Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Mối quan hệ giữa chính sách và pháp luật ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.27 KB, 22 trang )




Mối quan hệ
giữa chính
sách và
pháp luật
1

Mối quan hệ giữa chính sách và pháp luật

Với những đặc thù riêng, chính sách và pháp luật tác động
đến đời sống xã hội theo các mức độ khác nhau, nhưng
chúng có mối quan hệ gắn kết, phối hợp, hỗ trợ cho nhau
cùng phát huy tác dụng đối với các hoạt động kinh tế – xã
hội. Từ thực tiễn Việt Nam, tác giả đề cập đến nội dung
nêu trên và liên hệ đến việc đổi mới quy trình lập pháp của
Quốc hội
Khái quát về pháp luật và chính sách
Pháp luật là nh
ững quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, do Nh
à
nước ban hành theo trình t
ự, thủ tục luật định nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội và đư
ợc bảo đảm thực hiện bằng
sức mạnh của Nhà nước. Pháp luật một mặt hư
ớng dẫn,
điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ x
ã


hội phù hợp với nhu cầu của xã hội, mặt khác, hư
ớng đến
ý thức tình cảm làm cho mô hình hành vi đ
ọng lại trong ý
thức của con người. Pháp lu
ật mang tính bắt buộc chung
cho tất cả mọi người, mọi cơ quan, t
ổ chức nhằm mục đích
ngăn ngừa, răn đe, trừng phạt những hành
vi sai trái, giáo
dục, cảm hoá những người có hành vi này, bồi dư
ỡng cho
mọi người tinh thần, ý thức làm chủ xã h
ội, ý thức tuân
thủ pháp luật bảo đảm cho xã hội phát triển lành m
ạnh, an
toàn, b
ền vững… Pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ
xã hội chủ yếu, cơ bản mang tính ổn định và đư
ợc lặp đi
lặp lại.
2

Chính sách là những cách thức tác động của Nhà nư
ớc
vào các lĩnh vực của đời sống xã hội để đạt được mục ti
êu
định hướng. Chính sách đi
ều chỉnh những quan hệ ít mang
tính ổn định, mềm dẻo, linh động. Chính sách có tác đ

ộng
nhanh và kịp thời, mạnh mẽ, toàn di
ện đến cả nhận thức,
thái độ và hành vi c
ủa các chủ thể bị tác động. Đặc biệt,
chính sách điều chỉnh động cơ, tạo động lực cho h
ành vi,
hoạt động của các cá nhân và từng nhóm đối tượng cụ thể.

Chính sách có vai trò định hư
ớng cho các hoạt động kinh
tế – xã hội; khuyến khích các hoạt động kinh tế – xã h
ội
theo định hư
ớng; phát huy những mặt tốt của nền kinh tế
thị trường và hạn chế những tiêu c
ực của nó; tạo lập sự
cân đối trong phát triển; kiểm soát và phân ph
ối nguồn lực
cho quá trình phát triển; tạo lập môi trư
ờng thích hợp cho
các hoạt động kinh tế – xã h
ội, giúp cho các thực thể vận
đ
ộng phát triển theo đúng quy luật; phối hợp hoạt động
giữa các cấp độ, các bộ phận để tạo nên tính h
ệ thống chặt
chẽ trong quá trình vận động của thực thể.
Mối quan hệ giữa chính sách và pháp luật
Vai trò của chính sách đối với pháp luật

