Giáo viên hướng dẫn: Hà Văn Hành
LỜI NÓI ĐẦU
Đô thị hóa là quá trình tất yếu diễn ra không chỉ đối với nước ta mà còn đối với
các nước trên thế giới, nhất là các nước châu Á. Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình
đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Đô thị hóa góp phần đẩy mạnh phát triển
kinh tế – xã hội của khu vực, nâng cao đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng phát sinh
nhiều vấn đề cần giải quyết như: môi trường ngày càng ô nhiễm, giao thông đô thị, vấn
đề nhà ở, di dân và vấn đề việc làm, phương pháp đền bù khi giải phóng mặt bằng, cách
thức di dân, dãn dân….
Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa ở nước ta diễn ra khá nhanh. Sau khi
Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, quá trình đô thị hóa đã diễn ra hết sức
nhanh chóng, đặc biệt trong 10 năm trở lại đây chúng ta đã chứng kiến một quá trình đô
thị hóa với tốc độ cao chưa từng có ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ
Chí Minh và các tỉnh lân cận Đô thị hóa đã làm thay đổi diện mạo của đất nước, góp
phần nâng cao mức sống của một số bộ phận dân cư, tuy nhiên bên cạnh những mặt tích
cực cũng đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp cần sớm được giải quyết như: vấn đề di dân
nông thôn ra thành thị; tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hoá giàu nghèo; vấn đề
nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị; vấn đề hệ thống cơ sở hạ tầng quá tải và ô
nhiễm môi trường…Qua đó em chọn đề tài: “Các vấn đề phát sinh trong quá trình đô
thị hóa ở Việt Nam.”
1. Tổng quan về quá trình đô thị hoá ở Việt Nam hiện nay
Đô thị hoá ở nuớc ta đã có từ xa xưa, tuy nhiên từ năm 1990 các đô thị Việt Nam
bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ (tỷ lệ đô thị hoá vào
khoảng 17-18%), đến năm 2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tính đến
năm 2007, cả nước đã có 729 đô thị bao gồm 2 đô thị đặc biệt: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội;
4 đô thị loại 1: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, và Huế; 13 đô thị loại 2; 36 đô thị loại 3;
39 đô thị loại 4 và 635 đô thị loại 5 (đạt tỷ lệ đô thị hoá xấp xỉ 27%). Tỷ lệ dân số đô thị
hiện nay dưới 40%, theo quy hoạch phát triển đến năm 2012 tỷ lệ đó sẽ đạt 56-60%, đến
năm 2020 là 80%.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hường. Lớp Địa lý K32
1
Giáo viên hướng dẫn: Hà Văn Hành
Bộ Xây dựng dự báo tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 40%,
tương đương với số dân cư sinh sống tại đô thị chiếm trên 45 triệu dân. Mục tiêu đề ra
cho diện tích bình quân đầu người là 100m
2
/người. Nếu đạt tỉ lệ 100m
2
/người, Việt Nam
cần có khoảng 450.000 ha đất đô thị nhưng hiện nay, diện tích đất đô thị chỉ đạt quy mô
105.000 ha. Với tốc độ phát triển đô thị và dân số đô thị như vậy, Việt Nam sẽ phải đối
mặt với ngày càng nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh từ quá trình đô thị hóa.
2. Các vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam
2.1 Di cư nông thôn-đô thị:
Trong 10 năm qua (1999 - 2009), dân số Việt Nam tăng thêm 9,523 triệu người,
bình quân mỗi năm tăng 952 nghìn người. Có ba tỉnh, thành phố có quy mô dân số lớn
hơn 3 triệu người, đó là Tp.HCM với 7,163 triệu người, Hà Nội 6,452 triệu người và
Thanh Hóa là 3,401 triệu người. Năm tỉnh có dân số dưới 500.000 người là Bắc Cạn,
Điện Biên, Lai Châu, Kon Tom và Đắc Nông. Tổng số dân của Việt Nam tính đến ngày
1/4/2009 là 85.846.997 người, bao gồm 42.413.143 nam (chiếm 49,4%) và 43.433.854 nữ
(chiếm 50,6%). Cụ thể, dân cư ở khu vực thành thị là 25.436.896 người, chiếm 29,6%
tổng dân số cả nước. Trong khi đó, dân số nông thôn là 60.410.101 người, chiếm 70,4%
trong tổng dân số. Như vậy, dân số thành thị đã tăng với tốc độ trung bình là 3,4% mỗi
năm trong khi tốc độ này ở khu vực nông thôn chỉ là 0,4% mỗi năm.
Lao động từ các nông thôn đổ về các đô thị để tìm việc làm. Trong điều kiện Việt
Nam là nước nông nghiệp, kinh tế chưa phát triển, tài nguyên không dồi dào, diện tích đất
canh tác bình quân đầu người quá thấp, lao động dư thừa thì lao động từ các nông thôn sẽ
đổ về các đô thị để tìm việc làm. Đồng thời người nông dân xem đô thị như là miền đất
đầy hứa hẹn. Cùng với thực tế tăng trưởng kinh tế ở đô thị đã tạo ra dòng di cư vào thành
phố và làm tăng trưởng dân số đô thị nhanh chóng. Dòng di cư đó đã, đang và sẽ tiếp tục
diễn ra và đã cung cấp cho các đô thị nguồn lao động phổ thông dồi dào và nó cũng mang
lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông thôn, góp phần phát triển kinh tế ở cả đô thị và nông
thôn.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hường. Lớp Địa lý K32
2
Giáo viên hướng dẫn: Hà Văn Hành
Tuy nhiên, vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị dẫn đến mật độ dân số ở thành
thị tăng cao. Quá trình đô thị hoá nhanh cùng với sự thay đổi điều kiện sống đã làm cho
một bộ phận dân cư ở nông thôn di cư mạnh ra các đô thị. Số dân cư sống ở thành thị
tăng đột biến với mật độ dân cư dày đặc gây mất cân đối giữa thành thị và nông thôn,
đồng thời đặt ra những vấn đề nan giải về giải quyết công ăn việc làm, thất nghiệp tại
chỗ, nhà ở và tệ nạn xã hội làm cho trật tự xã hội ven đô ngày càng thêm phức tạp. Theo
thống kê của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), người di cư nông thôn chiếm tới 1/3
dân số của TP Hồ Chí Minh và 1/10 dân số của Hà Nội và làn sóng này vẫn đang tiếp tục
không ngừng chảy. Dự kiến dân số đô thị của Hà Nội đến năm 2012 sẽ là 3,9 - 4,2 triệu
người, năm 2020 là 7,9 - 8,5 triệu người; còn với TP Hồ Chí Minh năm 2012 là 10 triệu
người, đến 2025 là 16-17 triệu người.
