Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

BÁO CÁO THỐNG KÊ THỰC TRẠNG DU LỊCH Ở ĐÀ NẴNG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.65 KB, 25 trang )

BÁO CÁO THỐNG KÊ THỰC TRẠNG DU LỊCH Ở ĐÀ NẴNG
5 NĂM (2007 - 2011)
Đà Nẵng không chỉ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của miền Trung và
Tây Nguyên, mà thành phố này còn là điểm đến hấp dẫn trên con đường di sản
miền Trung và có nhiều bãi biển đẹp. Vì thế nó có lợi thế so sánh về du lịch với
các địa phương khác trên cả nước, do đó, phát triển Đà Nẵng thành trung tâm du
lịch quan trọng và là động lực đẩy mạnh phát triển du lịch của vùng là nhiệm vụ
quan trọng hiện nay. Mặc dù có rất nhiều thuận lợi để phát triển du lịch thành
ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, nhưng những năm qua, du lịch Đà Nẵng
vẫn chưa phát triển đúng tiềm năng. Vì vậy, việc làm rõ thực trạng và gợi ý một
số giải pháp nhằm phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng là vấn đề cần thiết
và cấp bách
hiện nay.
Đà Nẵng là thành phố lớn thứ 4 của Việt Nam, đứng sau thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Hải Phòng. Thành phố Đà Nẵng nằm dọc theo vùng duyên hải Nam
Trung Bộ, hiện là một trong 3 đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương của Việt Nam
(cùng với Hải Phòng và Cần Thơ).
Toàn thành phố có diện tích 1.255,53 km² (trong đó phần đất liền là 950,53 km²;
phần huyện đảo Hoàng Sa là 305 km²). Đà Nẵng hiện tại có tất cả là 6 quận, và 2
huyện là Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa : Quận Hải Châu (13 phường), Quận
Thanh Khê (10 phường), Quận Sơn Trà (7 phường), Quận Ngũ Hành Sơn (4
phường), Quận Liên Chiểu (5 phường), Quận Cẩm Lệ (6 phường), Huyện Hòa Vang
(11 xã), Huyện đảo Hoàng Sa (gồm 18 đảo).
Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, là trung điểm của sáu di
sản thế giới bao gồm Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế,
Phố cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn và không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên nên sẽ là điểm đến và điểm trung chuyển khách du lịch trong và ngoài
nước. Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng có nhiều danh lam thắng cảnh và các di tích lịch
sử, văn hóa nổi tiếng như vùng núi Bà Nà - Núi Chúa, bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành
Sơn, Viện Cổ Chàm, Thành Điện Hải… cùng với những dải cát dài, bằng phẳng,
sạch sẽ, chưa bị ô nhiễm của các bãi biển như Mỹ Khê, Thanh Khê, Non Nước,


Nam Ô rất thuận lợi để phát triển du
lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của
thành phố.
1
THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH Ở ĐÀ NẴNG:
Theo thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Đà Nẵng thì hiện nay Đà
Nẵng có khoảng 35 địa điểm du lịch chưa kể các bãi biển và các khu nghỉ dưỡng.
Còn về khách sạn, theo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Đà Nẵng thống kê
được có 145 khách sạn với tổng cộng 4.383 phòng, trong đó có 7 khách sạn 5

, 4
khách sạn 4

và 26 khách sạn 3

(chưa kể các khách sạn 4

và 5

sắp đưa vào hoạt
động) sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lưu trú của hơn 8.000 du khách đến Đà Nẵng trong
cùng thời điểm. Các khách sạn lớn tập trung chủ yếu ở năm quận: Hải Châu, Ngũ
Hành Sơn, Thanh Khê, Sơn Trà và Liên Chiểu. Quận Hải Châu là trung tâm hành
chính, thương mại và dịch vụ của Đà Nẵng, do đó là quận có thị phần cao nhất về
số phòng khách sạn cũng như số lượng khách sạn.
Về cơ sở ăn uống và cơ sở mua sắm, theo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch
Đà Nẵng thống kê hiện nay trên địa bàn Đà Nẵng có khoảng 23 cơ sở ăn uống và 13
cơ sở mua sắm đạt chuẩn để phục vụ khách du lịch.
Danh sách khách sạn 5
☆ :

 Crowne Plaza Danang (8 Sơn Trà Điện Ngọc Street,
Đà Nẵng)
 Vinpearl Luxury Đà Nẵng (Phường Hòa Hải, Quận
Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng )
 Lifestyle Resort Đà Nẵng (Đường Trường Sa, Phường Khuê Mỹ, Quận Ngũ
Hành Sơn, Đà Nẵng)
 Fusion Maia Resort (Sơn Trà - Điện Ngọc, P Mỹ
Khê, Q Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng)
 Furama Resort Đà Nẵng (68 Hồ Xuân Hương,
Bắc Mỹ An, Đà Nẵng)
 HAGL Plaza Hotel (01 Nguyễn Văn Linh, quận
Hải Châu, Đà Nẵng)
 Hyatt Regency Danang Resort and Spa ( Đường
Trường sa, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn,
Đà Nẵng)
Danh sách khách sạn 4
☆ :
 Khu du lịch Non Nước (Sandy Beach) (255 Huyền Trân Công Chúa, Quận Ngũ
Hành Sơn)
 Khách sạn Green Plaza (238 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng)
2
Furama Resort
Hyatt Regency Danang Resort and Spa
 Bana Hills Mountain Resort (Thôn An Sơn, xã Hòa Ninh, H. Hòa Vang, Đà
Nẵng)
 Khách sạn Mercure Danang (Lô A1 - Khu biệt thự Đảo xanh, Hải Châu - Đà
Nẵng )
Khách sạn Mercure Danang
Về địa điểm vui chơi, giải trí thì ở Đà Nẵng có 9 vũ trường, 6 phòng trà, 40
quán coffee nổi tiếng trên địa bàn thành phố không kể những địa điểm vui chơi nhỏ