Thứ nhất, chính sách bao giờ cũng đi trư
ớc pháp luật,
mang tính định hướng và là n
ền tảng để xây dựng pháp
luật: chính sách phản ánh m
ột cách trung thực, khách quan
điều kiện kinh tế – xã hội tại thời điểm cụ thể và d
ự báo xu
thế, khả năng phát triển trong tương lai. N
ếu chính sách
không làm tốt vai trò này thì vi
ệc thể chế hoá các chính
3

sách thành các quy phạm pháp luật hoặc văn bản quy ph
ạm
pháp luật sẽ không có tính khả thi, hoặc kìm hãm s
ự phát
triển của các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã h
ội. Do đó,
các nhà hoạch định chính sách phải là ngư
ời có khả năng
đúc kết thực tiễn và dự báo tương lai.
Thứ hai, chính sách có tính ổn định tương đ
ối để pháp
luật có điều kiện đi vào thực tế cuộc sống vì pháp lu
ật
luôn hướng tới mục tiêu chung, thống nhất nên trong m
ỗi
giai đoạn nhất định, pháp luật có tính đồng bộ và

ổn định.
Điều này có nghĩa, khi m
ột chính sách có quá nhiều thay
đổi hoặc không có những lộ trình c
ụ thể sẽ gây khó khăn,
phức tạp cho việc xây dựng và thực thi pháp luật. Vì v
ậy,
các nhà ho
ạch định chính sách phải tính toán thời gian,
điều kiện áp dụng để đưa chính sách vào cu
ộc sống. Đồng
thời, họ phải là những người có khả năng chia vi
ệc thực
thi chính sách thành các giai đo
ạn khác nhau với các mục
tiêu và lộ trình cụ thể, tránh những bất lợi cho quá tr
ình
xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
Thứ ba, chính sách là m
ột trong các nguồn tạo ra những
thể chế pháp luật mới. Hay nói cách
khác, do chính sách là
công cụ thể hiện thái độ chính trị của Đảng lãnh đ
ạo để
điều chỉnh các quan hệ xã hội diễn ra theo định hư
ớng,
nên pháp luật được ban hành cùng các quy đ
ịnh cụ thể cho
mỗi loại quan hệ. Thông thường, sau khi Nhà nư
ớc ban

hành chính sách mới trên cơ sở định hư
ớng chính sách của
Đảng, chính sách này đư
ợc thực thi thông qua việc cụ thể
4

hoá thành các quy phạm pháp luật. Như v
ậy, một chính
sách mới được ban hành đồng thời tạo nên m
ột lĩnh vực
điều chỉnh mới của hệ thống pháp luật. Ví dụ,
khi Nhà
nước ban hành chính sách phát triển nền kinh tế h
àng hoá
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự định hư
ớng
của Nhà nư
ớc, một loạt các văn bản quy phạm pháp luật
được hình thành mới hoặc được sửa đổi, bổ sung cho ph
ù
hợp với chính sách như Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu t
ư
nước ngoài; Luật Doanh nghiệp nhà nư
ớc; Luật Hợp tác
xã; Luật Phá sản doanh nghiệp, các sắc luật thuế v,v
Vai trò của pháp luật đối với chính sách
Thứ nhất, pháp luật là căn cứ xây dựng chính sách, l
à
công cụ để cụ thể hoá và thực thi chính sách
. Chính sách

có tính linh hoạt và thích nghi với thực tế xã hội cao h
ơn
pháp luật nhưng không thể tồn tại và phát huy tác d
ụng
nếu thiếu pháp luật bởi hệ thống pháp luật tạo n
ên khuôn
khổ pháp lý quy định và điều chỉnh tất các các quan hệ x
ã
hội. Chính sách do Nhà nước ban hành phải căn cứ vào h

thống pháp luật hiện hành và về nguyên tắc không đư
ợc
trái với các quy định của pháp luật. Do đó, không th
ể xây
dựng chính sách có hiệu quả và kh
ả thi khi không nắm
được tất cả những quy định pháp lu
ật đang điều chỉnh lĩnh
vực liên quan đến chính sách đó.
Ví dụ: Điều 5, Hiến pháp năm 1992 quy định “
Nhà

ớc thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng
bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng b
ào
5

dân tộc thiểu số”. Từ quy định này, nhiều chính sách d
ành
cho đồng bào dân tộc thiểu số đã được hoạch định và th

