Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Báo cáo ĐTM dự án “di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án kđt sinh thái quan nam – thủy tú và kđt liền kề KCN hòa khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 80 trang )

Báo cáo ĐTM: Dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy
Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”
MỤC LỤC
5.2.1. Giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng 72
5.2.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động 74
5.2.3. Chi phí giám sát chất lượng môi trường 74
CHƯƠNG 6 – THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 75
6.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Hòa Liên, phường
Hòa Khánh Bắc và phường Hòa Hiệp Bắc 75
6.2. Ý kiến phản hồi và cam kết của Nhà đầu tư trước các ý kiến của Ủy ban nhân dân
và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Hòa Liên, phường Hòa Khánh Bắc và phường Hòa
Hiệp Bắc 76
1. Kết luận 77
2. Kiến nghị 77
3. Cam kết 77
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 80
Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Trung Nam 1
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú
Báo cáo ĐTM: Dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy
Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BOD : Nhu cầu oxy sinh hoá
BQLDA : Ban quản lý dự án
BT : Built - Transfer (Xây dựng - chuyển giao)
BTCT : Bê tông cốt thép
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
COD : Nhu cầu oxy hoá học
CP : Chính phủ
CHXHCN : Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
DO : Diesel Oil (Dầu Diesel)
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường


GTVT : Giao thông vận tải
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
KĐT : Khu đô thị
KTTV : Khí tượng thuỷ văn
MTV : Một thành viên
NĐ : Nghị định
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
SS : Chất rắn lơ lửng
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam.
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TNMT : Tài nguyên môi trường
UBMTTQ : Uỷ ban mặt trận tổ quốc
UBND : Uỷ ban nhân dân
VOC : Chất hữu cơ bay hơi
WHO : Tổ chức Y tế thế giới
XLNT : Xử lý nước thải
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 – Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM 14
Bảng 2 – Đặc tính kỹ thuật của cách điện chuỗi 22
Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Trung Nam 2
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú
Báo cáo ĐTM: Dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy
Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”
Bảng 3 – Bảng liệt kê khối lượng xây dựng đường dây 110KV mới 26
Bảng 4 – Bảng liệt kê khối lượng đường dây 110KV thu hồi 27
Bảng 5 – Bảng liệt kê khối lượng sắt thép, bê tông và khối lượng đất đào, đắp 28
Bảng 6 – Kế hoạch thi công dự án 29
Bảng 7 – Tiến độ thực hiện dự án 29
Bảng 8 – Tổng mức đầu tư cho công trình 29

Bảng 9 – Bảng tốc độ gió, tần suất và hướng gió 31
Bảng 10 – Kết quả phân tích mẫu không khí khu vực Dự án 35
Bảng 11 – Kết quả phân tích mẫu nước mặt gần khu vực Dự án 36
Bảng 12 – Kết quả phân tích mẫu nước ngầm gần khu vực Dự án 36
Bảng 13 – Nguồn gây tác động đến môi trường giai đoạn chuẩn bị và thi công xây
dựng 43
Bảng 14 – Hệ số phát thải ô nhiễm do hoạt động san lấp mặt bằng 45
Bảng 15 – Lượng bụi phát thải do hoạt động san lấp mặt bằng 45
Bảng 16 – Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel 45
Bảng 17 – Tải lượng ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel 46
Bảng 18 – Nồng độ chất các chất ô nhiễm của các phương tiện giao thông 46
Bảng 19 – Tải lượng chất bẩn của nước thải sinh hoạt 49
Bảng 20 – Nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 49
Bảng 21 – Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa 50
Bảng 22 – Mức ồn sinh ra từ các thiết bị thi công 52
Bảng 23 – Kết quả tính toán độ giảm độ ồn theo khoảng cách 54
Bảng 24 – Tổng hợp các tác động tiêu cực và biện pháp giảm thiểu các tác động đến
môi trường giai đoạn thi công xây dựng 61
Bảng 25 – Chương trình quản lý môi trường tổng hợp từ các chương 1, 3, 4 70
Bảng 26 – Chi phí giám sát chất lượng môi trường 74
Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Trung Nam 3
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú
Báo cáo ĐTM: Dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy
Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1 – Vị trí tuyến đường dây 110KV 18
Hình 2 – Nhóm hình ảnh lấy mẫu chất lượng môi trường nền tại khu vực dự án 37
Hình 3 – Sơ đồ vị trí giám sát môi trường trong giai đoạn thi công 73
Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Trung Nam 4
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú

Báo cáo ĐTM: Dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy
Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”
TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung chính của dự án
- Tên dự án: DI DỜI ĐƯỜNG DÂY 110KV QUA KHU VỰC DỰ ÁN KHU ĐÔ
THỊ SINH THÁI QUAN NAM – THỦY TÚ VÀ KHU ĐÔ THỊ LIỀN KỀ KCN
HÒA KHÁNH.
- Địa điểm: xã Hòa Liên, Huyện Hòa Vang và phường Hòa Hiệp Bắc, phường Hòa
Khánh Bắc, Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
- Mục đích của dự án:
Nhằm đảm bảo an toàn về điện và tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong việc thi
công hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị sinh thái Quan Nam – Thủy Tú, Khu đô thị
liền kề KCN Hòa Khánh. UBND thành phố Đà Nẵng đã điều chỉnh quy hoạch tuyến
đường dây 110 kV qua khu vực dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam – Thủy Tú và Khu
đô thị liền kề KCN Hòa Khánh (Quyết định số 7763/QĐ-UBND ngày 11/10/2010).
Căn cứ Quyết định số 2108/QĐ-UBND ngày 18/03/2011 của UBND thành phố Đà
Nẵng, Sở Công thương là Chủ đầu tư công trình “Di dời đường dây 110KV qua khu vực
dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”.
Căn cứ Quyết định số 1903/QĐ-UBND ngày 15/03/2012 của UBND thành phố Đà
Nẵng, công nhận Công ty Cổ phần Trung Nam là nhà đầu tư dự án này theo hình thức
hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (Hợp đồng BT).
Căn cứ theo Hợp đồng số 424/2012/HĐ-BT/SCT- TNL ngày 05/4/2012 giữa Sở Công
thương thành phố Đà Nẵng (Chủ đầu tư) và Công ty CP Trung Nam (Nhà đầu tư), Công
ty TNHH MTV Đầu tư BT Trung Nam là Doanh nghiệp thực hiện dự án.
2. Các tác động đến môi trường
2.1. Tác động đến môi trường trong giai đoạn chuẩn bị và thi công
2.1.1. Môi trường không khí
- Bụi và các khí SO
2
, NO

