Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

VI PHẠM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY VEDAN VIỆT NAM pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.25 KB, 23 trang )

BÀI TẬP ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA CÔNG TY
Nhóm 2- Lớp: Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty 1
Các thành viên: 1. Lâm Văn Điệp (nhóm trưởng)
2. Trần Thị Tuyết Hoa
3 .Nguyễn Thị Huyền
4. Trần Thị Hồng Linh
5. Nguyễn Quang Minh
6 .Hòang Thị Thu Trang
7. Phạm Thanh Tùng
8.Nguyễn Thị Hải Yến
ĐỀ TÀI: Doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh và trách
nhiệm xã hội: Công ty Vedan
Bố cục: 3 phần
Phần I: Mở đầu
1. Khái niệm về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
2. Giới thiệu về công ty Vedan
Phần II: Biều hiện của việc vi phạm đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của công ty
Vedan
1.Hành động vi phạm đạo đức kinh doanh
2.Hành động vi phạm trách nhiệm xã hội
Phần III: Kết thúc
1.Hậu quả của việc vi phạm đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của công ty Vedan
2.Một vài phương pháp xử lí
3.Những yêu cầu đối với DN khi tham gia kinh tế
Phần I : Mở đầu
1.Khái niệm về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay bị sử dụng lẫn lộn. Trên
thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng như là một biểu hiện của đạo
đức kinh doanh. Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với


xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực
tới xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm những quy định,nguyên tắc và các tiêu chuẩn chỉ
đạo hành vi trong thế giới kinh doanh. Trách nhiệm xã hội được xem như một cam kết với xã hội
trong khi đạo đức kinh doanh lại bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của tổ
chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của
những tổ chức ấy hay phán xét hành động cụ thể là đúng hay sai,hợp hay không hợp đạo đức.
Có thể nói nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những
quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu quả của những quyết
định của tổ chức tới xã hội. Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất
phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên
ngoài.

Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính niêm chính và sự tuân thủ của
các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định của xã hội.
Với tư cách là một nhân tố không thể tách rời của hệ thống kinh tế - xã hội, doanh nghiệp luôn
phải tìm cách hài hoà lợi ích của các bên liên đới và đòi hỏi, mong muốn của xã hội.

Khó khăn trong các quyết định quản lý không chỉ ở việc xác định các giá trị, lợi ích cần được tôn
trọng, mà còn cân đối, hài hoà và chấp nhận hy sinh một phần lợi ích riêng hoặc lợi nhuận.
Chính vì vậy, khi vận dụng đạo đức vào kinh doanh, cần có những quy tắc riêng, phương pháp
riêng là đạo đức kinh doanh, và các trách nhiệm ở phạm vi và mức độ rộng lớn hơn, trách nhiệm
xã hội.
2.Giới thiệu về công ty Vedan

a) Lịch sử ra đời:
Công Ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam (Vedan Việt Nam) được thành lập từ năm 1991 tại
xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách thành phố lớn nhất của Việt Nam –
Thành phố Hồ Chí Minh về phía Đông khoảng 70 Km, trên một diện đất rộng 120ha, là một khu
công nghiệp tổng hợp chế biến thực phẩm và công nghệ sinh học hiện đại, hiện đã đưa vào hoạt

động sản xuất, sử dụng các công trình bao gồm: Nhà máy tinh bột nước đường, Nhà máy bột
ngọt, Nhà máy tinh bột biến đổi, Nhà máy Xút-axít, Nhà máy Lysine, Nhà máy phát điện có trích
hơi, Nhà máy PGA, Nhà máy phân bón hữu cơ khoáng Vedagro dạng viên, Hệ thống xử lý nước
thải bằng công nghệ tiên tiến, Cảng chuyên dùng Phước Thái Vedan, các trục đường bê tông
nhựa chuyên dùng, và các công trình, cơ sở hạ tầng tại các khu vực hành chính, phúc lợi nhân
viên, khu vui chơi giải trí…
b) Ðặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty:
- Sách lược tầm xa, cắm rễ tại Việt Nam, xây dựng thành cơ sở sản xuất quan trọng của Ðông Nam Á.
- Kỹ thuật tiên tiến, chú trọng nghiên cứu ứng dụng tạo nên nền tảng cho việc kết hợp giữa gia công
nông sản và công nghệ sinh học.
- Chất lượng trên hết, không ngừng vươn tới, đạt mức vượt trội.
- Coi trọng trách nhiệm xã hội của xí nghiệp, xác định phương hướng kết hợp chặt chẽ giữa sự phát triển
công ty với nhịp đập của xã hội, tạo ra cục diện 3 được: Nhà nước được, nhân dân được, công ty được
vươn tới tương lai, trở thành một khâu trọng yếu trong sự phát triển toàn cầu hóa.
c) Mục tiêu phát triển:
- Xây dựng cơ sở hoàn chỉnh
- Phát triển kỹ thuật dựa vào kết hợp với ngành nghề, nhà nước, nhà trường, viện nghiên cứu.
- Kiên trì giáo dục đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn.
- Phát triển công nghệ sinh học, công nghiệp hóa chất và thực phẩm.
- Tham gia hoạt động công ích từ thiện, làm tròn trách nhiệm công dân của xí nghiệp.
- Tăng cường công nghệ sản xuất, hạ giá thành
- Làm marketing toàn cầu, vươn tầm kinh doanh
- Coi trọng công nghệ sinh học, không ngừng nghiên cứu sáng tạo
- Nhấn mạnh hiệu qủa chuyên môn, tranh thủ đi trước một bước
- Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, sản xuất kinh doanh dài lâu
c) Văn hóa xí nghiệp của Công ty:
- Sáng tạo, chuyên nghiệp, tuyệt vời, khiêm tốn.
- Sách lược tầm xa, đầu tư lâu dài.
- Chăm lo phúc lợi công nhân viên, quan tâm và đáp ứng các nhu cầu thực tế về đời sống và phúc
lợi của công nhân viên.

- Làm tốt an toàn vệ sinh, chú trọng môi trường.
- Áp dụng những tinh túy của tác nghiệp tiêu chuẩn hóa, quản lý chặt chẽ và thực hiện các mục
tiêu đề ra.
d) Công ty với công ích xã hội:
- Công ty sử dụng một lượng rất lớn nông sản phẩm của Việt Nam, góp phần xây dựng địa
phương, tạo công ăn việc làm cho nhiều nông dân, đưa lại lợi ích, cải thiện đời sống cho nhân
dân.
- Tham gia các hoạt động từ thiện công ích xã hội như xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ nhân dân bị
thiên tai lũ lụt, tài trợ học bổng, xây nhà tình nghĩa vv Mười năm qua số tiền quyên góp đã trên
10 tỷ đồng Việt Nam.
e) Chiêu bài “Doanh nghiệp xanh” và an toàn sức khỏe môi trường
Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là hai yếu tố không thể tách rời nhau đối với
quá trình phát triển của một nền kinh tế - xã hội tiên tiến hiện đại, vì vậy, trong quá trình
kinh doanh lâu dài, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những cam kết và nỗ lực duy trì thực
hiện liên tục. Sự phấn đấu xây dựng thành một doanh nghiệp phát triển bền vững gắn liền
với bảo vệ môi trường trong thời gian tới là mục tiêu nỗ lực và lâu dài của Công ty cổ
phần hữu hạn Vedan Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đó, công ty chúng tôi đã thiết lập
chính sách môi trường nhằm định hướng cho mọi nhân viên trong công ty phải luôn đề
cao quan niệm về yêu quý môi trường, tuân thủ các quy định của pháp luật, ngăn ngừa ô
nhiễm môi trường, yêu quý tài nguyên thiên nhiên, đồng thời duy trì các hoạt động cải
thiện và bảo vệ môi trường.

Phần II: Biều hiện của việc vi phạm đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của công ty
Vedan
Công ty thực phẩm Vedan xây dựng năm 1991 tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách TP
HCM 75 km, với 100% vốn của Tập đoàn các xí nghiệp liên hợp Vedan Đài Loan. Đến nay, các
hạng mục đã đưa vào sản xuất gồm có: nhà máy Xút - Clo, nhà máy bột ngọt, nhà máy tinh bột,
nhà máy tinh bột biến đổi, nhà máy lysine
Từ khi công ty đi vào hoạt động đã gây ảnh hưởng môi trường sinh thái và đời sống người dân
xung quanh.

