Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

moi quan he giua ngon ngu va tu duy ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.97 KB, 3 trang )

Ngôn ngữ vừa là công cụ vừa là cái vỏ vật chất của tư duy. Ngôn ngữ và tư duy
là một thể thống nhất nhưng không đồng nhất. Sự không đồng nhất giữa ngôn ngữ và
tư duy thể hiện ở những phương diện sau:

- Ngôn ngữ tồn tại ở dạng vật chất, còn tư duy thuộc tinh thần. Các đơn vị của
ngôn ngữ cảm nhận được bằng các giác quan và có đặc tính vật chất như: cao độ,
trường độ Còn tư duy không cảm nhận được bằng các giác quan như vậy. Tư duy
nảy sinh và phụ thuộc vào một hình thức tổ chức vật chất đặc biệt là bộ não nhưng bản
thân nó lại có tính tinh thần. Tư duy không có những đặc tính của vật chất như khối
lượng, trọng lượng, mùi vị

- Ngôn ngữ mang tính dân tộc còn tư duy có tính nhân loại. Mọi người trên trái
đất đều suy nghĩ theo những quy luật chung nhưng cách thể hiện tư duy bằng ngôn
ngữ ở mỗi dân tộc lại khác. Hoạt động của tư duy đòi hỏi phải hợp lý, logic trong khi đó
ngôn ngữ lại hoạt động theo thói quen được cộng đồng chấp nhận. Nói cách khác,
trong ngôn ngữ cái logic mà không được cộng đồng chấp nhận cũng trở nên không có
giá trị nhưng ngược lại, cái phi lôgic mà được cộng đồng chấp nhận thì vẫn dùng được
bình thường. Ví dụ, các tổ hợp từ: đẹp dã man, bó tay chấm com, chuyện nhỏ như con
thỏ, buôn dưa lê, bữa tiệc hoành tráng hoặc các thành ngữ: cao chạy xa bay, con ông
cháu cha nghe có vẻ phi logic nhưng vẫn được mọi người dùng và được xã hội chấp
nhận. Trong toán học, nếu nói A không bằng B thì có thể có hai khả năng xảy ra: A lớn
hơn B hoặc A nhỏ hơn B. Nhưng trong ngôn ngữ khi sử dụng so sánh để nóiChị Bình
không xinh bằng chị Lan thì chỉ có thể xảy ra một trường hợp Chị Bình xấu hơn chị
Lan chứ không có trường hợp Chị Bình xinh hơn chị Lan. Điều đó cho thấy quy luật của
ngôn ngữ không giống như quy luật của tư duy.

- Những đơn vị tư duy cũng không đồng nhất với các đơn vị của ngôn ngữ. Logic
học nghiên cứu các quy luật của tư duy, phân biệt giữa các khái niệm, phán đoán, suy
lý. Những đơn vị này không trùng với các đơn vị ngôn ngữ như hình vị, từ và câu
Nhiều người đã cô lập một thế song song giữa khái niệm với từ, phán đoán với câu
nhưng thực sự không hẳn như vậy. Một khái niệm có thể biểu hiện bằng các từ khác


nhau, trong ngôn ngữ khác nhau cũng như trong cùng một ngôn ngữ (hiện tượng từ đa
nghĩa, từ đồng nghĩa). Ngược lại một vỏ ngữ âm có thể tương ứng nhiều khái niệm
khác nhau (trường hợp từ đồng âm khác nghĩa). Ngoài ra, có những từ không biểu thị
khái niệm (thán từ, đại từ, danh từ riêng ). Những câu không biểu thị phán đoán (câu
hỏi, câu cầu khiến) và các thành phần của phán đoán cũng không trùng với thành phần
câu.

Tóm lại, ngôn ngữ và tư duy thống nhất nhưng không đồng nhất. Chức năng của
ngôn ngữ đối với tư duy là thể hiện tư tưởng và trực tiếp tham gia vào việc hình thành
tư tưởng.

