Tải bản đầy đủ (.ppt) (45 trang)

Bài diễn thuyết "Một thoáng...Hôi An" potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 45 trang )

BÀI DIỄN THUYẾT
Đề tài: “Một thoáng… Hội An”
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Song Nguyên
GVHD: Mỹ Châu
Bài diễn thuyết gồm các phần sau:
1. Vị trí địa lý
2. Giới thiệu chung
3. Kết luận
Phía đông giáp biển
Đông; phía tây giáp
hai huyện Điện Bàn
và Duy Xuyên; phía
nam giáp huyện Duy
Xuyên; phía bắc giáp
huyện Điện Bàn, đều
thuộc tỉnh Quảng
Nam.
Phía đông giáp biển
Đông; phía tây giáp
hai huyện Điện Bàn
và Duy Xuyên; phía
nam giáp huyện Duy
Xuyên; phía bắc giáp
huyện Điện Bàn, đều
thuộc tỉnh Quảng
Nam.
Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn,
thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam,
cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ
những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một


thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những
thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong
suốt thế kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng
có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được
nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển.
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về
cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn
nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở
đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế
kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố
nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những
công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng
cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của
đô thị.
Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn,
giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích
của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống
của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến
trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công
trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật
thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của
cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt
tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang
được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo
tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 cuối
năm 1999, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ Hội
An là một di sản văn hóa thế giới, dựa trên hai tiêu chí:


Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp
các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương
cảng quốc tế.

Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á
truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo.
Tên gọi Hội An ngày nay được hình thành từ rất lâu
trong lịch sử, nhưng thật khó có thể xác định chính
xác thời điểm ra đời của nó.
Theo tác giả Dương Văn An trong cuốn sách Ô Châu
cận lục, vào năm 1553, huyện Điện Bàn có 66 xã,
trong đó có các xã Hoài Phô, Cẩm Phô, Lai Nghi,
nhưng chưa thấy cái tên Hội An được ghi lại.
Dưới thời Lê, tấm bản đồ do đại thần Đỗ Bá vẽ in
trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ có ghi lần đầu tiên các
địa danh Hội An phố, Hội An đàm, Hội An kiều. Trên
tấm bia Phổ Đà Linh Sơn Trung Phật tại động Hoa
Nghiêm, Ngũ Hành Sơn ghi tên những người góp tiền
xây dựng chùa, tên làng Hội An được nhắc tới ba lần.
Những mái ngói lô xô cổ kính, với những mảng
tường loang lổ rêu phong. Hội An có vẻ cổ kính rất
riêng biệt với nhiều làng quê khác của Việt Nam.
Gánh hàng rong, quán vỉa hè của
những cụ già khắc khổ móm mém
ngồi nhai trầu
Lồng đèn được xem là một biểu tượng của
Hội An và nó
Được treo ở hầu khắp phố cổ.
Và những chiếc đèn lồng lung linh đủ màu

sắc đậu trước hiên những ngôi nhà cổ khi
màn đêm buông xuống
Một góc nhìn lạ về Hội An bên dòng sông Hoài
Một góc nhìn mang đậm chất thi họa
Đâu đó những hình ảnh nên thơ ẩn khuất phía
sau nhữngngôi nhà ống
Bên cạnh sự cổ kính vốn có Hội An cũng không kém phần
hiện đại với sự tọa lạc của rất nhiều những khách sạn
tiêu chuẩn Quốc tê.
Tại Hội An, bên cạnh tục thờ cúng gia tiên, những người dân còn có
tục thờ Ngũ tự gia đường.
Về tôn giáo, có thể thấy ở Hội An tồn tại nhiều tôn giáo khác nhau như
Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài nhưng Phật giáo vẫn
chiếm đa số nhất.
Tại Hội quán Phước Kiến, những người Hoa thờ Thiên Hậu Thánh
mẫu, vị thần có nguồn gốc Phước Kiến, cùng Lục tánh vương gia, sáu
vị trung thần của nhà Minh.
Một điểm khác biệt nữa trong tín ngưỡng ở Hội An là tục thờ Quan
Công
Ở Hội An hiện nay vẫn gìn giữ được nhiều loại hình lễ hội
truyền thống, như lễ hội kính ngưỡng thành hoàng làng, lễ
hội tưởng niệm những vị tổ sư ngành nghề, lễ hội kỷ niệm
các bậc thánh nhân, lễ hội tín ngưỡng tôn giáo. Quan trọng
nhất chính là những lễ hội đình ở các làng ven đô thị.
Tại các làng chài ven sông, biển của Hội An, đua ghe là
một sinh hoạt văn hóa không thể thiếu, thường diễn ra
trong dịp mừng xuân từ mùng 2 đến mùng 7 tháng giêng,
cầu ngư vào rằm tháng hai và cầu an vào khoảng trung

tuần tháng ba âm lịch. Trong những lễ tế này, thường có
hoạt động hát bả trạo, một loại hình văn nghệ dân gian độc
đáo, miêu tả lại cảnh sinh hoạt, lao động trên sông nước.
Thả đèn Hoa đăng là một lễ hội truyền thống của người Hội An
Mà chúng ta thường thấy khi đến với vùng đất này mỗi đêm rằm.
Trong khu vực đô thị cổ có hơn
Trong khu vực đô thị cổ có hơn
1.100 di tích.
1.100 di tích.

×