Ngày 13-9-2008, Cục Cảnh sát môi trường (C36) Bộ Công an cho biết vừa phối hợp với Đoàn
kiểm tra liên ngành của Bộ Tài nguyên – Môi trường bắt quả tang nhà máy của Công ty cổ phần
Hữu hạn Vedan Việt Nam (gọi tắt là Công ty Vedan, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) xả một
lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải.
Đặc biệt hơn Vedan từng là đơn vị có “lịch sử” liên quan việc xả nước thải chưa qua xử lý ra
sông.
Năm 1994 ngay sau khi đi vào hoạt động, công ty đã thải chất gây ô nhiễm môi trường xuống
sông Thị Vải làm thủy sản chết hàng loạt. Công ty Vedan đã lắp đặt một “hệ thống xử lý” có chủ
ý: hệ thống bơm nhiều tầng nấc có các van đóng - mở linh hoạt và dẫn ra một đường ống “bí
mật” được cắm sâu trong lòng đất trực chỉ ra sông Thị Vải.
Chỉ cần một cái lắc tay nhẹ nhàng, toàn bộ nước thải, lẽ ra đi vào hệ thống vận hành, sẽ đổ thẳng
xuống dòng sông vô tội, mà bằng mắt thường khó mà phát hiện được. Theo dư luận người dân
quanh khu vực, hầu như hệ thống này chỉ làm việc vào quá nửa khuya, lúc mọi người đã yên
giấc.
Dãy bồn được mạo danh là chứa mật rỉ đường của công ty thực chất là chứa nước bẩn để xả ra
sông Thị Vải. Trong 12 bồn chứa mật rỉ đường có dung tích 15.000m
3
, thì bồn thứ hai (hàng thứ
hai) có dấu hiệu bất thường như phủ rêu xanh, bám bụi, thành bể mát lạnh trong khi các bồn khác
nóng và không bám bụi. Khi tìm hiểu bồn này chứa chất gì, đại diện công ty tỏ ra lúng túng, nói
không biết nhưng sau đó vội “đính chính” đó là bồn chứa… dung dịch sau lên men.
Khi yêu cầu Vedan vận hành đường ống từ bồn này ra phía cầu cảng. Ông Yeh Sheau Yeh (giám
đốc văn phòng tổng giám đốc) phải miễn cưỡng mời ông Lin Mao Fu (cán bộ vận hành dung
dịch sau lên men của nhà máy) bật cầu dao điện cho vận hành máy bơm. Lúc này, phát hiện dịch
lỏng có màu nâu đỏ và mùi hôi mật rỉ chảy ra miệng xả được nối thông với hai trụ bơm cắm sâu
xuống nước 7-8m, đặt trong một thùng sắt tại cầu cảng số 2 thuộc khu vực cảng Gò Dầu A. Điều
đáng nói là hai trụ bơm này cũng được ngụy trang như hai máy bơm để hút nước từ sông Thị Vải
vào nhà máy.
Tiếp tục kiểm tra hệ thống hai trụ bơm trên, phát hiện thêm tại khu vực bể bán âm chứa dịch thải
sau sản xuất lysin và bột ngọt (dung tích 6.000-7.000m

3
) có ống hút máy bơm đặt trong bể, đầu
ra chia làm ba hướng với ba đường ống khác nhau. Trong đó có một đường ống chính nối với hai
trụ bơm của cầu cảng số hai. Khi yêu cầu mở tất cả các van khóa đường ống ra phía cầu cảng,
đồng thời khóa các van còn lại và vận hành máy bơm tại bể bán âm chứa dịch thải thì cũng phát
hiện dịch lỏng màu nâu đỏ, có mùi hôi mật rỉ chảy ra và xả thẳng ra sông Thị Vải.
Theo lời khai của ông Lin Mao Fu, mỗi ngày hệ thống này bơm chất thải ra sông Thị Vải khoảng
hai giờ. Bất ngờ hơn khi ông Fu thừa nhận hệ thống bơm và đường ống kỹ thuật do Vedan lắp
đặt vận hành đã 14 năm nay. Ngoài ông Fu, hệ thống bí mật này chỉ có một người Đài Loan khác
được biết và vận hành là ông Wang Chin Tien.
Theo đó đã cho thấy Vedan thiết kế và lắp đặt hệ thống bơm, đường ống kỹ thuật để bơm dịch
thải lỏng của nhà máy sản xuất lysin, nhà máy bột ngọt, nhà máy sản xuất PGA từ bể bán âm
dung tích 6.000-7.000m
3
và bồn chứa 15.000m
3
để bơm và xả trực tiếp vào sông Thị Vải. Việc
lắp đặt hệ thống xả dịch thải của Vedan trái với quy trình kỹ thuật xử lý chất thải (nước thải, dịch
thải lỏng), không đúng với nội dung báo cáo môi trường đã được phê duyệt và vi phạm các quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Năm 2005, Vedan đã đồng ý đền bù nông dân nuôi trồng thủy sản Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng
Tàu 15 tỷ đồng.
Năm 2006, đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên - môi trường từng “hỏi thăm” đột xuất Công ty
Vedan. Vào thời điểm này, Công ty Vedan Việt Nam đã thiết kế hệ thống 4 máy bơm và đường
ống kỹ thuật để bơm trực tiếp nước thải ra sông Thị Vải mà không qua hệ thống xử lý nước thải.
Công ty có ba hệ thống xử lý nước thải khác nhau: hệ thống xử lý nước thải chế biến tinh bột
biến tính bằng công nghệ UASB (gọi tắt là hệ thống UASB), xử lý nước thải chế biến tinh bột
bằng hệ thống hồ sinh học tự nhiên, hệ thống xử lý nước thải sinh học sản xuất lysin từ mật rỉ
đường. dù có xây dựng 3 hệ thống xử lý và xả thải “hiện đại”, nhưng tất cả là nhằm đối phó,
đúng hơn là ngụy trang với cơ quan chức năng Trung ương và địa phương. Theo nhận định của

đoàn thanh tra, hệ thống này không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết cho việc xử lý kỹ
th uật, nếu không nói là làm cho có.
Vì thế nước thải sau xử lý của hệ thống UASB còn lưu lại hàm lượng cyanure ở mức vượt tiêu
chuẩn cho phép thấp nhất là bảy lần và cao nhất 34 lần, trong khi tiêu chuẩn VN giới hạn hàm
lượng loại chất độc hại này có trong nước thải sau xử lý phải nhỏ hơn 0,1 mg/lít.
Mức độ nguy hại cho môi trường chưa dừng lại ở đó. Trong nước thải sau xử lý của hệ thống hồ
sinh học ở Công ty Vedan, cơ quan chức năng còn phát hiện có mẫu nước thải mà hàm lượng
chất cyanure chứa trong đó vượt tiêu chuẩn VN đến 5.600 lần - một mức gây ô nhiễm độc hại rất
lớn. Trong nước thải sau hệ thống xử lý này, nhiều chất ô nhiễm khác như BOD (nhu cầu oxy
sinh học), COD (nhu cầu oxy hóa học), amoniac… đều vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần.
Riêng tiêu chuẩn về vi sinh vật gây bệnh vượt tiêu chuẩn (mức cao nhất) đến 1.460 lần. Ngoài ra,
nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải sản xuất lysin còn hàm lượng cyanure, BOD,
COD… vượt tiêu chuẩn một vài lần.
Đặc biệt nghiêm trọng, Công ty Vedan đã xây dựng một đường ống bí mật (có đoạn chôn ngầm,
có đoạn đi trên mặt đất) ra cầu cảng số 2, chảy vào hai trụ bơm cắm sâu xuống sông Thị Vải
(khoảng 7-8m), mở trên mặt cầu cảng một miệng xả hở bằng thép đường kính 20cm… để đổ trực
tiếp nước thải thô ra sông Thị Vải.
Trung bình mỗi tháng Công ty này thải dung dịch thải sau lên men từ các bể bán âm xuống sông
Thị Vải là gần 20 nghìn m3. Ngoài ra, lượng dung dịch thải sau lên men tại các các bồn chứa là
25 nghìn m3/tháng.
Nước thải chưa qua xử lý nhưng Vedan dùng hệ thống bơm hai chiều, lén lút cho bơm nước thải
thẳng ra sông Thị Vải là hành động không thể chấp nhận. Sở chưa biết Vedan xây dựng hệ thống
bơm này vào lúc nào. Hành vi này rất nghiêm trọng, nó được xếp vào loại tội phạm về môi
trường.
Cũng tại đợt kiểm tra trong năm 2006 của Bộ Tài nguyên - môi trường, đoàn kiểm tra đã phát
hiện ở Công ty Vedan có hiện tượng xả trực tiếp nước thải không qua xử lý vào sông Thị Vải.
Sau khi phân tích nước thải tại cống thoát nổi thuộc bộ phận sản xuất phân vi sinh của Công ty
Vedan, cơ quan chức năng đánh giá tuy khối lượng nước thải nhỏ nhưng hàm lượng các chất ô
nhiễm rất cao. Như cyanure vượt tiêu chuẩn 76 lần, trong khi nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt
tiêu chuẩn từ vài chục đến hàng trăm lần…

