Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nội dung ôn thi tốt nghiệp khóa XI chuyên ngành tài chính doanh nghiệp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.82 KB, 57 trang )

1
NỘI DUNG CHI TIẾT
ÔN THI TỐT NGHIỆP KHÓA XI (2005 -2009)
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH DOANH NGHI ỆP

PHẦN II. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (5ĐVHT)
A. QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH (2 ĐVHT)
I. Phân tích Tài chính.
1. Khái quát về phân tích tài chính.
a. Khái niệm về phân tích tài chính.
Phân tích tài chính là quá trình s ử dụng các phương pháp, kỹ thuật, thủ thuật để
phân tích các thông tin v ề tài chính kế toán, các thông tin kinh tế nhằm đánh giá t ình
thế tài chính của doanh nghiệp, dự báo xu hướng thay đổi.
b.Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp.
c. Mục tiêu phân tích tài chính.
Phân tích tình hình tài chính c ủa doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sử dụng
thông tin của nhiều đối tượng quan tâm đến những khía cạn h khác nhau về tài chính
của doanh nghiệp để phục vụ cho những mục đích của m ình.
 Đối với nhà quản trị doanh nghiệp
 Đối với chủ sở hữu
 Đối với nhà chủ nợ
 Đối với nhà đầu tư trong tương lai.
 Đối với cơ quan chức năng
 Đối với người lao động trong công ty
d. Tiến trình phân tích tài chính.
Tiến trình phân tích tài chính g ồm 3 giai đoạn cơ bản sau:
Thu thập thông tin
Xử lý thông tin
Đánh giá và ra quyết định
Đối tượng
Phương pháp


Mục tiêu
Tiến trình phân tích tài chính
2
2. Báo cáo tài chính.
a. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tài chính của đơn
vị tại những thời điểm nhất đ ịnh dưới hình thái tiền tệ. Đây là một báo cáo tài chính
có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối t ượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh
doanh với DN.
Bảng cân đối kế toán phản ánh hai nội dung cơ bản là nguồn vốn và tài sản, là
tài liệu quan trọng bậc nhất giúp cho nhà phân tích nghiên c ứu đánh giá một cách khái
quát tình hình và kết quả kinh doanh, khả năng cân bằng t ài chính, trình độ sử dụng
vốn và những triển vọng kinh tế, t ài chính của DN.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày … tháng … năm ….
Đơn vị tính:
TÀI SẢN
ĐKỳ
CKỳ
NGUỒN VỐN
ĐKỳ
CKỳ
A.Tài sản ngắn hạn
I.Tiền và các khoản tương
đương tiền.
II.Các đầu tư tài chính ngắn
hạn
III.Các khoản phải thu ngắn
hạn
IV.Hàng tồn kho

V.Tài sản ngắn hạn khác
B.Tài sản dài hạn
I.Các khoản phải thu dài hạn
II.Tài sản cố định
III.Bất động sản đầu tư
IV.Các khoản đầu tư tài
chinh dài hạn
V.Tài sản dài hạn khác
A.Nợ phải trả
I.Nợ ngắn hạn
1.Vay và nợ ngắn hạn
2.Phải trả người bán

II.Nợ dài hạn
B.Vốn chủ sở hữu
I.Vốn chủ sở hữu
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2.Thặng dư vốn cổ phần
….
II.Nguồn kinh phí và quỹ khác
Tổng cộng
Tổng cộng
b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh l à báo cáo tài chính tổng hợp cho biết
tình hình tài chính c ủa DN trong từng thời kỳ nhất định, phản ánh tóm lược các
khoản thu, chi phí, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của to àn DN, kết quả hoạt
3
động sản xuất kinh doanh ttheo từng hoạt động kinh doanh ( sản xuất kinh doanh, đầu
tư tài chính, hoạt động bất thường). Bên cạnh đó, báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh còn cho biết tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nh à nước của DN trong thời kỳ

đó .
Dựa vào số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh, người sử dụng thông tin có
thể kiểm tra, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh củ a DN trong kỳ, so
sánh với kỳ trước và với DN khác để nhận biết khái quát hoạt động trong kỳ v à xu
hướng vận động.
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Tại ngày … tháng … năm ….
Đơn vị tính:
TT
Chỉ tiêu
Giá trị
1
Doanh thu bán hàng và cung c ấp dịch vụ
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
(3) = (1) – (2)
4
Giá vốn hàng bán
5
Lợi nhuận gộp
(5) = (3) – (4)
6
Doanh thu hoạt động tài chính
7
Chi phí tài chính (trong đó: chi phí l ãi
vay:…)
8

Chi phí bán hàng
9
Chi phí quản lý DN
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
=(5) + (6) – (7) – (8) – (9)
11
Thu nhập khác
12
Chi phí khác
13
Lợi nhuận khác
= (11) – (12)
14
Tổng lợi nhuận trước thuế
= (10) + (13)
15
Thuế thu nhập
= (8) * thuế suất
16
Lợi nhuận sau thuế
= (14) - (15)
………………………
c. Báo cáo nguồn và sử dụng vốn, Báo cáo nguồn và sử dụng vốn luân
chuyển
Báo cáo nguồn và sử dụng vốn
4
Báo cáo này xây dựng trên cơ sở ngân quỹ, nó phản ánh quá tr ình thay đổi ngân
quỹ trong công ty. Báo cáo này xây d ựng bằng cách :
+ Bước một: Phân loại các thay đổi trong bảng tổng kết t ài sản phát sinh giữa

hai thời điểm làm ngân quỹ.
+ Bước hai: Phân loại từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các yếu tố l àm
tăng giảm ngân quỹ.
+ Bước ba: Tập hợp các thông tin v ào báo cáo nguồn và sử dụng vốn.
 Kết cấu báo cáo nguồn và sử dụng vốn.
 Bên nguồn gồm các thay đổi
làm tăng ngân quỹ.
 Bên sử dụng vốn gồm các thay
đổi làm giảm ngân quỹ.
- Giảm ròng của bất kỳ tài sản nào
ngoại trừ tiền mặt và tài sản cố định.
- Giảm tài sản cố định gộp.
- Tăng ròng các khoản nợ bất kỳ.
- Tăng vốn cổ phần.
- Vốn từ cấp kinh doanh = Thu nhập
sau thuế + Khấu hao
- Tăng ròng của một tài sản bất kỳ
ngoại trừ tiền mặt và tài sản cố định.
- Tăng tài sản cố định gộp.
- Giảm ròng các khoản nợ bất kỳ.
- Giảm vốn cổ phần.
- Trả lợi tức bằng tiền mặt.
Chú ý: Để tránh nhầm lẫn trong việc tính thay đổi t ài sản cố định gộp chúng ta
có thể sử dụng công thức:
Thay đổi TSCĐ
gộp
=
Giá trị TSCĐ
cuối kỳ
+

Khấu hao
trong kỳ
-
Giá trị TSCĐ
đầu kỳ
Phương trình cân đối của báo cáo luân chuyển tiền tệ l à :
Báo cáo nguồn và sử dụng vốn luân chuyển
Tương tự báo cáo luân chuyển tiền tệ, báo cáo nguồn v à sử dụng vốn luân
chuyển có phương trình cân đối:
Tuy nhiên, nguồn và sử dụng vốn luân chuyển tro ng báo cáo này, được tính trên cơ sở
sử dụng dài hạn và nguồn dài hạn.
 Nguồn: gồm các thay đổi l àm tăng
nguồn vốn thường xuyên
 Sử dụng gồm các thay đổi l àm
giảm nguồn vốn thường xuyên
Thay đổi ngân quỹ = Nguồn - sử dụng
Thay đổi vốn luân chuyển ròng = Nguồn - sử dụng
5
+ Lợi nhuận sau thuế
+ Khấu hao
+ Giảm ròng các tài sản dài hạn trừ
TSCĐ.
+ Giảm TSCĐ gộp
+ Tăng nợ dài hạn
+ Tăng vốn cổ phần
+ Trả lợi tức
+ Tăng ròng các tài sản dài hạn trừ
TSCĐ.
+ Tăng TSCĐ gộp
+ Giảm nợ dài hạn