ực
thi như chương trình 135, 137 và các chính sách đào t
ạo,
bồi dưỡng nhằm nâng cao dân trí, trình độ cho đồng bào…

Thứ hai, pháp lu
ật phản ánh các chính sách ở điểm cân
bằng. Điều này có nghĩa, do đặc trưng của pháp luật l
à
điều chỉnh các mối quan hệ chủ yếu, cơ b
ản mang tính ổn
định và được lặp đi lặp lại, do đó nếu không tìm ra đư
ợc
điểm cân bằng và tương đối ổn định th
ì chính sách khó có
thể cụ thể hoá thành pháp luật.
Thứ ba, pháp luật được ban hành và đi vào cu
ộc sống sẽ
giúp các quan hệ xã hội diễn ra có trật tự theo định hư
ớng
thống nhất với các chính sách hiện hành. Quá trình th
ực
thi pháp luật giúp các đối tượng có ý thức chấp h
ành các
quy định chung, trên cơ sở đó nêu cao tinh thần chấp h
ành
chính sách một cách tự giác.
Tác động qua lại của chính sách và pháp luật
Thứ nhất, pháp luật đôi khi cản trở việc hoạch định v
à

thực thi chính sách mới. Về nguyên t
ắc, khi hoạch định chính
sách phải căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó có căn c
ứ pháp
luật. Tuy nhiên, vi
ệc hoạch định chính sách có thể bị cản trở
khi pháp lu
ật chứa đựng trong bản thân nó những yếu tố
không bền vững, thiếu tính khả thi và thường xuyên thay đổi.

Thứ hai, ho
ạch định chính sách mới cũng thách thức sự
nhất quán, không mâu thu
ẫn của hệ thống pháp luật quốc
gia, nhất là khi h
ệ thống chính sách thiếu nhất quán, mâu
6

thu
ẫn, hạn chế lẫn nhau giữa các chính sách chung của
qu
ốc gia hoặc giữa các chính sách của quốc gia với các
chính sách cụ thể của từng địa phương… Ví d
ụ: chính sách
nhập khẩu xe gắn máy của cơ quan nhà nước ở trung
ương
không phù hợp với chính sách điều tiết, quản lý cơ s
ở hạ
tầng giao thông của các địa phương nên bu
ộc nhiều địa

phương, nhất là những thành phố lớn, điển hình là Hà N
ội
phải thực thi bi
ện pháp dừng đăng ký xe máy mới… Khi
đó, nếu tiếp tục hoạch định chính sách mới và c
ụ thể hoá
nó thành pháp luật sẽ khó có thể thực hiện đư
ợc trong môi
trường pháp luật này.
Thứ ba, nếu pháp luật tốt thì mục tiêu chính sách có th

được đề cao hơn so với h
ệ thống biện pháp, hoặc chỉ cần
hoạch định những biện pháp mềm dẻo nh
ưng chính sách
vẫn có tính khả thi và hiệu quả cao.
Phát huy mối quan hệ giữa chính sách và pháp lu
ật
trong hội nhập
Từ những phân tích trên cho thấy, chính sách v
à pháp
luật gắn bó bi
ện chứng chặt chẽ với nhau, có mối quan hệ
nhân quả và chế ước lẫn nhau.
Trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, nhất l
à
chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, một trong những y
êu
cầu không thể thiếu được của Việt Nam là phải hoàn thi
ện

đồng bộ hệ thống pháp lu
ật. Đặc biệt quan tâm đến mối
quan hệ giữa chính sách và pháp luật vì nh
ững phân tích
trên đã khẳng định vai trò c
ủa chính sách đối với việc xây
7

dựng đồng bộ hệ thống pháp luật. Thiết nghĩ, các nh
à
hoạch định chính sách và pháp luật nên th
ực hiện song
song một số giải pháp sau:
Yêu cầu đối với hoạch định chính sách
- Coi trọng việc tập hợp các thông tin pháp luật li
ên
quan đến việc hoạch định các chính sách đ
ể tránh mâu
thuẫn, chồng chéo và đ
ể các văn bản quy phạm pháp luật
được xây dựng trên nền tảng hệ thống chính sách t
ương
đối ổn định.
- Quan tâm đến sự hài hoà các l
ợi ích bằng việc dự liệu
các tác động trước mắt và ảnh hưởng lâu dài c
ủa chính
sách đối với bản thân đối tượng được thụ hưởng và v
ới
toàn xã hội trên cơ sở tính toán cụ thể các biện pháp nh