Năm 2008 Vedan lại bị phát hiện xả chất thải chưa qua xử lý vào sông Thị vải với 1 hệ thống
đường ống chằng chịt như trận đồ bát quái, với thủ đoạn tinh vi nên phải sau rất nhiều tháng theo
dõi Cục cảnh sát môi trường mới bắt được quả tang được hành vi này.
HÀNH ĐỘNG CỦA VEDAN XÉT DƯỚI GÓC ĐỘ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Đạo đức kinh doanh: Rõ ràng, với những hành vi của Công ty Vedan, vấn đề đạo đức kinh doanh
đã hoàn toàn bị bỏ qua. Hay nói cách khác, vì mục tiêu lợi nhuận, Vedan đã sẵn sàng chà đạp lợi
ích của cộng đồng, gây hại cho cộng đồng. Nghịch lý là ở chỗ, cộng đồng lại chính là cái nôi
nuôi sống Vedan và các doanh nghiệp, là nguồn cung cấp nguyên liệu và là người tiêu dùng sản
phẩm của họ. Vì vậy, như một tờ báo đã nói, phản bội lợi ích của cộng đồng cũng có nghĩa là
Vedan tự tìm cho mình con đường diệt vong ở Việt Nam. Qua vụ việc trên đây cho thấy việc
công ty Vedan vi phạm đã rõ. Song, xét về mặt đạo đức trong kinh doanh có thể nhận thấy
Vedan là một doanh nghiệp lớn nhưng chưa phải là doanh nghiệp có thiện trí trong đạo đức kinh
doanh vì việc xả chất thải độc hại ra môi trường là vi phạm pháp luật nhưng họ vẫn làm đến khi
bị phát hiện bắt quả tang thì việc khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại cho người dân họ lại
“cò cưa” từng tí một. Chúng ta nhìn lại vụ công ty BP của Mỹ sau khi bị sự cố vụ tràn dầu ngoài
ý muốn vừa qua. Song họ đã rất hợp tác với chính quyền cũng như người dân để khắc phục hậu
quả sau sự cố.
Hành động của Vedan đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh
doanh:
1.Tính trung thực:
Hành động xả nước thải không qua xử lý của vedan là hành động gian dối, xảo trá với thủ đoạn
tinh vi: thiết kế hệ thống xả thải như 1 trận đồ bát quái với các đường ống nổi chìm với các van
đóng mở linh hoạt và 2 trụ bơm được cắm sâu xuống sông thị vải, chất thải được tuồn xuống
sông vào ban đêm. Vedan trốn tránh trách nhiệm bảo vệ môi trường, kiếm lợi 1 cách bất chính.
Ngoài ra còn gian dối trong việc tự đăng kí lượng chất thải loại B trong khi thực tế chất lượng
nước thải qua hệ thống xử lý của họ không đạt mức đó
Công ty không lập hồ sơ đăng kí phát sinh ami ăng( là chất thải nguy hại) với cơ quan quản lý
Năm 2006 khi thanh tra cục bảo vệ môi trường- Bộ tài nguyên và Môi trường trong lần kiểm tra
hàng loạt DN trên địa bàn được cho là đã xả thải ra sông Thị vải phát hiện vedan dù có xây
dựng 3 hệ thống xử lý và xả thải hiện đại nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật, tất cả chỉ là

nhằm đối phó đúng hơn là ngụy trang với cơ quan chức năng và địa phương, chỉ là làm cho có
Mặc dù cơ quan chức năng đã lập biên bản giữ nguyên hiện trường, nhưng trong qua trình điều
tra đã phát hiện Vedan không chấp hành mà có dấu hiệu sửa chữa một số chi tiết của hệ thống xử
lý nước thải. Cụ thể, đoàn phát hiện khoảng 3-4 điểm đấu nối đường ống của hệ thống xả nước
thải chưa qua xử lý đã bị Vedan sửa chữa, thay đổi lại nhằm xóa dấu vết.
2.Tôn trọng con người:
Hành động xả nước thải chưa qua xử lý của Vedan đã bỏ qua đạo đức kinh doanh, đã kiếm lời
trên sức khỏe của người dân, chà đạp lên lợi ích của cộng đồng, gây hại cho cộng đồng. Nghịch
lý là ở chỗ, cộng đồng lại chính là cái nôi nuôi sống Vedan là nguồn cung cấp nguyên liệu và là
người tiêu dùng sản phẩm của họ, người dân ở đây là lao động của họ
Bằng chứng:
Theo các nhà khoa học thì với sản phẩm là bột ngọt, tinh bột, nước đường, xút (NaOH), axit
(HCl), phân bón… thì chất thải độc hại nhất, đáng sợ nhất mà Vedan thải ra chính là
CYANURE. Theo khoa học chứng minh Cyanure là một trong các chất độc có tác dụng nhanh
nhất và dễ gây chết người nhất. Hít cyanure có thể gây tử vong trong vòng vài phút. cyanua là
một hợp chất hoá học có độc tính xếp trong Bảng A. Một liều nhỏ vài mg có thể giết chết một
người lớn. Bình thường, cyanua tồn tại ở dạng tinh thể muối. Nhưng tính chất nguy hiểm, khiến
nó được đánh giá ở mức độ 8/10, là do tính dễ hòa tan trong nước. Đây là một hoá chất cấm sử
dụng nhưng đang được dùng tràn lan làm chất tẩy rửa, trong đó có ngành công nghiệp chế biến.
Một biến thể của nó là Kali Cyanua gây độc bằng cách ngăn chặn sự trao đổi chất của tế bào khi
nó tạo liên kết hóa học với các heme trong máu (như hemoglobin), làm cho các tế bào không lấy
được Oxy và bị hủy hoại. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, giới hạn hàm lượng loại chất cực độc này
có trong nước thải sau xử lý phải nhỏ hơn 0,1 mg/lít khi những nghiên cứu khoa học cho thấy,
cyanua có thể là tác nhân gây đột biến gen như chất độc da cam/diôxin.
Đó chính là chất cực độc mà Vedan đã thải ra môi trường Việt Nam trong nhiều năm qua. Những
kết quả điều tra cho thấy có những mẫu nước thải mà Vedan đầu độc dòng Thị Vải có chứa hàm
lượng chất cyanua vượt tiêu chuẩn tới 76 lần.
Các chất ô nhiễm khác như BOD (ảnh hưởng tới nhu cầu oxy sinh học), COD (nhu cầu oxy hóa
học), amoniac… đều vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Riêng đối với tiêu chuẩn về vi sinh
vật gây bệnh, các chất độc mà Vedan thải ra, đã vượt tiêu chuẩn thậm chí đến 1.460 lần. Hình