Hình 1: Dân số vào các đô ngày càng tăng
Dân số, lao động tăng nhanh chóng ở các đô thị là quy luật tất yếu và có ý nghĩa
to lớn trong quá trình đô thị hóa. Nó làm cho tốc độ đô thị hóa cao hơn, và cũng góp phần
làm giàu cho nông thôn, phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhưng việc tăng dân số
đô thị quá tải về nhiều mặt đời sống kinh tế xã hội. Biểu hiện của sự quá tải đó là sự mất
cân bằng giữa cung và cầu các dịch vụ đô thị, các chi phí xã hội đô thị tăng: chi phí quản
lý giao thông, môi trường, an ninh xã hội tăng, ngân sách của các chính quyền đô thị
thiếu hụt. Hiện tượng lấn chiếm vỉa hè buôn bán trên xe thồ, hình thành các xóm liều, gây
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hường. Lớp Địa lý K32
3
Giáo viên hướng dẫn: Hà Văn Hành
ô nhiễm môi trường, thất nghiệp đô thị cũng gia tăng.Sự gia tăng dân số đô thị làm cho
môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước
sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường
không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày
càng khó khăn.
2.2 Giao thông đô thị
Giống như các thành phố lớn ở châu Á, những năm gần đây, các đô thị ở Việt
Nam, đặc biệt là các đô thị lớn đang phải đương đầu với các vấn đề về giao thông đô thị,
trong đó ùn tắc giao thông ngày càng trầm trọng.
Sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa và dân số đô thị tăng nhanh chóng, đã
tăng sức ép rất lớn đến cơ sở hạ tầng đô thị nói chung và hạ tầng giao thông vận tải đô thị
nói riêng.Từ khi có chính sách “đổi mới” đến nay, nền kinh tế nước ta đã khởi sắc và
đang phát triển nhanh chóng, nhiều đô thị được mở rộng và đi vào chiều sâu, nhiều khu
CN được xây dựng. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định khoảng 7-7,6%/năm.
Thời kỳ đầu, tốc độ đô thị hóa chưa cao, các đô thị lớn vẫn chưa bị tác động nhiều bởi ùn
tắc giao thông. Tuy nhiên, cùng với vấn đề tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh như
hiện nay thì ách tắc, an toàn giao thông của các đô thị lớn đang trở thành vấn đề nan giải
và chính nó sẽ góp phần làm chậm sự phát triển kinh tế. Những vấn đề tác động của đô
thị hóa với giao thông đô thị được thể hiện trên 2 mặt tích cực và hạn chế sau:
Mặt tích cực là góp phần làm tăng nhanh khối lượng vận chuyển và nhu cầu đi
lại, thúc đẩy và tạo động lực quan trọng cho việc phát triển các ngành giao thông.
Khoảng 20 triệu dân sống trong các đô thị, trong đó tỷ lệ dân đô thị tham gia vào hoạt
động kinh doanh và thương mại tiếp tục tăng. Nhu cầu về vận chuyển và đi lại ngày càng
cao. Đồng thời đô thị hóa góp phần hiện đại các công trình giao thông. Tại các thành phố
lớn, nhiều dự án đầu tư xây dựng hệ thống các đường sá, trục chính, đường vành đai được
cải tạo, mở rộng, xây dựng mới. Bộ mặt giao thông đô thị được cải thiện đáng kể. Ngoài
ra, đô thị hóa góp phần thúc đẩy việc đầu tư để đổi mới, đa dạng và phát triển hiện đại
các loại phương tiện giao thông vận tải công cộng.
Các mặt tác động tiêu cực của đô thị hóa là: Tăng sức ép lên cở sở hạ tầng kỹ
thuật đô thị, đặc biệt là giao thông phát triển cơ sở hạ tầng giao thông không theo kịp tốc
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hường. Lớp Địa lý K32
4
Giáo viên hướng dẫn: Hà Văn Hành
độ đô thị hóa. Đô thị hóa nhanh trong khi các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao
thông vận tải tại các đô thị vốn đã nghèo nàn, yếu kém và thiếu đồng bộ, càng đẩy thêm
giao thông đô thị vào thế không lối thoát, và chính nó đang làm chậm sự phát triển kinh
tế. Tốc độ phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đô thị thấp hơn rất nhiều so với tốc độ
đô thị hoá và tốc độ gia tăng phương tiện giao thông cơ giới. Diện tích đất giao thông đô
thị không đủ, mạng lưới đường giao thông phân bố không đồng đều, thông số kỹ thuật
tuyến đường rất thấp, hành lang đường luôn bị lấn chiếm. Theo số liệu thống kê, tại các
đô thị lớn, các chỉ tiêu về hạ tầng giao thông cũng rất thấp, chỉ đáp ứng được khoảng 35 -
40% so với nhu cầu cần thiết, như: tại Hà Nội, diện tích đất giao thông khoảng 7,8%, mật
độ đường đạt 3,89km/km
2
; tại thành phố Hồ Chí Minh diện tích đất giao thông khoảng
7,5%, mật độ đường đạt 3,88km/km
2
. Các chỉ tiêu giao thông tại các đô thị loại thấp hơn
cũng nhỏ hơn nhiều so với yêu cầu cần thiết. Diện tích các điểm đỗ xe đạt 25% song chưa
có quy hoạch cụ thể. Mật độ đường chính đạt 40%, mật độ của đường liên khu vực, phân
khu vực thấp nhất chỉ đạt 20 - 30% so với yêu cầu.