+ Giảm vốn cổ phần
3. Phương pháp phân tích tài chính.
a. Phân tích chỉ số (phân tích theo chiều ngang)
Phân tích chỉ số: so sánh từng khoản mục trong báo cáo t ài chính với số liệu
năm gốc, nhằm xác định mức độ phát triển của từng khoản trong bối cảnh chung.
Phân tích theo ch ỉ số sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục n ào đó
qua thời gian và việc phân tích này sẽ làm nổi rõ tình hình đặc điểm về lượng và tỷ lệ
các khoản mục theo thời gian.
Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát t ình hình biến động của các chỉ
tiêu tài chính, từ đó đánh giá tình hình tài chính. Sau khi đánh giá ta liên kết các thông
tin để đánh giá khả năng tiềm t àng và rủi ro, nhận ra những khoản mục n ào có biến
động cần tập trung phân tích xác định nguy ên nhân.
Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối hoặc bằng số t ương đối: Số
tuyệt đối: Y = Y1 – Y0
Y1: Trị số của chỉ tiêu phân tích
Y0: Trị số của chỉ tiêu gốc
Số tương đối: T = Y1 / Y0 * 100%
b. Phân tích khối (phân tích theo chiều dọc).
Phân tích khối: so sánh các khoản mục trong tổng số của báo cáo t ài chính,
nhằm xác định tỷ trọng hay c ơ cấu các khoản mục trong các báo cáo tài chính. V ới
báo cáo qui mô chung, t ừng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một tỷ lệ kết
cấu so với một khoản mục đ ược chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%.
Sử dụng phương pháp phân tích kh ối giúp chúng ta đưa về một điều kiện so
sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ ti êu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng
giảm như thế nào. Từ đó đánh giá khái quát t ình hình tài chính doanh nghi ệp.
c. Phân tích thông số tài chính.
Các thông số khả năng thanh toán.
+ Thông số khả năng thanh toán hiện thời là thông số lưu động, là mối tương
quan giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán hiện thời =

Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
6
+ Thông số khả năng thanh toán nhanh (Acid - test) là một chỉ dẫn chính xác
hơn so với khả năng thanh toán hiện thời bằng cách loại bỏ giá trị không chắc c hắn
của hàng trong kho và tập trung vào những tài sản có khả năng chuyển đổi dễ d àng,
qua đó xác định khả năng đáp ứng nhu cầu trả nợ của công ty một cách nhanh nhất,
đặc biệt trong trường hợp doanh số bán tụt xuống một cách bất lợi.
Các thông số hoạt động.
+ Kỳ thu tiền bình quân: là khoản thời gian bình quân mà các khoản phải thu
của công ty có thể chuyển th ành tiền. Nó thể hiện chất lượng các khoản phải thu v à
khả năng thu hồi các khoản phải thu, số ng ày các khoản phải thu còn nằm ngoài tầm
kiểm soát.
* Vòng quay khoản phải thu: thể hiện tốc độ thu tiền nợ.
+ Kỳ trả tiền bình quân là thời hạn bình quân đến hạn của các khoản nợ của
công ty, thể hiện số ngày trả hết tiền mua chịu.
* Vòng quay khoản phải trả: thể hiện tốc độ thanh toán tiền mua chịu.
+ Thời gian giải tỏa tồn kho: thời hạn b ình quân mà một sản phẩm được lưu
kho.
* Vòng quay tồn kho: thể hiện mức độ luân chuyển tồn kho, hiệu quả của việc
quản trị tồn kho.
+ Vòng quay tài sản là tương quan giữa doanh thu thuần và tổng tài sản.
Kỳ thu tiền bình quân =
Khoản phải thu × 360
Doanh thu thuần bán tín dụng
Vòng quay khoản phải thu =
Khoản phải thu
Doanh thu thuần bán tín dụng
Kỳ trả tiền bình quân =
Khoản phải trả × 360

Doanh số mua nợ
Vòng quay khoản phải trả =
Khoản phải trả
Doanh số mua nợ
Thời gian giải tỏa tồn kho =
Tồn kho × 360
Giá vốn hàng bán
Vòng quay tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Tồn kho
Vòng quay tài sản =
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
Khả năng thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn – Tồn kho
Nợ ngắn hạn
7
+ Vòng quay tài sản cố định là tương quan giữa doanh thu thuần và tài sản cố
định ròng
+ Vòng quay vốn luân chuyển ròng là tương quan giữa doanh thu thuần v à vốn
luân chuyển ròng.
Thông số đòn bẩy tài chính
 Thông số nợ: tương quan giữa tổng nợ và tổng tài sản, thể hiện khả năng t ài trợ
bằng nợ và mức độ tự chủ tài chính của công ty.
 Thông số nợ dài hạn: cho thấy tầm quan trọng của nợ d ài hạn trong nguồn vốn
dài hạn.
 Thông số ngân quỹ/nợ là một công cụ đo lường khả năng một công ty phục vụ
các khoản nợ hiện hành của mình bằng ngân quỹ hàng năm. Ngân quỹ hàng năm
chính là sự chuyển dịch từ hoạt động của công ty. Trong tr ường hợp công ty đang sinh
lợi, ngân quỹ bằng lợi nhuận sau thuế cộng với khấu hao.

 Thông số khả năng trả lãi vay: tỷ số giữa thu nhập trước thuế và lãi của một
thời kỳ với tiền lãi phải trả của kỳ đó.
 Thông số chi trả nợ gốc và lãi vay: là tỷ số giữa thu nhập trước thuế và lãi với
chi phi lãi vay và vốn gốc.
Vòng quay tài sản cố định =
Doanh thu thuần
Tài sản cố định ròng
Vòng quay vốn luân chuyển ròng =
Doanh thu thuần
Vốn luân chuyển ròng
Thông số nợ =
Tổng nợ
Tổng Tài sản
Thông số nợ dài hạn =
Nợ dài hạn
Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu
Thông số ngân quỹ/nợ =
Ngân quỹ ròng
Tổng nợ
Thông số khả năng trả lãi vay =
EBIT
Lãi vay
Thông số chi trả nợ
gốc và lãi vay
=
EBIT
Chi phi
lãi vay
+
Nợ gốc

1 – thuế suất
8
Thông số khả năng sinh lợi.
 Thông số lợi nhuận gộp biên là tỷ số giữa lợi nhuận gộp tr ên doanh thu thuần.
 Thông số khả năng sinh lợi r òng là tỷ số giữa lợi nhuận ròng sau thuế và doanh
thu thuần, thể hiện hàm lượng lợi nhuận ròng trong doanh thu.
 Thông số suất sinh lợi trên tài sản (ROA) có là quan hệ so sánh giữa lợi nhuận
sau thuế với tổng tài sản của công ty. ROA l à công cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả
của việc phân phối và quản lý các nguồn lực của công ty.