ảnh đáng sợ nhất tại dòng sông Thị Vải, dài chỉ 78km, là suốt 15km đi qua Vedan, đến ngay cả
rong rêu cũng không sống được. Hệ thực vật bên sống biến đổi một cách khác thường. Và dòng
nước ngầm ở độ sâu 50m dưới sông Thị Vải chứa quá nhiều thành phần vượt mức cho phép để
có thể dùng làm nước sinh hoạt. Cục phó Cục Tài nguyên nước, ông Lê Bắc Huỳnh có lần đã
phát biểu đầy chua chát: Thị Vải đã trở thành dòng sông chết.Tại đây, nước bị ô nhiễm hữu cơ
trầm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối cả ngày lẫn đêm, cả khi thủy triều. Theo kết quả
khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường, giá trị DO ở đây thường xuyên dưới 0,5 mg/l, có nơi
chỉ 0,04 mg/l. Với giá trị DO gần như bằng 0 như vậy, các loài sinh vật hầu như không còn khả
năng sinh sống, các nhà khoa học đã gọi đoạn sông này là “đặc sệt sự chết!”.
Theo tính toán sơ bộ của các nhà chuyên môn, với tổng lượng nước thải hàng ngày vào khoảng
hơn 4.000 m3 của một công ty sản xuất tầm cỡ như Vedan, nếu “không thèm” xử lý một ngày, có
thể bỏ túi hàng trăm triệu đồng.
Đó là sai phạm cả về đạo lý, có thể coi là tội ác trong kinh doanh. Bởi lẽ, một vụ giết người,
có thể gây ra cái chết của một người, hai người…và thủ phạm dưới bàn tay nghiệp vụ của
cơ quan điều tra, có thể điểm mặt chỉ tên. Nhưng sự ô nhiễm trầm trọng dẫn đến cái chết
của một dòng sông làm tổn hại sức khoẻ, thẩm thấu và di truyền bệnh tật cho biết bao con
người, bao thế hệ của cả một vùng đất, chưa ai có thể thống kê và hình dung hết được,
Hành động của Vedan là hành động kiếm lời trên sức khỏe của người dân. Hàng chục ngàn
nông dân khốn khổ. Và không ít những con người tật bệnh trong một môi trường đến giấc
mơ cũng có mùi của cyanua.
Ví dụ về ảnh hưởng đến cs của người dân
Ngô Thanh Phong, người nuôi tôm ở Phước An, Long Thành cho biết: "Ở đây chả ai lưu bất cứ
giấy tờ gì liên quan đến mua bán tôm cả. Giờ có được đền bù cũng chả chứng minh được mình
đã mua vào bao nhiêu, lúc chết thiệt hại thế nào". Những gì Phong nói minh chứng cho thực
trạng phổ biến hiện nay của người dân nuôi chồng thủy sản ở khu vực Long Thành. Họ hoàn
toàn không lưu giữ bất cứ thông tin, giấy tờ nào liên quan đến việc làm ăn của mình và chỉ đến
khi gặp chuyện mới chẳng biết đường nào mà đền bù.Trên thực tế, Phong cùng 2 anh em họ đã
đầu tư 4 đầm tôm. Trong năm 2007, chỉ vì một sơ xuất trong việc cho nước vào đầm đã khiến 3
đầm tôm chết trắng. Toàn bộ số vốn dồn cho vụ Tết đã đi theo con nước. Nhưng cả 3 anh em vẫn
chỉ coi đó là "số đen" nên chẳng có bất cứ biện pháp gì tìm hiểu đòi đền bù. Ngay cả khi xã gọi

lên làm thống kê đền bù, những người nuôi tôm này cũng chẳng có đủ giấy tờ chứng minh thiệt
hại. Mặc dù đã được xã hứa xem xét nhưng cho đến nay đã gần 1 năm vẫn chẳng 1 đồng nào đến
tay người bị thiệt hại. Đầm tôm cũng theo đó bỏ không mất gần nửa năm.
Nhưng thế vẫn chưa hết, Tí, một chủ đầm tôm gần đó không chịu bó tay. Anh tiếp tục làm sạch
đầm, đợi gần nửa năm rồi tiếp tục thả tôm giống. Tôm sống được hai tháng thì tiếp tục nổi trắng
đầm. Lần này thì toàn bộ vốn liếng của Tí ra đi, tính sơ sơ tiền giống đã lên đến gần 100 triệu.
Quá nản, Tí bỏ không đầm tôm đã thuê lại của xã rồi về thành phố kiếm việc làm sống qua ngày.
Theo Tí, không thể đếm hết số đầm tôm hiện đang bỏ hoang ở Phước An hiện nay vì có quá
nhiều. Thiệt hại chung thì cứ cưa đầu người ra mỗi đầm 30 triệu thì cũng đã ra con số hàng gần
tỉ. Đó là chưa tính công sức, tiền thức ăn, sức khỏe người dân bị ảnh hưởng. Nhưng Tí cũng phải
thừa nhận, khu Phước An cách Vedan khá xa mà nước còn bị ảnh hưởng như vậy thì quanh khu
công nghiệp làm gì có loại cá gì sống cho nổi
3.Gắn lợi ích DN với lợi ích với lợi ích của khách hàng và XH, hiệu quả gắn với trách
nhiệm xã hội:
Hành động của Vedan ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của xã hội: Việc hồi sinh dòng sông
Thị Vải đã được tính toán là phải mất tới 15 năm và chi phí lên tới hàng trăm tỷ đồng.trong khi
doanh nghiệp “ tiết kiệm” chi phí cho mình lại gây ra hậu quả không lường cho xã hội. và 1 câu
hỏi được đặt ra là số tiền dung để cứu song thị vải chúng ta phải lấy ở đâu?
XÉT DƯỚI GÓC ĐỘ TRÁCH NHIỆM XH:
1.Khía cạnh kinh tế:
Qua hành động này theo tính toán, Vedan đã “ăn không” tiền phí bảo vệ môi trường khoảng 127
tỷ đồng, không phải bỏ ra chi phí đầu tư ban đầu khoảng 143 tỷ đồng để xử lý dịch thải và nước
thải có nồng độ ô nhiễm cao cũng như chi phí vận hành hằng năm để các hệ thống xử lý này hoạt
động đúng quy chuẩn là 210 tỷ đồng…
2.Khía cạnh pháp lý: vi phạm nghiêm trọng luật bảo vệ môi trường
Vedan đã phải ký nhận vào một văn bản hành chính, theo đó thừa nhận 10 hành vi vi phạm của
mình:
1. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng thải từ
50m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày đối với Nhà máy sản xuất tinh bột biến tính của Công ty; vi
phạm khoản 11, Điều 10, nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 50m3/ngày đến dưới 5.000m3/ngày đối với các Nhà máy sản xuất bột ngọt và Lysin của
Công ty; vi phạm khoản 8 Điều 10, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
3. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước
thải từ 50m3/ngày đến dưới 5.000/ngày đối với các nhà máy khác của Công ty; vi phạm khoản 8,
Điều 10, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
4. Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho
cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền; vi phạm khoản 4, Điều 27, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
5. Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi
trường đối với trại chăn nuôi heo; vi phạm khoản 3, Điều 8, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
6. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt
động đối với Dự án đầu tư nâng công suất đối với phân xưởng sản xuất Xút- Axít từ 3.116 tấn/
tháng lên 6.600 tấn/ tháng; vi phạm khoản 3, Điều 9, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
7. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt
động đối với Dự án đầu tư nâng công suất đối với các Nhà máy bột ngọt từ 5.000tấn/ tháng lên
15.000 tấn/tháng; tinh bột biến tính từ 2.000 tấn/ tháng lên 4.000 tấn/tháng; Lysin từ 1.200
tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng; bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng; PGA 700 tấn/năm; phân
Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn)
280.000 tấn/ năm (lỏng) về cảng 12.000 tấn; vi phạm khoản 3, Điều 9, Nghị định số
81/2006/NĐ- CP.
8. Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế môi
trường; vi phạm điểm b, khoản 1, Điều 11, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
9. Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường, vi phạm khoản 3, Điều
15, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
10. Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép; vi phạm
khoản 4, Điều 9, Nghị dịnh 34/2005/NĐ- CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong tài nguyên nước.
Việc vi phạm có hệ thống của Vedan xét ở góc độ pháp lý, chúng ta hoàn toàn có đủ cơ sở để xử