x
, CO, C
x
H
y
phát sinh ra từ quá trình vận chuyển vật liệu.
- Bụi phát sinh do các phương tiện thi công, san lấp mặt bằng, đào móng, phá dỡ móng
của tuyến đường dây,…
- Mùi hôi do trầm tích hữu cơ, trầm tích sét và mùi hôi của khí H
2
S trong quá trình
đào móng.
Các tác động đến môi trường không khí trong giai đoạn này được đánh giá ở mức độ
thấp, chỉ mang tính chất tạm thời và có thể kiểm soát được.
2.1.2. Môi trường nước
Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Trung Nam 5
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú
Báo cáo ĐTM: Dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy
Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”
- Nước thải sinh hoạt của công nhân tại công trường có chứa các chất ô nhiễm như SS,
BOD,… ảnh hưởng cục bộ môi trường tại khu vực thi công.
- Nước mưa chảy tràn qua bề mặt dự án cuốn theo dầu mỡ từ các động, cơ máy móc
rơi vãi, bụi đất, bụi xi măng, cát,… làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt khu vực.
- Nước thải khác như nước thải từ các khu vực trộn vật liệu xây dựng, khu vực đổ bê
tông, nước rửa máy móc, thiết bị, có chứa xi măng, bùn cát sẽ gây đục và ô nhiễm
nguồn nước.
Tác động của nước thải trong giai đoạn này đến môi trường là tương đối đáng kể
nhưng chỉ mang tính chất tạm thời và có thể kiểm soát được.
2.1.3. Chất thải rắn, lỏng
- Chất thải rắn từ hoạt động xây dựng thi công: Cát, sạn, rơi vãi trong quá trình vận

chuyển nguyên vật liệu, ván gỗ, xà bần, dây điện, ống nhựa, phát sinh tại những vị trí
thi công. Lượng chất thải rắn dạng này không đáng kể và có thể hạn chế, kiểm soát bằng
các biện pháp thích hợp.
- Chất thải rắn từ hoạt động thu hồi đường dây cũ: Khối lượng phần đường dây 110KV
thu hồi bao gồm xà đỡ, cột thép, móng bê tông, dây điện, các loại chuỗi cách điện,…
- Chất thải rắn sinh hoạt: Bao bì, túi nilon, thức ăn thừa, tàn thuốc,… từ hoạt động sinh
hoạt của công nhân trong các lán trại.
- Chất thải nguy hại: Chất thải chủ yếu là dầu mỡ phát sinh từ quá trình bảo dưỡng,
sửa chữa các phương tiện vận chuyển và thi công trong khu vực dự án.
Chất thải rắn, lỏng phát trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng tuy có ảnh
hưởng xấu đến môi trường nhưng chỉ ở mức độ thấp, hoàn toàn có thể kiểm soát.
2.1.4. Tác động của tiếng ồn
Việc sử dụng máy móc thi công, xe vận tải nặng… từ các phương tiện vận chuyển và
thi công trong khu vực thực hiện Dự án sẽ gây tiếng ồn và rung ảnh hưởng đến các khu
vực lân cận, và công nhân làm việc tại công trường.
2.1.5. Ô nhiễm do nhiệt
Trong quá trình thi công xây dựng, nhiệt dư từ các quá trình thi công gia nhiệt, khói
hàn (như quá trình cắt, hàn, ) làm phát sinh sức nóng. Đặc biệt dự án được thi công vào
mùa nắng, do đó bức xạ nhiệt của mặt trời truyền qua không khí sẽ làm tăng lượng nhiệt
dư này. Vì vậy, cần phải có những biện pháp khống chế nguồn ô nhiễm do nhiệt, để bảo
vệ sức khỏe người lao động.
2.1.6. Vấn đề sụt lún, sạt lở
Do các lớp địa tầng mà tuyến đường dây 110KV mới đi qua thay đổi liên tục và khá
Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Trung Nam 6
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú
Báo cáo ĐTM: Dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy
Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”
phức tạp, thành phần chủ yếu là bùn cát bùn sét ở trạng thái dẻo, dẻo chảy, bảo hòa nước
nên kết cấu địa chất yếu, khả năng chịu tải thấp. Hơn nữa mực nước ngầm và nước mặt
thấp trong thành tạo đất mềm rời nên khi triển khai đào hố móng thường xảy ra hiện

tượng sạt lở thành hố móng.
2.1.7. Các tác động đến kinh tế - xã hội
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe cộng đồng.
- Ảnh hưởng đến giao thông tại đia phương như kẹt xe, tai nạn giao thông,…
- Ảnh hưởng đến chất lượng của các công trình giao thông tại địa phương.
2.2. Tác động đến môi trường trong giai đoạn đi vào hoạt động
2.2.1. Môi trường không khí
Do đặc tính của dự án nên trong quá trình vận hành tuyến đường dây không phát sinh
khí thải ra môi trường xung quanh.
2.2.2. Môi trường nước
Do đặc tính của dự án nên trong quá trình vận hành tuyến đường dây cũng không phát
sinh nước thải
2.2.3. Chất thải rắn, lỏng
Các hoạt động chặt cây cối sẽ tạo ra các chất thải rắn như thân cây, ngọn lá, cành
trong quá trình vận hành, bảo trì đường dây sẽ gây mất mỹ quan và cản trở hoạt động đi
lại của người dân.
Một số chất thải rắn phát sinh từ hoạt động vận hành đường dây, từ quá trình duy tu,
bảo dưỡng máy móc như bu lông, các phụ kiện,….
2.2.5. Các tác động đến kinh tế - xã hội
Khi tuyến đường dây đi vào hoạt động thì tác động đến người dân và công nhân vận
hành, bảo dưỡng chủ yếu là do điện từ trường.
Điện từ trường còn ảnh hưởng đến đường dây thông tin, sóng vô tuyến làm nhiễu
sóng.
3. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu
3.1. Giảm thiểu tác động đến môi trường trong giai đoạn chuẩn bị và thi công
3.1.1. Môi trường không khí
- Bụi, khí thải phát sinh trên công trường xây dựng:
+ Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân.
+ Tưới ẩm cho công trường vào ngày nắng nóng.
Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Trung Nam 7