 Thông số suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE): l à một sự so sánh tương
quan giữa lợi nhuận sau thuế với vốn chủ sở hữu. ROE phản ánh hiệu quả sử dụng
vốn của chủ sở hữu, nó xem xét lợi nhuận tr ên mỗi đồng vốn chủ sở hữu mang đi đầu
tư, hay nói cách khác đó là ph ần trăm lợi nhuận thu đ ược của chủ sở hữu trên vốn đầu
tư của mình.
Số nhân của vốn chủ là tương quan giữa tổng tài sản và vốn chủ sở hữu, thể
hiện số lượng vốn chủ sở hữu đ ược sử dụng để tài trợ cho các tài sản ở công ty.
Lợi nhuận gộp biên =
Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Doanh thu thuần
Lợi nhuận ròng biên =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần

×
Doanh thu thuần
Tổng Tài sản
=
Lợi nhuận ròng biên × Vòng quay tài s ản × Số nhân vốn chủ
×
Tổng Tài sản
Vốn chủ sở hữu
(Đẳng thức Du Pont)
Số nhân của vốn chủ =
Tài sản
Vốn chủ sở hữu
=
1
1 - (Tỷ số nợ/Tài sản)
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng Tài sản
=
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
×
Doanh thu thuần
Tổng Tài sản
=
Lợi nhuận ròng biên × Vòng quay tài s ản
9
Số nhân vốn chủ là hệ số khuếch đại ROA thành ROE.
ROE = ROA × số nhân vốn chủ
Phương pháp sử dụng các thông số tài chính.

Thông số tài chính là quan hệ giữa hai bộ phận dữ liệu t ài chính với nhau, nhờ
các quan hệ này các nhà phân tích có kinh nghi ệm có thể đánh giá tốt các điều kiện v à
hiệu suất tài chính của công ty. Việc đánh giá sẽ dựa trên các so sánh:
+ So sánh nội tại.
+ So sánh bên ngoài với các thông số ngành…
4. Phân tích rủi ro và đòn bẩy.
a. Đòn bẩy hoạt động (Operating leverage)
Hiệu ứng đòn bẩy hoạt động
Đòn bẩy hoạt động khuyếch đại dao động của sản l ượng lên EBIT. Đòn bẩy
hoạt động phụ thuộc vào cơ cấu chi phí, sản lượng bán ra và chịu tác động của sản
lượng hòa vốn.
Điểm hoà vốn về sản lượng được xác định như sau:
VCp
FC
Q
HV


Q
HV
: Sản lượng hoà vốn; p: giá bán
FC: chi phí cố định; VC: chi phí biến đổi
Đo lường hiệu ứng của đòn bẩy hoạt động
Hiệu ứng đòn bẩy hoạt động:
Như vậy có thể nói rằng tại mức sản l ượng Q cứ 1 % thay đổi sản l ượng sẽ làm
cho EBIT thay đổi với mức DOL % v à chi phí cố định hoạt động FC c àng lớn thì
DOL càng lớn.
b. Đòn bẩy tài chính
Hiệu ứng đòn bẩy tài chính.
Đòn bẩy tài chính khuyếch đại dao động của EBIT l ên thu nhập trên cổ phần.

Đo lường hiệu ứng đòn bẩy tài chính.
Hiệu ứng đòn bẩy nợ (I: tiền lãi)
Ý nghĩa của công thức này là nếu có sự thay đổi 1 % EBIT với cấu trúc t ài trợ
hiện tại ta có DFL % thay đổi thu nhập tr ên cổ phần thường.
EBIT
FCEBIT
FCVCpQ
VCpQ
Q
EBIT
DOL








)(
)(
%
%
IEBIT
EBIT
IFCVCpQ
FCVCpQ
EBIT
EPS
DFL









)(
)(
%
%
10
c. Hiệu ứng đòn bẩy tổng hợp
Hiệu ứng đòn bẩy tổng hợp là tích của hai đòn bẩy trên, đo lường độ nhạy của
EPS khi sản lượng (doanh số) thay đổi. Nó đ ược xác định như sau:
IEBIT
FCEBIT
IEBIT
EBIT
EBIT
FCEBIT
DTL








IFCVCpQ
VCpQ
IFCVCpQ
FCVCpQ
FCVCpQ
VCpQ









)(
)(
)(
)(
)(
)(
Qua DTL người ta có thể ước lượng tính dao động của thu nhập trên cổ phần.
Hay nói cách khác trạng thái rủi ro của các cổ phiếu có thể đ ược ước lượng.
II. Hoạch định Tài chính.
1. Những vấn đề cơ bản về Hoạch định T ài chính.
a. Khái niệm Hoạch định tài chính.
Hoạch định tài chính là quá trình phát tri ển các kế hoạch tài chính ngắn hạn
cũng như dài hạn nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Các kế hoạch hoạch
tài chính có đặc trưng cơ bản là được trình bày bằng đơn vị đo lường chung là tiền tệ.
Hoạch định tài chính là một tiến trình gồm:

- Phân tích các lựa chọn đầu tư và tài trợ cho công ty.
- Dự tính kết quả tương lai từ các quyết định hiện tại.
- Quyết định kế hoạch tài chính để triển khai thực hiện.
- Đo lường kết quả thực hiện, so sánh với mục ti êu đã đặt ra trong kế hoạch tài
chính.
b. Hệ thống kế hoạch tài chính.
Kế hoạch dài hạn biểu hiện dưới dạng kế hoạch đầu tư và tài trợ.
Kế hoạch ngân sách hàng năm.
c. Tác dụng của Hoạch định tài chính.
Hệ thống kế hoạch Tài chính là loại kế hoạch tổng hợp, đóng vai tr ò quan trọng
then chốt trong việc lập kế hoạch v à kiểm soát doanh nghiệp. Nó có khả năng xem xét
lại tính đúng đắn của quá tr ình hoạch định và làm cơ sở cho hoạt động kiểm soát.
Trong quá trình hoạch định.
 Kế hoạch tài chính có khả năng biểu diễn các kế hoạch, các ch ương trình kinh
doanh bằng thước đo chung đó là tiền tệ.
Trong quá trình đánh giá
Kế hoạch tài chính cung cấp các tiêu chuẩn định lượng hết sức rõ nét cho các
quá trình so sánh các k ết quả với mục tiêu đã hoạch định, đánh giá hiệu suất của quản
trị, đánh giá tính mềm dẻo v à hiệu quả của công ty.
DTL = DOL x DFL
11
d. Căn cứ để xây dựng Kế hoạch T ài chính.
Kế hoạch tài chính vừa đặt ra mục tiêu, vừa đưa ra các biện pháp mang tính tổng
hợp, vì thế căn cứ để xây dựng kế hoạch này là:
- Phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của công ty.
- Mục tiêu đặt ra cho lĩnh vực tài chính và chính sách tài chính hi ện tại.
- Điều kiện sản xuất, bán hàng và cung ứng của công ty.
- Các yếu tố tác động bên ngoài.
2. Kế hoạch đầu tư và tài trợ.
Kế hoạch đầu tư và tài trợ là một dự tính về việc sử dụng vốn v à khai thác các