lý hình sự. Điều 183 Bộ luật Hình sự quy định: “1.Người nào thải vào nguồn nước hoá chất
độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải đã bị xử phạt hành chính mà cố
tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây
hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không
giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm
trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ năm năm đến mười năm. ”.
3. Khía cạnh đạo đức:
Vedan làm trái cam kết
Vedan từng là đơn vị có “lịch sử” liên quan việc xả nước thải chưa qua xử lý ra sông. Đây là việc
làm cố tình, vì khoảng tháng 8-2007 tại hội đồng thẩm định báo cáo xin cấp phép xả thải được tổ
chức tại Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên - môi trường), Vedan đều cam kết xả
nước thải đã qua hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn cho phép rồi mới được xả thải
ra nguồn tiếp nhận. Nhưng tại thời điểm này, việc Vedan bị bắt quả tang xả nước thải không qua
xử lý tức là Vedan đã bỏ qua tất cả những điều đã cam kết.
Công ty bột ngọt Vedan lén lút xả thải độc hại không qua xử lý trong 14 năm làm bức tử sông
Thị Vải gây thiệt hại lớn cho hàng ngàn hộ nông dân. Rõ ràng đó là hành vi thiếu đạo đức trong
kinh doanh. Ban đầu, khi phát hiện sự việc, phía Đoàn kiểm tra liên hệ làm việc thì lãnh đạo
Công ty Vedan tỏ rõ thái độ bất hợp tác. Trước sự kiên quyết của Đoàn kiểm tra, công ty Vedan
đành miễn cưỡng thực hiện. Sau khi sự thật bị phát giác phơi bày ra trước bàn dân thiên hạ, thêm
một lần nữa doanh nghiệp bất chấp đạo đức khi từ chối bồi thường cho các nạn nhân theo đúng
mức thiệt hại mà nạn nhân phải gánh chịu, và vẫn ngang nhiên "mặc cả" cho hành vi của mình.
Việc từ chối bồi thường thỏa đáng cho nông dân minh chứng Vedan – một thương hiệu nổi tiếng
coi thường yếu tố đạo đức kinh doanh. Hành vi phá hoại môi trường của Vedan luôn là đề tài làm
nóng dư luận xã hội. Nóng vì mức độ trầm trọng và nóng hơn nữa là cách hành xử vô trách
nhiệm trong việc khắc phục hậu quả.
Tội ác này Vedan đã gây ra suốt 15 năm và tiếp tục gây ra trong suốt 2 năm "ngồi họp" khi họ
đóng vai trò con buôn, dù là thủ phạm, để chây ì, để mặc cả, để kéo nông dân tới ngày cuối của
thời hiệu khởi kiện.
Một tội ác phải bị trừng phạt thông qua một phiên tòa hình sự, chứ không phải chỉ là chuyện

hàng chục cuộc họp bàn "căng thẳng" trong suốt hai năm, kể từ khi việc xả thải của Vedan bị bắt
quả tang "hai năm rõ mười", để cãi nhau xem là "Hỗ trợ" hay "Bồi thường", là 87, hay 92, hay
100% mức thiệt hại.
Việc buộc được Vedan phải bồi thường 100% yêu cầu, trong khi 100% yêu cầu chưa chắc đã
phải là 100% thiệt hại do những yếu tố vô hình không tính được, vì thế, thực ra cũng chẳng có gì
đáng coi là chiến thắng.
Vedan, là một trong 3 DN có vốn đầu tư lớn nhất vào Đồng Nai với 442 triệu USD. Nhưng nếu
chỉ vì sợ mất lòng nhà đầu tư lớn, nếu hôm nay những tội ác của họ được xử lý một cách "nhân
đạo" bằng việc tổ chức các cuộc cãi vã để đòi bồi thường, thì liệu ngày mai, sẽ còn bao nhiêu
Vedan khác tiếp tục xả thải, khi mà những khoản "trăm tỷ" này còn rẻ hơn nhiều so với những
chi phí mà đáng lẽ họ phải bỏ ra để xử lý nước thải, nếu không phải ở Việt Nam?
• Hay như câu chuyện đời thật mới đây, gã khổng lồ BP nhanh nhảu gập đầu hối lỗi và
không đợi đo lường hậu quả đã chấp nhận chi 20 tỉ USD làm quỹ bồi thường thiệt hại cho
người dân Mỹ do sự cố tràn dầu ngoài khơi vịnh Mexico, dù phải bán tháo tài sản. Kẻ gây
thiệt hại phải bồi thường thiệt hại. Đó là văn hóa ứng xử, là đạo đức kinh doanh, là đạo lý
ở đời.
• Đại gia bột ngọt Vedan VN thì sao? Cách đây 15 năm, Vedan đã một lần nhận lỗi và cò
kè bớt một thêm hai trước khi bấm bụng bồi thường cho người dân TP.HCM, Đồng Nai,
Bà Rịa - Vũng Tàu 15 tỉ đồng dưới danh nghĩa “hỗ trợ ngư nghiệp”.
• Miệng nói “hỗ trợ ngư nghiệp” nhưng Vedan lại thò tay mở van đường ống ngầm để giết
sông Thị Vải, xua cá ra biển, giết tôm trong đầm khiến người dân phải cuốn lưới gác dầm
lên bờ mưu sinh nghề khác. Bị bắt quả tang với chứng cứ rành rành, không đường chối
cãi thì Vedan lại mở miệng tiếp tục “hỗ trợ” và trả giá với người dân từng con cá, con sò.
• Đại diện của nông dân nhiều lần đem đạo lý giản dị ở đời ra nói nhưng Vedan “không
hiểu”, chẳng nghe. Cách hành xử như thế khác nào Vedan đang mặc cả với uy tín thương
hiệu, với đạo đức kinh doanh và đạo lý ở đời của chính mình!
• Qua vụ việc trên đây cho thấy việc công ty Vedan vi phạm đã rõ. Song, xét về mặt đạo
đức trong kinh doanh có thể nhận thấy Vedan là một doanh nghiệp lớn nhưng chưa phải
là doanh nghiệp có thiện trí trong đạo đức kinh doanh vì việc xả chất thải độc hại ra môi
trường là vi phạm pháp luật nhưng họ vẫn làm đến khi bị phát hiện bắt quả tang thì việc

khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại cho người dân họ lại “cò cưa” từng tí một.
Chúng ta nhìn lại vụ công ty BP của Mỹ sau khi bị sự cố vụ tràn dầu ngoài ý muốn vừa
qua. Song họ đã rất hợp tác với chính quyền cũng như người dân để khắc phục hậu quả
sau sự cố.
4. Khía cạnh nhân văn:
Không những không nâng cao được chất lượng cuộc sống của người dân mà còn làm cho cuộc
sống của người dân càng thêm lao đao khốn khổ
Không những không san sẻ được gánh nặng cho chính phủ mà còn làm gia tăng gánh nặng đó:
dự kiến để cứu sông thị vải thì phải mất 15 năm và hàng trăm tỷ đồng
Kết luận: hành động của Vedan đã hoàn toàn loại bỏ đạo đức kinh doanh và trách nhiệm
xã hội.
Phần III:
I.Kết quả hoạt động doanh nghiệp sau khi bị phát hiện xả thải trực tiếp ra môi trường
không qua xử lý
Vedan bị đình chỉ 6 tháng
Ngày 6/10, Thứ trưởng Bộ TNMT, Trần Hồng Hà cũng đã kí quyết định số 1999/QĐ-BTMT
đình chỉ giấy phép xả nước thải của Vedan vào nguồn nước. Thời hạn đình chỉ là 6 tháng kể từ
ngày kí quyết định.
Theo đó, trong thời gian đình chỉ hiệu lực của giấy phép, Công ty Vedan Việt Nam không có các
quyền liên quan đến giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và phải có các biện pháp khắc phục
hậu quả.
Bộ TNMT cũng đề nghị tạm thời đình chỉ hoạt động sản xuất của Công ty Vedan cho đến khi
hoàn thành các biện pháp xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải. Trước 1
tháng kể từ ngày hết thời hạn đình chỉ hiệu lực của giấy phép xả thải vào nguồn nước, Công ty
Vedan phải có trách nhiệm báo cáo Bộ TNMT để kiểm tra kết quả thực hiện các biện pháp khắc
phục hậu quả.
Việc tiếp tục đình chỉ hiệu lực của giấy phép hoặc thu hồi giấy phép được dựa trên việc khắc
phục hậu quả của Vedan.
Theo báo cáo của Bộ TNMT, Công ty Vedan đã họat động chính thức tại Việt Nam từ năm 1993
có tổng vốn đầu tư là 460.724.000 USD. Tính từ năm 1994 đến 2007, mỗi năm công ty doanh