ằm
giảm thiểu việc gây mâu thuẫn, xung đột xã h
ội do chính
sách chỉ đáp ứng lợi ích cho một bộ phận xã hội.
- Quan tâm đ
ến việc bảo đảm đồng bộ nhiều giải pháp
thực hiện chính sách để đạt được mục tiêu chính sách.

dụ, chính sách khuyến khích cán bộ, công ch
ức tham gia
đào tạo, bồi dư
ỡng nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp
do chỉ chú ý khuyến khích bằng vật chất và tinh th
ần cho
đối tượng được thụ hưởng, mà không quan tâm đ
ến các
yếu tố khác nên trên thực tế cũng không đạt đư
ợc mục
tiêu, vì cán bộ, công chức không đư
ợc học theo nhu cầu
của bản thân về kỹ năng nghề nghiệp cần thiết mà bu
ộc
phải học theo chương trình sẵn có của các cơ sở đào t
ạo,
bồi dưỡng. Những chương trình này có nhi
ều nội dung
8

trùng với những chương trình khác mà họ đã được đào t
ạo,

bồi dưỡng.
- Tính đ
ến mặt trái của chính sách, bảo đảm không để
chính sách bị lợi dụng. Vi
ệc tính toán không chỉ giúp hạn
chế những thiệt hại về vật chất mà còn c
ả những thiệt hại
về tinh thần, trong đó quan trọng nhất là ni
ềm tin của nhân
dân vào chính sách, pháp luật Nhà nước, nhất l
à trong quá
trình hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã h
ội chủ nghĩa ở
nước ta.
- Tính toán thời điểm công bố chính sách, nhất là nh
ững
chính sách mang tính nhạy cảm đến lợi ích của người dân.

Trong trường hợp cần thiết nên tiến hành các ho
ạt động
thăm dò phản ứng và dư luận xã hội trước khi công bố.
Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội
Phân tích và quyết định chính sách trước khi bắt tay v
ào
việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, vấn đề n
ày
cần được làm mạnh và triệt để hơn để có cái nhìn tổng thể
,
lựa chọn được những giải pháp tối ưu, bư
ớc đi thích hợp

cho vấn đề mà thực tế cuộc sống đặt ra. Điều này s
ẽ khắc
phục được tình trạng trong quá trình xây d
ựng văn bản
quy phạm pháp luật nhiều vấn đề thuộc về chủ trương
,
chính sách không được làm rõ dẫn đến việc phải l
àm đi
làm l
ại nhiều lần gây tốn kém về thời gian, công sức, chi
phí và nảy sinh tình tr
ạng dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật trình ra Quốc hội còn ý kiến băn khoăn về đối tư
ợng,
phạm vi điều chỉnh, sự cần thiết có nên ban hành văn b
ản
quy phạm pháp luật đó hay không…
9