Một số hậu quả chính của hiện trạng giao thông đô thị yếu kém là:
Tai nạn giao thông: Tình hình tai nạn giao thông ở nước ta, đặc biệt trong khu vực đô thị
hết sức nghiêm trọng, thuộc vào nhóm cao nhất thế giới. Theo báo cáo của bộ giao thông
Hình 2: Ùn tắc giao thông ngày càng đang phổ biến ở các đô thị
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hường. Lớp Địa lý K32
5
Giáo viên hướng dẫn: Hà Văn Hành
vận tải, tai nạn giao thông trong 10 năm qua tăng liên tục, đặc biệt từ năm 2001 tăng đột
biến Tuy chỉ số về số vụ tai nạn giao thông/10.000 phương tiện không cao hơn nhiều so
với các nước khác trong khu vực, song chỉ số người chết/tổng số người bị thương là đặc
biệt cao mà nguyên nhân chính là do phương tiện chủ đạo trong giao thông đô thị là xe
hai bánh.
Ùn tắc giao thông
Ùn tắc giao thông trong các đô thị đang và ngày càng trở nên bức xúc, đặc biệt
tại các đô thị vừa và lớn Có thể nói trên địa bàn đô thị, bất cứ tuyến đường, nút giao
thông nào cũng tiềm ẩn ùn tắc giao thông, trong khi hạ tầng vừa yếu, vừa thiếu và
phương tiện xe máy tăng đến chóng mặt. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang phải
gánh chịu những hậu quả nặng nề do ùn tắc giao thông gây ra
Ô nhiễm không khí và tiếng ồn
Gia tăng phương tiện giao thông cơ giới tại các đô thị trong những năm qua đã
làm gia tăng ô nhiễm bụi, khí thải và tiếng ồn do các hoạt động giao thông gây ra. Ùn tắc
giao thông, phố hóa quốc lộ, tỉnh lộ, hoạt động xây dựng hạ tầng và khu dân cư góp phần
làm gia tăng mức độ ô nhiễm. Ô nhiễm tiếng ồn giao thông và các ảnh hưởng tới sức
khỏe người dân đô thị lớn hơn nhiều so với các đô thị khác trên thế giới. Sự bố trí không
hợp lý các khu chức năng trong đô thị làm nghiêm trọng thêm ô nhiễm tiếng ồn, nhất là
đối với trường học, bệnh viện, công sở, và khu dân cư. Giá trị tiếng ồn vượt tiêu chuẩn
cho phép.
Hình 3: Khói và bụi ở các đô thị
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hường. Lớp Địa lý K32
6
Giáo viên hướng dẫn: Hà Văn Hành
Vấn đề ùn tắc giao thông và tai nạn, mất an toàn giao thông đã và đang trở thành
vấn đề hết sức bức xúc tại các đô thị, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh., không những làm cản trở tới các hoạt động kinh tế-xã hội mà còn gây nên tình
trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Dự báo với thực trạng trên thì,
thời gian ách tắc giao thông vào giờ cao điểm sẽ cao gấp đôi hoặc ba lần trong 10 năm
tới.
2.3 Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước.
Tại các đô thị việc chiếm dụng đất công, san lấp mặt bằng, sông ngòi, lấn chiếm
lòng đề đường để làm nhà và xậy dựng trái phép diễn ra hàng ngày làm cản trở đến việc
tiêu, thoát nước và chất thải đô thị. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng không đáp ứng
đủ, đường xá giao thông tắc nghẽn, nguồn nước ngầm và các dòng sông bị đe dọa nhiễm
bẩn nghiêm trọng vì chất thải, không khí ngày càng ô nhiễm nặng nề vì bụi công trường,
khói xe, khói nhà máy sản xuất công nghiệp. Nghiên cứu của UNFPA cho thấy, chất
lượng không khí tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thuộc vào loại thấp nhất trong khu vực.
Phần lớn hệ thống nước thải không được xử lý, khối lượng chất thải rắn đang gia tăng
nhanh chóng, và chỉ có một phần nhỏ lượng chất thải công nghiệp nguy hại được xử lý an
toàn. Thể hiện qua các vấn đề sau:
Ô nhiễm môi trường nước ở đô thị
Tình hình chung ở các đô thị là môi trường nước mặt đều là nơi tiếp nhận các
nguồn nước chưa được xử lý nên đã bị ô nhiễm có nơi bị ô nhiễm nặng . "Nồng độ chất ô
nhiễm trong nước mặt thường cao như chất rắn lửng lơ nhu cầu ôxy sinh hoá , nhu cầu
oxy hoá học , nitơrit , nitơrat gấp từ hai đến 5 lần thậm chí từ 10 đến 15 lần tiêu chuẩn
cho phép đối với nguồn nước mặt. Ngoài chất ô nhiễm hữu cơ trên môi truờng nước mặt
đô thị ở một số nơi còn bị ô nhiễm kim loại nặng và hoá chất độc hại nặng như thuỷ ngân
asen ,clo, phenon ” dẫn đến tình trạng sức khoẻ ngày càng suy thoái số bệnh nhân tại
khoa chống độc ở các bệnh viện ngày càng tăng nhanh nhà nước đã phải đầu tư rất nhiều
tiền vào chữa trị cho người dân và còn dẫn đến nhiều ảnh hưởng khác.
