiên cứu đô thị và xã hội thành thị: không gian tự nhiên - xã hội, quy hoạch
và quản lý đô thị, cấu trúc dân cư, nhân học đô thị và vấn đề đơ thị hố, hoạt động
kinh tế, văn hoá thị dân và mối quan hệ giữa thành thị với nơng thơn, mơ hình tiến
triển và những đặc điểm tiêu biểu của thành thị Việt Nam trong so sánh với các
loại hình thành thị phương Đơng và thế giới…
5). Nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn nữa con đường phát triển đặc thù của Việt
Nam: tiến trình đấu tranh thống nhất đất nước và bảo vệ độc lập dân tộc, các chính
sách lớn của Đảng và những thành tựu của cơng cuộc Đổi mới, tiến trình hội nhập
khu vực, chính sách của các nước lớn, vận hội và thách thức của đất nước trong
q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế hiện nay…
*
*
*
55 năm nỗ lực xây dựng và phát triển không ngừng của các thế hệ thầy trò khoa
Lịch sử đã làm nên một “Trường phái Sử học Tổng hợp” được ghi nhận cả trong
và ngoài nước. Trang sử 55 năm ấy được viết bởi công sức, mồ hôi, nước mắt và
cả xương máu của các lớp cán bộ, sinh viên, để làm nên một “di sản Khoa Lịch
sử” đồ sộ cho các thế hệ hơm nay có thể đọc, hiểu, chiêm nghiệm, soi lại chính
mình, có thêm động lực học tập, rèn luyện, giảng dạy, nghiên cứu và vươn lên
trong cuộc sống.
Hướng tới 55 năm ngày thành lập, xin được thắp nén tâm nhang đến những thầy
giáo, những sinh viên đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, đến
những thầy cô giáo, những cán bộ nhân viên nay đã khuất. Những tấm gương
người thầy - nhà khoa học, những tấm gương trách nhiệm công dân với dân, với
nước đó sẽ mãi mãi toả sáng, truyền trao trong lớp lớp cán bộ, sinh viên Khoa
Lịch sử hôm nay và mai sau.
Hà Nội, Mùa Thu, 2011
TS. Hoàng Anh Tuấn
Tài liệu trích dẫn:
- 40 năm Khoa Lịch sử (1956-1996), Nxb. CTQG, 1996.
- Khoa Lịch sử - nửa thế kỷ xây dựng và phát triển (1956-2006), Nxb. Thế giới,
2006.
- Nguyễn Văn Kim, “50 năm - Một chặng đường nghiên cứu khoa học của Khoa
Lịch sử”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 9 (365), 2006.
- Vũ Văn Quân, “Khoa Lịch sử - nửa thế kỷ xây dựng và phát triển”,
www.khoalichsu.edu.vn