nguồn vốn theo từng năm t ài khóa trong phạm vi từ 3-5 năm. Kế hoạch đầu tư và tài
trợ là tổng hợp các chương trình dự kiến của công ty, th ường đi đôi với kế hoạch
trung và dài hạn nhằm thực hiện kế hoạch chiến l ược. Mục đích chủ yếu của kế hoạch
này:
 Duy trì sự cân đối tài chính
 Thiết lập thứ tự ưu tiên khai thác các ngu ồn vốn qua từng tài khóa.
 Làm cơ sở thực hiện các hoạt động huy động vốn…
Nội dung của kế hoạch đầu t ư và tài trợ gồm 2 phần chính là nhu cầu vốn và
nguồn vốn.
a. Nhu cầu vốn
Nhu cầu vốn là sự tổng hợp tất cả các nhu cầu đầu t ư vào tài sản của các
chương trình kinh doanh, phát tri ển, thể hiện trên cơ sở biến đổi ròng giữa các năm
trên các báo cáo tài chính.
b. Nguồn vốn
Trong kế hoạch đầu tư và tài trợ, công ty cần phải duy tr ì một sự cân đối giữa
nguồn vốn và nhu cầu vốn. Khi có sự thiếu hụt về nguồn vốn, công ty có thể t ài trợ
bằng nguồn bên trong, nếu vẫn chưa đảm bảo, các công ty có thể t ài trợ từ bên ngoài.
3. Kế hoạch Ngân sách hàng năm.
a. Mô hình lập kế hoạch ngân sách h àng năm.
Kế hoạch ngân sách được xây dựng hàng năm phản ánh các hoạt động trong
năm dưới hình thái tiền tệ trên cơ sở các khoản thu và chi theo từng lĩnh vực và hoạt
động. Các loại ngân sách của doanh nghiệp thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
là cơ sở thực hiện các dự toán t ài chính của công ty.
b. Kế hoạch ngân sách kinh doanh
Ngân sách kinh doanh được hình thành từ việc dự tính các hoạt động của công ty
bao gồm bốn bộ phận ngân sách theo từng chức năng và có thể kết nối được với nhau.
Đó là: ngân sách bán hàng, ngân sách s ản xuất, ngân sách cung ứng, ngân sách các
12
hoạt động tài chính. Các ngân sách thể hiện nội dung chính là các khoản thu và chi
dựa trên:

 Các kế hoạch hoạt động
 Các dự toán
 Các chính sách và các chương tr ình
 Những điều kiện ảnh hưởng từ bên ngoài
 Tương tác lẫn nhau giữa các ngân sách.
Tổng hợp các ngân sách kinh doanh tr ên các chức năng ta sẽ có một ngân sách
dự tính cho kinh doanh với những khoản thu v à chi ngân sách .
c. Lập dự toán thu chi.
Dự toán thu chi là tổng hợp các dự tính thu chi th ường là hàng tháng của tất cả
các hoạt động trong tài khóa. Nội dung của dự toán ngân sách thể hiện các luồng tiền
tệ, các ngân sách khác nhau, các dự tính ngắn hạn, d ài hạn của công ty trong từng t ài
khóa.
Kết quả của dự toán ngân sách l à tạo ra số dư ngân quỹ có thể sử dụng ngay tr ên
cơ sở cân đối các khoản thu chi trong t ài khóa. Dự toán ngân sách được xây dựng
hàng năm theo các tháng v ề các khoản thu và chi. Có ba loại ngân sách hàng năm cơ
bản:
- Ngân sách trang bị: gồm các dự toán về các khoản mua sắm đầu t ư trang thiết
bị trong năm. Các hoạt động mua sắm n ày thường được thể hiện sẵn trong kế hoạch
đầu tư và tài trợ.
- Ngân sách kinh doanh: liên quan đến các dự tính trong hoạt động kinh doanh
của công ty.
- Ngân sách ngân quỹ: là kết quả tổng hợp các dự toán ngân sách công ty.
d. Kế hoạch ngân sách ngân quỹ
Kết cấu của ngân sách ngân quỹ bao gồm:
 Thứ nhất: các khoản thu
 Thứ hai: các khoản chi
 Thứ ba: chênh lệch thu – chi
 Thứ tư: số dư ngân quỹ chưa có tài trợ.
Kế hoạch ngân quỹ được lập nối tiếp với ngân sách ngân quỹ để giải quyết vấn
đề tài trợ cho các nhu cầu tiền mặt ngắn hạn đ ã dự tính ở trên. Các biện pháp tài trợ

có thể lập trong kế hoạch này là:
+ Huy động tín dụng trung hạn dở dang
+ Chiết khấu thương mại hoặc các khoản cho vay.
+ Tín dụng bảo đảm (thế chấp) v à tín dụng không bảo đảm
13
Kế hoạch ngân quỹ cố gắng duy tr ì một đề án hoàn toàn như chênh lệch các
khoản tài trợ được phép sử dụng và khoản tài trợ đã sử dụng. Nếu không đạt đ ược một
sự cân bằng với khoản g an toàn cần thiết, các chương trình và dự tính trong các phần
trước cần phải được cân nhắc trở lại.
4. Lập dự toán các báo cáo t ài chính.
a. Lập dự toán các báo cáo t ài chính bằng phương pháp quy nạp.
Dự toán báo cáo thu nhập
Dự toán báo cáo thu nhập l à một dự kiến thu nhập trong một thời kỳ t ương lai.
Dự toán báo cáo thu nhập căn cứ v ào dự toán về doanh số, chi phí sản xuất, các chi
phí khác và kết thúc với thông tin về t ình hình lời (lỗ) ròng của thời kỳ đó.
Báo cáo nguồn và sử dụng vốn
 Lập dự toán báo cáo nguồn v à sử dụng vốn là sự tổng hợp về các thay đổi t ài
chính của công ty, các thay đổi về t ài chính trong kỳ được tập hợp từ các ngân sách bộ
phận. Về căn bản chênh lệch này là chính là chênh lệch giữa dòng tiền ra và dòng tiền
vào trong kỳ, liên quan trực tiếp đến tài sản và nguồn vốn. Nếu khoản thu v ào lớn hơn
so với chi ra thì ghi vào nguồn và ngược lại, thu vào nhỏ hơn chi ra thì ghi vào sử
dụng.
Bảng tổng kết tài sản
 Dự toán bảng cân đối kế toán thể hiện trạng thái tài chính của công ty vào cuối
thời kỳ lập kế hoạch, nó phản ánh tổng hợp các thay đổi t ài chính do các quyết định
và hành động của các nhà quản trị đã hoạch định trong kỳ. Dự toán bảng cân đối kế
toán phản ánh vị thế tài chính dự toán của công ty.
Dự toán bảng cân đối kế toán căn cứ v ào báo cáo nguồn và sử dụng vốn và
bảng cân đối kế toán đầu kỳ. Số d ư cuối kỳ, chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán dự toán,
được tính bằng cách lấy số d ư của năm trước cộng với chênh lệch ngân quỹ trong thời

kỳ dự toán.
b. Lập dự toán các báo cáo t ài chính bằng phương pháp diễn giải.
Lập dự toán các báo cáo t ài chính theo phương pháp ph ần trăm doanh
thu.
Tiến trình dự toán các báo cáo tài chính theo phương pháp ph ần trăm doanh
thu:
 Bước 1: xem xét các dữ liệu lịch sử để xác định các khoản mục n ào trong các
báo cáo tài chính thay đ ổi theo tỷ lệ với doanh thu trong quá khứ. Điều n ày giúp cho
nhà quản trị quyết định khoản mục n ào sẽ được hoàn toàn dự báo theo doanh thu,
khoản mục nào cần thêm các thông tin khác.
14
 Bước 2: dự báo doanh thu, cần phải dự báo thất chính xác doanh thu t ương lai,
vì doanh thu trong kỳ dự báo ảnh hưởng co tính quyết định đến độ chính xác của các
báo cáo tài chính dự toán.
 Bước 3: dự báo các khoản mục cho từng báo cáo t ài chính riêng biệt bằng
phương pháp ngoại suy các tỷ lệ của báo cáo kỳ tr ước theo doanh thu dự báo kỳ đến.
 Lập dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Để lập dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tr ước tiên phải phân tích
mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với
chỉ tiêu doanh thu trong quá kh ứ.
Từ kết quả trên, ta có thể dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm
tiếp theo, bằng cách kết hợp theo đổi doanh số v à mối quan hệ giữa doanh số v à các
chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả họat động kinh doanh.
 Lập dự toán bảng cân đối kế toán.
Tương tự như việc lập dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tr ước
tiên ta phải xác định các chỉ ti êu có quan hệ với doanh thu theo tỷ lệ %. Tuy nhi ên,
một số chỉ tiêu không có quan hệ rõ ràng với doanh thu, thì phải căn cứ vào các chính
sách của công ty để xác định. Từ kết quả tr ên, ta có thể dự toán bảng cân đối kế toán
năm tiếp theo, bằng cách kết hợp theo đổi doanh thu v à mối quan hệ giữa doanh số v à
các chỉ tiêu trong bảng bảng cân đối kế toán.