lẻ.
Vũ trường Địa chỉ Điện thoại
Trống Đồng Lô 6, 7, 8 ,9 Đường 2/9 0511-3615943
Phương Đông 20 Đống Đa 0511-3825092
Tommy 12 Bạch Đằng 0511-3827845
Timinao C1.6 Đường 2-9 0511-3640751
Camel Club 16 Lý Thường Kiệt 0511-3887462
Danube Số 18,19,20,21 Triệu Nữ Vương 0511-3867779
Vegas Club 192 đường 2 tháng 9 0511-3644358
Vip Club 17 Quang Trung 0511-3826011
Two Star 400 Lê Duẩn 0511-3832482
3
Phòng trà Địa chỉ
Hợp Phố 150 Lê Đình Lý
Tiếng Dương Cầm 67 Hoàng Văn Thụ
Tpiaggio 29 Paster
Ocean Blue 36 Xuân Diệu
Katynat 5 Nguyễn Chí Thanh
Seventeen Saloon 76 Trần Hưng Đạo
Quán coffee nổi tiếng ở Đà Nẵng :
1. Trúc Lâm Viên (37 Lê Đình Dương)
2. Trung Nguyên (138 Nguyễn Thị Minh Khai)
3. Nhật Hạ (71 Nguyễn Chí Thanh)
4. Tiếng tơ đồng (15 Phan Thành Tài)
5. Tuổi Hồng (50 Phan Đình Phùng)
6. Trúc Hạ (K75/18 Lê Hồng Phong)
7. Văn Cao (K 113/4 Nguyễn Chí Thanh)
8. Vườn Duy (90/10 Lý Tự Trọng)
9. Wonder (160 Phan Chu Trinh) Coffee Trúc Lan Viên
10. Xưa và Nay (20 Nguyễn Tri Phương)

11. Hawai (15 Trần Quý Cáp)\
12. Hợp Phố (150 Lê Đình Lý)
13. Lamp Light Classic Piano (30 Ngô Gia Tự)
14. Quỳnh Anh (72 Paster)
15. Tiếng dương cầm (K 67/9 Hoàng Văn Thụ)
16. Aloha (30 Ngô Gia Tự)
17. Bách Tùng (345 Phan Chu Trinh)
18. Café Romance (122/8 Quang Trung) 19. Cây Xanh
(Đường 2-9) Coffee Hợp Phố
20. Café C&T (16 Nguyễn chí Thanh)
21. Café City (60 Núi Thành)
4
22. Café Mắt Ngọc (323 Nguyễn Tri Phương)
23. Café Em và Tôi (514 Nguyễn Tri Phương)
24. Café Thuỷ Trúc (232 Nguyễn Tri Phương )
25. Café Văn Khoa (205 Phan Thanh)
26. Ba Cây Mai (56 Nguyễn Chí Thanh)
27. Chợt Nhớ (26 Thái Phiên) Coffee Đà Nẵng Bynight
28. Da Vàng (11 Trần Bình Trọng)
29. Dáng Xưa (39/1 Phan Thanh)
30. Đồng Xanh (45 Lê Hồng Phong)
31. Hà Nội phố (72 Lê Hồng Phong)
32. Hoa cỏ may (32/1 Đặng Thai Mai)
33. Hoài Phố (11 Nguyễn Thiện Thuật)
34. Khúc thụy du (90/9 Lý Tự Trọng)
35. Mặt trăng xanh (K113/15 Nguyễn Chí
Thanh)
36. Mơ Tiên (182 Nguyễn Văn Linh)
37. New Life (189 Lê Lợi)
38. Nhật Thu (198 Đống Đa) Coffee New Life

39.Nguyên Hồng (69 Nguyễn Chí Thanh)
40. Đà Nẵng Bynight (23 Nguyễn Văn Linh)
Các cơ sở ăn uống đạt chuẩn :
 Nhà hàng Mỹ Hạnh (Lô 17 – 18 Đường Hoàng Sa)
 Nhà hàng Bia Tiệp Tulip (Số 174 Đường 2/9)
 Nhà hàng Cội Nguồn (Khu biệt thự Đảo Xanh)
 Nhà hàng Thế Giới (Số 182 Bạch Đằng)
 Nhà hàng For You Beach (Lô 9 – 10
Đường Hoàng Sa)
 Nhà hàng Chen (Số 29 Phạm Hồng Thái)
 Nhà hàng Nam Hoa Viên (Đường Tiểu La
Nhà hàng Bia Tiệp Tulip
 nối dài/ Số 07 Duy Tân)
 Nhà hàng 4 You (113-2-4 Nguyễn Chí Thanh)
 Nhà hàng N &M (Lô A2 16.4 khu biệt thự đảo xanh)
 Nhà hàng Phì Lũ 3 (Khu tượng đài 2/9)
 Quán Kem Sasa Gelato (Lô 9 A2 khu biệt thự đảo
Xanh)
 Nhà hàng Trần 3 (300 Hải Phòng)
 Nhà hàng Cá Voi Xanh (Lô 5, 6 đường Hoàng
Sa) Nhà Hàng Cá voi xanh
5
 Nhà hàng Kim Đô (Trần Phú)
 Nhà hàng Apsara (226 Trần Phú)
 Cơm Niêu Trúc Lâm Viên (25 Yên Bái)
 Phở 24 (41 Nguyễn Văn Linh)
 Café và Restaurance Trúc Lâm Viên (08
Trần Quý Cáp)
 Nhà hàng Phố Biển (231 Nguyễn Tất
Thành)

 Nhà hàng Phước Mỹ 2 (Lô 1A Sơn Trà
Điện Ngọc)
 Khu Văn hóa Du lịch Không gian xưa
(402 -404 Điện Biên Phủ)
 Nhà hàng San Hô (Lô 12-13 đường
Hoàng Sa - Quận Sơn Trà - TP ĐN)
Các cơ sở mua sắm đạt chuẩn : Nhà hàng Phở 24
 Cơ sở đá Nguyễn Hùng (85 Huyền Trân Công Chúa)
 Tranh Đồng Việt (Số 29 Phan Thanh)
 Công ty TNHH Phước Tiến ( K21/4 Lê Hồng Phong)
 Phòng Tranh Kiều (178 Bạch Đằng)
 TTSX và trưng bày tranh thêu XQ
(39 Nguyễn Thái Học)
 Cty TNHH Ngân Hà (56 Lê Duẩn)
 Siêu Thị Intimex I (2 Pasteur)
 Siêu thị Intimex II (159 Nguyễn Hữu Thọ
- Đà Nẵng ( 568 Trưng Nữ Vương))
 Cửa hàng đá Tiến Hiếu 1 (42 Huyền Trân
Công Chúa, Ngũ Hành Sơn)
 Cửa hàng đá Tiến Hiếu 2 (634 Lê Văn
Hiến, Ngũ hành Sơn)
 Cửa hàng đá Tiến Hiếu 3 (Khu đô thị Hòa
Hải 1.3, đường Trường Sa)
 Trung tâm thời trang BQ (246 Ông Ích
Khiêm, Đà Nẵng)
 Cửa hàng giày dép BQ (197 Phan Châu
Trinh, Đà Nẵng ) Cơ sở đá mĩ nghệ Nguyễn Hùng
6
Một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, khu du lịch nổi tiếng:
 Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Non Nước) nằm cách