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú
Báo cáo ĐTM: Dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy
Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”
+ Dọn dẹp kho bãi tập kết nguyên vật liệu.
+ Sử dụng thiết bị thi công tiên tiến.
- Bụi do hoạt động giao thông, vận chuyển nguyên vật liệu:
+ Phun nước, giữ ẩm mặt đường trên tuyến đường vận chuyển.
+ Dùng bạt che phủ thùng xe.
+ Không sử dụng phương tiện quá niên hạn sử dụng.
- Mùi hôi do trầm tích hữu cơ, trầm tích sét trong quá trình đào hố móng.
Lượng đất đào lên phải đổ vào vị trí thích hợp, hợp đồng với đơn vị có chức năng thu
gom và xử lý hoặc tái sử dụng san lắp mặt bằng bị trí khác.
3.1.2. Môi trường nước
- Nước thải sinh hoạt của công nhân: Đặt các nhà vệ sinh lưu động tại công trường và
định kỳ tiến hành hút bùn.
- Nước mưa chảy tràn: khoanh vùng khu vực thi công, thu gom lượng đất cát từ nước
mưa chảy tràn qua mặt bằng công trường.
- Nước thải xây dựng:
+ Thao tác kỹ thuật và vận hành các máy trộn bê tông phải đúng quy trình để hạn chế
tối đa nước thải dư.
+ Lót đáy các vị trí trộn vữa bê tông xi măng để hạn chế nước trộn thấm vào đất gây ô
nhiễm môi trường.
+ Thu gom dầu mỡ bôi trơn tại các bãi đỗ xe để xử lý, không để chảy tràn hoặc thải tự
do ra công trường.
3.1.3. Chất thải rắn, lỏng
- Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt.
- Tận dụng rác thải xây dựng cho những mục đích khác như đắp đất vào vùng trũng,…
- Thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại tại nơi riêng biệt và thuê đơn vị có chức năng
vận chuyển, xử lý.
3.1.4. Giảm thiểu tác động từ lán trại công nhân

Nhà thầu thực hiện dự án và các đơn vị tham gia thi công xây dựng:
- Tăng cường sử dụng nhân lực địa phương để giảm bớt lán trại.
- Bảo đảm đầy đủ các số lượng nhà vệ sinh lưu động ở các khu lán trại.
- Xây dựng nội qui sinh hoạt đầy đủ, rõ ràng và tổ chức quản lý tốt công nhân.
Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Trung Nam 8
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú
Báo cáo ĐTM: Dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy
Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”
3.1.5. Giảm thiểu tác động do tiếng ồn
- Sử dụng thiết bị máy móc thi công hiện đại, không sử dụng máy móc cũ, định kỳ bảo
dưỡng, kiểm tra.
- Trang bị bảo hộ lao động thích hợp cho công nhân.
- Không thi công vào ban đêm, giờ nghỉ ngơi.
3.1.6.Giảm thiểu ô nhiễm do nhiệt
- Công nhân phải được trang bị bảo hộ lao động phù hợp với từng công việc.
- Đội mũ rộng vành, khăn rộng trùm kín mặt tránh tia bức xạ mặt trời, ánh sáng cộng
với hơi hydrocacbua gây những bệnh về da.
3.1.7. Giảm thiểu tác động xấu đến kinh tế - xã hội
- Tuyên truyền giáo dục ý thức cho công nhân.
- Xây dựng nội qui sinh hoạt đầy đủ, rõ ràng và tổ chức quản lý tốt công nhân.
- Không vận chuyển nguyên vật liệu vào giờ cao điểm.
- Không điều khiển xe vượt quá tải trọng yêu cầu của các công trình giao thông.
3.2. Giảm thiểu tác động đến môi trường trong giai đoạn đi vào hoạt động
3.2.1. Chất thải rắn
Các chất thải rắn do hoạt động bảo dưỡng tuyến đường dây: Ngọn, cành, lá….sẽ được
tập trung lại và chôn lấp đúng nơi quy định.
3.2.2. Giảm thiểu tác động đến kinh tế - xã hội
Hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của điện từ trường:
- Đảm bảo việc thi công đúng theo tiêu chuẩn an toàn của ngành điện.
- Thường xuyên bảo dưỡng đường dây.

- Thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ đảm bảo hành lang an toàn điện theo tiêu chuẩn
là 4m đối với đường dây dẫn điện 110KV.
- Cung cấp số đường dây nóng xử lý sự cố cho dân cư, cơ quan dọc hành lang tuyến
đường dây điện.
4. Chương trình quản lý và giám sát môi trường
* Chương trình quản lý môi trường
- Thực hiện công tác quản lý môi trường theo từng giai đoạn thi công và vận hành:
+ Quản lý các hoạt động của dự án.
+ Quản lý các tác động đến môi trường.
Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Trung Nam 9
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú
Báo cáo ĐTM: Dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy
Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”
+ Quản lý các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Các đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý môi trường, bao
gồm:
+ Doanh nghiệp thực hiện dự án.
+ Các nhà thầu xây dựng.
+ Bản quản lý dự án.
- Các cơ quan quản lý môi trường sẽ có trách nhiệm giám sát công tác quản lý môi
trường tại dự án trong từng giai đoạn thi công và vận hành.
* Chương trình giám sát môi trường
- Giám sát trong giai đoạn thi công xây dựng:
Do tuyến đường dây dài nên mỗi lần chỉ thi công một đoạn đường dây khoảng 4 trụ.
Vì vậy, giám sát môi trường chỉ thực hiện tại vị trí các trụ đang thi công, bao gồm:
+ Môi trường không khí: 3 vị trí
+ Môi trường nước: 1 vị trí
+ Tần suất: 3 tháng/lần.
- Giám sát trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động:
Khi tuyến dây điện 110KV đi vào hoạt động không phát sinh chất thải ảnh hưởng đến