Xác định nhu cầu tài trợ và điều chỉnh dự toán.
Qua bảng dự toán 2007, nhà quản trị tài chính sẽ tiến hành nghiên cứu nhu cầu
tài trợ bên trong và bên ngoài và nh ững điều chỉnh cần thiết để đảm bảo cân đối t ài
chính của công ty.
Trước tiên, nhà quản trị cần xem xét có thể giảm đầu t ư vào các loại tài sản,
đặc biệt là những tài sản có thể gây ra nhiều phí tổn, nh ư tồn kho, khoản phải thu,
trích trả trước… và tăng các khoản nợ có thể, thông qua việc tr ì hoãn trả nợ, thương
lượng mở rộng các điều kiện tín dụng khi mua h àng…
Tiếp đến, cần cân nhắc cấu trúc vốn mục ti êu, chi phí của các nguồn tài trợ, để
lựa chọn hình thức tài trợ hợp lý và tiết kiệm.
Cuối cùng, trên cơ sở những thay đổi trên, nhà quản trị tiến hành lập bảng cân
đối kế toán dự toán mới.
15
III. Hoạch định Ngân sách đầu t ư
1 Khái niệm và phân loại đầu tư.
a. Khái niệm.
- Theo quan điểm kinh tế: đầu tư là tạo ra một vốn cố định tham gia v ào
nhiều chu kỳ kinh doanh li ên tiếp. Hoạt động đầu tư nhằm vào tích lũy các yếu tố vật
lý cho sản xuất kinh doanh.
- Theo quan điểm tài chính: đầu tư là làm bất động hóa một số vốn nhằm rút
tiền lãi trong nhiều thời kỳ liên tiếp. Theo quan điểm n ày, bao gồm cả việc tạo ra các
tài sản vật lý, các chỉ tiêu không tham gia tr ực tiếp vào hoạt động kinh doanh của
công ty như: tham gia tài chính, nghiên c ứu, đào tạo
Nói chung, một đầu tư có các đặc trưng sau:
+ Gắn với nhiều chu kỳ kinh doanh.
+ Lợi nhuận trong tương lai.
+ Gắn liền với rủi ro.
b. Phân loại đầu tư.
Đầu tư thay thế: gồm 2 dạng thay thế hiện đại v à thay thế duy trì.
Đầu tư mở rộng: đây là loại đầu tư mang tính chiến lược nhằm tạo vị thế cạnh

tranh, gồm 2 dạng: Mở rộng sản phẩm hay thị tr ường hiện tại, Mở rộng sản phẩm, thị
trường mới
Đầu tư khác: bao gồm đầu tư mang tính xã hội và đầu tư công trình phụ trợ.
Các đầu tư này tác động gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty.
2. Tầm quan trọng của ngân sách đầu t ư.
3. Tiến trình hoạch định ngân sách vốn.
Một chương trình ngân sách vốn đòi hỏi phải thực hiện một số b ước trong tiến
trình ra quyết định:
(1) Phát triển dự án.
(2) Thu thập dữ liệu.
(3) Đánh giá và ra quyết định.
(4) Đánh giá lại và điều chỉnh.
4. Phương pháp ước lượng dòng ngân quỹ của dự án.
a. Các nguyên tắc ước lượng dòng ngân qũy.
Ngân quỹ của một dự án được ước lượng dựa trên các nguyên tắc sau:
Ngân quỹ phải ước lượng trên cơ sở ngân quỹ kỳ vọng sau thuế chứ không phải
thu nhập kế toán mà dự án mang lại. Theo nguy ên tắc này, dòng ngân quỹ phải được
điều chỉnh để phản ảnh tất cả các chi phí không bằng tiền (khấu hao, tiền lãi).
16
Vì vậy, với báo cáo thu nhập th ì các chí phí này được khấu trừ trước thuế để
xác định thu nhập ròng. Song với với báo cáo dòng ngân quỹ dự án thì các chi phí này
phải được cộng trở lại với thu nhập r òng để tạo nên ngân quỹ của dự án. Ngân quỹ
phải được xác định trên cơ sở ngân quỹ tăng thêm so với trường hợp không có dự án.
Điều này, đòi hỏi nhà phân tích phải xem xét các chi phí sau: Chi phí trầm khuất , chi
phí cơ hội,…
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến dòng ngân qũy của dự án.
 Khấu hao.
 Giá trị thanh lý.
 Vốn luân chuyển ròng.
c. Xác định dòng ngân qũy của dự án.

Ngân quỹ của dự án được xác định trên cơ sở ngân quỹ ròng kỳ vọng sau thuế
dựa trên các dòng nhập quỹ và xuất quỹ diễn ra trong suốt thời gian hoạt động của dự
án.
Nhập quỹ gồm: thu nhập (tăng thêm) sau thuế, khấu hao ròng, giá trị thanh lý
ròng và thu hồi vốn luân chuyển ròng.
Xuất quỹ gồm: Chi phí đầu tư ban đầu (năm 0) và các chi phí đầu tư phát sinh
khi dự án đi vào hoạt động.
Khi xác định thu nhập chịu thuế th ì doanh số và chi phí phải ước lượng trên cơ
sở toàn bộ chu kỳ sống của sản phẩm. Khấu hao phải loại khỏi các chi ti êu trên bởi vì
nó không phải là một chi tiêu bằng tiền.
(1) Đối với dự án đầu tư mở rộng: Ngân quỹ ròng được xác định trên doanh
số sau khi đã khấu trừ toàn bộ các chi phí bằng tiền.
(2) Đối với dự án đầu tư thay thế: Ngân quỹ ròng được xác định trên tiết
kiệm của dự án mới so với máy cũ sau khi khấu trừ các chi phí không bằng tiền.
5. Các phương pháp đánh giá d ự án.
Để đánh giá một dự án đầu t ư về mặt tài chính, người ta thường sử dụng các chỉ
tiêu đánh giá sau:
a. Tỷ suất sinh lợi bình quân (Ra )
Tỷ suất sinh lợi bình quân biểu thị tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế b ình quân với
tổng số vốn đầu tư cho dự án.
o
n
a
C
A
R 
Trong đó, Ra : Tỷ suất sinh lợi bình quân của dự án.
Ngân quỹ ròng = Nhập quỹ - xuất quỹ
17
An : Lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm.