trung tâm thành phố khoảng 5 km về hướng Đông
Nam. Ngũ Hành Sơn bao gồm 6 ngọn núi: Kim
Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Dương Hỏa Sơn, Âm
Hoả Sơn và Thổ Sơn tượng trưng cho 5 yếu tố của
vũ trụ (Ngũ hành). Trong lòng núi có nhiều hang
động đẹp, có rất nhiều chim yến sinh sống và
nhiều chùa chiền cổ. Dưới chân núi còn có
làng nghề đá Non Nước nổi tiếng. Bên cạnh là Ngũ Hành Sơn
bãi biển Non Nước còn khá hoang sơ.
 Bà Nà - Núi Chúa là một khu nghỉ mát cách trung tâm thành phố 40 km về
phía Tây Nam. Được ví như “Đà Lạt của miền Trung”, và cũng như Đà Lạt,
Bà Nà - Núi Chúa được xây dựng thành nơi nghỉ ngơi cho các quan chức
người Pháp trong thời kì Pháp còn đô hộ Việt Nam. Sau
khi thực dân Pháp rút khỏi Đông Dương, khu này bị
bỏ hoang và bị tàn phá nhiều bởi chiến tranh Bà Nà
– Núi Chúa
và thời gian. Gần đây, thành phố Đà Nẵng cho tái tạo lại và hi vọng trong
tương lai Bà Nà - Núi Chúa sẽ lại trở thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp. Năm
2009, thành phố đưa vào hoạt động hệ thống cáp treo hiện đại lên đỉnh Bà Nà
với 2 kỉ lục thế giới: tuyến cáp treo một dây dài
nhất (5.042 m) và có cao độ chênh lệch giữa ga trên và
ga dưới lớn nhất (1.291 m).
 Bán đảo Sơn Trà còn được người Mỹ gọi là Núi Khỉ
(Monkey Mountain), là nơi mà Đà Nẵng vươn ra
biển Đông xa nhất. Nơi đây là khu bảo tồn thiên
nhiên với nhiều động thực vật quý hiếm. Dưới
chân bán đảo Sơn Trà là khu du lịch Suối Đá và
nhiều bãi biển đẹp như: Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi
Bắc, Bãi Nồm.
Đèo Hải Vân

 Đèo Hải Vân (được mệnh danh là "Thiên hạ Đệ nhất Hùng quan") là nơi dãy
Trường Sơn nhô ra biển. Cheo leo và hiểm trở, đèo Hải Vân không chỉ là ranh
giới giữa hai miền Nam - Bắc mà còn là một chứng tích hùng hồn cho thời kỳ
"mang gươm đi mở cõi" của người Việt. Ngày nay, hầm Hải Vân xuyên qua
lòng núi giúp cho giao thông giữa hai miền tiện lợi hơn bao giờ hết. Đường
7
hầm dài nhất Đông Nam Á này đã phần nào đặt dấu chấm hết cho tầm quan
trọng của con đèo đã đi vào huyền thoại. Tuy vậy, đường đèo Hải Vân vẫn
được khách du lịch ưa thích vì cảnh sắc thiên nhiên rất kỳ thú.
 Bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một
trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh với những bãi biển cát vàng còn
hoang sơ chạy dài hàng cây số, nước trong xanh và ấm áp quanh năm.
 Thành Điện Hải là nơi để lại dấu tích hào
hùng về một thời chống thực dân Pháp của
nhân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn
Tri Phương. Đây cũng là đồn lũy quan trọng
góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân
Bãi biển Mĩ Khê
Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Một tượng đài uy nghi của Tướng
quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch
sử hào hùng của thành phố

.
 Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chămpa (thường gọi là Cổ Viện Chàm) là
nơi lưu giữ cả một nền văn hóa Chăm rực rỡ với những pho tượng cổ, những
linh vật của Vương quốc Chăm - pa hùng mạnh một thời. Đây là bảo tàng độc
đáo và duy nhất của thế giới về nền văn hóa Chăm.
 Đình Hải Châu nằm tại kiệt 42, đường Phan Chu Trinh, thuộc Tổ
6, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, là đình cổ
nhất tại Đà Nẵng. Trong đình thờ 42 bài vị

của 42 tộc họ. 42 tộc họ này đều từ thôn Hiếu
Hiền, xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn, phủ
Tĩnh Gia, Thanh Hóa, theo vua Lê Thánh
Tôn vào Nam từ năm Tân Mão (1471). Năm
1719, Chúa Nguyễn Phúc Chu trong 1
chuyến tuần du phương Nam đã ghé qua và
Đình Hải Châu
nghỉ lại ở đình này. Sau này, khi Chúa băng hà, người dân trong vùng đã lập
bài vị thờ Chúa tại đây. Đình được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích
lịch sử vào ngày 12/7/2001.
 Đình Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu.
Đình được xây dựng năm Ất Tỵ (1905). Ngày 4/1/1999 Đình được Bộ Văn hóa
- Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
 Đình Tuý Loan hiện ở tại thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang.
Được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XVIII, cụ thể là vào năm Thành
Thái thứ nhất (1889). Cũng như đình Nại Nam và Bồ Bản, đình Túy Loan thờ
Thành hoàng bổn xứ và các vị tiền hiền, hậu hiền của làng. Ngày xưa, hằng
8
năm nhân dân tổ chức lễ tế Xuân vào 14 - 15 tháng 2 âm lịch và tế Thu vào 14
- 15 tháng 8 âm lịch tại đình. Hiện nay, đình Túy Loan là ngôi đình duy nhất
còn giữ được 15 sắc phong từ thời Minh Mạng
đến Bảo Đại.
 Lễ hội bắn pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng
được tổ chức vào 30 tháng 4 hàng năm tại khu
vực cầu sông Hàn thu hút rất nhiều du khách
trong và ngoài nước đến thưởng thức .
Lễ hội bắn pháo hoa Đà Nẵng
 Ngoài ra, Đà Nẵng còn có Lễ hội Quan Thế
Âm được tổ chức vào 19/2 Âm lịch hàng năm, đây là một trong những lễ hội
tôn giáo lớn nhất của cộng đồng Phật giáo tại Đà Nẵng. Lễ hội Quan Thế Âm