môi trường nên sẽ không giám sát môi trường trong giai đoạn này. Nhưng đơn vị quản lý
vận hành tuyến đường dây mới phải tiến hành giám sát về mặt kỹ thuật điện, đảm bảo an
toàn điện và giám sát đột xuất khi có sự cố xảy ra.
5. Kết luận và cam kết
* Kết luận
- Dự án được đầu tư với tiêu chí ít ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
- Các tác động đến môi trường được xác định tương đối đầy đủ.
- Các biện pháp xử lý được đề xuất có tính khả thi tương đối cao, xử lý tốt các nguồn ô
nhiễm đặc trưng.
* Cam kết
Nhà đầu tư cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình chuẩn
bị thi công xây dựng theo đúng các quy định về môi trường.
Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Trung Nam 10
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú
Báo cáo ĐTM: Dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy
Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
Nhằm nhằm đảm bảo an toàn điện và phù hợp với mỹ quan Khu đô thị sinh thái Quan
Nam – Thủy Tú, Khu đô thị liền kề KCN Hòa Khánh, thành phố đã có chủ trương về việc
điều chỉnh hướng tuyến đường dây điện 110KV qua khu vực dự án Khu đô thị sinh thái
Quan Nam – Thủy Tú và Khu đô thị liền kề KCN Hòa Khánh theo Quyết định số
7763/QĐ-UBND ngày 11/10/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng.
Việc đầu tư xây dựng dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh
thái Quan Nam – Thủy Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh” được thành phố giao cho
Sở Công thương làm chủ đầu tư (Quyết định số 2108/QĐ-UBND ngày 18/03/2011).
Theo Quyết định số 1903/QĐ-UBND ngày 15/03/2012 của UBND thành phố Đà
Nẵng, công nhận Công ty Cổ phần Trung Nam là nhà đầu tư dự án này theo hình thức
hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (Hợp đồng BT).
Căn cứ theo Hợp đồng số 424/2012/HĐ-BT/SCT- TNL ngày 05/04/2012 giữa Sở

Công thương thành phố Đà Nẵng (Chủ đầu tư) và Công ty CP Trung Nam (Nhà đầu tư)
chọn Công ty TNHH MTV Đầu tư BT Trung Nam là Doanh nghiệp thực hiện dự án.
Thực hiện dự án là phù hợp với Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 của
Chính phủ, đảm bảo đoạn tuyến dây điện qua Khu công nghiệp – Khu dân cư tăng cường
an toàn về xây dựng và điện, khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây dẫn điện ở trạng thái
võng cực đại đến mặt đất không nhỏ hơn 15m.
Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Chủ đầu tư phối hợp với đơn vị tư vấn là
Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú tiến hành lập báo cáo Đánh giá tác động môi
trường cho Dự án. Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhằm đánh giá cụ thể những tác
động có lợi, có hại từ hoạt động của Dự án đến điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
trong khu vực.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
a. Các căn cứ pháp lý
1. Luật phòng chống chữa cháy số 27/2001/QH11 được Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2001.
2. Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004.
3. Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005.
4. Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005.
Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Trung Nam 11
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú
Báo cáo ĐTM: Dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy
Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”
5. Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của luật phòng cháy chữa cháy.
6. Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/08/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật điện lực về bảo về an toàn công trình lưới điện
cao áp.
7. Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đầu tư.
8. Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính phủ về đầu tư theo hình

thức Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng – Chuyển
giao – Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao.
9. Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ
sung một số điều của nghị định 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật điện lực về bảo về an
toàn công trình lưới điện cao áp.
10. Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh
giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
11. Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2011 của Bộ Tài nguyên
Môi Trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày
18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
12. Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
13. Thông tư số 03/2011/TT-BKHĐT ngày 27/01/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày
27/11/2009 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh –
Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng –
Chuyển giao.
14. Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc quy định về quản lý chất thải nguy hại.
15. Quyết định số 3733/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban
hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động.
16. Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 10/8/2010 của UBND thành phố Đà
Nẵng về việc ban hành quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
17. Quyết định số 7763/QĐ-UBND ngày 11/10/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng
về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch hướng tuyến đường dây điện 110KV qua khu
Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Trung Nam 12
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú
Báo cáo ĐTM: Dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy

Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”
vực dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam – Thủy Tú và Khu đô thị liền kề KCN Hòa
Khánh.
18. Quyết định số 2108/QĐ-UBND ngày 18/03/2011 của UBND thành phố Đà Nẵng
về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Di dời đường dây 110KV qua khu
vực dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam – Thủy Tú và Khu đô thị liền kề KCN Hòa
Khánh.
19. Quyết định số 1903/QĐ-UBND ngày 15/03/2012 của UBND thành phố Đà Nẵng
về việc phê duyệt công nhận nhà đầu tư công trình: Di dời đường dây 110KV qua khu
vực dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam – Thủy Tú và Khu đô thị liền kề KCN Hòa
Khánh theo hình thức BT (Xây dựng – Chuyển giao).
b. Các căn cứ kỹ thuật
* Về môi trường
1. QCVN 08-2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
2. QCVN 09-2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
3. QCVN 14-2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
4. QCVN 05-2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
5. QCVN 06-2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không
khí xung quanh.
6. QCVN 26 - 2010: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
7. Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động – Ban hành kèm theo Quyết định số 3733/QĐ-BYT
ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
* Về thi công, xây dựng
1. TCXD 189-1996: Móng cọc tiết diện nhỏ.Tiêu chuẩn thiết kế.
2. TCXD 205-1998: Móng cọc.Tiêu chuẩn thiết kế.
3. TCXD 286-2003: Đóng và ép cọc. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.
4. TCXD 338-2005: Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép.
5. QCVN 01:2008/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
6. QCVN QTĐ-7:2009/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện.
c. Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu chính