Ô nhiễm bụi ở đô thị
Ở hầu hết các đô thị đều bị ô nhiễm rất trầm trọng tới mức báo động, nồng độ bụi
trung bình ở các thành phố là 0,4 đến 0,5 mg/m, nồng độ bụi ở các khu dân cư bên cạnh
các nhà máy, xí nghiệp hay gần đường giao thông lớn đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hường. Lớp Địa lý K32
7
Giáo viên hướng dẫn: Hà Văn Hành
1,5 đến 3 lần nơi bị ô nhiễm lớn nhất trong các địa điểm là khu dân cư gần các nhà máy
xi măng Hải Phòng, xi măng Hoàng Mai (Nghệ An) Ô nhiễm bụi chủ yếu do giao
thông vận tải, xây dựng sửa chữa nhà cửa và do sản xuất công nghiệp gây ra .
Ngoài ra còn có ô nhiễm các khí SO
2
, CO, NO
2
. Nồng độ khí SO
2
, CO, NO
2
ở
một số khu trung cư gần khu công nghiệp thì vượt quá mức độ cho phép nhiều lần, ở một
số nút giao thông lớn trong đô thị nồng độ khí NO
2
vượt quá tiêu chuẩn cho phép
2.4. Mất cân đối cung - cầu nhà ở, hình thành các khu “ổ chuột”
Nhà ở được đặt ra với tất cả các đô thị trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nhu cầu
nhà ở của dân cư đô thị ngày càng cao. Thông thường nhà của một gia đình là tài sản có
giá trị lớn nhất đối với họ. Giá thuê nhà ở đô thị luôn được người tiêu dùng coi là đắt
nhất. Sự đắt đỏ khan hiếm của thứ hàng hóa này là do: đất đô thị khan hiếm và đắt đỏ, chi
phí xây dựng nhà ở cao. Nhà ở đô thị được hình thành theo 2 hệ thống: xây dựng theo
đúng quy tắc và bất quy tắc.Nhìn chung hầu hết ở các đô thị hiện nay đều xảy ra tình
trạng thiếu nhà ở.
Hình 4: Một góc “khu ổ chuột” ở TP. Hồ Chí Minh
Đặc biệt là dân nghèo đô thị và những người mới nhập cư vào thành phố. Thống kê
của UNFPA cho thấy, hiện 25% cư dân thành thị Việt Nam không đủ tiền để mua nhà ở,
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hường. Lớp Địa lý K32
8
Giáo viên hướng dẫn: Hà Văn Hành
20% nhà ở thành thị bị xếp vào loại không đạt tiêu chuẩn, TP Hồ Chí Minh còn có 300
ngàn người đang sống trong các nhà ổ chuột, 30% dân số Hà Nội phải sống trong môi
trường chật chội với diện tích ở không quá 3m
2
/người.Chính vì thế một số người đã bất
chấp những quy định về quản lý đô thị, tự ý san lấp, lấn chiếm, sang nhượng đất để xây
nhà một cách tạm bợ, tuỳ tiện không theo quy hoạch gây ảnh hưởng đến mỹ quan của các
đô thị. Việc xây cất không theo quy hoạch làm xuất hiện tình trạng “nhà không số, phố
không tên” chen lấn hỗn độn, tối tăm, chật chội. Điều này đã phần nào tạo điều kiện
thuận lợi cho các tệ nạn xã hội, tội phạm lẩn trốn pháp luật, gây khó khăn cho công tác
quản lý trật tự an toàn xã hội.
Trong những năm gần đây, Đảng và Chính phủ đã rất quan tâm đến vấn đề nhà ở, đầu tư
nhiều tỷ đồng cho xây dựng nhà ở mới tại các đô thị và khu công nghiệp. Nhờ đó đã giải
quyết một phần rất quan trọng về nơi ở của người dân. Tuy nhiên, tình hình nhà ở đô thị
vẫn đang rất căng thẳng trên tất cả các mặt: phát triển mới, cải tạo, mua bán, chuyển dịch
và quản lý. Nếu không có những giải pháp hiệu quả thì sự tác động của nhà ở sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đến sự phát triển đô thị. Điều
quan trọng hơn là khắc phục những hậu quả do sai lầm của chính sách nhà ở đô thị sẽ lâu
dài và rất tốn kém. Các nghiên cứu cho thấy nhà ở đô thị hàm chứa trong bản chất của nó
một loạt các vấn đề mà cách giải quyết chỉ có thể đạt được bằng các chính sách lớn mang
tầm vóc quốc gia.
Diện tích nhà ở bình quân đầu người tại các đô thị nước ta còn quá thấp (5,4m
2
/người).