được tổ chức dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, thu hút hàng vạn phật tử và du
khách trong cả nước về hành hương, thăm viếng.
Số liệu thống kê về doanh thu ngành du lịch Đà Nẵng 5 năm 2007 – 2011 :
 Doanh thu và lượng khách qua các năm (2007 -2011) :
Theo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Đà Nẵng thống kê :
1) Kết quả hoạt động du lịch năm 2007, tổng lượt khách du lịch đến thành phố
Đà Nẵng cả năm ước đạt 1.022.900 lượt khách. Trong đó, khách quốc tế ước
đạt 315.650 lượt khách (chiếm 30,9% tổng lượng khách); khách nội địa đạt
707.250 lượt khách (chiếm 69,1% tổng lượng khách).
Tổng doanh thu chuyên ngành du lịch năm 2007 ước đạt 606 tỷ đồng .
Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch năm 2007 đạt 1.515 tỷ đồng
2) Kết quả hoạt động du lịch năm 2008, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Đà
Nẵng cho biết, năm 2008 thành phố đã thu hút khoảng 1.200.000 lượt khách du
lịch. Cụ thể lượng khách quốc tế ước đạt khoảng 336.000 lượt khách (chiếm
28% tổng lượng khách), khách nội địa 864.000 lượt khách (chiếm 72% tổng
lượng khách).
Tổng doanh thu ngành du lịch năm 2008 ước đạt 810,9 tỷ đồng.
3) Kết quả hoạt động du lịch năm 2009, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến
Đà Nẵng năm 2009 ướt đạt 1.350.000 lượt khách. Trong đó, khách quốc tế đạt
300.000 lượt khách (chiếm 22% tổng lượng khách) và khách nội địa đạt
1.050.000 lượt khách (chiếm 78% tổng lượng khách).
Tổng doanh thu chuyên ngành ước đạt 900 tỷ đồng.
Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 2.250 tỷ đồng.
4) Kết quả hoạt động du lịch năm 2010, tổng lược khách tham quan, du lịch đến
Đà Nẵng trong năm đạt 1.770.000 lượt khách; trong đó có 370.000 lượt khách
quốc tế (chiếm 21% tổng lượng khách) và khách nội địa đạt 1.400.000 lượt
khách ( chiếm 79% tổng lượng khách) .
Về doanh thu, năm 2010 tổng doanh thu chuyên ngành đạt 1.239 tỷ đồng.
9
Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch trong năm đạt 3.097 tỷ đồng

5) Kết quả hoạt động du lịch 9 tháng đầu năm 2011, Trong 9 tháng đầu năm
2011, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 1.928.295 lượt;
trong đó khách quốc tế ước đạt 400.125 lượt, khách nội địa ước đạt 1.528.170
lượt.
Tổng doanh thu chuyên ngành du lịch ước đạt 1.507 tỷ đồng
Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 3.768 tỷ đồng.
Lượng khách :
Hình 1
Có thể nói thị trường khách du lịch của Đà Nẵng đã không ngừng mở rộng
về quy mô.
.
Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng trong giai đoạn 2007 - 2010 có xu hướng
tăng nhanh . Năm 2007 Đà Nẵng đón được 1.022.900 lượt khách thì đến năm 2008
con số này tăng lên là 1.200.000 lượt người, năm 2009 là 1.350.000 lượt khách và
năm 2010 là 1.770.000 lượt người
Một vấn đề nữa đó là tốc độ tăng trưởng của khách du lịch nội địa nhanh và
liên tục trong khi đó tốc độ tăng trưởng của khách du lịch quốc tế lại không liên tục.
Cụ thể là qua 4 năm lượng khách du lịch nội địa tăng liên tục năm 2007 là 707.250
lượt khách, năm 2008 tăng lên là 864.000 lượt khách (tăng 18%), năm 2009 tăng
lên 1.050.000 lượt khách (tăng 17%) và năm 2010 tăng lên đến 1.400.000 lượt
khách (tăng 25%). Còn lượng khách du lịch quốc tế năm 2007 là 315.650 lượt
khách, năm 2008 tăng lên là 336.000 lượt khách (tăng 6%) , năm 2009 thì lại giảm
xuống còn 300.000 lượt khách (giảm 10%) và năm 2009 thì lại tăng lên 370.000
lượt khách (tăng 23%).
Về cơ cấu khách du lịch, Hình 1 cho thấy tỷ trọng khách du lịch nội địa
luôn chiếm thị phần cao với tỷ trọng trên 60% trong tổng số lượt khách du lịch
đến Đà Nẵng trong suốt giai đoạn 2007 - 2010. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng của
khách du lịch nội địa cũng cao hơn khách du lịch quốc tế. Cụ thể là tốc độ tăng
trưởng bình quân của lượt khách du lịch quốc tế đến thành phố trong thời kỳ này
là 19% trong khi đó con số này đối với lượt khách du lịch nội địa là 26% (cao hơn

7%). Điều này được thể hiện rõ qua Hình 1 khi khoảng cách giữa số lượt khách du
lịch quốc tế và nội địa đến thành phố Đà Nẵng ngày càng mở rộng hơn, đặc biệt
10
trong hai năm là 2009 và 2010.
Lý giải cho điều này đó là khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm
2008 và những tháng đầu năm 2009 cộng với dịch cúm A/H1N1 nên ngành du
lịch Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng cũng bị ảnh hưởng
chung với ngành du lịch thế giới. Thêm vào đó, do nhiều doanh nghiệp lữ hành có
chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế của thành phố chưa có khả năng tổ chức
các tour du lịch quốc tế, đưa khách nước ngoài vào Việt Nam (Inbound) và đưa
khách Việt Nam ra nước ngoài (Outbound) do đó phải nối tour dẫn đến tình trạng
bị động về nguồn khách, khả năng khai thác nguồn khách du lịch quốc tế trực
tiếp còn thấp .
Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là năm 2009, mặc dù lượt khách du
lịch quốc tế giảm đi một cách đáng kể từ 336.000 lượt khách năm 2008 xuống
còn 300.000 lượt khách năm 2009 (giảm 10%); trong khi đó tổng lượt khách
du lịch đến Đà Nẵng lại tăng từ 1.200.000 lượt lên 1.350.000 lượt (tăng lên
gần 13%). Những con số này phần nào cho thấy, nhu cầu đi du lịch rất lớn của
khách du lịch nội địa và cũng là một tín hiệu tích cực trong bối cảnh thị trường
khách du lịch quốc tế đang có xu hướng chững lại và
giảm dần.
Và nhìn vào biểu đồ, lượng khách du lịch đang có xu hướng đi lên nên có
thể dự đoán lượng khách du lịch năm 2011 sẽ tăng cao hơn .
Doanh thu du lịch :
Hình 2
Hình 2 cho ta thấy rõ doanh thu của toàn ngành du lịch tăng nhanh và liên tục
qua 4 năm 2007 – 2010. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh thu
ngành du lịch giai đoạn này là 28%. Doanh thu tăng nhanh năm 2007 là 606 tỉ đồng,
năm 2007 tăng lên 810.9 tỉ đồng năm 2008 tăng lên 900 tỉ đồng và năm 2011 tăng
lên 1239 tỉ đồng.