Đào tạo kỹ năng xây dựng chính sách và pháp luật
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, nhiều nhà ho
ạch định chính
sách cũng là những người tham gia vào quá trình xây d
ựng
pháp luật. Bên cạnh thuận lợi đó có nh
ững khó khăn trong
việc phân định ranh giới giữa vấn đề chính sách v
à quy
định của pháp luật. Do đó, cần phải tăng cường đào t
ạo kỹ

năng xây dựng chính sách và pháp luật ở các trường đ
ào
tạo chuyên ngành. Hiện nay, phần lớn những ngư
ời hoạch
định chính sách và pháp luật thực thi nhiệm vụ trên cơ s

kinh nghiệm và quá trình học tập không bài bản, nên d
ẫn
đến những bất cập của chính sách và pháp luật l
àm cho
những quy định trên văn bản khó phát huy đư
ợc tác dụng
và hiệu quả thực tế, dẫn đến phải sửa đổi, b
ổ sung nhiều
lần trong một khoảng thời gian ngắn.
Để thực hiện có hiệu quả quyền h
ành pháp và tư pháp,
Nhà nước đã thành lập Học viện Hành chính qu
ốc gia,
Học viện Tư pháp, Trường Cao đẳng kiểm sát, Trư
ờng
Bồi dưỡng thẩm phán. Nên chăng, trong một tương lai g
ần
nước ta sẽ hình thành Trường Đào t
ạo kỹ năng lập pháp để
đào tạo đội ngũ cán bộ lập pháp chuyên nghi
ệp, đồng thời,
tháo gỡ đư
ợc khó khăn cho các đại biểu dân cử hiện nay
trong việc tham gia xây dựng pháp luật. /.



(Bài viết đăng trên TCNCLP số 53, tháng 6/2005)


10


11

Sự cần thiết hoàn thiện quy trình hoạch định
chính sách công của Việt Nam thời kỳ
hội nhập kinh tế quốc tế

ThS. TRỊNH THỊ KIỂU ANH
Bộ Công an

hính sách công là một trong những công cụ cơ
bản được Nhà nước sử dụng để phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước. Ở mỗi giai đoạn phát triển, yêu cầu
nâng cao chất lượng, hiệu quả các chính sách công luôn
được đặt ra. Để làm được điều đó cần có sự hoàn thiện quy
trình chính sách; trong đó có quy trình hoạch định chính
sách - bước khởi đầu đặc biệt quan trọng của quy trình
chính sách.
Chính sách công do nhà nước ban hành để giải quyết
một hoặc một số vấn đề liên quan lẫn nhau đang đặt ra
trong đời sống kinh tế - xã hội theo những mục tiêu xác
định (tuy nhiên không phải vấn đề nào nảy sinh trong đời
sống kinh tế - xã hội cũng cần có chính sách điều chỉnh).

Việc giải quyết nhằm thay đổi hoặc duy trì một hiện trạng
nào đó. Khi nói tới chính sách công là bao gồm những dự
định của nhà hoạch định chính sách và các hành vi thực
hiện những dự định đưa lại kết quả thực tế. Vì vậy, chính
sách công được hiểu là "Những quy định về sự ứng xử của
nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng
đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm
C

12

thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng" (1). Hay chính
sách công cũng chính là "Một chuỗi các quyết định hành
động của Nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung
đang được đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục
tiêu xác định" (2).



Ở nước ta, chính sách được hiến định tại Điều 26 Hiến
pháp 1992, sửa đổi năm 2001: "Nhà nước thống nhất quản
lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính
sách ". Như vậy, chính sách công là một trong những
công cụ cơ bản được Nhà nước sử dụng để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước. Song hiện nay đang tồn
tại cụm từ "chính sách của Đảng và Nhà nước". Thực tế, ở
nước ta, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội thông qua việc
vạch ra các cương lĩnh, chiến lược, các định hướng chính
sách - Đó chính là những căn cứ chỉ đạo để nhà nước ban
13