Chất lượng nhà ở không bảo đảm, các điều kiện về hạ tầng, môi trường đều kém cỏi. Nhà
"ổ chuột" còn chiếm tỷ trọng đáng kể tại các đô thị. Cung cầu mất cân đối nghiêm trọng,
cộng với những tác động của chính sách không hợp lý, làm cho giá nhà ở quá cao so
với thu nhập của nhân dân đô thị. Từ khi xoá bỏ bao cấp, số lượng và chất lượng nhà ở do
dân tự đầu tư tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, xây dựng nhà ở tự phát đã làm cho chính
quyền các đô thị không kiểm soát được việc xây dựng theo quy hoạch, đã làm ảnh hưởng
đến kiến trúc cảnh quan đô thị, môi trường sống. Trước tình hình này, năm 1991 Bộ Xây
dựng đã đề xuất và tổ chức chỉ đạo thực hiện mô hình đầu tư phát triển nhà ở theo dự án
nhằm tăng nhanh quỹ nhà ở với yêu cầu vừa đảm bảo đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ
thuật và hạ tầng xã hội, vừa góp phần tạo dựng bộ mặt của các khu dân cư đô thị văn
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hường. Lớp Địa lý K32
9
Giáo viên hướng dẫn: Hà Văn Hành
minh, hiện đại. Điều này có thể nhận thấy dễ dàng qua các con số: giai đoạn 1991 - 1995
cả nước mới triển khai 98 dự án nhà ở mà phần lớn với quy mô dự án nhỏ thì đến giai
đoạn 1996 - 2000 cả nước đã triển khai trên 800 dự án nhà ở và các khu đô thị mới và đến
cuối năm 2002 cả nước đã có 1.100 dự án.
Trong bối cảnh quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng cùng với sự phát triển của nền
kinh tế thị trường, người nghèo và thu nhập thấp có rất ít điều kiện để có được một chỗ ở
phù hợp. Vấn đề này trầm trọng hơn với sự ra đời của chính sách xoá dần bao cấp nhà ở
(cuối 1992). Bức tranh đô thị đã trở nên đối lập thật sự giữa một bên là tốc độ phát triển
ngày càng nhanh của quá trình đô thị hoá, tốc độ phát triển nhà không phải để ở tăng
nhanh hơn tốc độ phát triển nhà ở; tốc độ hiện đại hoá nhanh càng mâu thuẫn với bức
tranh vô cùng ảm đạm của các dãy nhà lụp xụp "ổ chuột", nhà trên và ven kênh rạch.
Một tồn tại khác trong vấn đề nhà ở đô thị là sự tồn tại của các khu nhà ở không chính
thức và một biến thái của nó là các "xóm liều, xóm bụi". Hai nguyên nhân chính của thực
trạng này là tốc độ đô thị hoá nhanh, dẫn đến nhập cư trái phép và giá đất đô thị quá cao,
mà một số hộ dân không có điều kiện mua đất đã lấn chiếm đất công để ở. Do tính chất
này mà đa phần các khu nhà ở không chính thức có điều kiện nhà ở rất kém, diện tích ở
khoảng 2 - 4m
2
/người, nhà ở lụp xụp, tạm bợ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng
xã hội đều ở mức rất thấp. Điều này dẫn đến môi trường trong các khu dân cư này bị ô
nhiễm nghiêm trọng và có thể coi đây là các khu nhà "ổ chuột" đô thị.
Hà Nội đã từng có ba khu nhà ở không chính thức lớn hình thành từ những năm 90 của
thế kỷ XX là khu chứa trọ Phúc Xá, khu bãi rác Thành Công, và khu "xóm liều" Thanh
Nhàn với số lượng dân ở mỗi khu khoảng 400 người. Ngoài ra Hà Nội còn có hơn 20
"xóm liều, xóm bụi" nhỏ, với mỗi xóm từ 5 - 10 hộ dân, nằm rải rác trong các quận,
huyện khác trên các khu đất công hoặc ven sông, hồ, Với các đô thị miền Trung và
miền Nam , ngoài các nguyên nhân nêu trên, còn có một nguyên nhân khác là hậu quả
của chiến tranh. Thành phố Hồ Chí Minh đã từng có 67.000 căn nhà "ổ chuột" và trong
đó có 24.000 hộ sống ven kênh rạch. Tại thành phố Huế có 770 hộ với 4.483 nhân khẩu
sống trên Thượng Thành và Eo Bàu trong khu Thành cổ với diện tích xây dựng trái phép
là 31.500m2. Ngoài ra, một số cộng đồng dân cư đô thị hình thành từ xa xưa, sinh sống
hợp pháp, nhưng do đặc điểm định cư và sinh sống đặc biệt nên có thể coi là những khu
"ổ chuột" đô thị. Đó là cộng đồng dân vạn đò, vạn chài trên sông, hồ, đầm, phá, mà
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hường. Lớp Địa lý K32
10
Giáo viên hướng dẫn: Hà Văn Hành
điển hình là cộng đồng dân vạn đò trên sông Hương thành phố Huế, có 941 hộ với 6.505
nhân khẩu sinh sống trong điều kiện vệ sinh môi trường rất kém.
2.5 Tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hoá giàu nghèo
Trong quá trình hội nhập và phát triển, người dân đô thị cần có trình độ văn hoá tay
nghề cao để tiếp cận với khoa học kỹ thuật – công nghệ và đáp ứng với nhu cầu tuyển
dụng lao động. Song thực tế cho thấy ở các đô thị và các vùng ven đô vẫn còn một bộ
phận không nhỏ những người thất nghiệp, trình độ học vấn không cao. Đây chủ yếu là
những lao động giản đơn di cư từ khu vực nông thôn lên thành thị để kiếm việc làm. Phần
lớn trong số họ chỉ tìm được công việc giản đơn trong các khu công nghiệp, khu chế xuất
ở gần thành thị, một số khác kém may mắn hơn phải lang thang tìm kiếm công việc
không ổn định trong nội thị với thu nhập ít ỏi. Nhiều vấn đề phát sinh cũng bắt nguồn từ
đây, khi thu nhập của người lao động không đủ tích lũy để gửi về gia đình như kỳ vọng
trước đó. Điều tra gần đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong số lao động di cư, có
tới 2/3 là lao động trẻ (15-19 tuổi); hơn 50% là di cư để tìm việc làm, 47% là để cải thiện
điều kiện sống. Một điều tra khác của Viện Khoa học lao động và xã hội cũng cho thấy,
trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ lao động ngoại tỉnh
chiếm tới 70%. Tính đến tháng 12/2007 cả nước có hơn 170 khu công nghiệp, khu chế
xuất phân bổ ở 55 tỉnh, thành trên cả nước với khoảng trên 1 triệu người lao động đang
làm việc, trong đó có 700.000 người lao động di cư từ các tỉnh khác hoặc huyện khác
đến. Do chỉ được hưởng mức lương thấp, lại phải làm việc vất vả nên số lao động di cư
này dễ nảy sinh những bất đồng và có những hành động thiếu kiềm chế. Sự khác biệt về
giàu nghèo giữa các đô thị, trong từng đô thị, và giữa nông thôn và thành thị ngày càng
trở nên sâu sắc hơn.Đây là sự bất ổn đối với chủ trương phát triển một xã hội đô thị công
bằng, ổn định và văn minh.