Nhìn vào hình 2 ta thấy doanh thu ngành du lịch ở Đà Nẵng có xu hướng tăng
và ngày càng tăng cao. Nổi bật là năm 2010, doanh thu tăng thêm 339 tỉ đồng so với
2009. Con số này không hề nhỏ với một thành phố như Đà Nẵng – thành phố đang
trên đà phát triển du lịch . Nó có một ý nghĩa to lớn, chứng tỏ rằng định hướng phát
11
triển du lịch của Đà Nẵng là đúng và đang thu lại kết quả. Và theo đà tăng trưởng
này, thì có thể dự đoán năm 2011 doanh thu ngành du lịch ở Đà Nẵng sẽ còn tăng
cao hơn.
Doanh thu tăng cao qua các năm là do :
• Các đơn vị lữ hành đã tổ chức được nhiều chương trình tham quan trong nước
và nước ngoài khá hấp dẫn, tạo được ấn tượng tốt đối với du khách về chất
lượng, chương trình tham quan và chất lượng phục vụ của đội ngũ hướng dẫn
viên, lái xe du lịch.
• Thành phố đã nỗ lực tìm giải pháp xây dựng, phát triển, đa dạng hoá và nâng
cao chất lượng sản phẩm du lịch; tích cực mở rộng, liên kết giữa các tỉnh,
vùng, miền để nối tour du lịch nội địa và quốc tế. Nhờ đó, nhiều sản phẩm du
lịch mới đã ra đời thu hút được khách du lịch tham gia như du lịch văn hóa, du
lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch làng quê, du lịch làng nghề, du lịch công
vụ (MICE - Meeting Incentive Conference
Event) và du lịch đường sông.
• Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch của thành phố trong những
năm qua đã và đang được quan tâm. Tốc độ tăng của lực lượng lao động có
trình độ tham gia vào lĩnh vực du lịch đang ngày càng tăng lên. Đến năm
2009, số lao động làm việc trong ngành du lịch đã có khoảng 4,3 ngàn lao
động, với tỷ lệ lao động có trình độ trên Cao đẳng, Đại học tăng lên là 45%.
Điều đáng chú ý là tốc độ tăng của lực lượng lao động có trình độ tham gia
vào lĩnh vực du lịch đang ngày càng tăng lên. Trong khi đó, lực lượng lao
động có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo lại đang có xu hướng giảm
nhanh.
 Doanh thu và lượng khách đến Đà Nẵng 9 tháng và 3 quý đầu năm 2011 :

Để thấy rõ thực trạng của ngành du lịch Đà Nẵng đang tăng trưởng, nhóm 3 sử
dụng số liệu của năm 2011 để nghiên cứu .
Số liệu thống kê 9 tháng đầu năm 2011 :
 Kết quả hoạt động du lịch tháng 1 năm 2011, trong tháng 01/2011, tổng lượt
khách du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 147.200 lượt người, trong đó có 58.400
lượt khách quốc tế (chiếm 40% tổng lượng khách) và khách nội địa đạt 88.800
lượt khách (chiếm 60% tổng lượng khách) .
Doanh thu du lịch ước đạt 107,1 tỷ đồng.
 Kết quả hoạt động du lịch tháng 2 năm 2011, trong tháng 02/2011, tổng lượt
khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 184.369 lượt khách, trong đó
12
khách quốc tế ước đạt 50.675 lượt khách (chiếm 27% tổng lượng khách),
khách nội địa ước đạt 133.694 lượt khách (chiếm 73% tổng lượng khách).
Tổng doanh thu chuyên ngành du lịch ước đạt 126 tỷ đồng.
Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 315 tỷ đồng.
 Kết quả hoạt động du lịch tháng 3 năm 2011, trong tháng 03/2011, tổng lượt
khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 104.938 lượt khách. Trong đó,
khách quốc tế ước đạt 33.546 lượt khách (chiếm 32% tổng lượng khách) và
khách nội địa ước đạt 71.392 lượt khách (chiếm 68% tổng lượng khách).
Tổng doanh thu chuyên ngành du lịch ước đạt 123,9 tỉ đồng .
 Kết quả hoạt động du lịch tháng 4 năm 2011, tổng lượt khách du lịch đến
thành phố tháng 04 ước đạt 232.500 lượt khách, trong đó có 21.000 lượt khách
quốc tế (chiếm 9% tổng lượng khách) và khách nội địa đạt 211.500 lượt khách
(chiếm 91% tổng lượng khách) .
Tổng doanh thu chuyên ngành du lịch ước đạt 556 tỷ đồng .
 Kết quả hoạt động du lịch tháng 5 năm 2011, trong tháng 05/2011, tổng lượt
khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 224.144 lượt khách, trong đó
khách quốc tế ước đạt 52.932 lượt khách (chiếm 24% tổng lượng khách),
khách nội địa ước đạt 171.212 lượt khách (chiếm 76% tổng lượng khách) .
Tổng doanh thu chuyên ngành du lịch ước đạt 182 tỷ đồng.

Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 455 tỷ đồng.
 Kết quả hoạt động du lịch tháng 6 năm 2011, trong tháng 06 /2011, tổng lượt
khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 319.776 lượt khách, trong đó
khách quốc tế ước đạt 81.057 lượt khách (chiếm 25% tổng lượng khách),
khách nội địa ước đạt 238.719 lượt khách (chiếm 75% tổng lượng khách) .
Tổng doanh thu chuyên ngành du lịch ước đạt 175 tỷ đồng .
 Kết quả hoạt động du lịch tháng 7 năm 2011, tổng lượt khách tham quan, du
lịch đến Đà Nẵng ước đạt 264.274 lượt khách, trong đó khách quốc tế ước đạt
32.558 lượt khách (chiếm 12% tổng lượng khách), khách nội địa ước đạt
231.716 lượt khách (chiếm 88% tổng lượng khách).
Tổng doanh thu chuyên ngành du lịch ước đạt 211 tỷ đồng.
Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 528 tỷ đồng.
 Kết quả hoạt động du lịch tháng 8 năm 2011, tổng lượt khách đến tham quan,
du lịch trong tháng 8/2011 ước đạt 263.200 lượt khách.Trong tháng, đã đón
6.368 lượt khách quốc tế (chiếm 2% tổng lượng khách) và đón 256.832 khách
nội địa (chiếm 98% tổng lượng khách ) .
Tổng doanh thu du lịch trong tháng ước đạt 217 tỷ đồng.
 Kết quả hoạt động du lịch tháng 9 năm 2011, trong tháng 09/2011, tổng lượt
khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 187.894 lượt khách. Trong đó,
khách quốc tế ước đạt 63.589 lượt khách (chiếm 32% tổng lượng khách) và
khách nội địa ước đạt 124.305 lượt khách (chiếm 68% tổng lượng khách).
13
Tổng doanh thu chuyên ngành du lịch ước đạt 166 tỉ đồng .
Lượng khách :
Hình 3
Hình 3 cho ta thấy được tốc độ tăng trưởng của lượng khách du lịch đến Đà
Nẵng trong 9 tháng đầu năm 2011. Nhìn chung lượng khách du lịch đến Đà Nẵng
không đồng đều giữa các tháng.
Lượng khách du lịch tháng 1 là 147.200 lượt khách sang tháng 2 tăng lên
184.369 lượt khách (tăng 20%). Sở dĩ có sự tăng trưởng nhanh như vậy là do tháng

