Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

ôn tập kiến thức chung dành cho công chức ngành y tế 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.62 KB, 19 trang )

DANH MỤC TÀI LIỆU MÔN KIẾN THỨC CHUNG
DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ NĂM 2014
PHẦN I. PHÁP LUẬT VỀ VIÊN CHỨC
1. Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010:
− Điều 2. Viên chức
− Điều 5. Các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức
− Điều 7. Vị trí việc làm
− Điều 11. Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp
− Điều 12. Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến
tiền lương
− Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
− Điều 14. Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài
thời gian quy định
− Điều 16. Nghĩa vụ chung của viên chức
− Điều 17. Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp
− Điều 19. Những việc viên chức không được làm
2. Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 ngày 29/11/2005:
− Điều 3. Các hành vi tham nhũng
− Điều 4. Nguyên tắc xử lý tham nhũng
− Điều 37. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm
− Điều 38. Nghĩa vụ báo cáo và xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng
− Điều 40. Việc tặng quà và nhận quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức
3. Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 44/2013/QH13 ngày
26/11/2013:
− Điều 4. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
− Điều 8. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức
PHẦN 2. NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ ĐƯỜNG LỐI,CHÍNH
SÁCH CỦA ĐẢNG , PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN
ĐẾN NGÀNH Y TẾ
1. Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2008/QĐ-BYT ngày 18/08/ 2008 của Bộ


trưởng Bộ Y tế)
Điều 1. Quy tắc ứng xử chung
Điều 2. Quy tắc ứng xử với người bệnh và gia đình người bệnh
1
2. Luật Khám bệnh, chữa bệnh số: 40/2009/QH12.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh
Điều 6. Các hành vi bị cấm
Điều 52. Quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 53. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
3. Luật Bảo hiểm y tế số: 25/2008/QH12, ngày 14 tháng 11 năm 2008.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Điều 3. Nguyên tắc bảo hiểm y tế
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế
Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 36. Quyền của người tham gia bảo hiểm y tế
Điều 37. Nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế
Điều 38. Quyền của tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm y tế
4. Luật Dược số: 34/2005/QH11 Ngày 14 tháng 06 năm 2005
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Điều 3. Chính sách của Nhà nước về lĩnh vực dược
Điều 9. Những hành vi bị nghiêm cấm
Điều 36. Lưu hành thuốc
Điều 48. Điều kiện cung ứng thuốc
Điều 49. Bảo đảm cung ứng thuốc
5. ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ DƯỢC (Ban hành kèm theo Quyết định số
2397/1999/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 10 tháng 8 năm 1999)
6. QUY ĐỊNH VỀ Y ĐỨC (TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LÀM
CÔNG TÁC Y TẾ) (Ban hành kèm theo Quyết định số 2088/BYT-QĐ ngày 06 tháng
11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Hết
2
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KIẾN THỨC CHUNG
DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ NĂM 2014
PHẦN I. PHÁP LUẬT VỀ VIÊN CHỨC
I. Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010:
Điều 2. Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm
việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương
từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức
1. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình
thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
2. Tận tụy phục vụ nhân dân.
3. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề
nghiệp và quy tắc ứng xử.
4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền và của nhân dân.
Điều 7. Vị trí việc làm
1. Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề
nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm
việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên
chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm,
thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự
nghiệp công lập.
Điều 11. Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp
1. Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.
2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn,
nghiệp vụ.

3. Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.
4. Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được
giao.
5. Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc
nhiệm vụ được giao.
6. Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định
của pháp luật.
7. Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định
của pháp luật.
1
Điều 12. Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan
đến tiền lương
1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp,
chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được
hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên
giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc
hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ
khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp
luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp
luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng
không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những
ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa
hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của
02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần

thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng
lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và
được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 14. Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc
ngoài thời gian quy định
1. Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong
hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp
luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của
người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư,
trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật
chuyên ngành có quy định khác.
Điều 16. Nghĩa vụ chung của viên chức
1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt
Nam và pháp luật của Nhà nước.
2. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
2
3. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp;
thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp
công lập.
4. Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả
tiết kiệm tài sản được giao.
5. Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của
viên chức.
Điều 17. Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp
1. Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời

gian và chất lượng.
2. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
3. Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:
a) Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;
b) Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;
c) Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;
d) Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
6. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Những việc viên chức không được làm
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao;
gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với
quy định của pháp luật.
3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn
giáo dưới mọi hình thức.
4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại
đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực
hiện hoạt động nghề nghiệp.
6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật
phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy
định khác của pháp luật có liên quan.
II. Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 ngày 29/11/2005:
Điều 3. Các hành vi tham nhũng
1. Tham ô tài sản.
3

2. Nhận hối lộ.
3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.
8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền
hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ
lợi.
10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm
pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra,
kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Điều 4. Nguyên tắc xử lý tham nhũng
1. Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý
kịp thời, nghiêm minh.
2. Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử
lý theo quy định của pháp luật.
3. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham
nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
4. Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát
hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác
nộp lại tài sản tham nhũng thì có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật,
giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của
pháp luật.
5. Việc xử lý tham nhũng phải được thực hiện công khai theo quy định của
pháp luật.
6. Người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác

vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện.
Điều 37. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm
1. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây:
a) Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức,
đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh
nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh,
hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác;
4
c) Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước
ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những
công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết;
d) Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau
khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng
của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong
phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ
chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong
cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp
đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để
vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.
5. Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng
giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những
cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kết hợp
đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị,

em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con,
anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc
chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế
toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán
vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.
6. Quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với
các đối tượng sau đây:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật
trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
Điều 38. Nghĩa vụ báo cáo và xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng
1. Khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi
mình làm việc thì cán bộ, công chức, viên chức phải báo cáo ngay với người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị có liên quan đến dấu hiệu tham nhũng đó thì báo cáo với người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp.
2. Chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo về dấu hiệu
tham nhũng, người được báo cáo phải xử lý vụ việc theo thẩm quyền hoặc
chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét xử lý và thông báo
cho người báo cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn trên có thể kéo dài
5
nhưng không quá ba mươi ngày; trường hợp cần thiết thì quyết định hoặc đề nghị
người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn, khắc
phục hậu quả của hành vi tham nhũng và bảo vệ người báo cáo.
Điều 40. Việc tặng quà và nhận quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị không được sử dụng ngân sách, tài sản của
Nhà nước làm quà tặng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Cán bộ, công chức, viên chức không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích
vật chất khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do

mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
3. Nghiêm cấm lợi dụng việc tặng quà, nhận quà tặng để hối lộ hoặc thực
hiện các hành vi khác vì vụ lợi.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà
tặng của cán bộ,
III. Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 44/2013/QH13 ngày
26/11/2013.
Điều 4. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
1. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên từ chủ
trương, đường lối, cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện gắn với kiểm tra, giám sát.
2. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải căn cứ vào định mức, tiêu
chuẩn, chế độ và quy định khác của pháp luật.
3. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải gắn với cải cách hành chính và
bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để ảnh hưởng đến hoạt động
bình thường của cơ quan, tổ chức.
4. Thực hiện phân cấp quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành,
cơ quan, tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao gắn với trách nhiệm của
người đứng đầu, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ
chức để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
5. Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; bảo đảm vai trò giám sát của
Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức
thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân trong việc thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí.
Điều 8. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức
1. Thực hiện chương trình, kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu
cầu chống lãng phí được giao.
2. Quản lý, sử dụng vốn nhà nước, tài sản nhà nước được giao đúng mục
đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ; giải trình và chịu trách nhiệm cá nhân về việc
để xảy ra lãng phí thuộc phạm vi quản lý, sử dụng.
3. Tham gia hoạt động thanh tra nhân dân, tham gia giám sát, đề xuất các

biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức
và trong lĩnh vực công tác được phân công; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử
lý hành vi gây lãng phí theo thẩm quyền.
6
PHẦN 2. NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ ĐƯỜNG LỐI,CHÍNH
SÁCH CỦA ĐẢNG , PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN
NGÀNH Y TẾ

1. QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, VIÊN CHỨC TRONG CÁC ĐƠN
VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2008/QĐ-BYT ngày 18/08/ 2008
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Điều 1. Quy tắc ứng xử chung
1. Những việc cán bộ, viên chức y tế phải làm:
a) Thực hiện nghiêm túc các quy định về Tiêu chuẩn đạo đức của người
làm công tác y tế (12 Điều y đức- Ban hành kèm theo Quyết định số 2088/QĐ-
BYT ngày 06/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế);
b) Khi thi hành nhiệm vụ, công vụ phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các
quy định của pháp luật về nghĩa vụ của cán bộ, viên chức;
c) Mặc trang phục, đeo thẻ cán bộ, viên chức theo quy định; Đeo phù hiệu
của các lĩnh vực đã được pháp luật quy định (nếu có); Giữ uy tín, danh dự cho
đơn vị, cho lãnh đạo và đồng nghiệp;
d) Có thái độ hòa nhã, lịch sự, văn minh khi giao dịch trực tiếp hoặc gián
tiếp qua các phương tiện thông tin; Phải bảo đảm thông tin trao đổi đúng nội
dung công việc mà cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân cần hướng dẫn, trả lời;
đ) Trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn:
- Tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp; Phục tùng và chấp hành nhiệm vụ
được giao, đồng thời phát huy tinh thần tự chủ, dám chịu trách nhiệm;
- Có trách nhiệm đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của đơn vị
mình nhằm bảo đảm cho hoạt động nhiệm vụ, công vụ đạt hiệu quả;

e) Có trách nhiệm phát hiện việc thực hiện không nghiêm túc các quy định
của pháp luật về nghĩa vụ của cán bộ, viên chức đối với cán bộ, viên chức khác
trong cùng đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ và phản ánh đến cấp có thẩm quyền,
đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân về những phản ánh đó.
2. Những việc cán bộ, viên chức y tế không được làm:
a) Lạm dụng danh tiếng của cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc cá
nhân; Tự đề cao vai trò bản thân trong cơ quan, đơn vị;
b) Cố tình kéo dài thời gian hoặc từ chối sự phối hợp của những người
trong cùng đơn vị mình hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan và của người
dân khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
c) Che giấu, bưng bít và làm sai lệch nội dung phản ảnh đối với cán bộ,
viên chức làm việc trong cơ quan, đơn vị;
d) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành các
doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, trường học
7
tư nhân và tổ chức nghiên cứu khoa học tư nhân về y tế như: Bệnh viện tư nhân,
Công ty cổ phần về Y, Dược tư nhân, Trường trung cấp y tư nhân, Trường đại
học y tư nhân…;
đ) Làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các tổ
chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến
bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết
của mình và các công việc khác mà việc tư vấn đó có khả năng gây phương hại
đến lợi ích quốc gia, đến ngành y tế và đơn vị.
Điều 2. Quy tắc ứng xử với người bệnh và gia đình người bệnh
1. Những việc cán bộ, viên chức y tế phải làm:
a) Thực hiện nghiêm túc quy định về chế độ giao tiếp trong các cơ sở
khám chữa bệnh (được ban hành kèm theo Quyết định số 4031/2001/QĐ-BYT
ngày 27/9/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế);
b) Tuân thủ chặt chẽ, nghiêm túc Quy chế chuyên môn trong khám bệnh,
chữa bệnh;

c) Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của người thầy
thuốc xã hội chủ nghĩa;
d) Tìm hiểu, nắm bắt diễn biến tâm lý người bệnh và gia đình người bệnh
trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; Thương yêu người bệnh, coi người bệnh
như người nhà của mình;
đ) Lịch sự, hòa nhã, động viên, an ủi, tôn trọng người bệnh và gia đình
người bệnh;
e) Nghiêm túc thực hiện lời Bác Hồ dạy “Lương y phải như từ mẫu”; Thực
hiện khẩu hiệu “Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận tình,
bệnh nhân về, dặn dò chu đáo”;
g) Thường xuyên học tập, rèn luyện, trau dồi kỹ năng giao tiếp với người
bệnh và gia đình người bệnh.
2. Những việc cán bộ, viên chức y tế không được làm:
a) Có hành vi tiêu cực, lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình
phục vụ, chăm sóc người bệnh, như: biểu hiện ban ơn, có thái độ, cử chỉ gợi ý
nhận tiền, quà biếu của người bệnh và gia đình người bệnh;
b) Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, thờ ơ, gây khó khăn đối với
người bệnh, gia đình người bệnh;
c) Làm trái quy chế chuyên môn trong thi hành nhiệm vụ.
2. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH SỐ: 40/2009/QH12.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề
khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện đối với người
hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy định
chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật, phương
8
pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện bảo đảm
công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh

1. Ưu tiên bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh
cơ bản của nhân dân. Quan tâm dành ngân sách cho việc chăm sóc sức khỏe đối
với người có công với cách mạng, trẻ em, người nghèo, nông dân, đồng bào dân
tộc thiểu số, nhân dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực y
tế ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn. Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người
hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến trên xuống tuyến dưới, từ
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội không khó khăn đến vùng có điều kiện kinh tế
- xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; khuyến
khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
4. Khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong
khám bệnh, chữa bệnh.
5. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 6. Các hành vi bị cấm
1. Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh
2. Khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong
thời gian bị đình chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà
không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.
3. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành
nghề, giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu.
4. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép
hoạt động.
5. Người hành nghề bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ bác
sỹ đông y, y sỹ đông y, lương y và người có bài thuốc gia truyền.
6. Áp dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận,
sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành trong khám bệnh, chữa bệnh.

7. Quảng cáo không đúng với khả năng, trình độ chuyên môn hoặc quá
phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép
hoạt động; lợi dụng kiến thức y học cổ truyền hoặc kiến thức y khoa khác để
quảng cáo gian dối về phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh.
8. Sử dụng hình thức mê tính trong khám bệnh, chữa bệnh.
9
9. Người hành nghề sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc có nồng độ cồn trong
máu, hơi thở khi khám bệnh, chữa bệnh.
10. Vi phạm quyền của người bệnh; không tuân thủ các quy định chuyên
môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
quá trình khám bệnh, chữa bệnh; lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm danh dự,
nhân phẩm, thân thể người bệnh; tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai
lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh.
11. Gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người
hành nghề.
12. Ngăn cản người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện chữa bệnh bắt buộc đối với người không
thuộc diện chữa bệnh bắt buộc.
13. Cán bộ, công chức, viên chức y tế thành lập, tham gia thành lập hoặc
tham gia quản lý, điều hành bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã, trừ
trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều
hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước.
14. Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 52. Quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Được thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của
Luật này; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng
Bộ Y tế được khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe để lao động, học tập, làm việc
và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám sức khỏe của mình.
2. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh,

chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái phạm vi hoạt động
chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động nhưng phải giới thiệu người
bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết. Trong trường hợp này,
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi,
chăm sóc, điều trị cho người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh khác.
3. Được thu các khoản chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của
pháp luật.
4. Được hưởng chế độ ưu đãi khi thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa
bệnh theo quy định của pháp luật.
Điều 53. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Tổ chức việc cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.
2. Thực hiện quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.
3. Công khai thời gian làm việc, niêm yết giá dịch vụ và thu theo đúng giá
đã niêm yết.
10
4. Báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động trong trường hợp thay đổi
người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
hoặc người hành nghề là người nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
5. Bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người
hành nghề được quy định tại Luật này.
6. Bảo đảm các điều kiện cần thiết để người hành nghề thực hiện khám
bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động chuyên môn được phép.
7. Chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.
8. Trường hợp dừng hoạt động, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách
nhiệm chuyển người bệnh, hồ sơ bệnh án đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù
hợp và quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh với người bệnh.
3. LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ SỐ: 25/2008/QH12, NGÀY 14 THÁNG 11 NĂM