hành các chính sách công. Các chính sách công là do Nhà
nước ban hành. Các chính sách này là sự cụ thể hóa đường
lối, chiến lược và các định hướng chính sách của Đảng. (Do
vậy việc đề cập tới chính sách công ở đây được hiểu là các
chính sách công do Nhà nước ban hành). Chính sách công
ở Việt Nam thường được thể chế hóa thành các văn bản
quy phạm pháp luật nhằm tạo căn cứ pháp lý cho việc thi
hành, song nó bao gồm những phương án hành động không
mang tính bắt buộc, mà có tính định hướng, kích thích phát
triển.
Đối với một chu trình chính sách thường bắt đầu từ việc
hoạch định chính sách, tiếp theo là thực thi chính sách và sau
một khoảng thời gian thực hiện cần tiến hành phân tích chính
sách để điều chỉnh, bổ sung chính sách Như vậy, hoạch định
chính sách là bước khởi đầu trong chu trình chính sách. Đây
là bước đặc biệt quan trọng. Hoạch định chính sách đúng đắn,
khoa học sẽ xây dựng được chính sách tốt, là tiền đề để chính
sách đó đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả cao. Ngược lại,
hoạch định sai cho ra đời chính sách không phù hợp với thực
tế, thiếu tính khả thi sẽ mang lại hậu quả không mong muốn
trong quá trình quản lý. Những tổn hại này không chỉ tạm
thời, cục bộ, mà nó ảnh hưởng lâu dài, liên quan tới nhiều lĩnh
vực, ngành nghề khác nhau.
Hoạch định chính sách công là công việc thường
xuyên của Nhà nước và được xây dựng thành quy trình.
Quy trình hoạch định chính sách công chính là trình tự,
14

công đoạn để tạo ra một chính sách công. Hiện nay quy

trình hoạch định chính sách do nhà nước ta ban hành, theo
tôi, được thực hiện theo sơ đồ sau:
Quy trình hoạch định chính sách ở nước ta được thực
hiện tuần tự các bước như sau: Nêu lý do hoạch định chính
sách, xây dựng dự thảo các phương án chính sách, lựa chọn
phương án dự thảo tốt nhất, hoàn thiện phương án lựa chọn,
thẩm định phương án chính sách, quyết nghị ban hành
chính sách, công bố chính sách. Trong thực tế, các chính
sách công của nước ta chủ yếu được thể chế hoá bằng nghị
quyết của Chính phủ nên quy trình hoạch định chính sách
công được tiến hành theo quy định ban hành nghị quyết của
Chính phủ tại các điều 59, 60, 61, 62, 63, 64 của Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật năm1996, sửa đổi năm
2002.
Thời gian qua, việc hoạch định chính sách công ở
nước ta đã cho ra đời nhiều chính sách phù hợp với thực tế,
thực thi đem lại hiệu quả mà biểu hiện cụ thể là đã góp
phần vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta trong
hơn 20 thực hiện công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, quy trình
hoạch định chính sách công như nêu trên cũng còn bộc lộ
một số tồn tại, đó là: các kiến nghị hoạch định chính sách
chủ yếu xuất phát từ các cơ quan nhà nước được giao
nhiệm vụ quản lý nhà nước. Việc dự thảo chính sách
thường là do các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan đặc
biệt của Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
15

Trung ương thực hiện. Như vậy, chính sách công được ban
hành dựa trên suy xét, phân tích tình hình thực tế và trên cơ
sở những mong muốn quản lý của từng cơ quan nhà nước.

Sự tham gia đề xuất ý tưởng hoạch định chính sách, hoặc
đóng góp vào xây dựng các phương án, biện pháp chính
sách của các đối tượng bị ảnh hưởng bởi chính sách là rất
hạn chế. Rất ít các chính sách công được ban hành xuất
phát từ ý tưởng của những đối tượng bị chính sách chi phối,
ảnh hưởng và các biện pháp thực hiện chính sách do những
nhà quản lý xây dựng nên. Đây là một trong những nguyên
nhân cơ bản làm cho một số chính sách tính khả thi thấp,
hoặc khi thực thi không đem hiệu quả như nhà quản lý
mong muốn. Bên cạnh đó, các ý tưởng hoạch định chính
sách được đề xuất, và dự thảo chính sách chủ yếu do cơ
quan nhà nước (chủ yếu là do các bộ, ngành, UBND tỉnh,
thành phố thực hiện) thì dễ nảy sinh tình trạng cục bộ, bản
vị; đề xuất dựa trên mong muốn, mục đích quản lý của
ngành, địa phương do mình quản lý mà không tính tới tổng
thể chung. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao và
căn cứ vào tình hình quản lý, các bộ, ngành, UBND tỉnh,
thành phố để đề xuất dự thảo chính sách trong lĩnh vực
quản lý được giao và cũng chính là cơ quan dự thảo, do đó
thiếu sự phối hợp giữa các bộ, ngành nên chính sách thiếu
tính toàn diện. Biểu hiện cụ thể của tình trạng này là có một
vấn đề nhiều bộ, ngành ra chính sách thực hiện, nhưng có
những vấn đề lớn thì lại không có bộ, ngành nào tham gia
16