1. Báo cáo đầu tư Dự án.
2. Kết quả lấy mẫu, phân tích môi trường nước mặt, không khí tại khu vực dự án.
3. Sơ đồ tổng thể khu vực Dự án.
Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Trung Nam 13
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú
Báo cáo ĐTM: Dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy
Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”
4. Số liệu điều tra, thu thập về kinh tế - xã hội tại khu vực Dự án.
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
* Phương pháp lập ĐTM
- Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh QCVN.
- Phương pháp đánh giá tác động nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO: được sử
dụng trong tính toán tải lượng ô nhiễm khi xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động.
- Phương pháp phân tích hệ thống: Phân tích tác động đầu vào, xem xét quá trình xảy
ra như quá trình tương tác trong hệ thống, dự báo và đánh giá tác động đầu ra.
* Phương pháp phụ trợ
- Phương pháp riêng:
+ Thu thập, tổng hợp kết quả các nghiên cứu hiện có liên quan đến khu vực dự án.
+ Tiến hành khảo sát thực địa, lấy mẫu, phân tích các thông số môi trường.
+ Cập nhật các số liệu, tài liệu có liên quan đến hiện trạng môi trường dự án.
+ Sử dụng phương pháp liệt kê nhân tố môi trường để đánh giá mức độ ảnh hưởng.
- Phương pháp tổng hợp: thu thập, tập hợp các thông tin, số liệu và các đề tài đã thực
hiện trước đây.
4. Tổ chức thực hiện ĐTM
Báo cáo ĐTM “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án Khu đô thị sinh thái
Quan Nam – Thủy Tú và Khu đô thị liền kề KCN Hòa Khánh” do Công ty làm chủ đầu
tư, kết hợp với Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú thực hiện.
- Thông tin về đơn vị tư vấn:
Địa chỉ đơn vị tư vấn: 146 Phan Thanh - Quận Thanh Khê – TP.Đà Nẵng.
Văn phòng giao dịch: 219 Trần Phú, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Đại diện: Ông Đinh Quang Sơn Chức vụ: Giám đốc
Điện thoại: 0511.2.246761 Fax: 0511.3.650651
- Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo:
Bảng 1 – Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM
TT Họ và tên Chức vụ Trình độ CM Vai trò
I Đại diện Nhà đầu tư
1 Ông Nguyễn Anh Huy Giám đốc Ks.Xây dựng
Theo dõi nội dung báo cáo, hồ
sơ dự án đầu tư
Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Trung Nam 14
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú
Báo cáo ĐTM: Dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy
Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”
TT Họ và tên Chức vụ Trình độ CM Vai trò
2 Ông Nguyễn Cư Chuyên viên Ks.Xây dựng
Theo dõi nội dung báo cáo, hồ
sơ dự án đầu tư
II Đại diện Đơn vị tư vấn
1 Ks. Đinh Quang Sơn Giám đốc Ks. Xây dựng Kiểm duyệt báo cáo
2
Ks. Nguyễn Trọng
Kiên
Chuyên viên kỹ
thuật
Ks. Công nghệ
môi trường
- Tổng hợp, đánh giá điều kiện
tự nhiên, xã hội liên quan đến
dự án.
- Tổng hợp, đánh giá tác động

môi trường và đề xuất các biện
pháp giảm thiểu môi trường.
3
Ks. Nguyễn Văn Minh
Việt
Chuyên viên kỹ
thuật
Ks. Công nghệ
môi trường
- Tổng hợp, đánh giá điều kiện
tự nhiên, xã hội liên quan đến
dự án.
- Tổng hợp, đánh giá tác động
môi trường và đề xuất các biện
pháp giảm thiểu môi trường.
4
Ks. Tôn Nữ Minh
Giang
Chuyên viên kỹ
thuật
Ks. Công nghệ
môi trường
- Đánh giá, phân tích các tác
động môi trường từ dự án.
- Đề xuất các phương án kỹ
thuật xử lý ô nhiễm môi trường
từ hoạt động Dự án
5
Cử nhân Võ Duy
Phong

Chuyên viên kỹ
thuật
Cử nhân Hóa
môi trường
- Tổ chức công tác lấy mẫu tại
hiện trường, thu thập thông tin
hiện trường có liên quan
Ngoài ra kết quả đo đạc, phân tích môi trường nền tại khu vực dự án do Công ty
TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực
Trung Trung Bộ tổ chức lấy mẫu hiện trạng môi trường và phân tích mẫu môi trường khu
vực dự án theo quy định để hoàn chỉnh nội dung đánh giá hiện trạng chất lượng môi
trường của Dự án theo quy định.
Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Trung Nam 15
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú
Báo cáo ĐTM: Dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy
Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”
CHƯƠNG 1 - MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
DI DỜI ĐƯỜNG DÂY 110KV QUA KHU VỰC DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI
QUAN NAM – THỦY TÚ VÀ KHU ĐÔ THỊ LIỀN KỀ KCN HÒA KHÁNH
1.2. Chủ dự án
- Cơ quan quản lý Nhà nước ký kết hợp đồng BT: SỞ CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG
- Hình thức đầu tư: Hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao)
- Nhà đầu tư BT: CÔNG TY CỔ PHẦN TRUNG NAM
(Theo Quyết định số 1903/QĐ-UBND đính kèm phụ lục)
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần số 0400405307 do
Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp lần đầu
ngày 06/12/2001, cấp sửa đổi lần thứ 13 ngày 07/03/2012.
+ Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 7, tòa nhà Hoàng Anh Gia Lai, số 01 Nguyễn Văn
Linh, quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng.

+ Điện thoại: 0511.3584822 Fax: 0511.3539998
+ Website: www.trungnamgroup.com.vn
+ Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Tâm Thịnh
+ Chức vụ: Chủ tịch Công ty
+ Chứng minh nhân dân số 023852047 do Công an Tp.Hồ Chí Minh cấp ngày
18/09/2006.
+ Địa chỉ thường trú: Số 142B Nguyễn Văn Trỗi, phường 08, quận Phú Nhuận,
thành phố Hồ Chí Minh.
- Doanh nghiệp thực hiện dự án: CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƯ BT TRUNG NAM
(Hợp đồng số 424./2012/HĐ-BT/SCT- TNL giữa Sở Công thương thành phố Đà Nẵng
và Công ty CP Trung Nam).
1.3. Vị trí địa lý của dự án
* Tuyến đường dây 110KV cũ có chiều dài 3.554m đi qua địa phận phường Hòa
Khánh Bắc và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu. Điểm đầu và điểm cuối của
tuyến đường dây này được xác định như sau:
- Điểm đầu: cột sắt số 414A hiện có (A1) nằm trên địa bàn phường Hòa Khánh Bắc,
quận Liên Chiểu.
Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Trung Nam 16
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú
Báo cáo ĐTM: Dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy
Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”
- Điểm cuối: điểm A8, nằm trên địa bàn phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu.
* Tuyến đường dây 110KV mới đi qua địa phận huyện Hòa Vang và quận Liên Chiểu,
thành phố Đà Nẵng. Tổng chiều dài đường dây là 5.123m, gồm 24 cột, chia làm 02 đoạn:
- Đoạn I: Từ trụ 414A (A1) hiện có nằm trên địa bàn phường Hòa Khánh Bắc, quận
Liên Chiểu, đến Pikét (25+07). Đoạn I dài 2.507m và đi qua địa phận xã Hòa Liên, huyện
Hòa Vang. Bao gồm các thôn: Trung Sơn, Vân Dương, Quan Nam 2.
- Đoạn II: Từ Pikét (25+07) đến điểm cuối (A8) nằm trên địa bàn phường Hòa Hiệp
Bắc. Đoạn II dài 2.507m và đi qua địa phận phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiêu.
(Bản vẽ vị trí tuyến đường dây 110KV được đính kèm tại phần phụ lục)

Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Trung Nam 17
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú
Báo cáo ĐTM: Dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”
Hình 1 – Vị trí tuyến đường dây 110KV
Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Trung Nam 18
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú
: Tuyến đường dây 110KV cũ
: Tuyến đường dây 110KV mới
Báo cáo ĐTM: Dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy
Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1. Mục tiêu của dự án
* Lý do thực hiện dự án:
Với tuyến đường dây 110 kV cũ, khi dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thủy Tú
và Khu đô thị liền kề KCN Hòa Khánh xây dựng xong, khoảng cách từ điểm thấp nhất
của dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại đến mặt đất sẽ không đảm bảo an toàn về điện
theo Nghị định 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 của Chính phủ (khoảng cách này không
được nhỏ hơn 15m).
Để giải quyết vấn đề này, có hai phương án được đề ra, đó là: nâng cấp độ cao của
tuyến đường dây hoặc di dời tuyến đường dây 110KV cũ. Phương án nâng cấp độ cao
tuyến đường dây cũ thi công phức tạp, thời gian thực hiện dài, mức độ an toàn thi công,
vận hành không đảm bảo và tốn nhiều chi phí. Phương án di dời tuyến kinh tế hơn, thời
gian thi công nhanh, mức độ an toàn khi thi công cũng như khi đi vào vận hành cao hơn
và đảm bảo tính chất lâu dài khi sử dụng. Do đó, di dời tuyến đi qua địa phận phường
Hòa Khánh Bắc và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu là phương án tốt nhất.
* Mục tiêu của dự án:
- Đảm bảo đoạn tuyến dây điện qua Khu công nghiệp – Khu dân cư tăng cường an
toàn về xây dựng và điện.
- Phù hợp với mỹ quan Khu đô thị sinh thái Quan Nam – Thủy Tú và Khu đô thị liền
kề KCN Hòa Khánh.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị sinh
thái Quan Nam – Thủy Tú và Khu đô thị liền kề KCN Hòa Khánh.
1.4.2. Khối lượng và quy mô dự án
1.4.2.1. Quy mô dự án
1. Quy mô tuyến đường dây 110KV thu hồi
Tuyến đường dây 110KV hiện có chủ yếu đi qua khu dân cư, khu công nghiệp Hòa
Khánh, đất ruộng với chiều dài tuyến là 3.554m. Hiện nay, tuyến đường dây này vẫn đảm
bảo an toàn về điện đối với người dân và các công trình lân cận theo Nghị định số
81/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
Tuy nhiên, đường dây 110KV cũ đang gây ra một số vướng mắc, khó khăn trong việc
thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị sinh thái Quan Nam – Thủy Tú và Khu đô
thị liền kề KCN Hòa Khánh và khi các dự án này đi vào hoạt động thì khoảng cách từ
điểm thấp nhất của dây dẫn đến mặt đất sẽ không đảm bảo an toàn điện theo quy định.
Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Trung Nam 19
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú
Báo cáo ĐTM: Dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy
Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”
Điểm đầu và điểm cuối của tuyến đường dây 110KV cũ được xác định như sau:
- Điểm đầu: cột sắt số 414A hiện có (A1) nằm trên địa bàn phường Hòa Khánh Bắc,
quận Liên Chiểu.
- Điểm cuối: cột sắt số 396 hiện có, nằm trên địa bàn phường Hòa Hiệp Bắc, quận
Liên Chiểu.
Số mạch: 02
2. Quy mô tuyến đường dây 110KV xây dựng mới
Trong khu vực tuyến đường dây 110KV mới đi qua, dân cư sinh sống với mật độ dân
cư trung bình. Chiều dài tuyến là 5.123m, điểm đầu và điểm cuối được xác định như sau:
- Đoạn I: Cột sắt 414A hiện có (A1) thuộc phường Hòa Khánh Bắc đến Pikét (25+07),
tuyến này đi qua địa phận xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang. Bao gồm các thôn: Trung Sơn,
Vân Dương, Quan Nam 2.
- Đoạn II: Từ Pikét (25+07) đến điểm cuối (A8), cột xây dựng mới giữa khoảng côt số

395 - 396 hiện có thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, tuyến này đi qua địa phận phường Hòa
Khánh Bắc, quận Liên Chiêu.
- Số mạch:
+ Số góc lái: 07 góc
+ Số mạch: 02
+ Dây dẫn: ACSR/MZ-185/29
+ Số khoảng vượt > 300m: 01 lần
+ Vượt sông Cu Đê: 01 lần
+ Vượt đường liên thôn, xã: 16 lần
+ Vượt đường dây 22KV: 03 lần
+ Vượt đường dây 0,4KV: 04 lần.
1.4.2.2. Các giải pháp thiết kế công nghệ
1. Dây dẫn
Dây dẫn được chọn là dây nhôm lõi thép có lớp mỡ trung tính ACSR/MZ-185/29. Các
đặc tính kỹ thuật của dây dẫn ACSR/MZ-185/29:
- Khi tải trọng ngoài lớn nhất hoặc khi nhiệt độ thấp nhất thì ứng suất max là 11,8
daN/mm
2
.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm thì ứng suất trung bình là 7,4 daN/mm
2
.
Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Trung Nam 20
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú
Báo cáo ĐTM: Dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy
Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”
- Cấu trúc dây dẫn:
+ Sợi nhôm: 26 sợi x 2,98 mm
+ Sợi thép: 7 sợi x 2,3 mm
- Tiết diện toàn bộ dây dẫn: 210 mm

2
+ Phần nhôm: 181 mm
2
+ Phần thép: 29 mm
2
- Khối lượng dây dẫn (kể cả lớp mỡ trung tính): 745,9 kg/km
- Đường kính tính toán: 18,8 mm
- Lực kéo đứt: 6206,6 kg
- Hệ số giãn nở nhiệt: 19,8x10
-6
1/
0
C
- Mô đun đàn hồi: 8016 daN/mm
2
- Dòng điện cho phép: 510A
- Điện trở 1 chiều ở 20
0
C: 0,1591 Ω/km
- Chiều dài chế tạo: 1.500 m/cuộn
2. Dây chống sét
Dây chống sét gồm 02 dây GW-50, đặc tính kỹ thuật như sau:
- Cấu trúc dây: 19 sợi x 1,85 mm
- Tiết diện: 51,07 mm
2
- Khối lượng dây: 407 kg/km
- Khối lượng mỡ trung tính: 14 kg/km
- Đường kính tính toán: 9,25 mm
- Lực kéo đứt: 7401 daN
- Hệ số giãn nở nhiệt: 11,5x10