2008.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Luật này quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, bao gồm đối
tượng, mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng bảo hiểm y tế; thẻ bảo hiểm
y tế; phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế; tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho
người tham gia bảo hiểm y tế; thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm
y tế; quỹ bảo hiểm y tế; quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến bảo
hiểm y tế.
2. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá
nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế.
3. Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm y tế mang tính kinh doanh.
Điều 3. Nguyên tắc bảo hiểm y tế
1. Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế.
2. Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền
lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu
vực hành chính (sau đây gọi chung là mức lương tối thiểu).
3. Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong
phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
4. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm y tế và
người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả.
5. Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh
bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế
1. Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho người có công
với cách mạng và một số nhóm đối tượng xã hội.
11
2. Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với hoạt động đầu tư từ quỹ bảo
hiểm y tế để bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Nguồn thu của quỹ và số tiền sinh lời
từ hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm y tế được miễn thuế.
3. Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm y tế hoặc

đóng bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng.
4. Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ
thuật tiên tiến trong quản lý bảo hiểm y tế.
Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định của
Luật này.
2. Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.
3. Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích.
4. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp
của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.
5. Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với
quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Điều 36. Quyền của người tham gia bảo hiểm y tế
1. Được cấp thẻ bảo hiểm y tế khi đóng bảo hiểm y tế.
2. Lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu theo quy
định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này.
3. Được khám bệnh, chữa bệnh.
4. Được tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh
theo chế độ bảo hiểm y tế.
5. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y
tế và cơ quan liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế.
6. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.
Điều 37. Nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế
1. Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.
2. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn
thẻ bảo hiểm y tế.
3. Thực hiện các quy định tại Điều 28 của Luật này khi đến khám bệnh,
chữa bệnh.
4. Chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở

khám bệnh, chữa bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh.
5. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh ngoài phần chi phí do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
Điều 38. Quyền của tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm y tế
12
1. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải
thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế.
2. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.
4. LUẬT DƯỢC Số: 34/2005/QH11 Ngày 14 tháng 06 năm 2005
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Luật này quy định việc kinh doanh thuốc; đăng ký, lưu hành thuốc; sử
dụng thuốc; cung ứng thuốc; thông tin, quảng cáo thuốc; thử thuốc trên lâm sàng;
quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và
thuốc phóng xạ; tiêu chuẩn chất lượng thuốc và kiểm nghiệm thuốc.
2. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài tại Việt Nam.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của
điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Chính sách của Nhà nước về lĩnh vực dược
Nhà nước thực hiện các chính sách sau đây về lĩnh vực dược:
1. Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, ưu
tiên phát triển công nghiệp dược.
Dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất thuốc, nguyên liệu làm
thuốc, thuốc chủ yếu, thuốc thay thế thuốc nhập khẩu, thuốc phòng chống các
bệnh xã hội, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y được
hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật;
2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài phát triển nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế,
công nghệ sinh học để sản xuất các thuốc mới; đầu tư sản xuất nguyên liệu làm