2 trúng vào dịp Tết Nguyên Đán (3/2/2011) nên lượng khách tăng cao. Đây là thời
điểm mọi người dành thời gian đi du lịch khá nhiều, đặc biệt là khách du lịch quốc
tế đến để tìm hiểu văn hóa của người Việt.
Sang tháng 3, lượng khách du lịch giảm đột ngột xuống còn 104.983 lượt
khách (giảm 43% so với tháng 2). Lí giải điều này là do thời gian này Nhà nước ta
đang có chính sách điều chỉnh giá cả, một số hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến
du lịch như xăng dầu, vật liệu xây dựng,… đều tăng cao nên giá tour cũng tăng lên
làm cho lượng khách du lịch giảm đặc biệt là khách du lịch nội địa.
Tháng 4, lượng khách tăng cao lên 232.500 lượt khách (tăng 55%). Sở dĩ
lượng khách du lịch tăng cao như vậy là do trong tháng 4 Đà Nẵng đăng cai tổ chức
lễ hội pháo hoa quốc tế thu hút rất nhiều khách du lịch.
Tháng 5, lượng khách du lịch giảm còn 224.144 lượt khách (giảm 4%)
Tháng 6, lượng khách du lịch tăng đột biến (cao nhất trong 9 tháng) là 319.776
lượt khách (tăng 30%). Lượng khách tăng cao là do đây là giai đoạn đầu mùa hè,
mọi người có thời gian rãnh để đi du lịch nhất là đối tượng học sinh, sinh viên nhằm
mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xả stress,… và du lịch biển là lựa chọn tối ưu nhất. Đà
Nẵng là một thành phố du lịch biển nổi tiếng với những bãi biển cát vàng còn hoang
sơ chạy dài hàng cây số. Đồng thời trong thời gian này Đà Nẵng liên tục tổ chức
các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế nên thu hút nhiều lượng khách du lịch
công vụ (du lịch MICE) đến Đà Nẵng.
Tháng 7, 8 lượng khách có giảm hơn nhưng vẫn cao. Tháng 7 là 264.274 lượt
khách, tháng 8 là 263.200 lượt khách.
14
Sang tháng 9, lượng khách du lịch giảm đột ngột còn 187.894 (giảm 29%) . Lí
do là do mùa hè đã kết thúc nên lượng khách du lịch không còn cao. Đồng thời, thời
điểm này Đà Nẵng ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nên lượng khách giảm.
Ta thấy rằng lượng khách du lịch có sự biến động lớn giữa các tháng trong
năm. Cụ thể, lượng khách du lịch thấp nhất là tháng 3 với 104.983 lượt khách và
lượng khách du lịch cao nhất là tháng 6 với 319.776 lượt khách chứng tỏ lượng
khách đến Đà Nẵng qua các tháng không ổn định.

Theo như nghiên cứu về mùa vụ du lịch ở Đà Nẵng, du lịch Đà Nẵng gia tăng
lượng khách vào các tháng tháng 4,5,6 và sẽ giảm dần lượng khách vào các tháng
9,10,11. Có thể lí giải điều này vì Đà Nẵng là một thành phố nổi tiếng với du lịch
biển mà các tháng 4,5,6 lại là các tháng mùa hè nên lượng khách gia tăng là điều tất
yếu. Còn các tháng 9,10,11 là giai đoạn Đà Nẵng đang vào mùa mưa lũ, mùa lạnh
nên lượng khách giảm.
Hình 4
Nhìn vào hình 4 ta thấy rằng doanh thu cao nhất thuộc về tháng 4 với doanh
thu 556 tỉ đồng và doanh thu thấp nhất thuộc về tháng 1 là 107,1 tỉ đồng.
Nhìn chung, doanh thu không đồng đều giữa các tháng. Tháng 4 doanh thu cao
một phần là do số lượng khách du lịch, một phần là do chất lượng khách du lịch.
 Số liệu thống kê 3 Quý đầu năm 2011 :
 Kết quả hoạt động du lịch Quý I năm 2011, Quý I/2011, tổng lượt khách
tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 436.507 lượt khách; trong đó khách
quốc tế ước đạt 142.621 lượt khách (chiếm 33% tổng lượng khách), khách nội
địa ước đạt 293.886 lượt (chiếm 67 % tổng lượng khách).
Tổng doanh thu chuyên ngành du lịch ước đạt 366 tỷ đồng.
 Kết quả hoạt động du lịch Quý II năm 2011, Quý II/2011, tổng lượt khách
tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 776.420 lượt khách; trong đó khách
quốc tế ước đạt 154.989 lượt khách (chiếm 20% tổng lượng khách), khách nội
địa ước đạt 621.431 lượt khách (chiếm 80% tổng lượng khách).
Tổng doanh thu chuyên ngành du lịch ước đạt 913 tỷ đồng.
 Kết quả hoạt động du lịch Quý III năm 2011, Quý III/2011, tổng lượt khách
tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 715.368 lượt khách; trong đó khách
quốc tế ước đạt lượt 102.515 khách (chiếm 14% tổng lượng khách), khách nội
địa ước đạt 612.853 lượt khách (chiếm 86% tổng lượng khách).
15
Tổng doanh thu chuyên ngành du lịch ước đạt tỷ đồng.
Theo kết quả được thống kê 3 quý đầu năm 2011 ta thấy rằng lượng khách cao
nhất và doanh thu cao nhất đều thuộc Quý II. Điều này cho thấy rõ tính mùa vụ của