-6
1/
0
C
- Mô đun đàn hồi: 20.000 daN/mm
2
- Chiều dài chế tạo: 1.500 m/cuộn
3. Cách điện và phụ kiện
a. Cách điện
Việc lựa chọn cách điện phụ thuộc vào cấp điện áp, cỡ dây và điều kiện khí hậu vùng
tuyến đi qua.
Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Trung Nam 21
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú
Báo cáo ĐTM: Dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy
Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”
Số lượng và chủng loại cách điện được lựa chọn đảm bảo về mặt cơ học với hệ số an
toàn không nhỏ hơn 2,7, ở chế độ nhiệt trung bình năm không nhỏ hơn 5 và trong chế độ
sự cố không nhỏ hơn 1,8.
Số lượng bát cách điện trong 01 chuỗi:
- Chuỗi đỡ dây dẫn gồm 10 bát cách điện đỡ U70BS, ký hiệu ĐDD1.10.70 đối với
chuỗi đỡ đơn, NDD1.11.120 đối với chuỗi đỡ kép.
- Chuỗi néo dây dẫn gồm 11 bát cách điện néo U120BS, ký hiệu NDD1.11.120 đối với
chuỗi néo đơn, NDD2.11.120 đối với chuỗi néo kép.
Cách điện sử dụng trên đường dây dùng loại cách điện chuỗi. Các đặc tính kỹ thuật
được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 2 – Đặc tính kỹ thuật của cách điện chuỗi
STT Danh mục ĐVT
Chuỗi đỡ
U70BS
Chuỗi néo

U120B
1 Chiều cao mm 127 146
2 Đường kính mm 255 255
3 Chiều dài đường rò điện mm 320 320
4 Tải trọng cơ điện chịu đựng daN 7.000 12.000
5 Điện áp đánh thủng KV 130 130
6 Điện áp phóng điện ướt KV 40 45
7 Điện áp xung sét chịu đựng KV 110 115
8 Khối lượng 1 bát Kg 4,1 5,4
b. Phụ kiện
Phụ kiện cách treo dây được chọn đồng bộ với cách điện sử dụng, có hệ số an toàn cơ
học là tỷ số giữa tải trọng cơ học phá hủy với tải trọng định mức lớn nhất tác động lên
phụ kiện theo đúng qui phạm hiện hành. Trên toàn tuyến dùng loại kẹp dây kiểu cố định
(kẹp chặt) cho các chuỗi cách điện đỡ và dùng đầu cốt ép nối lèo đi kèm chuỗi néo dây
dẫn. Phụ kiện dùng trên đường dây là loại có tải trọng phá hoại nhỏ nhất 7.000 daN cho
chuỗi đỡ và loại 12.000 daN cho chuỗi néo.
Ngoài ra, có thể dùng loại cách điện polyme có đặc tính kỹ thuật tương đương với
cách điện nêu trên, như: tải trong cơ điện chịu đựng, chiều dài đường rò,…
1.4.2.3. Các giải pháp bảo vệ
1. Nối đất
Tất cả các cột trên đường dây đều được nối đất, điện trở nối đất được phân ra theo điều
kiện điện trở suất và địa chất của đất thuộc vùng tuyến đường dây đi qua. Nối đất trên
Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Trung Nam 22
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú
Báo cáo ĐTM: Dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy
Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”
đường dây 110KV sử dụng loại nối đất kiểu cọc kết hợp với tia loại TDD4x25-12. Toàn
bộ các chi tiết trong hệ thống nối đất đều phải được mạ kẽm.
2. Biển số và biển báo
Tất cả các vị trí cột đều phải có biển số nhằm phục vụ cho công nhân quản lý vận

hành, sửa chữa, tránh nhằm lẫn và có biển báo nguy hiểm nhằm thông báo cho mọi
người qua lại dưới đường dây tính chất nguy hiểm của điện cao áp. Biển số và biển báo
cho cột thép dùng tôn thép mạ kẽm, dày 2mm theo quy định và bắt vào thân cột bằng
bulông.
3. Hành lang bảo vệ
Hành lang tuyến: chiều rộng hành lang tuyến được giới hạn bởi hai mặt phẳng thẳng
đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài
cùng về phía mỗi dây khi ở trạng thái tĩnh đối với đường dây 110KV là 4m.
Để đảm bảo an toàn trong vận hành đường dây, trong hành lang tuyến phải có biện
pháp xử lý các công trình nhà cửa cũng như cây cối đúng theo Nghị định số
106/2005/NĐ-CP và Nghị định số 81/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
1.4.3. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng
1.4.3.1. Các biện pháp thi công xây dựng đường dây
1. Biện pháp đấu nối
Tuyến đường dây 110KV mới sau khi hoàn thành sẽ đấu nối điểm đầu tại cột số 414A
hiện có, lắp mới xà phụ dây dẫn và dây chống sét, điểm cuối tại cột xây dựng mới giữa
khoảng cột 395 – 396.
2. Biện pháp kết cấu cột đường dây
Hiện nay, trên cả nước các đường dây tải điện 02 mạch có cấp điện áp 110KV trở lên
đều dùng cột thép. Cột thép được tổ hợp từ các thanh thép hình, liên kết các thanh bằng
bulông, liên kết giữa cột và móng bằng bulông neo. Toàn bộ cột thép được mạ kẽm
nhúng nóng theo tiêu chuẩn hiện hành. Do vậy, cột của đường dây 110KV xây dựng mới
cũng dùng cột thép với các đặc tính như trên để đảm bảo tính đồng bộ trong khu vực.
Sơ đồ cột đường dây điện 110KV xây dựng mới gồm các loại như sau:
- Cột đỡ:
Cột đỡ 02 mạch dây dẫn treo hai dây chống sét bằng thép ký hiệu DD122-34A (cao
34m) dùng cho khoảng cột gió đến 270mm.
- Cột néo:
+ Cột néo 02 mạch dây dẫn treo hai dây chống sét ký hiệu N122-33A dùng với góc lái
đến 30