thuốc, thuốc thành phẩm phù hợp với cơ cấu bệnh tật và nhu cầu sử dụng thuốc
của nhân dân;
3. Khuyến khích nghiên cứu, kế thừa các bài thuốc và kinh nghiệm của
đông y, kết hợp hài hòa đông y với y dược học hiện đại; tìm kiếm, khai thác, sử
dụng dược liệu mới, xuất khẩu dược liệu; thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ nuôi
trồng dược liệu, khai thác dược liệu thiên nhiên hợp lý, bảo đảm lưu giữ và phát
triển nguồn gen dược liệu; hiện đại hóa sản xuất thuốc từ dược liệu;
4. Hỗ trợ về thuốc bằng những hình thức thích hợp cho các đối tượng
thuộc diện chính sách, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
5. Phát triển mạng lưới lưu thông, phân phối và cung ứng thuốc, bảo đảm
đủ thuốc có chất lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân;
6. Bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nghiên cứu,
kinh doanh và sử dụng thuốc tại Việt Nam.
Điều 9. Những hành vi bị nghiêm cấm
13
1. Kinh doanh thuốc mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh thuốc.
2. Hành nghề dược mà không có Chứng chỉ hành nghề dược.
3. Kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuốc giả, thuốc kém
chất lượng, thuốc hết hạn dùng, thuốc thuộc danh mục thuốc cấm nhập khẩu,
thuốc thử lâm sàng, thuốc chưa được phép lưu hành, thuốc mẫu dùng để đăng ký
hoặc giới thiệu cho thầy thuốc.
4. Giả mạo, thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề dược,
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
5. Thông tin, quảng cáo thuốc sai sự thật, gây nhầm lẫn cho người tiêu
dùng; quảng cáo thuốc trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần
phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
6. Bán thuốc tại những nơi không phải là cơ sở bán thuốc hợp pháp.
7. Lợi dụng độc quyền trong kinh doanh thuốc để thu lợi bất chính, bán

phá giá thuốc, tăng giá thuốc trái quy định của pháp luật.
8. Khuyến mại thuốc trái quy định của pháp luật.
9. Bán thuốc thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, thuốc viện trợ mà quy
định không được bán; thuốc viện trợ nhân đạo và thuốc nhập khẩu phi mậu dịch.
10. Bán lẻ thuốc kê đơn không có đơn thuốc.
11. Lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi.
12. Huỷ hoại các nguồn dược liệu quý.
13. Các hành vi khác bị nghiêm cấm trong hoạt động về dược theo quy
định của pháp luật.
Điều 36. Lưu hành thuốc
1. Thuốc lưu hành trên thị trường phải bảo đảm đủ các điều kiện sau đây:
a) Đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký;
b) Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về ghi nhãn hàng hoá của thuốc theo quy
định tại Điều 37 của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
c) Vật liệu bao bì và dạng đóng gói phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất
lượng thuốc;
d) Có số đăng ký hoặc chưa có số đăng ký nhưng được nhập khẩu theo quy
định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 20 của Luật này;
đ) Phải được kê khai giá thuốc theo quy định của Luật này; nếu là thuốc
nhập khẩu thì giá thuốc nhập khẩu không được cao hơn giá thuốc nhập khẩu vào
các nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương mại tương tự như Việt Nam tại
cùng thời điểm.
2. Thuốc sản xuất trong nước cho chương trình y tế quốc gia, thuốc nhập
khẩu theo quy định tại điểm các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 20 của Luật này
phải được sử dụng đúng mục đích, đối tượng; nhãn thuốc phải đáp ứng quy định
14
tại Điều 37 của Luật này; trên bao bì lẻ của thuốc phải in dòng chữ "Không được
bán", trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 2 Điều 20 của Luật này.
Điều 48. Điều kiện cung ứng thuốc
1. Việc cung ứng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tuân thủ