thu khoảng 151 triệu USD, lợi nhuận trước thuế khoảng 11,3 triệu USD.
Xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty Vedan với hình thức xử phạt chính là:
- Phạt tiền 267,5 triệu đồng (Ngày 6/10, Thanh tra Bộ TNMT đã ra quyết định số 131/QĐ-XPHC
xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường đối với Công ty Vedan số tiền này). Đồng thời truy thu
khoản phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trốn nộp là 127,2 tỷ đồng.
- Cấm hoạt động xả chất thải lỏng (dịch thải sau lên men, nước thải, dung dịch bùn thải) không
đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường cho phép (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải) ra
môi trường.
- Có trách nhiệm chi trả chi phí đền bù thiệt hại, chi phí khắc phục hậu quả tình trạng ô nhiễm
môi trường sông Thị Vải, đền bù thiệt hại về kinh tế và môi trường gây ra đối với các tổ chức cá
nhân bị thiệt hại do vi phạm của công ty gây ra theo quy định của pháp luật.
Cả một khúc sông Thị Vải đã bị ô nhiễm, nổi bọt trắng xóa do Vedan
II.Biện pháp khắc phục hậu quả
Tại cuộc thị sát, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên cũng đánh giá thiện chí khắc phục hậu quả về
môi trường do công ty này gây ra.
Vedan đã thực hiện tốt quyết định 131 mà bộ này đã ban hành, nghiêm túc thực hiện ngưng xả
thải, ngưng sản xuất và xây dựng các công trình xử lý nước thải mới, trong đó, việc Vedan vẫn
đảm bảo việc làm và thu nhập cho 2.500 lao động bằng cách bố trí sản xuất và tổ chức đào tạo
lại, thực hiện việc thu mua các sản phẩm nông nghiệp cho nông dân theo hợp đồng kinh tế đã
được ký kết là vấn đề đáng hoan nghênh.
Báo cáo của Công ty Vedan cũng cho biết, đến thời điểm hiện nay, doanh nghiệp này đã thực
hiện nộp trên 127 tỷ đồng tiền truy thu phí bảo vệ môi trường và trên 267 triệu đồng tiền phạt vi
phạm hành chính.
Doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp khắc phục vi phạm theo quyết định xử phạt vi phạm
hành chính và kết luận kiểm tra về môi trường của Tổng cục Môi trường đúng tiến độ quy định,
với tổng kinh phí đầu tư đến thời điểm hiện nay là trên 33 triệu USD.
Công ty Vedan đã tháo bỏ toàn bộ các tuyến ống ngầm dài trên 2.200m, 4 máy bơm và 3 họng xả
chất thải ngầm cắm sâu 10m xuống sông Thị Vải; dừng việc xả nước thải vào hệ thống 21 hồ
sinh học và bơm nước thải từ 21 hồ sinh học này vào hệ thống xử lý theo quy định.
Công ty Vedan cũng đã hoàn thiện việc cải tạo nâng cấp 3 hệ thống xử lý nước thải sản xuất hiện

có (4.000m3/ngày); xây dựng bổ sung hai hệ thống xử lý nước thải sản xuất mới (5.000m3/ngày)
và hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 300m3/ngày; hoàn thành việc thực tách riêng tuyến thoát
nước thải công nghiệp với nước giải nhiệt; lắp đặt 3 hệ thống quan trắc nước thải tự động đảm
bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn quy định.
Đối với 4 nhà máy chế biến tinh bột sắn tại Bình Phước, Gia Lai, Hà Tĩnh và Bình Thuận hiện
công ty đã xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải biogas, do đó nguồn thải của
những nhà máy này đã được đảm bảo.
Ngay sau khi các kênh phân phối và người tiêu dùng “đồng lòng” tẩy chay sản phẩm của Vedan
vì thái độ “cò cưa” trong việc đền bù thiệt hại cho người dân, Vedan đã có những phản ứng tích
cực hơn. Được biết, Vedan đã thống nhất bồi thường thiệt hại 100% số tiền yêu cầu bồi thường
thiệt hại cho người dân 3 tỉnh, thành nói trên với tổng số tiền gần 219 tỷ đồng.
Vedan là một DN 100% vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) có cơ sở kinh doanh đặt tại Đồng Nai,
tiêu thụ nguyên liệu tại địa phương, tạo ra khoảng 2.000 việc làm với thu nhập bình quân trên 2.1
triệu VNĐ/tháng. Sau khi bắt đầu hoạt động, nguồn nước thải của Vedan làm ô nhiễm sông Thị
Vải, từ năm 1994 các hộ dân đã khiếu nại, nhiều hộ ngừng kinh doanh. Năm 1995, Vedan đã chi
15 tỷ VNĐ hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp. Mặc dù vậy, Vedan tiếp tục gây ô nhiễm
sông Thị Vải thêm 14 năm nữa mới bị phát hiện. Tháng 9/2008 Vedan bị bắt quả tang thải chưa
qua xử lý ra sông Thị Vải qua hệ thống những đường hầm bí mật.
Sau khi vụ việc được phát hiện, những vướng mắc trong xử lý hành vi phạm pháp của Vedan bộc
lộ dần. Luật ta trói ta, các cơ quan hành pháp chưa có đủ thẩm quyền rạch ròi để thực thi pháp
luật. Về xử lý hành chính, Bộ TN&MT đã xử phạt và truy thu phí môi trường của Vedan, song
đùn đẩy trách nhiệm đình chỉ hoạt động hoặc rút giấy phép kinh doanh của Vedan xuống cho
chính quyền tỉnh Đồng Nai. Về xử lý hình sự, cơ quan điều tra không thể khởi tố hình sự vụ án
này vì luật pháp VN chưa quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân công ty Vedan và chỉ truy
cứu trách nhiệm cá nhân các lãnh đạo Vedan nếu họ đã bị xử lý hành chính. Về khía cạnh bảo vệ
lợi ích công cộng, cho đến nay chưa có cơ quan Nhà nước nào được chỉ định buộc Vedan khôi
phục lại môi trường sinh thái cho dòng sông Thị Vải.
Ngoài lợi ích công cộng, gây hại cho cộng đồng nói chung cho đến nay vẫn chưa được cơ quan
nào khởi kiện Vedan đòi bồi hoàn, sông Thị Vải chết gây hại cụ thể cho 7.000 hộ nông dân của
ba tỉnh Đồng Nai, BR-VT và TP.HCM. Sau khi Vedan bị bắt quả tang, nông dân bắt đầu đòi