3. Một số giải pháp cho vấn đề đô thị hóa ở Việt Nam
3.1 Xác định quy mô đô thị hợp lý
Quy mô đô thị hợp lý là quy mô đô thị mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất
và phù hợp với trình độ quản lý của bộ máy quản lý đô thị hiện hành. Cần xem xét quy
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hường. Lớp Địa lý K32
11
Giáo viên hướng dẫn: Hà Văn Hành
mô đô thị trên 3 góc độ: quy mô dân số, quy mô đất đai, quy mô phát triển kinh tế. Trong
quá trình phát triển, quy mô đo thị luôn có xu hướng tăng lên và biểu hiện cụ thể của nó
là tăng dân số đô thị, tăng quy mô sản xuất, mở rộng ranh giới. Song, các nguồn lực trong
một đô thị thường bị giới hạn, như vấn đề đất đai, nhà ở, môi trường, và các dịch vụ xã
hội khác. Trên góc độ kinh tế, một đô thị hoạt động có hiệu quả khi kết quả kinh tế - xã
hội mà nó đạt được phải tương xứng với những chi phí mà nó phải chi ra.
Hình 5: Quy mô đô thị hợp lí
Tính hợp lý của quy mô đô thị biểu hiện ở chỗ: sự phát triển của các ngành dịch
vụ đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của dân số, sự phát triển kinh tế có hiệu quả cao
đáp ứng đủ công ăn việc làm cho lao động, môi trường ngày càng được cải thiện, mức
sống dân cư ngày cào cao. Việc lựa chọn quy mô, địa điểm hợp lý của các doanh nghiệp,
các ngành tạo ra quy mô hợp lý về kinh tế của đô thị nhằm khai thác hết các lợi thế của
đô thị. Chính sách hạn chế tăng cơ học dân số đô thị có thể thực hiện: 1) hạn chế nhập cư
vào đô thị 2) duy trì sự ổn định dân cư ở nông thôn, tạo việc làm và đẩy mạnh
côngnghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn.
Việc tìm quy mô tối ưu cho một đô thị cần dựa trên cơ sở so sánh chi phí và lợi
ích tương ứng với từng quy mô đô thị cần dựa trên cơ sở so sánh chi phí và lợi ích tương
ứng với từng quy mô đô thị
3.2 Định hướng cho quá trình đô thị hóa.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hường. Lớp Địa lý K32
12
Giáo viên hướng dẫn: Hà Văn Hành
Đô thị hóa vừa là quy luật tất yếu vừa là sự cần thiết khách quan để xây dựng
nước ta trở thành một quốc gia văn minh. Tỷ lệ đô thị hóa cao hơn nữa sẽ góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế. Hiện nay, tỷ lệ dân số đô thị nước ta thuộc loại thấp trên thế giới:
năm 1995 khoảng 20,75% năm 2005 khoảng 34,3%, Philipin 58,6%, Hàn Quốc 86,2%.
Nếu chúng ta không có các chính sách gì mạnh mẽ để phát triển đô thị thì đến năm 2020
tỷ lệ dân số đô thị của chúng ta mới có thể bằng Trung Quốc hiện nay. Như vậy để phát
triển đô thị với tốc độ cao hơn so với thời gian qua cần có những biện pháp mạnh mẽ
hơn, chính sách thông thoáng hơn. Chúng ta có thể phát triển các đô thị theo hướng sau:
1) Ưu tiên hình thành các đô thị mới hiện đại, đồng bộ về cơ sở hạ tầng.
2) Đối với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh không nên quá tập trung vào nâng
cấp, cải tạo vì giải phóng mặt bằng đã làm cho chi phí các dự án tăng quá cao. nên phát
triển các đô thị vệ tinh xung quanh Hà Nội, hay xung quanh Thành phố Hồ Chí Minh
nhằm giảm áp lực cho các thành phố này.
3) Trọng tâm của quá trình đô thị hóa là phát triển cơ sở hạ tâng và phát triển các
ngành công nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất.
4) Coi vấn đề đô thị hóa nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn là một nội dung
quan trọng trong quá trình đô thị hóa.
3.3 Lập và thực hiện quy hoạch đồng bộ
Các thành phố cần có quy hoạch đồng bộ bao gồm: Quy hoạch tổng thể kinh tế xã
hội, quy hoạch các ngành, các cấp (từ thành phố đến quận, huyện) quy hoạch xây dựng
(quy hoạch chung và chi tiết). Chất lượng quy hoạch cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
Các quy hoạch phải được thực hiện nghiêm túc: Về mặt pháp luật, quy hoạch đô
thị được thực hiện thông qua các quy định của nhà nước đối với các hoạt động xây dựng
và các hoạt động khác của mọi chủ thể có liên quan đến việc sử dụng không gian, kết cấu
hạ tầng đô thị và tài nguyên khác (đất đai, khoáng sản, nguồn nước, du lịch, văn hóa ) đã
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hường. Lớp Địa lý K32
13
Giáo viên hướng dẫn: Hà Văn Hành
được xác định. Trên thực tế, tính khả thi của các quy hoạch chưa cao, các quy định pháp
luật bị buông lỏng, một số quy hoạch không được thực hiện hoặc không thể thực hiện.