0
C.
Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Trung Nam 23
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú
Báo cáo ĐTM: Dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy
Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”
+ Cột néo 02 mạch dây dẫn treo hai dây chống sét ký hiệu N122-33B, N122-38B dùng
với góc lái đến 60
0
C.
+ Cột néo 02 mạch dây dẫn treo hai dây chống sét ký hiệu N122-29DS, N122-33DS
dùng với góc lái đến 90
0
C.
Chiều cao cột, khoảng cách pha, chiều cao tới các tầng xà, chiều dài các xà xem bản vẽ
chi tiết đính kèm phụ lục.
3. Biện pháp kết cấu móng cột đường dây
Căn cứ vào các chỉ tiêu cơ lý của đất, điều kiện địa hành địa mạo, điều kiện địa chất
thủy văn khu vực dự án để thiết kế dạng kết cấu móng trụ cho tuyến đường dây này.
Theo số liệu khảo sát, chỉ tiêu cơ lý của các lớp địa chất mà tuyến đường dây đi qua thay
đổi tục và khá phức tạp, hầu hết là trung bình đến yếu. Hầu như toàn tuyến là bùn cát và
bùn sét ở trạng thái dẻo, dẻo chảy, bảo hòa nước. Một số đoạn có địa chất các lớp bề mặt
trung bình ở trạng thái mềm dẻo, kết cấu chặt nhẹ đến chặt nhưng chiều dày lại quá
mỏng, trung bình từ 1,5-2,0m, không đủ để bố trí móng, do đó qua tính toán sơ bộ, nhà
đầu tư lựa chọn các giải pháp móng trụ và móng cọc gồm các chủng loại ký hiệu dưới
đây cho toàn bộ tuyến:
- Móng trụ: 4T25-25, 4T25-30, 4T25-30-1.5, 4T25-30-2.0, 4T25-42-7.5, 4T25-42-9.0,
4T30-53.
- Móng cọc: 4MC15-21-2.0, 4MC15-21-2.5, 4MC15-21-3.0, 4MC15-21-3.5, 4MC15-
21-4.0, 4MC15-21-4.4, 4MC15-27-2.5, 4MC15-27-3.5, 4MC15-33-1.0, 4MC15-33-2.0,

4MC15-33-4.2.
Móng cọc được thiết kế theo tiêu chuẩn xây dựng: TCXD 189-1996, TCXD 205-1998,
TCXD 286-2003, TCXD338-2005, TCXD 386-2005.
Bê tông đúc móng đá 2x4 mác M200, lót móng dùng bê tông đá 4x6 mác M100, cốt
thép dùng nhóm C-I và C-III.
Liên kết giữa móng trụ và cột thép dùng bulông neo.
4. Các phương án xây lắp chính
* Công tác đào đất
Công tác đào đất móng, rãnh tiếp địa và lắp đất được tiến hành bằng thủ công là chính
và tuân theo các qui phạm nghiệm thu công tác đất TCVN 4447-87, các móng có nước
ngầm phải bơm nước hố móng bằng máy bơm tự hút.
* Công tác bê tông và cốt thép móng
Việc gia công cốt thép móng và gia công cốt pha móng được tiến hành tại xưởng của
công trường bằng máy hàn, máy cắt uốn và thủ công, công tác dựng lắp cốt thép mỏng,
cốt pha mỏng, đổ bê tông, đầm và bảo dưỡng được tiến hành tại những vị trí móng trên
Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Trung Nam 24
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú
Báo cáo ĐTM: Dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy
Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”
tuyến dùng phương pháp thủ công là chính và phải tuân theo qui phạm nghiệm thu công
tác bê tông, BTCT toàn khối TCVN 4453-95.
* Công tác lắp dựng cột xà
Cột thép được lắp dựng bằng phương pháp cầu leo (vừa lắp vừa dựng) bằng thủ công ở
trên cao kết hợp hố thế và 05 sợi dây néo TK-50.
* Lắp cách điện phụ kiện – kéo dây và lấy độ võng
Lắp cách điện và phụ kiện bằng thủ công trên cao. Công tác rải, căng dây dẫn và dây
chống sét bằng thủ công kết hợp cơ giới. Các đoạn giao chéo với các công trình chướng
ngại như đường sắt, đường dây thông tin, điện lực,… Đơn vị thi công sẽ lập biện pháp tổ
chức thi công cụ thể cho từng vị trí đoạn vượt và thỏa thuận với cơ quan chức năng có
liên quan, thông báo thời gian thi công và lập barie, biển báo khi thi công để không ảnh

hưởng đến công trình khác.
1.4.3.2. Các yêu cầu kỹ thuật thiết kế, thi công đường dây
Quá trình thi công đường dây phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật thiết kế, thi công quy
định trong QCVN:QTĐ-7:2009/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện của
Bộ Công thương, Tập 7 - Thi công các công trình điện.
- Công tác làm móng:
+ Đào đất hố móng phải thực hiện theo quy định về đào đất và sơ đồ công nghệ
được lập trong thiết kế tổ chức thi công. Trước khi đào phải giác móng chính xác.
+ Đáy hố móng sau khi đào phải dọn sạch sẽ, bằng phẳng và phải kiểm tra độ cao
tương đối của đáy hố móng so với trụ. Sửa phẳng đáy hố móng bằng phương pháp cắt
phẳng đất để không làm hư hỏng kết cấu nguyên thổ đáy móng.
+ Đáy hố móng phải làm sạch và phẳng theo tài liệu thiết kế. Nếu sai về độ nghiêng
thì không được vượt quá 10%.
Nếu trong hố móng có nước trước khi lắp đặt móng hoặc đúc móng hay lấp đất hố
móng phải tiến hành bơm nước ra ngoài.
+ Sau khi lắp đặt móng thì tiến hành lấp móng theo thiết kế và đầm nén đất lấp
móng cẩn thận theo từng lớp.
- Lắp và dựng cột:
+ Trước khi lắp đặt các cột bê tông cốt thép, các cột phải được kiểm tra kỹ lưỡng để
chắc chắn không có nứt vỡ và không có nứt vỡ quá giới hạn.
+ Kiểm tra chất lượng các mối hàn nối của các cột thép bằng mắt hoặc đánh giá mối
hàn nối bằng cách gõ hoặc kiểm tra bằng siêu âm.
Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Trung Nam 25
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú

×