P : Vốn đầu tư của dự án.
Dự án có thể chấp nhận khi tỷ suất sinh lợi b ình quân của nó lớn hơn tỷ suất sinh
lợi cần thiết Rq.
Nếu các dự án loại trừ nhau th ì dự án có tỷ suất sinh lợi bình quân lớn nhất và
lớn hơn Rq sẽ được chấp nhận.
Đặc điểm của phương pháp là: đơn giản, sử dụng trực tiếp các thông tin kế toán
có sẵn. Tuy nhiên, không tính đến thời điểm phát sinh các xuất quỹ v à nhập quỹ.
b. Thời gian hoàn vốn (T)
Phương pháp hoàn vốn sử dụng thời gian ho àn vốn làm tiêu chuẩn lựa chọn dự
án. Thời gian hoàn vốn là số năm cần thiết để thu hồi vốn đầu t ư của dự án.
Nếu ngân quỹ hàng năm đều thì thời gian hoàn vốn là tỷ số giữa vốn đầu tư và
ngân quỹ ròng hàng năm.
F
C
T
0

Trong đó, F : Ngân quỹ ròng hàng năm.
T : Thời gian hoàn vốn (năm).
Nếu ngân quỹ ròng của dự án không đều, thời hạn ho àn vốn là thời hạn cần thiết
để ngân quỹ ròng lũy kế bằng với vốn đầu t ư ban đầu.
Giả sử, F(i) là ngân quỹ ròng tích lũy đến thời điểm i của dự án, tại thời điểm m
ta tính được F(m) thỏa mãn điều kiện:
F(m) ≤ C
0
và F(m+1) ≥ C
0
Ta có:
)()1(
)(

0
mFmF
mFC
mT



Một dự án có thể chấp nhận đ ược về mặt kinh tế nếu nó có thời gian thu hồi vốn
nhỏ hơn thời gian qui định.
Nếu các dự án loại trừ nhau thì sẽ ưu tiên cho có thời hạn thu hồi vốn nhỏ nhất v à
nhỏ hơn thời gian thu hồi vốn qui định.
Đặc điểm của phương pháp: không tính đến ngân quỹ của toàn bộ dự án như là
một thước đo tính sinh lợi mà chỉ chú ý đến ngân quỹ ròng của dự án trước khi thu hồi
vốn. Hơn nữa, phương pháp này không tính đ ến độ lớn và thời hạn của ngân quỹ
trong toàn bộ chu kỳ của dự án.
c. Giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV)
Giá trị hiện tại ròng của dự án đầu tư là toàn bộ ngân quỹ ròng của nó ở các thời
điểm được đưa về thời điểm hiện tại.
Trong trường hợp chỉ có giá trị đầu t ư ban đầu:
18




n
i
i
i
k
F

CNPV
1
0
)1(
Trong đó, k : Tỷ suất sinh lợi cần thiết (chi phí cơ hội vốn).
n : Số năm của dự án (chu kỳ của dự án).
Trong trường hợp thực hiện đầu t ư ở nhiều thời kỳ trong v òng đời dự án:





n
i
i
ii
k
CF
CoNPV
1
)1(
)(
Tiêu chuẩn chấp nhận về mặt kinh tế l à dự án có NPV > 0.
Trong trường hợp các dự án loại trừ nhau th ì dự án có NPV lớn nhất v à NPV>0
sẽ được chấp nhận.
d. Tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR)
Tỷ suất sinh lợi nội bộ l à chiết khấu làm cân bằng giá trị hiện tại các xuất quỹ
và nhập quỹ của nó.





n
i
i
i
IRR
F
C
1
0
)1(
Trong đó, Co : Xuất quỹ ròng ở thời điểm ban đầu.
Fi : Lượng xuất quỹ/Nhập quỹ ở năm i. n : Số năm của dự án
IRR được tính bằng cách giải ph ương trình bậc cao ở trên, để đơn giản ta có thể
tìm bằng phương pháp gần đúng như sau:
21
1221
NPVNPV
kNPVkNPV
IRR



Trong đó, + NPV1<= 0 ứng với suất chiết khấu k1.
+ NPV2>= 0 ứng với suất chiết khấu k2.
Tiêu chuẩn chấp nhận về mặt kinh tế l à tỷ suất sinh lợi nội bộ c ủa dự án phải lớn
hơn tỷ suất sinh lợi cần thiết Rq cho tr ước. Nếu nhiều dự án loại trừ nhau th ì dự án có
IRR lớn nhất và lớn hơn Rq sẽ được chấp nhận.
Đặc điểm của phương pháp: tính cả độ lớn và thời hạn của ngân quỹ phát sinh

trong toàn bộ chu kỳ dự án.
e. Chỉ số sinh lợi (PI)
Chỉ số khả năng sinh lợi của dự án l à tỷ số giữa giá trị hiện tại r òng của dòng
ngân quỹ tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu t ư.
 
0
1
1
C
k
F
PI
n
i
i
i




Dự án chấp nhận được là dự án có PI >= 1. Trong tr ường hợp các dự án loại trừ
nhau thì dự án nào có PI lớn nhất và PI >=1 sẽ được chấp nhận.
19
Đặc điểm của phương pháp: Quyết định chấp nhận hay từ chối dự án. Tuy nhi ên,
đối với các dự án có vốn đầu t ư ban đầu khác nhau thì tiêu chuẩn PI chưa đánh giá
chính xác hiệu quả kinh tế của các dự án mang lại.
6. Chi phí sử dụng vốn.
a. Chi phí vay dài hạn:
- Khoản vay kỳ hạn (K
I

): chi phí khoản vay kỳ hạn được xác định như sau:
Trong đó, K
I
: Lãi suất khoản vay sau thuế.
Kd : Lãi suất khoản vay trước thuế.
T : Thuế suất thu nhập công ty.
- Trái phiếu (Kb): chi phí vay nợ trái phiếu được xác định như sau:
n
n
t
t
Kb
M
Kb
TINT
FM
)1()1(
)1(
)1(
1







Trong đó, Kb : Chi phí trái phi ếu.
INT: Tiền lãi trả cho trái phiếu mỗi năm.
M : Mệnh giá của trái phiếu.

F : Chi phí phát hành trái phi ếu.
N : Thời gian đáo hạn trái phiếu.
T : Thuế suất thu nhập công ty.
- Cổ phiếu ưu đãi (Kps): chi phí tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi được xác định:
n
ps
ps
P
D
K 
Trong đó, Kps : Chi phí c ổ phiếu ưu đãi.
Dps : Cổ tức hàng năm cổ phiếu ưu đãi.
Pn : Giá trị ròng của cổ phiếu ưu đãi.
b. Chi phí cổ phiếu:
- Tiếp cận mô hình định giá tài sản vốn (CAPM):
Trong đó, K
s
: Chi phí cổ phần thường.
K
RF
: Lãi suất của trái phiếu kho bạc.
K
m
: Rủi ro bình quân của cổ phiếu trên thị trường.
b
i
: Chỉ số rủi ro cổ phiếu công ty.
Một phương pháp đơn giản hơn, tiếp cận rủi ro để xác định chi phí cổ phiếu
thường công ty như sau:
K

s
= K
RF
+ (K
m
– K
RF
)b
i
K
I
= K
d
(1-T)
20
Trong đó, Ks : Chi phí c ổ phiếu thường.
Kb : Rủi ro trái phiếu công ty.
Rs : Rủi ro cổ phiếu công ty.
- Tiếp cận theo dòng tiền khấu trừ (DCF):
     









1

2
2
1
1
0
1

11
t
t
s
t
ss
K
D
K
D
K
D
P
Trong đó, Ks : Chi phí c ổ phiếu thường.
Dt : Cổ tức trả vào thời kỳ thứ t.
P0 : Giá thị trường cổ phiếu công ty.
Trong trường hợp cổ tức công ty tăng đều qua các năm với tốc độ g, khi đó
công thức được được giản như sau:
g
P
D
K
gK

D
P
s
s



0
11
0
Trường hợp việc phát hành cổ phiếu phát sinh thêm chi phí F, khi đó công th ức
được bổ sung như sau:
g
FP
D
K
gK
D
FP
s
s