Vedan bồi thường, yêu cầu của họ được dư luận xã hội ủng hộ trong suốt các năm 2008-2010.
Các tờ báo lớn ở VN liên tục đưa tin, tổ chức hội thảo, kêu gọi hỗ trợ nông dân. Các đoàn đại
biểu Quốc hội chất vấn trách nhiệm của Bộ TN&MT. Ngoài ra, các siêu thị cũng góp sức hỗ trợ
nông dân. Vì bị người tiêu dùng tẩy chay, từ tháng 10/2008 nhiều siêu thị Big C, Maximark,
Coopmart, Metro đã ngừng kinh doanh sản phẩm của Vedan. Dư luận như bị đổ thêm dầu vào
lửa khi 3 sản phẩm của Vedan trớ trêu lại được Cục VSATTP Bộ Y tế tặng bằng khen vì sự an
toàn sức khỏe cộng đồng năm 2009. Đến cuối tháng 07 đầu tháng 8/2010, tất cả những sức ép đa
dạng này dồn Vedan vào thế phải thương lượng với nông dân.
Khi nông dân đòi Vedan bồi thường, phản ứng của chính quyền ba tỉnh là khác nhau. Tại
TP.HCM, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy và UBND, Hội Nông dân đứng ra làm đầu mối tiếp
nhận đơn thư của người dân. Hội Nông dân TP.HCM cũng chủ động báo cáo Trung ương Hội
Nông dân Việt Nam và qua đó báo cáo sự việc tới Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ đó đưa nội
dung vụ việc Vedan ra thảo luận tại cuộc họp của Chính phủ vào ngày 02/11/2008. Tại BR-VT,
chính quyền giao Sở NN & PTNT chủ trì giúp nông dân kê khai và xác định thiệt hại. Từ đề xuất
của chính quyền TP.HCM và BR-VT, Bộ TN&MT đã chỉ đạo Viện Môi trường và Tài nguyên
(ĐHQG TP.HCM) hỗ trợ xác minh thiệt hại, hỗ trợ chứng cứ giúp nông dân đấu tranh với
Vedan. Bộ TN&MT cũng tạm ứng trước 2,6 tỷ đồng từ Quỹ Bảo vệ Môi trường giúp nông dân
nộp tạm ứng án phí khi khởi kiện ra tòa án. Như vậy, nếu có chỉ đạo thống nhất từ trên xuống,
các đoàn thể và thể chế hành chính VN có thể phát huy được sức mạnh tốt. Ngược lại tại Đồng
Nai, do Vedan nằm trên địa bàn tỉnh, tiêu thụ nguyên liệu, tạo việc làm, đóng góp đáng kể cho
kinh tế của địa phương, chính quyền Đồng Nai không chủ động hỗ trợ nông dân khởi kiện, chần
chừ không tiến hành hỗ trợ kê khai và xác minh thiệt hại cho nông dân. Hội Nông dân Đồng Nai
thậm chí còn thỏa thuận ghi nhận mức hỗ trợ của Vedan là 15 tỷ VNĐ, trong lúc nông dân tỉnh
này đòi Vedan bồi thường 119 tỷ VNĐ. Như vậy, nếu thiếu chỉ đạo từ trên, các hiệp hội khá thụ
động khi đại diện cho tiếng nói của hội viên.
Nông dân nghe hướng dẫn các thủ tục khởi kiện.
Giúp nông dân phải kể đến sự đóng góp của hội luật gia và giới luật sư. Từ tháng 7/2010 hàng
chục tổ chức luật gia, luật sư với hàng trăm luật sư của ba tỉnh đã tự nguyện hỗ trợ miễn phí cho
nông dân, giúp họ chuẩn bị hồ sơ và khởi kiện Vedan ra tòa. Tại Đồng Nai, sau khi nhận được sự
gợi ý bằng văn bản của UBND tỉnh Đồng Nai, 40 văn phòng luật sư đã tình nguyện tham gia hỗ

trợ miễn phí cho nông dân Đồng Nai, giúp họ thảo đơn kiện và chuẩn bị hồ sơ vụ kiện, làm đơn
giảm án phí cho các hộ nghèo, hoàn tất các thủ tục ủy quyền cho luật sư, giúp đỡ vẽ sơ đồ vùng
thiệt hại, củng cố chứng cứ giúp nông dân. Với cố gắng rất lớn của các tổ chức luật sư và sự chia
sẻ của các tòa án địa phương, khoảng 4.700 hồ sơ đơn kiện riêng lẻ đã được hoàn tất và khởi
kiện tại các địa phương trong một thời gian khoảng 5 tuần trước khi hết thời hiệu khởi kiện và
nộp tại các tòa án địa phương.
Trước sức ép của dư luận, sự đe dọa của hàng ngàn
vụ kiện, và sự tẩy chay của người tiêu dùng, Vedan từ
chỗ chỉ hứa cam kết hỗ trợ nông dân, đã bắt đầu chấp
nhận thương lượng về bồi thường. Đến ngày
10/09/2010, thông qua thỏa thuận riêng rẽ với đại
diện nông dân của ba tỉnh, Vedan đã chấp nhận bồi
thường gần 220 tỷ VNĐ cho 7.000 hộ nông dân, với
điều kiện các hộ nông dân rút lại đơn khởi kiện. Như
vậy các bên đã đạt được một giải pháp chấp nhận
được mà không phải tiến hành gần 5.000 vụ kiện tốn kém thời gian, tiền bạc, với kết cục chưa
thật rõ ràng. Trên thực tế, cho đến nay Vedan đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bồi thường như cam
kết. Cuối tháng 01/2011, nông dân Cần Giờ TP.HCM đã nhận đủ số tiền bồi thường, họ đã quyết
định chia đều số tiền 45,7 tỷ VNĐ cho 839 hộ dân bị thiệt hại. Tại BR-VT, Sở NN&PTN làm
đầu mối đã phân chia 53,619 tỷ VNĐ cho 1255 nông hộ theo tỷ lệ khai báo trước khi khởi kiện.
Vụ Vedan, một năm sau nhìn lại, cho thấy
sức mạnh to lớn của toàn xã hội, từ báo
chí, người tiêu dùng, các hiệp hội cho tới
các thể chế chính thức của Nhà nước, nếu
tất cả đồng lòng gìn giữ môi trường sống,
cái khó ló cái khôn, sẽ có vô vàn phương
cách định hướng tăng trưởng vì chất lượng
cuộc sống của người dân.
Riêng tại tỉnh Đồng Nai, vẫn còn nhiều khó khăn trong việc chia tiền, vào thời điểm 07/2011 địa
phương này mới chia được khoảng 37 tỷ trong tổng số 119,5 tỷ VNĐ tiền bồi thường thiệt hại

của Vedan cho nông dân.
III.Ảnh hưởng từ vụ việc đến thương hiệu doanh nghiệp
Sau khi vụ việc Vedan gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho sông Thị Vải cũng như nguồn
nước thì thương hiệu Vedan trên thị trường đã gặp phải những khó khăn rất lớn,và hơn thế
nữa,với việc Vedan chần chừ trong việc bồi thường thiệt hại,kéo dài thời gian khắc phục hậu quả
đã gây nên nỗi bức xúc rất lớn trong lòng người tiêu dùng trên cả nước,đã có những phản hồi và
ý kiến cho rằng tẩy chay tất cả các sản phẩm của Vedan
Từ ngày 5/8, các sản phẩm bột ngọt, hạt nêm mang nhãn hiệu Vedan sẽ bị “lôi xuống” khỏi kệ
trên toàn hệ thống siêu thị thị Co.op Mart. Saigon Co.op đưa ra quyết định này để phản đối tình
trạng gây ô nhiễm môi trường của công ty Vedan.
Tại hệ thống BigC, một số siêu thị ở khu vực miền Bắc và miền Trung cũng đã tạm ngưng kinh
doanh các mặt hàng của Vedan.

Ghi nhận tại một số siêu thị khác tuy chưa chính thức tẩy chay nhãn hàng Vedan nhưng rất nhiều
người tiêu dùng đã quay lưng, làm sức tiêu thụ của nhãn hày này giảm hẳn.

Các động thái trên được xem là phản ứng tích cực của các nhà phân phối cũng như người tiêu
dùng trong nước trước những sai phạm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và việc giải quyết
hậu quả kiểu “bớt lên trả xuống” của Vedan trong việc bồi thường cho bà con nông dân.
Hàng loạt các siêu thị, chợ tại Hà Nội và TPHCM cùng đưa ra quyết định “tẩy chay” sản phẩm
của công ty Vedan. Họ cho biết, sẽ chỉ xem xét lại quyết định khi Vedan khắc phục xong sự cố
và giải quyết thỏa đáng cho bà con nông dân.
Từ siêu thị ra chợ
Sau khi Co.opMart chính thức công bố việc ngừng bán sản phẩm của Vedan, hàng loạt các siêu
thị cũng đưa ra quyết định “tẩy chay” sản phẩm của công ty này như BigC, Metro, Citimart…
Quyết định này được các siêu thị đưa ra nhằm ủng hộ bà con nông dân TPHCM, Đồng Nai và Bà
Rịa - Vũng Tàu hiện đang trong quá trình khởi kiện công ty Vedan về việc công ty này gây ô
nhiễm sông Thị Vải.
“Phong trào” tẩy chay Vedan không chỉ rộ lên ở các siêu thị mà tại các chợ, các cửa hàng tạp
hóa ở TPHCM, sản phẩm của công ty này cũng bị các tiểu thương ngưng bán hoặc đang tiếp tục

“đình chỉ”, còn người tiêu dùng thì “quay lưng”.
Nối tiếp hành động “nói không” với sản phẩm Vedan của các “đại gia” TPHCM, các siêu thị,
chợ tại Hà Nội cũng đã vào cuộc dừng bán sản phẩm này.