các quy định về thực hành tốt trong phân phối, bảo quản thuốc và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
2. Người cấp phát thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện
cấp phát thuốc theo đúng y lệnh hoặc đơn thuốc, ghi rõ tên thuốc, hàm lượng trên
bao bì đựng thuốc và có hướng dẫn cho người sử dụng.
3. Bác sĩ, y sĩ, y tá, nữ hộ sinh, điều dưỡng viên không được bán thuốc cho
người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này.
Điều 49. Bảo đảm cung ứng thuốc
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo đảm cung ứng đủ
thuốc có chất lượng trong danh mục thuốc chủ yếu sử dụng trong các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh phục vụ cho nhu cầu cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định danh mục và cơ số thuốc cấp cứu, danh mục
thuốc chủ yếu sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và việc cung ứng thuốc
tại cơ sở y tế nhà nước, trừ việc mua thuốc quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc mua thuốc thuộc danh mục thuốc chủ yếu của các cơ sở y tế nhà
nước và thuốc do ngân sách nhà nước chi trả thực hiện theo quy định của pháp
luật về đấu thầu, bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Ưu tiên mua thuốc sản xuất trong nước có cùng chủng loại, chất lượng
tương đương và giá không cao hơn thuốc nhập khẩu;
b) Giá thuốc trúng thầu không được cao hơn giá do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền định kì công bố theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Bộ trưởng Bộ y tế phối hợp với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ
trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc mua thuốc theo quy định tại khoản này.
5. ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ DƯỢC (Ban hành kèm theo Quyết định số
2397/1999/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 10 tháng 8 năm 1999)
Là một bộ phận của những người làm công tác y tế, người hành nghề dược
có trách nhiệm thực hiện 12 điều quy định về Y đức, đồng thời phải có những
chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp riêng- đạo đức hành nghề dược- để rèn luyện, tu
dưỡng, phấn đấu góp phần thực hiện sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
nhân dân.

Đạo đức hành nghề dược bao gồm những nội dung sau:
1. Phải đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ nhân dân lên trên hết.
2. Phải hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và tiết kiệm cho người
bệnh và nhân dân. Tích cực, chủ động tuyên truyền kiến thức về chăm sóc và bảo
vệ sức khoẻ nhân dân.
15
3. Phải tôn trọng và bảo vệ quyền của người bệnh, những bí mật liên quan
đến bệnh tật của người bệnh.
4. Phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và những quy định chuyên môn;
thực hiện Chính sách quốc gia về thuốc. Không lợi dụng hoặc tạo điều kiện cho
người khác lợi dụng nghề nghiệp để mưu cầu lợi ích cá nhân, vi phạm pháp luật.
5. Phải tôn trọng và hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước, kiên quyết đấu
tranh với các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp.
6. Phải trung thực, thật thà, đoàn kết, kính trọng các bậc thầy, tôn trọng
đồng nghiệp. Sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức với đồng nghiệp
và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
7. Phải hợp tác chặt chẽ với các cán bộ y tế khác để thực hiện tốt nhiệm vụ
phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học.
8. Phải thận trọng, tỷ mỉ, chính xác trong khi hành nghề. Không được vì
mục đích lợi nhuận mà làm thiệt hại sức khoẻ và quyền lợi của người bệnh, ảnh
hưởng xấu đến danh dự và phẩm chất nghề nghiệp.
9. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề
nghiệp, tích cực nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ, phát huy
sáng kiến, cải tiến, đáp ứng tốt các yêu cầu phục vụ xã hội trong mọi tình huống.
10. Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hành nghề, gương mẫu thực
hiện nếp sống văn minh; tích cực tham gia đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội.
6. QUY ĐỊNH VỀ Y ĐỨC (TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LÀM
CÔNG TÁC Y TẾ) (Ban hành kèm theo Quyết định số 2088/BYT-QĐ ngày 06
tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở

tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người
bệnh, coi họ đau đơn như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
"Lương y phải như từ mẫu". Phải thật thà đoàn kết, khắc phục khó khăn, học tập
vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền Y học Việt
Nam. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội
thừa nhận.
1- Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện
đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có
lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm
chất đạo đức của người thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu
khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn
gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
2- Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn.
Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn
đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp
nhận của người bệnh.
16
3- Tôn trọng quyền được khám bệnh chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng
những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín
đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã
hội. Không được phân biệt đối xử người bệnh. Không được có thái độ ban ơn,
lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh
toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
4- Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận
tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải
thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều
trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh;
động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục.
Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và
chăm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.

5- Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được
đun đẩy người bệnh.
6- Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý,
an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất,
thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
7- Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp
thời các diễn biến của người bệnh.
8- Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều
trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ.
9- Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng
dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.
10- Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn
sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
11- Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình,
không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.
12- Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng
chống dịch bệnh cứu chữa người bị tai hạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu
thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.
Hết
17

×