Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sơ cứu đúng cách khi trẻ bị chảy máu mũi pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.09 KB, 5 trang )

Sơ cứu đúng cách khi trẻ bị
chảy máu mũi
Một số trẻ nhỏ thường có biểu
hiện chảy máu mũi. Các bác sĩ
khuyến cáo, nếu hiện tượng
trên xuất hiện thường xuyên
và mũi chảy nhiều máu thì
cha mẹ nên cho trẻ đi khám
để điều trị kịp thời.

Ảnh: minh họa - Internet


Chảy máu mũi là hiện tượng rất
hay gặp ở trẻ nhỏ, thường là các
dạng chảy máu nhẹ. Máu mũi
chảy là do các mạch máu nhỏ
nằm ở phía dưới trước của vách
ngăn thành mũi bị vỡ hoặc do
thời tiết khô hoặc quá lạnh.
Khi trẻ bị chảy máu mũi, điều
quan trọng là bố mẹ phải bình
tĩnh vì lúc đó trẻ sợ hãi, khóc
lóc càng khiến máu chảy ra
nhiều hơn. Thường thì máu mũi
sẽ tự ngừng chảy trong khoảng
10 phút và lượng máu bị mất
cũng không đáng kể. Cha mẹ có
thể hạn chế máu mũi chảy bằng
cách để trẻ ngồi dậy, đầu hơi
cúi về phía trước giúp trẻ khỏi


nuốt máu mũi vào cổ.
Nếu trẻ đã lớn nên bảo trẻ thở
bằng miệng, sau đó dùng ngón
tay cái và ngón tay trỏ kẹp chặt
hai cánh mũi của trẻ trong vòng
khoảng 10 phút. Máu mũi vẫn
chảy tiếp có nghĩa là bạn bóp
cánh mũi của trẻ chưa đúng
chỗ, cần phải bóp lại một lần
nữa.
Các bác sĩ khuyến cáo, để tránh
cho máu mũi bị chảy cần
thường xuyên cắt móng tay của
trẻ. Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ
thật tốt và cho trẻ chế độ dinh
dưỡng phù hợp. Vào mùa đông
hãy tìm cách làm tăng độ ẩm
trong phòng và bôi vào bên
trong mũi trẻ một lớp kem
dưỡng ẩm mỏng. Cần đưa trẻ
thăm khám bác sĩ ngay trong
trường hợp máu mũi vẫn chảy
nhiều sau khoảng 10 phút; trẻ
trông ốm mệt, xanh xao và
chóng mặt khi vừa mới ngủ
dậy…

×