Không chỉ ở siêu thị mà tại nhiều chợ ở TPHCM
cũng không còn “bóng dáng” sản phẩm của Vedan.
Tại Big C Thăng Long - Hà Nội, những kệ hàng bày bán sản phẩm của Vedan đã được thay thế
bằng các sản phẩm cùng chủng loại của các nhà sản xuất khác.
Hàng loạt các chợ cũng vắng bóng Vedan.
IV.Nhìn từ vụ việc Vedan
Tập đoàn Nike đã từng bị tẩy chay toàn cầu vì điều kiện lao động khắc nghiệt tại Đông Á và
Đông Nam Á. Muối i-ốt của Unilever trong một thời gian ngắn chiếm 35% thị trường Ấn Độ vì
đã gắn kết sản phẩm với sức khoẻ cộng đồng. Trong khi đó, tại VN, Vedan đang có những vi
phạm nghiêm trọng, gây xôn xao dư luận
Đọc báo chí mấy ngày nay, không ai không đau lòng trước những tin tức dồn dập về vụ phát hiện
Công ty Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải. Theo ước tính của nhiều
báo đưa tin, mỗi ngày Vedan có thể xả nước thải tới 5.000 m3 ra sông. Nghiêm trọng hơn, hành
động này được cơ quan kiểm tra cục C36 đánh giá có chủ định “che mắt”, khi Vedan Việt Nam
sử dụng hệ thống xử lý nước thải thiết kế bởi hàng ngàn van đóng mở tự động.
Với một tích tắc cầu dao (điện), toàn bộ các van xả sẽ đóng lại, ngăn không cho bất kỳ dòng
nước thải nào chảy ra sông. Có thể nói, hành động của Vedan không những gây bất bình với dư
luận xã hội, mà còn nêu một "tấm gương xấu" về một tinh thần "trách nhiệm xã hội" (Corporate
Social Responsibility) mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang hướng tới.
Với xu thế "làm ăn với thế giới", doanh nghiệp Việt Nam một mặt đang trong quá trình hội nhập
các chuẩn mực hành xử, trong đó việc tuân thủ tuân thủ một số quy tắc kinh doanh có trách
nhiệm với xã hội đóng vai trò điều kiện tiên quyết. Mặt khác, quá trình chuyển đổi thành phần
của nền kinh tế quốc dân xác định một nền tảng cấu trúc kinh tế mới. Sự đa dạng và cụ thể hoá
về trách nhiệm khiến cho các nhà quản lý không thể nhắm mắt làm ngơ trước những đòi hỏi từ
xã hội. Trách nhiệm của ban giám đốc trước Hội đồng quản trị được cụ thể hoá bằng trách nhiệm
của công ty với người tiêu dùng, thể hiện qua chất lượng sản phẩm, điều kiện lao động và đặc

biệt là ảnh hưởng của sản xuất với môi trường xung quanh.
Bên cạnh đó, từ những năm 70, luận điểm nhà kinh tế học Milton Friedman, "Trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận của họ" đã được chứng minh bằng thực tế và được nhiều
các tập đoàn và công ty đa quốc gia định chế hoá thông qua chính sách phát triển kinh doanh của
mình. Một mặt, đây là hình thức xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả nhất khi sản phẩm của
mình có điểm khác biệt nổi bật so với các mặt hàng cùng chủng loại. Mặt khác, nó đánh trúng
vào tâm lý chung của giới tiêu thụ, khi tận dụng những vấn đề xã hội thành một phương châm
cho mặt hàng kinh doanh.
Tập đoàn Nike những năm 1990 bị tẩy chay trên toàn cầu vì điều kiện lao động khắc nghiệt tại
các nhà máy tại Đông Á và Đông Nam Á. Sản phẩm muối i-ốt của Unilever có thể trong một thời
gian ngắn chiếm 35% thị trường Ấn Độ vì đã phát triển một chiến lược đúng đắn, gắn kết sản
phẩm của mình với sức khoẻ cộng đồng thông qua hợp tác với Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc
(UNICEF).
Xu thế phát triển kinh doanh trên thế giới đang tập trung "phụng sự xã hội" cũng như đáp ứng
những nhu cầu mà xã hội, khách hàng, người tiêu dùng của mình quan tâm. Làn sóng này không
thể nào đảo ngược.
Vì thế, qua trường hợp của Vedan không chỉ Nhà nước, các doanh nghiệp đang hướng tới các giá
trị phục vụ cộng đồng, hay vị thế người dân bên sông Thị Vải chịu nhiều ô nhiễm, mà bất kỳ
người nào trong mỗi chúng ta cũng phải có trách nhiệm bày tỏ thái độ trước những việc làm
tương tự.
Về mặt quản lý vĩ mô, khi các doanh nghiệp vẫn còn chưa ngộ ra rằng phát triển bền vững chính
là phương thức tối đa hoá lợi nhuận một cách hiệu quả nhất, thì những biện phát xử lý nghiêm
minh, chế tài bằng pháp luật của chính quyền đối với đối tượng sai phạm cùng việc xây dựng
một cơ chế khuyến khích dư luận đứng ra tự bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình sẽ là
những điều tối cần thiết để hình thành ý thức "trách nhiệm xã hội cho doanh nghiệp" ở ta trong
thời gian hội nhập sắp tới
Trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp (corporate social
responsibilities - CSR), sự phát triển cao hơn của đạo đức kinh
doanh là một vấn đề đương đại đặt ra cho các công ty ở các
nước phát triển.

Có thể thấy vô số trường hợp, từ các công ty dược lớn bị chỉ trích
vì không cung cấp thuốc giá rẻ cho những người bị nhiễm
HIV/AIDS ở các nước đang phát triển, Nike, GAP bị tấn công vì
sử dụng lao động trẻ em, hay bất kỳ một hành vi gây ô nhiễm môi
trường nào cũng có thể huỷ hoại danh tiếng của một công ty lớn.
Nhưng ở Việt Nam, CSR vẫn là một khái niệm xa lạ vì thiếu sự
hiểu biết và quan tâm của dân chúng. Thái độ của cộng đồng đối
với hoạt động của doanh nghiệp ít khi căng thẳng. Chưa bao giờ
có một vụ án tập thể nào thưa kiện một công ty tại toà án về các
vi phạm của họ trong khi hoạt động. Công ty có gây ô nhiễm thì
công chúng chỉ viết lên báo hay tố cáo với cơ quan hữu trách,
chứ không có một cuộc tranh chấp trực diện ngoài toà án.
Về môi trường, chúng ta sống nghèo, sống chật quen nên chưa
quan tâm đến môi trường sạch đẹp. Chúng ta ít sửa chữa một
môi trường đang có mà thường dọn ra một môi trường mới để đi
tìm cái sạch và đẹp. Thay vì nêu lên để giải quyết vấn đề thì
chúng ta tìm cách rời bỏ nó. Do vậy, các công ty chưa bị áp lực
về đạo đức kinh doanh.
Tuy nhiên, khi những lo lắng về biến đổi khí hậu, huỷ hoại môi
trường ngày một trở nên ám ảnh hơn, đã đến lúc cần thay đổi
nhận thức của công chúng về vấn đề này. Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp, hơn lúc nào hết, cần được đặt ra. "Chúng tôi tốt",
chứ không chỉ "sản phẩm của chúng tôi rẻ, đẹp, bền" cần được
coi là một thang giá trị để thu hút khách mua hàng.

×