Để phát triển đô thị bền vững cần thực hiện quy hoạch một cách đồng bộ, không
nên cho rằng quy hoạch xây dựng là duy nhất đối với đô thị.
3.4 Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý
Cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ bộ máy quản lý trong nền kinh tế thị trường,
từ đó tổ chức bộ máy, đổi mới cơ cấu bộ máy chính quyền đô thị là một biện pháp quan
trọng để quản lý đô thị. Chức năng bộ máy quản lý đô thị hiện này phải tạo ra một hành
lang pháp lý để các tổ chức, cá nhân hoạt động theo pháp luật. Để thực hiện được các
chức năng, nhiệm vụ chính trị cũng như các kế hoạch kinh tế xã hội, bộ máy quản lý đô
thị cần có đủ quyền và lực, nghĩa là Nhà nước giao quyền, phân bố hợp lý các nguồn tài
chính, còn chính quyền đô thị phải đủ mạnh để nắm quyền và sử dụng có hiệu quả các
nguồn tài chính để thực hiện các chức năng của mình và thực hiện chiến lược phát triển
của đô thị. Trong nội dung đó, xác định đúng nội dung công tác quản lý, phân công đúng
người đúng việc, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ là những nội dung cụ thể và
quan trọng.
3.5 Tăng cường công tác quản lý kinh tế
Phát triển kinh tế luôn là nền tảng của mọi hoạt động xã hội. Để phát triển đô thị
không thể xem nhẹ vấn đề phát triển kinh tế. Nhưng không thể phát triển kinh tế bằng
mọi giá. Công tác quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và quy hoạch các ngành là vấn đề
cần thiết và cấp bách đối với các đô thị. Mỗi đô thị cần xác định cho mình phương
hướng, tốc độ và các ngành kinh tế chủ lực nhằm khai thác có hiệu quả cao đối với thế
mạnh và các nguồn lực của đô thị. Tăng cường công tác quản lý kinh tế cần bắt đầu từ
việc rà soát, điều chỉnh và thực hiện tốt việc lập và thực thi quy hoạch. Tiếp theo là thiết
lập một hành lang pháp lý về quản lý kinh tế của đô thị mình phù hợp với cơ chế thị
trường hiện nay của Việt Nam. Điều tiết hoạt động của các ngành, các doanh nghiệp
thông qua hành lang pháp lý và các chính sách đất đai, chính sách đầu tư, ưu đãi về
thuế
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hường. Lớp Địa lý K32
14
Giáo viên hướng dẫn: Hà Văn Hành
3.6 Quản lý đất đai và nhà ở cần nhanh chóng đi vào thế ổn định
Hiện nay các đô thị của chúng ta đang còn nhiều vướng mắc trọng việc quản lý
đất đai và nhà ở do quá khứ để lại, do chuyển đổi cơ chế, do chính sách chưa nhất quán
công tác quản lý đất đai và nhà ở đô thị cần nhanh chóng đi vào thế ổn định. Trước mắt
cần nhanh chóng hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho
những các nhân, gia đình đang sử dụng đất hợp pháp. Nhà quản lý cần thay đổi tư duy về
vấn đề này, cần xác định quan điểm rằng cấp sổ đỏ cho họ là để quản lý đất đai mà họ
dang sử dụng chứ không phải là ban cho họ bổng lộc gì.
Nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường đất và nhà là một biện pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng đất. theo quy luật thị trường đất đai được chuyển nhượng cho những
người đặt giá cao hơn có nghĩa là người đó sử dụng đất có hiệu quả hơn. Phát triển thị
trường nhà, đất còn ảnh hưởng hỗ trợ cho vấn đề giao thông nhằm tạo điều kiện cho các
cá nhân tối ưu hóa việc đi lại của gia đình họ. Nếu việc di chuyển chỗ ở, dễ dàng và hợp
lý, các hộ gia đình sẽ chuyển đến gần nơi làm việc, học tập, sao cho chi phí đi lại trong
gia đình là nhỏ nhất.
Hoàn thiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng là một nội dung của quản lý
đất đai là cơ sở để giảm chi phí cho các dự án nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng. Tiến
độ giải phóng mặt bằng có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ cảu dự án, nếu giải phóng mặt
bằng chậm có thể gây thiệt hại lớn về tài chính cho dự án
3.7 Giải quyết đồng bộ vấn đề giao thông đô thị
Để giải quyết vấn đề giao thông trước hết cần tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch giao thông. Việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch này phải được ưu tiên
thực hiện hàng đầu trong các dự án của thành phố. Cụ thể như: Hệ thống đường nội đô và
điểm đỗ xe, vấn đề vận tải công cộng ở các đô thị: hệ thống xe buýt, xe điện, Kết hợp
quy hoạch giao thông và quy hoạch các ngành điện lực, bưu chính viễn thông để tính đến
khả năng đào đường lắp đặt các thiết bị
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hường. Lớp Địa lý K32
15
Giáo viên hướng dẫn: Hà Văn Hành
Nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống đường nội đô và hệ thống bãi đỗ xe trong
thành phố và tại các công sở, siêu thị, trung tâm thương mại.Tổ chức tốt công tác phân
luồng, phân tuyến, khai thác có hiệu quả cao nhất những cơ sở hạ tầng hiện có, nhanh
chóng tiếp cận tin học hiện đại trong quản lý giao thông
Hình 6: Quy hoạch đô thị hợp lí sẽ giảm ùn tắc giao thông
Sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt các hành vi vi phạm luật giao thông, xử
phạt nghiêm minh, đúng người - đúng tội.Kiên quyết xóa bỏ các hình thức buôn bán vỉa
hè, các loại xe thồ cồng kềnh gây ách tắc giao thông.Tăng cường công tác tuyên truyền
phổ biến luật giao thông đường bộ trong nhân dân.