)1(
)1(
0
11

0
c. Chi phí vốn bình quân (WACC).
Sau khi xác định chi phí của các nguồn t ài trợ công ty và tỷ trọng của từng
nguồn vốn trong tổng tài trợ, người quản trị tiến hành xác định chi phí vốn bình quân
theo công thức tổng quát sau:



m
i
ii
KWWACC
1
Trong đó, Wi : Tỷ trọng của nguồn vốn i.
Ki : Chi phí của nguồn vốn i.
Câu 1. Điền đầy đủ thông tin v ào các báo cáo tài chính sau:
TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
Tiền mặt
500
Khoản phải trả
400
Phải thu

Vay ngân hàng

Tồn kho

Nợ tích luỹ
200

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

TSCĐ ròng

Nợ dài hạn

Cổ phần và thu nhập giữ lại
3750
Tổng Tài sản

Tổng Nguồn vốn

K
s
= K
b
+ R
s
21
Báo cáo thu nhập năm 2004
Đvt: triệu đồng
Doanh thu thuần
8000
Thông số khả năng thanh
toán hiện thời
3
3/1
Giá vốn hàng bán


Khấu hao
500
Lợi nhuận gộp

Ngân quỹ/ Nợ dài hạn
0.4
Chi phí bán hàng và qu ản lý

Lợi nhuận ròng biên
7%
Chi tiền lãi vay
400
Tổng nợ/ Giá trị ròng
1
1/1
Lợi nhuận trước thuế

Kỳ thu tiền bình quân
45
ngày
Thuế (44%)

Quay vòng tồn kho
3
3/1
Lợi nhuận sau thuế

Một năm có
360

ngày
Câu 2. Phân tích tình hình tài chính c ủa công ty BMC thông qua 2 bảng báo cáo sau:
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006
Đơn vị tính:
VND
TÀI SẢN
Năm 2005
Năm 2006
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
27,651,960,995
38,737,935,781
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
12,842,084,138
29,422,656,666
II. Các khoản phải thu
4,591,211,704
3,375,435,548
III. Hàng tồn kho
7,681,166,633
4,739,337,056
IV. Tài sản ngắn hạn khác
2,537,498,520
1,200,506,511
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
13,473,889,229
17,300,075,224
I. Các khoản phải thu dài hạn
130,500,000
130,500,000
II. Tài sản cố định

8,405,168,014
12,425,633,256
1. Tài sản cố định hữu hình
8,392,677,327
12,324,162,443
- Nguyên giá
15,683,438,669
20,457,443,980
- Giá trị hao mòn luỹ kế
(7,290,761,342)
(8,133,281,537)
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
12,490,687
101,470,813
III.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
4,697,922,400
4,697,922,400
IV. Tài sản dài hạn khác
240,298,815
46,019,568
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
41,125,850,224
56,038,011,005
NGUỒN VỐN
Năm 2005
Năm 2006
A. NỢ PHẢI TRẢ
6,385,317,946
9,924,749,617
I. Nợ ngắn hạn

6,385,317,946
9,924,749,617
1. Phải trả người bán
255,169,132
281,350,763
2. Người mua trả tiền trước
6,249,764,160
3. Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước
284,772,992
306,494,279
4. Phải trả công nhân viên
216,043,194
199,654,058
22
5. Các khoản phải trả, phải nộp khác
5,629,332,628
2,887,486,357
II. Nợ dài hạn
0
0
B.VỐN CHỦ SỞ HỮU
34,740,532,278
46,113,261,388
I.Vốn chủ sở hữu
32,668,110,961
45,438,303,740
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
13,114,000,000
13,114,000,000
2. Quỹ đầu tư và phát triển

14,767,500,961
28,390,103,740
3. Quỹ dự phòng tài chính
1,311,400,000
1,311,400,000
4. Lợi nhuận sau thuế ch ưa phân phối
3,475,210,000
2,622,800,000
II.Nguồn kinh phí, quỹ khác
2,072,421,317
674,957,648
1. Qũy khen thưởng phúc lợi
2,072,421,317
674,957,648
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
41,125,850,224
56,038,011,005
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
1. Doanh thu bán hàng, cung c ấp dịch vụ
36,762,060,103
52,758,512,488
2. Các khoản giảm trừ
3.Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
36,762,060,103
52,758,512,488
4. Giá vốn hàng bán

22,870,502,660
29,606,057,452
5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ
13,891,557,443
23,152,455,036
6. Doanh thu hoạt động tài chính
4,165,068,094
4,526,495,366
7. Chi phí tài chính
40,578,932
- Trong đó: Chi phí l ãi vay
8. Chi phí bán hàng
3,222,463,411
3,509,599,908
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
1,838,434,228
3,431,794,971
10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
12,995,727,898
20,696,976,591
11. Thu nhập khác
763,120,286
856,525,969
12. Chi phí khác
1,653,843,900
1,295,782,237
13. Lợi nhuận khác
(890,723,614)
(439,256,268)
14. Tổng lợi nhuận trước thuế

12,105,004,284
20,257,720,323
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện h ành
608,196,013
1,091,782,913
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
11,496,808,271
19,165,937,410
Câu 3. Công ty P bán tín dụng cho khách hàng theo thời hạn tín dụng là 2/10 net 45 cho t ất cả
khách hàng có chất lượng tốt, luôn thanh toán đúng hạn. Trong đó, khoản 35% khách hàng thanh
toán sớm. Doanh số của công ty tháng 11, 12 v à dự kiến 8 tháng đầu năm nh ư sau: (triệu đồng)
Tháng
11
12
1
2
3
4
5
6
7
8
23
Doanh số
300
380
500
500
700
650

500
400
300
320
Chi phí sản xuất trực tiếp bằng 80% đ ơn giá, trong đó nguyên v ật liệu chiếm 75% được
mua trước một tháng, thanh toán ngay 60%, c òn lại thanh toán ở tháng sau. Tiền l ương bằng
25% chi pí sản xuất, thanh toán trong tháng 75%, phần c òn lại thanh toán tháng sau. Tồn kho sản
phẩm cuối kỳ bằng 20% sản l ượng tiêu thụ tháng sau. Công ty định thanh lý một TSCĐ có giá trị
còn lại là 500 triệu, bán được 600 triệu vào tháng 1. Việc vay nợ theo kế hoạch cũng sẽ nhận
được vào tháng 2 là 20 triệu đồng. Thuế trả tr ước vào tháng 2 là 10 triệu đồng. Tiền lãi vay dài
hạn 15 triệu, trả vào cuối mỗi quý. Đầu tư 400 triệu vào tháng 2. Chi phí qu ảng cáo là 15 triệu
vào tháng 1 và tháng 6. Ngoài các kho ản cố định 10 triệu đồng mỗi tháng th ì chi phí quản lý còn
tăng thêm một khoản 2% doanh số mỗi tháng.
Chi phí bán hàng 3% doanh s ố mỗi tháng. Tiền mặt đ ầu kỳ là 30 triệu đồng. Lề an toàn
cần thiết bằng 10% tổng chi bằng tiền trong tháng. Vay ngắn hạn theo bội số của 5 triệu, bỏ qua
lãi vay ngắn hạn. Thuế thu nhập 28%. Yêu cầu lập kế hoạch tài chính cho 6 tháng đ ầu năm
gồm:
a. Lập ngân sách bán hàng.
b. Lập ngân sách sản xuất.
c. Lập Ngân sách Ngân quỹ
d. Lập báo cáo thu nhập, biết chi phí khấu hao l à 40 triệu đồng.
e. Lập bảng báo cáo nguồn v à sử dụng ngân quỹ.
Câu 4. Một công ty có sản lượng hiện tại và dự kiến sản lượng bán ra 7 tháng đến nh ư sau:
Tháng
11
12
1
2
3
4

