Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tài liệu ÔN THI TỐT NGHIỆP ĐỌC X QUANG ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.81 KB, 15 trang )

ÔN THI TỐT NGHIỆP ĐỌC X QUANG
Một sinh viên khi đối diện với việc hỏi thi thì cần các tiêu chuẩn:

1. Về kiến thức chuẩn bị: bao gồm từ cơ sở, triệu chứng, bệnh học đến điều trị.
Những điều này được tích lũy qua từng ngày, nhưng để có thể ứng phó một cách
nhanh chóng khi được hỏi thì nó cần va chạm thực tế lâm sàng, và cách tốt là mỗi
ngày làm một bệnh án (nếu xoay sở được). Khi trực tiếp tiến hành từ hỏi bệnh,
thăm khám rồi ngồi viết, tự biện luận chẩn đoán đề ra thì mới có thể trôi chảy. Sau
đó là điều trị, và tham khảo các thuốc thầy cô ra toa trong bệnh án, tự so lại với
hướng xử trí của mình.

2. Về bệnh án: Koala đã hỗ trợ cho phần này. Cảm ơn anh.

3. Về biện luận chẩn đoán: phần này đánh giá thực lực của sinh viên. Kiến thức
nông hay sâu, rộng hay hẹp, vững hay lay.. đều thu hút qua phần này. tathata cũng
đang học hỏi qua từng ngày. Sẽ chia sẻ qua các bệnh án mình làm (nói thật, tathata
trong tư thế củng cố kiến thức, chỉ có ý chí phấn đấu học tập còn nền mống thì vẫn
phải đang xây; vì vậy dù chúng có buồn cười, sai lỗi cơ bản; mọi người cũng góp
ý dùm tathata nhé).

4. Về cận lâm sàng: cần đọc (biết khoảng bất thường) kèm biện luận tốt những
CLS cơ bản:
1) Tổng phân tích nước tiểu
2) Sinh hóa máu
3) Công thức máu
4) X quang
5) ECG
6) CT-Scanner
7) khí máu
5. Về điều trị: phần này năm nay mới học nên rất sơ đẳng, chưa có lời để
nói. Chỉ biết học thuộc phác đồ được dạy, tên thuốc thì tùy nơi mà theo. Kinh


nghiệm dùng thuốc cũng tùy người, tùy trường hợp.


Trên đây là định hướng chung. Và giờ đi vào cụ thể.
Hôm nay vừa học xong về cách phân tích phim X quang phổi, tathata chia sẻ với
mọi người:

BN nam 80 tuổi vào viện nhiều lần vì tình trạng ho và khó thở, được chẩn đoán
Viêm phế quản cấp/ Hen phế quản bậc IV - Tăng huyết áp - Tiểu đường type 2
(phân biệt với viêm phổi/ (nền bệnh tương tự)). Phim X quang được đọc và thấy
các điểm sau:

1. Lồng ngực:
1) chụp đứng hay chụp nằm? - cường độ tia tốt?
-> thấy hết các đốt sống ngực: tia quá cứng; thấy 1,2 đốt: tia quá mềm
2) lồng ngực có gì bất thường? cung xương? nhu mô? mạch máu? trung thất?
3) Sự dãn nở của lồng ngực? thấy bao nhiêu cung xương sườn? tư thế BN?
-> trục cột sống không thẳng, dựa vào đường qua mấu gai không đi qua trung
điểm đường nối 2 xương đòn: BN chống tay nghiêng về một phía.
4) khoang gian sườn: độ giãn 2 bên: bằng nhau? bên nào hẹp hơn bên nào?
-> độ giãn bên (T) hẹp hơn bên (P) nghĩ đến các tình huống: xẹp phổi, dãn phế
quản, viêm phổi tái đi tái lại..
2. Phế trường của phổi:
+ đáy phổi (T): đậm độ mờ hơn đáy phổi (P)

+ giới hạn cơ hoành không rõ: bình thường sắc nét do tương phản đậm độ (phổi
chứa khí ở trên, bụng với đậm độ mờ do chứa mô mềm, dịch ở phía dưới)
Nay phổi có thể chứa dịch nên mất ranh giới.

+ hình ảnh phế quản hơi: vệt đen trong đốm mờ ( nếu nhiều sẽ có hình nhành cây)

-> đông đặc: nhồi máu phổi, viêm phổi.
3. Mật độ xương: đậm độ xương không đồng nhất.

4. Chỉ số tim ngực: lớn -> ảnh hưởng thất (T).

Ảnh X quang được học
* hình 1:



-----------------

* hình 2:


-----------------

* hình 3:


-----------------

* hình 4:

×