Tăng cường đô thị hóa ngoại vi, di chuyển một số cơ quan ra ngoại vi thành phố
đặc biệt là các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Sớm hình thành làng các trường
đại học ở ngoại vi thành phố.
3.8 Các giải pháp bảo vệ môi trường
Luật bảo vệ môi trường cần được tôn trọng nghiêm túc: Bảo vệ môi trường đô thị
đang là vấn đề cấp bách ở Việt Nam. Để giải quyết vấn đề môi trường đô thị, yêu cầu số
một là luật bảo vệ môi trường cần được tôn trọng nghiêm túc. Các cơ quan quản lý môi
trường các cấp cần nghiên cứu và giải quyết các câu hỏi vì sao, ở đâu, khi nào luật Bảo
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hường. Lớp Địa lý K32
16
Giáo viên hướng dẫn: Hà Văn Hành
vệ môi trường không được tôn trọng một cách nghiêm túc. Chắc chắn các vấn đề cơ chế,
chính sách phối hợp giữa các cơ quan sẽ được đặt ra.
Tăng cường đầu tư toàn diện cho các cơ quan quản lý môi trường: đầu tư quan
trọng nhất phải kể đến là đầu tư, trang bị cho con người về trình độ quản lý, sau đó là
những trang thiết bị, máy móc cần thiết để các cơ quan quản lý có thể kiểm soát, thu thập
các bằng chứng có căn cứ khoa học để “bắt người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm về
hành vi gây ô nhiễm của mình”.
Sự quan tâm của Chính phủ và chính quyền các thành phố là rất cần thiết: Chính
phủ và các chính quyền đô thị cần có những biện pháp mang tính vĩ mô, liên kết các Bộ,
ngành như công nghiệp - tài chính - tài nguyên môi trường tạo cơ chế phối hợp để buộc
người gây ô nhiễm phải trả tiền cho việc xử lý ô nhiễm. Cơ quan môi trường phải là cầu
nối giữa các cơ quan trong vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường.
Lồng ghép những vấn đề môi trường vào công tác quy hoạch: gồm có quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch vùng, quy hoạch chung và quy hoạch chi
tiết đô thị.Tập trung vốn đầu tư, nâng cao năng lực quản lý, khai thác đô thị phù hợp với
điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. Cần quan tâm tới các yếu tố liên vùng, liên
tỉnh hoặc liên đô thị trong việc nghiên cứu các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng đô thị,
nhất là đối với các lĩnh vực cấp nước, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang, Rà soát, xây
dựng và ban hành các quy trình kỹ thuật, quy phạm, tiêu chuẩn trong các lĩnh vực hạ tầng
kỹ thuật đô thị.
Quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư: cần theo đúng các thủ tục về đánh giá tác động
môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan kiến trúc, kể từ khâu lập luận
chứng, thiết kế, đến thi công và vận hành.
Tăng cường công tác giáo dục: là biện pháp lâu dài, để công tác bảo vệ môi trường
trở thành nhiệm vụ của mọi người, được mọi người quan tâm.
KẾT LUẬN
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hường. Lớp Địa lý K32
17
Giáo viên hướng dẫn: Hà Văn Hành
Từ những tìm hiểu ở trên, chúng ta thấy rằng đô thị hóa là một vấn đề tất yếu của
nước ta cũng như các nước khác trên thế giới. Đô thị hóa ở nước ta đã góp phần thay đổi
diện mạo của đất nước, làm cho tình hình kinh tế xã hội ngày càng phát triển, giải quyết
công ăn, việc làm cho nhiều công dân, mức sống vì vậy mà cũng ngày được nâng cao lên.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp đáng kể của đô thị hóa thì song song phát sinh
những vấn đề từ đô thị hóa xảy ra. Những vấn đề như đã trình bày ở trên: di dân vào các
đô thị và nhiều hệ quả theo sau, cùng với đó là vấn đề giao thông không phát triển theo
kịp với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường, cở sở hạ tầng cũng
như chất lượng đô thị… là những bài toán cần đặt ra vào lúc này. Trên cơ sở thực tiễn,
chúng ta cần phải xây dựng những chính sách quản lý phù hợp Chúng ta cần có những
giải pháp đồng bộ những vấn đề phát sinh, và phải có chiến lược định hướng phát triển đô
thị hóa. Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của nhiều cơ quan,
đoàn thể trong xã hội và trong đó yếu tố không thể thiếu là ý thức của mỗi người dân.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hường. Lớp Địa lý K32
18
Giáo viên hướng dẫn: Hà Văn Hành
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà Văn Hành. Bài giảng Địa lí đô thị và công nghiệp (2011)
2. Nguyễn Đình Hòe. Dân sô định cư và môi trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội (2001)
3. Nguyễn Minh Tuệ, Địa lí kinh tế - xã hội đại cương. Nhà xuất bản Đại học Sư
Phạm (2007)
4. Trang web: Tailieu.vn
5. Trang web: Google.com.vn (tìm kiếm tài liệu, thông tin)
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hường. Lớp Địa lý K32
19