Đ ê ̀ ba ̀ i
Xây dựng một tình huống có đầy đủ các yếu tố của một quan hệ nghĩa vụ
dân sự liên đới có đối tượng là công việc phải thực hiện, để qua đó phân tích nội
dung thực hiện nghĩa vụ liên đới của các chủ thể trong tình huống được xác
định.
Ba ̀ i la ̀ m:
* Xây dựng tình huống
Hơn 20 năm trước, khi đi lấy chồng, bà Nguyễn Thị Kim được bố mẹ cho
một mảnh đất 150ha tại tỉnh Cà Mau, đứng tên bà Kim. Nhưng do điều kiện
công việc, năm 2009, bà Kim cùng gia đình sang Đức định cư. Phần đất 15ha
lâu nay gia đình bà ở, nay (nhờ) giao lại cho bốn người em là Nguyễn Ngọc
Vân, Nguyễn Hà Anh, Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Thị Lành sử dụng và quản lý.
Bà Kim có viết giấy ủy quyền cho 4 người còn lại, trong giấy có ghi rõ:
“bốn người em của tôi có nghĩa vụ trông coi quản lý, đóng thuế cho nhà nước;
có thể sử dụng mảnh đất để mở công ty, nhưng không được sửa chữa, xây dựng
gì thêm, và không được sang tên, hay bán cho bất kỳ ai…”. Cả 5 người đã thỏa
thuận và đi đến thống nhất như giấy ủy quyền bà Kim viết. Giấy ủy quyền có
đầy đủ chữ ký của cả 5 người và được công chứng, chứng thực hợp pháp.
Đến tháng 9/2010, do giá đất tăng vọt, ông Chí đã tự ý bán 160m
2
đất cho
ông Cao Xuân Liên mà không có sự đồng ý của bà Kim.
Tháng 12/2010 khi trở về nước ăn Tết, bà Kim mới biết là một phần đất
của mình đã bị bán; bà đã yêu cầu ông Chí hoàn trả lại 160m
2
đất. Nhưng do
thua lỗ vì đầu tư chứng khoán, ông C đã tiêu hết số tiền bán 160m
2
đất và không
còn khả năng hoàn trả lại đất cho bà Kim. Bà Kim đã đệ đơn lên Tòa án tỉnh Cà
Mau kiện đòi lại mảnh đất mà ông Chí đã bán và yêu cầu các ông bà còn lại
cũng phải có trách nhiệm trong việc hoàn trả đất đó cho bà. Tòa nhận định giấy
ủy quyền của bà Kim đối với 4 người: ông Vân, ông Chí, bà Hà Anh và bà Lành
là hợp pháp, và giữa 4 người này đã phát sinh nghĩa vụ liên đới đối với việc sử
dụng và quản lý mảnh đất 15ha mà bà Kim nhờ trông giữ trong thời gian bà ở
nước ngoài. Do vậy, vì ông Chí không có khả năng hoàn trả đất cho bà Kim, ba
người còn lại là ông Vân, bà Hà Anh và bà Lành phải có nghĩa vụ hoàn trả lại
cho bà Kim 160m
2
đất mà ông Chí đã tự mình bán cho người khác.
* Phân tích nội dung thực hiện nghĩa vụ liên đới của các chủ thể trong
tình huống
Từ tình huống dân sự trên, ta thấy đây là một quan hệ nghĩa vụ dân sự liên
đới có đối tượng là công việc phải thực hiện, cụ thể:
- Chủ thể: Bên có quyền liên đới: Bà Nguyễn Thị Kim
Bên có nghĩa vụ liên đới: Ông Vân, ông Chí, bà Anh, bà Lành.
- Khách thể : Là sự thỏa thuận giữa hai bên, được hai bên và pháp luật tôn
trọng, bảo vệ. Cụ thể trong tình huống này là quyền được trông giữ
mảnh đất 15ha của bà Kim.
- Đối tượng của nghĩa vụ dân sự liên đới: là công việc mà nhiều
người phải cùng thực hiện theo yêu cầu của bên có quyền. Trong trường
hợp này là việc trông giữ đất thông qua việc sử dụng, quản lý đất giữa
bà Kim và các ông bà Vân, Chí, Anh, Lành. Ở đây, chủ thể có nghĩa vụ
dân sự liên đới phải thực hiện nghĩa vụ trông giữ đất đối với chủ thể có
quyền.
- Nội dung của quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới : là tổng hợp các quyền và
nghĩa vụ của các bên chủ thể.
Theo dữ kiện tình huống đưa ra, có thể thấy, yêu cầu của bà Kim về việc
cùng chịu trách nhiệm trong việc hoàn trả lại đất cho bà đối với ông Vân, bà Hà
Anh và bà Lành là hợp pháp, có căn cứ pháp luật. Vì theo khoản 1 Điều 298 quy
định “Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện
và bên có quyền có thể yêu cầu bất kì ai trong số những người có nghĩa vụ phải
thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”. Trong trường hợp này, nếu như giữa ông Chí, ông
Vân, bà Hà Anh, bà Lành không phát sinh nghĩa vụ dân sự liên đới khi thực hiện
việc trông giữ nhà cho bà Kim mà thực hiện nghĩa vụ riêng rẽ thì không biết đến
khi nào bà Kim mới lấy lại được đất trong khi ông Chí không có khả năng hoàn
trả?!
Qua đó, có thể thấy, việc thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới của bên có
nghĩa vụ sẽ giúp cho mỗi cá nhân đó có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện
nghĩa vụ dân sự liên đới và có sự tác động qua lại, hạn chế những vi phạm giữa
các thành viên trong khi thực hiện nghĩa vụ; đồng thời nó sẽ giúp cho khả năng
rủi ro của của các chủ thể mang quyền thấp hơn nhiều.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 2,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2009.
2. Bộ luật Dân sự 2005.
3.