Nguyên lý ngôn ngữ và tư duy không đồng nhất biểu hiện rõ nhất ở mâu thuẫn
giữa sự hạn chế của chất liệu (ngôn ngữ) với yêu cầu biểu đạt (tư duy). Thực ra đây
cũng là vấn đề chung của các loại hình nghệ thuật. Chất liệu nào cũng có những hạn
chế nhất định. Sáng tạo nghệ thuật, xét ở một khía cạnh khác là nỗ lực tối đa của
người nghệ sĩ trong việc khắc phục những hạn chế của chất liệu. Trong lịch sử triết học
và lịch sử nghệ thuật, vấn đề quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy đã thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà tư tưởng. Những hoài nghi triết học về khả năng của ngôn ngữ trong
việc nhận thức chân lý, trong việc tái hiện hình ảnh của thế giới khách quan đã nảy sinh
từ Platon, Lessing và gần đây là ở các nhà cấu trúc luận như J.Derida, R.Barthes
Trong tiểu luận viết dưới hình thức đối thoại Trên đường đến với ngôn ngữ, Martin
Heidegger đã nói rõ về sự hạn chế của ngôn ngữ trong việc “chỉ ra các sự vật trong mối
liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng”. Sở dĩ có tình trạng đó bởi vì ngôn ngữ là một
hệ thống tín hiệu, và theo F.de. Saussure, mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được
biểu đạt là quan hệ mang tính võ đoán. Cho nên, cái gọi là tính chính xác trong biểu
đạt, xét cho cùng chỉ là cách nói có tính ước lệ. Lấy dẫn chứng điều này qua cách viết
của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Tuân. Dù không bày tỏ hoài nghi triết học như một số
nhà tư tưởng, nhưng trong thực tế sáng tác, nhiều lúc Nguyễn Tuân thấy được sự bất
cập của ngôn từ đối với yêu cầu thể hiện những cảm nhận của mình trước đối tượng
được miêu tả. Hãy xem ông “loay hoay” thế nào khi muốn diễn tả màu nước biển Cô

Tô: “Cái màu xanh luôn biến đổi của màu nước bể chiều nay trên biển Cô Tô như là thử
thách cái vốn từ vị của mỗi đứa tôi đang nổi gió trong lòng. Biển xanh như gì nhỉ? Xanh
như chuối non? Xanh như chuối già? Xanh như mùa thu ngả cốm làng Vòng? Nước
biển Cô Tô đang đổi từ vẻ xanh này sang vẻ xanh khác. Nó xanh như cái màu áo Kim
Trọng trong tiết thanh minh? Đúng một phần thôi. Bởi con sóng đang đội lên kia đã gia
giảm thêm một chút gì, đã pha biển sang màu khác. Thế thì nước biển xanh như cái vạt
áo nước mắt của ông quan Tư Mã nghe đàn trên con sóng Giang Châu có đúng
không? Chưa được ư? Thế thì nó xanh như một màu áo cưới, được không? Hay là nói
thế này, nước biển chiều nay xanh như một trang sử loài người, lúc con người phải víu
vào thân tre? Nghe hơi trừu tượng quá phải không? Mà kìa, nhìn cho kĩ mà xem, nước
biển đang xanh như cái màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương. Cũng
không phải, sợ lai căng, nhưng nghe có vẻ vẫn chưa trúng, chưa ổn phải không? Sóng
vẫn kế tiếp cái màu xanh muôn vẻ mới, và nắng chiều nay luôn thay màu cho sóng. Mà
chữ thì không tài nào tuôn ra kịp với nhịp sóng” (Trích Tùy bútCô Tô).

Đoạn văn trên đã bộc lộ điều trái ngược giữa sự giàu có với sự bất lực của ngôn
từ Nguyễn Tuân khi cần định danh thật chính xác một sắc màu. Đây hoàn toàn không
phải chuyện khoe chữ, làm dáng mà là lời chân thành thú nhận sự “thất bại” khi “đua
tranh với tạo hóa” (chữ dùng của Nguyễn Đăng Mạnh). Cái bảng màu Nguyễn Tuân dù
phong phú đến đâu cũng chỉ là những tín hiệu ngôn ngữ, vỏ vật chất của tư duy, không
thể nào trùng khít với cái màu thực của đối tượng thực trong thế giới khách quan được
phản ánh vào tư duy. Nhà văn càng cố tìm cách so sánh, liên tưởng bao nhiêu, càng xa
bản chất của sự vật bấy nhiêu. Cho nên, đặt vấn đề tính chính xác của ngôn từ trong
những trường hợp cụ thể như thế dễ rơi vào cảm tính, chủ quan. Không bao giờ có
được sự đồng nhất giữa ngôn ngữ và tư duy. Cũng bởi điều này mà suốt cuộc đời cầm
bút, không ít lần nhà văn Nguyễn Tuân đã trải nghiệm cái cảm giác bất lực về mặt ngôn
từ. Mỗi lần ngồi trước trang giấy, ông cảm thấy như đối diện với “pháp trường trắng”,
cũng nhiều lúc ông rơi vào cảnh ngộ của “một kẻ cùng đường bên dòng sông chữ
quạnh vắng thê lương”. Đó là tâm thế chung của những nghệ sĩ trung thực trước những
biểu hiện của sự không đồng nhất giữa ngôn ngữ và tư duy như đã phân tích ở trên.

×