du lịch Đà Nẵng (đông khách vào mùa hè). Hơn nữa, lễ hội bắn pháo hoa Quốc tế
hàng năm tổ chức ở Đà Nẵng thu hút một lượng du khách rất lớn cũng nằm trong
Quý II.
Còn về thị trường khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng, có thể nói Đông
Nam Á và Đông Bắc Á là hai thị trường đầy tiềm năng. Để giữ vững tốc độ phát
triển của lượng du khách đến từ những vùng này, trong những năm qua
thành phố đã xây dựng nhiều chương trình du lịch với định hướng thu hút dòng
khách của các khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á, thông qua việc xây dựng
sản phẩm và tuyên truyền quảng bá cho các thị trường gửi khách các nước Đông
Nam Á và Đông Bắc Á, các quốc gia ASEAN, và đặc biệt là khách du lịch từ
Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc
Theo kết quả cuộc khảo sát tháng 6 năm 2010 của Viện Nghiên cứu
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng về “Phân tích hành vi và đánh giá của khách du lịch
quốc tế đối với điểm đến Đà Nẵng”, trong số 302 khách du lịch quốc tế được
khảo sát thì khách du lịch đến từ các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Bắc Mỹ,
Nhật Bản và Úc chiếm đến 73,1%; trong khi đó, du khách đến từ các nước Đông
Nam Á chỉ chiếm khoảng 16,6%. Điều đó chứng tỏ mặc dù có lợi thế về khoảng
cách địa lý, các chương trình du lịch được định hướng nhằm thu hút nhiều hơn
nữa dòng khách đến từ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nhưng tiềm năng
về nguồn khách du lịch trong những khu vực này vẫn chưa được khai thác, phát
huy tối đa.
16
Sản p h

ẩm du l ị

ch:
Thành phố đã nỗ lực tìm giải pháp xây dựng, phát triển, đa dạng hoá và nâng
cao chất lượng sản phẩm du lịch; tích cực mở rộng, liên kết giữa các tỉnh, vùng,
miền để nối tour du lịch nội địa và quốc tế. Nhờ đó, nhiều sản phẩm du lịch mới đã

ra đời thu hút được khách du lịch tham gia như du lịch văn hóa, du lịch biển, du
lịch sinh thái, du lịch làng quê, du lịch làng nghề, du lịch công vụ (MICE -
Meeting Incentive Conference
Event) và du lịch đường sông.
Nguồn nhân lực du lịch :
Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch của thành phố trong những
năm qua đã và đang được quan tâm. Tốc độ tăng của lực lượng lao động có
trình độ tham gia vào lĩnh vực du lịch đang ngày càng tăng lên. Đến năm 2009, số
lao động làm việc trong ngành du lịch đã có khoảng 4,3 ngàn lao động, với tỷ lệ
lao động có trình độ trên cao đẳng, đại học tăng lên là 45%. Điều đáng chú ý là tốc
độ tăng của lực lượng lao động có trình độ tham gia vào lĩnh vực du lịch đang ngày
càng tăng lên. Trong khi đó, lực lượng lao động có trình độ sơ cấp và chưa qua
đào tạo lại đang có xu hướng giảm
nhanh.
Sỡ dĩ có được kết quả trên là do ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng
được mô hình quản trị nguồn nhân lực tiên tiến, làm tốt các khâu tuyển chọn, đào
17
tạo bồi dưỡng, sử dụng và duy trì nguồn nhân lực. Đặc biệt, các đơn vị liên doanh
nước ngoài và các công ty lữ hành lớn, đội ngũ lao động có chất lượng khá cao,
cũng như xét trên các mặt phong thái, thái độ nghề nghiệp, kỹ năng thực hành, kiến
thức và trình độ giao tiếp bằng tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, chất lượng lao động
nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của từng nghề, trong quá trình phục
vụ vẫn hay mắc sai sót, tỷ lệ khách phàn nàn về chất lượng dịch vụ còn khá cao,
đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của thành phố. Trong tổng số lao động
trực tiếp, đội ngũ hướng dẫn viên chiếm từ 13-14%. Đây là lực lượng nòng cốt,
trực tiếp tổ chức và tiếp xúc với khách du lịch nhưng số lượng quá ít nên cường độ
làm việc của họ trong mùa du lịch khá cao, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng
phục vụ.
Một số g i ải pháp nh ằ


m phát tr iể n du lị

ch thành phố Đà

N ẵng :
 Tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch đặc trưng của Đà Nẵng :
Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Đà Nẵng phù hợp với đặc điểm nhu cầu
thị trường khách quốc tế và nội địa, gắn sản phẩm với thị trường đặc biệt là những
thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày và nguồn khách lớn, trong đó
đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch biển; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du
lịch văn hóa, làng quê, làng nghề; du lịch công vụ và các loại hình dịch vụ vui chơi
giải trí, bằng cách :
• Ưu tiên phát triển du lịch biển và nghỉ dưỡng biển chất lượng cao theo
hướng hình thành các khu nghỉ dưỡng ven biển quy mô lớn, chất lượng cao
có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới; đây là hướng
đột phá để xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.
Bên cạnh đó, cần chú trọng khai thác các dịch vụ vui chơi, giải trí như
thuyền buồm, lướt sóng, câu cá thể thao trên biển, lặn biển, du thuyền ban
đêm…
• Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng: tập trung đầu tư, xây dựng
Khu du lịch Bà Nà và vùng phụ cận trở thành khu nghỉ dưỡng núi đặc trưng
riêng của thành phố phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải
trí. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái vùng Sơn Trà, Hải Vân, Đồng
Nghệ - Phước Nhơn trở thành các khu du lịch
sinh thái đa dạng và đặc sắc.
• Phát triển du lịch đường sông; tham quan làng nghề, làng quê:
khai thác thế mạnh của các làng nghề, làng quê phía Nam và phía Tây thành
18
phố Đà Nẵng; du lịch đường sông đối với sông Hàn, sông Cu Đê tạo thêm sự
phong phú hấp dẫn cho các chương trình, tuyến, tour du lịch tại Đà Nẵng.

• Phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, lễ hội
- Trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa lịch sử của thành phố cụ thể như Bảo
tàng Điêu khắc Chăm, công viên văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn, Thành Điện Hải
và các di sản văn hoá tinh thần khác gắn kết với các di sản văn hóa nổi tiếng của
khu vực như Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Văn hóa Chăm, Khu đền tháp Mỹ Sơn.
- Nâng cấp Lễ hội Quán Thế Âm mang tầm cỡ quốc gia, phát triển Cuộc thi
bắn pháo hoa quốc tế thành sự kiện thường niên, mang tính quốc tế. Triển khai sản
phẩm tham quan nghiên cứu làng văn hóa du lịch của người Cơ tu ở 2 xã Hòa Bắc
và Hòa Phú thuộc huyện Hòa Vang.
• Nâng cao hiệu quả khai thác đối với khu trung tâm thành phố bao gồm khu
phố du lịch Bạch Đằng, các khu mua sắm và ẩm thực tập trung, các điểm
tham quan tại khu vực xung quanh Nhà hát Trưng Vương, chợ Hàn.
Tóm lại, cần tập trung triển khai nhanh các dự án du lịch trên địa bàn thành
phố nhằm hình thành đồng bộ một hệ thống các khu du lịch, cơ sở lưu trú chất
lượng cao, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ du lịch đa dạng, đạt tiêu chuẩn quốc tế
như các cụm du lịch Non Nước, Bắc Mỹ An; các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi
giải trí cao cấp Sơn Trà ; Công viên văn hoá lịch sử Ngũ Hành Sơn ; quần thể khu
du lịch Bà Nà - Suối Mơ; các khu du lịch hồ Đồng Nghệ, Nam đèo Hải Vân ; khu
phức hợp du lịch và giải trí tổng hợp Làng Vân có nội dung dịch vụ vui chơi có
thưởng dành riêng cho người nước ngoài.
 Khắc phục tính mùa vụ trong du lịch :
Tính mùa vụ trong du lịch ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch của Đà Nẵng .
Cần nghiên cứu thị trường để xác lập số lượng và thành phần của luồng khách,
triển vọng ngoài mùa du lịch chính. Ở đây, chú trọng đến những nhóm khách chủ
yếu sau :
- Khách du lịch công vụ: du lịch nhiều ngoài mùa hè và có khả năng thanh toán cao.
- Những người hưu trí: thường thích đi nghỉ, đi điều dưỡng vào lúc vắng người và
thích giá hạ .
Quảng cáo và tuyên truyền nhằm thu hút khách du lịch ngoài thời vụ chính
phải được thực hiện một cách sôi động kể cả hình thức lẫn phương tiện .

 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch và nghiên cứu mở rộng thị trường :
Phối hợp lực lượng thông tin đối nội và đối ngoại, đặc biệt chú trọng sự
phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với Tổng cục Du lịch và các cơ quan đại diện
19
ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh của
du lịch Việt Nam nói chung và du lịch của Đà Nẵng nói riêng, đặc biệt tại các thị
trường có nguồn khách lớn để thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế đến du lịch
tại Đà Nẵng. Đầu tư ngân sách thành phố, thiết lập hệ thống đại diện du lịch Đà
Nẵng tại các thị trường trọng điểm như các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á.
Quan tâm hơn nữa đến việc tuyên truyền về du lịch Đà Nẵng tại các cửa khẩu quốc
tế, các trung tâm và đô thị du lịch lớn. Phối hợp tổ chức và tham gia các hội chợ,
các lễ hội du lịch trong và ngoài nước để giới thiệu, quảng bá du lịch Đà Nẵng
đến các khách hàng tiềm năng.
Bên cạnh việc tiếp tục giữ vững và đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa –
thị trường chính của Đà Nẵng trong những năm gần đây, thành phố cần có kế
hoạch cụ thể để khai thác các thị trường quốc tế nhiều tiềm năng như: Asean,
Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Úc, Anh…cũng như khôi phục các thị trường
truyền thống như Nga và các nước Đông Âu.
 Tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch :
Đầu tư phát triển du lịch phải kết hợp tốt việc sử dụng ngân sách nhà nước với
việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân
theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch. Trong đó, đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng dẫn đến và tại các điểm du lịch bằng ngân sách của Trung Ương hoặc địa
phương, huy động vốn đầu tư nước ngoài hoặc từ các nguồn khác vào phát triển và
đa dạng hoá các sản phẩm du lịch đặc biệt là hoạt động vui chơi giải trí nhằm tăng
số ngày lưu trú của khách. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các tổ chức tín dụng
tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và dân
cư trên địa bàn Thành phố vay vốn đầu tư phát triển khu vực dịch vụ du lịch, đặc
biệt là vốn ưu đãi đầu tư vào phát triển các ngành dịch vụ du lịch chất lượng cao
như xây dựng khách sạn 3 sao trở lên và nâng cấp các khách sạn chưa đủ điều kiện

này, quy hoạch phát triển các nhà hàng đạt chuẩn
Ngoài ra, thành phố cần ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông phục vụ
cho du lịch. Trong đó, đặc biệt chú ý đến việc nâng cao năng lực của vận chuyển
đường không bằng cách xây dựng sân bay căn cứ tại Đà Nẵng nhằm giảm bớt
việc điều máy bay không từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng để
giảm chi phí và tăng sự chủ động cho hành khách đi và đến thành phố. Bên cạnh đó
cũng cần nâng cao chất lượng của các ngành vận chuyển khác để tạo thuận lợi cho
sự phát triển du lịch thành phố.
20
 Mở rộng hợp tác liên kết khu vực và hợp tác quốc tế
Du lịch Đà Nẵng cần phối hợp với các tỉnh lân cận hình thành một mạng lưới
không gian du lịch với các tuyến, điểm, tour du lịch phong phú, đa dạng gắn kết với
con đường di sản văn hoá thế giới (Phong Nha - Huế - Hội An - Mỹ Sơn – Tây
Nguyên), trong đó cần chú trọng liên kết với Quảng Nam và Huế để làm phong
phú thêm cho sản phẩm du lịch của Đà Nẵng bằng cách thu hút khách đến nghỉ tại
Đà Nẵng và chỉ đi tham quan tại Huế và Hội An sau đó về lại Đà Nẵng, và trong
việc hợp tác này, Đà Nẵng với sự thuận lợi về vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng du
lịch đã trở thành một điểm dừng chân thay vì chỉ là điểm trung chuyển như trước
đây. Ngoài ra, cần tăng cường hợp tác quảng bá du lịch ngay từ cửa ngõ sân bay
quốc tế Đà Nẵng và tại các điểm đến ở Đồng Hới, Huế, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy
Nhơn…
Đồng thời với các giải pháp phát huy nội lực, cần coi trọng việc mở rộng hợp
tác quốc tế để phát triển nhanh hơn nữa du lịch Đà Nẵng, gắn thị trường du lịch
Đà Nẵng với thị trường du lịch quốc gia, khu vực và thế giới. Đa dạng hoá, đa
phương hoá hợp tác du lịch với các cá nhân và tổ chức quốc tế để tranh thủ kinh
nghiệm, vốn và nguồn khách góp phần đưa du lịch Đà Nẵng nhanh chóng đuổi
kịp và hội nhập với trình độ
phát triển chung của du lịch khu vực và thế giới.
 Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch :
Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực trong ngành du lịch trên quan điểm tập

trung ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ nhất là nguồn nhân lực
chất lượng cao như đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản
trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn
Tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực, chú trọng thu hút nguồn
nhân lực trình độ cao là các chuyên gia, nhà khoa học là người nước ngoài, Việt
kiều, nghệ nhân có tay nghề cao để góp phần phát triển du lịch thành phố. Đào tạo
lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ hiện có. Hình thành hệ thống các cơ
sở đào tạo du lịch trên địa bàn thành phố gắn lý thuyết với thực hành ở các cấp dạy
nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học trên đại học.
Hết
21
22

×