5
6
7
Sản lượng (kg)
1500
1200
1500
1700
1200
1400
2000
2500
2000
Biết giá bán đơn vị là 1500$/kg, thu ngay 30% v ới chiếc khấu 2%, thu sau 1 tháng 50%,
số còn lại thu sau 2 tháng.
Lượng sản xuất bằng 120% nhu cầu tháng sau. Chi phí nguy ên vật liệu là 500$/ kg, thanh
toán 50% sau 1 tháng, còn l ại thanh toán sau 2 tháng, chi phí nhân công 300$/kg đ ược trả ngay
trong tháng và chi phí sản xuất chung 2.000.000 mỗi tháng. Chi phí bán h àng và quản lý bằng
10% doanh số.
Chi phí tiền lãi trả vào mỗi quý là 100.000$, đầu tư nâng cao năng su ất máy móc thiết bị
là 2.500.000$ vào tháng 3, tr ả thuế 180.000$ vào tháng 1, thanh toán c ổ tức vào tháng 2 là
3.200.000$, thanh lý tài s ản vào tháng 6 là 800.000$, bán ch ứng khoán khả nhượng vào tháng 5
khoảng 500.000$. Lượng tiền mặt tối thiểu cần duy tr ì là 20% tổng chi, tồn quỹ cuối tháng 12 l à
1.000.000$. Vay theo b ội số 5.
Hãy lập ngân sách ngân quỹ 6 tháng đầu năm?
Câu 5. Công ty Bốn Mùa dự định mở một cửa h àng bán sản phẩm thời trang ở trung tâm th ành
phố. Công ty thuê một khoảng không gian ở si êu thị. Trang thiết bị và chi phí trang trí cửa hàng
tốn hết khoảng 200 triệu đồng v à được khấu hao đến khi bằng không trong 5 năm theo ph ương
pháp đường thẳng. Cửa hàng mới này cần thêm 200 triệu đồng vốn luân chuyển r òng vào năm 0.
24

Doanh số năm đầu của cửa h àng dự kiến là 1 tỷ đồng và tăng mỗi năm 8% trong suốt 10 năm tồn
tại dự kiến của cửa hàng. Chi phí hoạt động dự đoán là 700 triệu đồng trong năm đầu v à tăng
mỗi năm 7%. Giá trị thanh lý dự đoán trang thiết bị của cửa h àng là 10 triệu đồng vào cuối năm
thứ 10. Tỷ suất thuế của công ty l à 36%.
a. Hãy tính giá trị hiện tại ròng của cửa hàng, biết tỷ suất sinh lợi cần thiết l à 18%?
b. Công ty có nên chấp nhận dự án hay không?
c. Hãy tính tỷ suất sinh lợi nội bộ của cửa h àng?
d. Tính chỉ số sinh lợi của cửa hàng?
Câu 6. Công ty thời trang NiNa đang cân nhắc đầu t ư một hệ thống sản xuất hiện đại, khép kín
từ khâu thiết kế đến khi ho àn thành sản phẩm. Giá trị đầu t ư của hệ thống sản xuất dự kiến l à 8
tỷ. Khấu hao theo ph ương pháp đường thẳng trong 5 năm. Dự kiến khi dự án ho àn thành doanh
thu tiêu thụ năm 1 đạt 5 tỷ đồng, sau đó tăng đều mỗi năm với tốc độ 30% trong 5 năm. Chi phí
hoạt động của dự án năm 1 l à 1 tỷ đồng và tăng đều mỗi năm với tốc độ 10%. Vốn luân chuyển
ròng đầu tư thêm cho dự án là 1 tỷ đồng. Dự kiến vào năm 5 (năm cuối của dự án) hệ thống sản
xuất này sẽ được thanh lý với giá 2 tỷ đồng. Thuế thu nhập của công ty l à 28%.
Công ty có nên thực hiện dự án này không, nếu điều kiện đặt ra của Ban l ãnh đạo công ty
là tỷ suất sinh lợi cần thiết của dự án l à 30%, thời gian hoàn vốn theo hiện giá l à 4 năm? Tính chỉ
số sinh lợi của Dự án?
B. NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (1,5 ĐVHT)
I. Ngân hàng thương m ại
1. Khái niệm NHTM
Theo Luật tín dụng 1997: Ngân hàng thương m ại là một loại hình tổ chức tín
dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên
quan.
Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, l àm dịch
vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi v à sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung
ứng dịch vụ thanh toán.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ v à dịch vụ ngân hàng với
nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung

ứng dịch vụ thanh toán.
2. Đặc điểm kinh doanh của NHTM
- Vốn và tiền vừa là phương tiện kinh doanh, vừa là mục đích kinh doanh, vừa
là đối tượng kinh doanh.
- Ngân hàng kinh doanh ch ủ yếu bằng vốn của ng ười khác.
25
- Trong quá trình kinh doanh, ngân hàng quan hệ với nhiều đối tượng khách
hàng khác nhau và nh ững khách hàng này lại hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ng ành
nghề khác nhau.
- Trong quá trình kinh doanh, các ngân hàng có m ối quan hệ hết sức chặt chẽ
với các ngân hàng trong và ngoài nư ớc.( Người ta gọi hiện tượng này là tính liên kết
trong hệ thống ngân hàng.)
- Các sản phẩm ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách ri êng
từng sản phẩm hay nhóm sản phẩm để đánh giá kết quả v à hiệu quả kinh
doanh.
3. Chức năng của NHTM
+ Chức năng trung gian tín dụng.
Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, Ngân h àng thương mại là cầu nối
giữa những người có vốn tạm thời d ư thừa và những người có nhu cầu về vốn. Ngân
hàng hoạt động huy động các khoản vốn tạm thời nh àn rỗi trong nền kinh tế để hình
thành nên quỹ cho vay cung ứng tín dụng cho nền kinh tế.
+. Chức năng trung gian thanh toán ( thủ quỹ của khách h àng).
Với chức năng này, Ngân hàng đóng vai tr ò là trung gian giữa người chi trả và
người thụ hưởng. Thực hiện chức năng n ày cho phép làm giảm bớt khối lượng tiền
mặt lưu hành trong nền kinh tế, gia tăng khối l ượng thanh toán không d ùng tiền mặt.
Điều này làm giảm bớt chi phí cho xã hội về in tiền, vận chuyển, bảo quản tiền tệ, tiết
kiệm nhiều chi phí về giao dịch thanh toán.
+ Chức năng tạo tiền.
Thông qua hoạt động nhận tiền gửi, cho vay v à thực hiện thanh toán, các ngân
hàng thương mại tạo ra một khối lượng tiền tệ là Bút tệ cho nền kinh tế, đây l à thành

phần lớn của khối tiền tệ trong nền kinh tế với c ơ chế tạo tiền.
4. Các hoạt động chủ yếu của Ngân h àng thương mại
* Căn cứ vào Bảng cân đối tài sản, nghiệp vụ NHTM được hệ thống hóa
thành:
- Nhóm nghiệp vụ trong Bảng cân đối t ài sản:
+ Nghiệp vụ tài sản Nợ ( nghiệp vụ huy động vốn)
+ Nghiệp vụ tài sản Có ( nghiệp vụ sử dụng v ốn ) bao gồm cho vay, đầu
tư chứng khoán, cho vay đối với các tổ chức tín dụng khác.

×