đề xuất, xây dựng chính sách. Dẫn tới tình trạng tạo
"khoảng trống" trong quản lý nhà nước không có chính
sách để điều chỉnh.
Việc hoạch định chính sách công của nhà nước hiện
nay chủ yếu được tiến hành theo quy trình soạn thảo, ban

hành nghị quyết của Chính phủ. Trong khi đó, nghị quyết
của Chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật mang tính
bắt buộc thực hiện. Hiện nay, quy trình hoạch định chính
sách công được thực hiện theo quy định về soạn thảo, ban
hành nghị quyết của Chính phủ trong Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật năm 1996 sửa đổi 2002 còn mang
tính chất khung chưa phân công rõ trách nhiệm, nghĩa vụ
và cả chế tài đối với tập thể hoặc cá nhân trong từng khâu,
công đoạn từ soạn thảo, lựa chọn phương án, thẩm định,
ban hành
Quy trình hoạch định chính sách còn bị khép kín; việc
lấy ý kiến tham gia của các đối tượng chịu sự điều chỉnh
trực tiếp của chính sách còn ít, nếu có thì hình thức; việc
tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành chưa thể hiện tính chủ
động. Mặt khác, chưa có quy định cụ thể để huy động được
trí tuệ của nhân dân, các chuyên gia, các nhà khoa học
tham gia vào hoạch định chính sách là vô hình chung làm
hạn chế cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề. Chẳng hạn,
trong hoạch định chính sách việc dự báo chính sách rất
quan trọng. Thời gian qua, khi một số biến động về giá cả,
tình trạng lạm phát trên thế giới và ở nước ta, cho thấy việc
17

dự báo chính sách còn nhiều yếu kém. Dự báo chính sách
phải dựa trên cơ sở khoa học, thực tiễn. Nếu trong hoạch
định chính sách không có sự tham gia của các chuyên gia,
nhà khoa học thì việc dự báo chính sách gặp rất nhiều khó
khăn. Trong quá trình hoạch định chính sách công chưa tạo
được kênh thông tin tốt nhất để tiếp thu ý kiến đóng góp
của những đối tượng chịu ảnh hưởng của chính sách. (Việc

này ảnh hưởng tới tính tự giác thực hiện chính sách ).
Trong khi đó, chính sách không thể là ý muốn chủ quan của
cơ quan nhà nước, càng không phải là ý chí áp đặt của cá
nhân có thẩm quyền mà xuất phát từ hiện thực khách quan,
từ việc tìm kiếm, phát hiện, nhận thức một cách biện chứng
các vấn đề nảy sinh trong đời sống kinh tế - xã hội và có
các phương án giải quyết phù hợp với thực tế. (Từ thực tiễn
để hoạch định chính sách, đó cũng chính là biểu hiện tính
khách quan của chính sách). Một chính sách đúng đắn phải
từ thực tế khách quan.
Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc
tế, các chính sách công bị nhiều chi phối, ảnh hưởng không
chỉ ở phạm vi nhất định trong lãnh thổ của một quốc gia mà
còn bị chi phối bởi các yếu tố mang tính toàn cầu. Chẳng
hạn như chính sách đối với vấn đề phát triển nông nghiệp.
Qua sự kiện giá gạo trên thị trường thế giới bị đẩy lên cao,
vấn đề an ninh lương thực đặt ra Chính sách phát triển
nông nghiệp ở nước ta cần phải có sự tính toán, cân nhắc,
điều chỉnh lại. Như vậy, chính sách công của một quốc gia
18

cũng đang phải chịu nhiều sự chi phối ở mức độ và phạm vi
rộng lớn hơn. Trong việc hoạch định chính sách công cần
phải có sự tổng kết, phân tích, đánh giá tình hình, tác động
ảnh hưởng tới quá trình thực hiện chính sách, các biện pháp
thực hiện chính sách, và từ đó làm căn cứ để lựa chọn
phương án chính sách phù hợp với thực tế.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, cần
thiết phải hoàn thiện quy trình hoạch định chính sách
công của Nhà nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế

quốc tế./.

Ghi chú:
(1) Giáo trình hoạch định chính sách công, Học viện
Hành chính Quốc gia, Tr 21.
(2) Thuật ngữ Hành chính, Học viện Hành chính quốc
gia, Tr 53.



19

Phân tích chính sách tài chính thời mở cửa
Cập nhật: 30/4/2008 09:01
Hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường toàn cầu
và khu vực, đặc biệt là kể từ khi gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) đã tạo ra nhiều cơ hội và
thách thức hơn đối với Việt Nam. Trong bối cảnh đó,
cải cách tài khoá và tài chính công trở nên cấp thiết và
phức tạp hơn, đòi hỏi phân tích chính sách cẩn trọng để
xây dựng các chính sách phù hợp, hỗ trợ tiến trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế.
Để giải quyết yêu cầu này, Bộ Tài chính (MOF) đã thành
lập Nhóm Tư vấn Chính sách (PAG) nhằm đưa ra các ý
kiến tư vấn chính sách độc lập và có chất lượng cho Bộ
trưởng Tài chính và các lãnh đạo của Bộ. PAG có trách
nhiệm thiết lập hạ tầng cơ sở phân tích chính sách trong bộ,
và xây dựng năng lực phân tích chính sách cho các đơn vị
và cơ quan khác trực thuộc MOF.
20


Dự án sẽ hỗ trợ triển khai kế hoạch hoạt động của PAG
được Bộ trưởng Tài chính phê duyệt, tập trung vào các lĩnh
vực ưu tiên nêu trong Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội
2006-2010.
Các cấu phần chính của dự án:
- Hỗ trợ công tác phân tích và hoạt địng chính sách của
PAG đáp ứng chương trình xây dựng chính sách do Bộ
trưởng Tài chính đạt ra, bao gồm tư vấn và khuyến nghị
chính sách kịp thời về các vấn đề chính sách quan trọng và
cấp thiết, cũng như nghiên cứu các chủ đề chính sách lớn
của hệ thống tài chính công để báo cáo Bộ trưởng và các
lãnh đạo MOF;
- Hỗ trợ xây dựng thể chế của PAG, bao gồm xây dựng các
hệ thống, mạng lưới kiến thức, cơ sở dữ liệu và các mô
hình dự báo góp phần xây dựng các hệ thống phân tích và
dự báo chính sách trong MOF;
21

- Hỗ trợ tuyên truyền phổ biến và giáo dục về chính sách tài
chính công nhằm cải thiện hiệu quả, sự minh bạch, công
khai và sự tham gia của khu vực tư nhân;
- Xây dựng năng lực phân tích chính sách tài chính thông
qua các khoá đào tạo cho cán bộ hoạch định chính sách của
MOF và của các cơ quan chính phủ có liên quan khác;
Dự án sẽ hỗ trợ các hoạt động nâng cao nhận thức và tham
vấn các thực thể tham gia để đảm bảo chính sách đáp ứng
phù hợp.


×