Tải bản đầy đủ (.pptx) (46 trang)

Hệ Thống Thuế pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.87 KB, 46 trang )

Hệ Thống Thuế Của
Việt Nam
Nhóm Thực Hiện:Nhóm 3
Nội Dung
I:Giới Thiệu Chung Về Thuế.
II:Các Sắc Thuế Chủ Yếu Hiện Đang Được Áp
Dụng ở Việt Nam.
III:Nội Dung Của Các Sắc Thuế
IV: Thuế Suất
I:Giới Thiệu Chung Về Thuế
Thuế là một phạm trù kinh tế và lịch sử ra đời cùng với sự ra đời của Nhà Nước
,nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật.
1-Khái niệm:
Thuế là một hình thức động viên
Bắt buộc của nhà nước nhằm tập
Trung một bộ phận nguồn lực của
Xã hội vào ngân sách nhà nước
Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của
Nhà Nước thích ứng với từng giai d
Đoạn phát triển của đời sống
Xã hội.
2-Bản chất,chức năng của Thuế
a-Bản chất:

Thuế là khoản trích nộp bằng tiền của tổ chức, cá nhân cho nhà
nước;

Thuế là khoản đóng góp bắt buộc dựa trên quyền lực nhà nước;

Thuế là khoản thu không có hoàn trả;


Thuế là khoản thu không có đối khoản trực tiếp.
b-Chức năng:

Chức năng phân phối và phân phối lại: là chức năng cơ bản, đặc thù
của thuế.

Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước

Điều tiết vĩ mô nền kinh tế
3-Vai trò

Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN.

Thuế chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số thu
ngân sách hàng năm.

Là công cụ của nhà nước để quản lý vĩ mô nền
kinh tế quốc dân.
II-Các loại thuế ở VN hiện nay
Loại thuế Nguồn thu của
Thuế VAT hàng hóa nhập khẩu Chính quyền trung ương
Thuế xuất-nhập khẩu Chính quyền trung ương
Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa NK Chính quyền trung ương
Thuế TNDN của các đơn vị HT toàn ngành Chính quyền trung ương
Thuế từ dầu khí Chính quyền trung ương
Thuế VAT, không kể VAT hàng hoá NK Chính quyền TƯ, chính quyền ĐP
Thuế TNDN, không kể thuế TNDN của các đơn vị hạch
toán toàn ngành
Chính quyền TƯ, chính quyền ĐP
Thuế thu nhập cá nhân Chính quyền TƯ, chính quyền ĐP

Thuế chuyển LN ra nước ngoài,ko kể thuế chuyển LN
ra nước ngoài từ lĩnh vực dầuDK
Chính quyền TƯ, chính quyền ĐP
Thuế TTĐB thu từ HH-DV trong nước Chính quyền TƯ, chính quyền ĐP
Thuế nhà, đất Chính quyền địa phương
Thuế TN, không kể thuế TN thu từ dầu, khí
Chính quyền địa phương
Thuế môn bài
Chính quyền địa phương
Thuế chuyển quyền sử dụng đất Chính quyền địa phương
Thuế sử dụng đất nông nghiệp Chính quyền địa phương
Phân nhóm các loại thuế
Dựa vào phương thức đánh thuế ta có thuế trực thu và thuế gián thu
• Trong đó thuế trực thu bao gồm:
1. thuế thu nhập cá nhân
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp
3. thuế nhà đất
4. Thuế chuyển quyền sử dụng đất
5. Thuế sử dụng đất nông nghiệp
•. Trong thuế gián thu bao gồm:
1. thuế giá trị gia tăng
2. thuế XNK
3. thuế tiêu thụ đặc biệt
4. thuế môn bài.
III:Nội Dung Của Các Sắc Thuế.
1-Thuế giá trị gia tăng:
a.Khái niêm:Thuế giá trị gia tăng là
thuế tính trên giá trị tăng thêm của
hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong
quá trình từ sản xuất, lưu thông

đến tiêu dùng
b.Đối tượng chịu thuế
Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt
Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng được miễn
theo qui định cua pháp luật.
1-Thuế GTGT
c.Người nộp thuế
Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân
nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (gọi là người nhập khẩu).
d. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
• Giá tính thuế: -Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra
là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị
gia tăng;
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu
(nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác
định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.

Giá tính thuế
- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế giá trị gia tăng
của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này;
- Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị gia tăng;
Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì
giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng;
Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được
để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nước ngoài;
- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế
giá trị gia tăng của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm;

- Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng;
-Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện
bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc,
thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị;
- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị gia tăng, trừ giá
chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước;
- Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ
các hoạt động này chưa có thuế giá trị gia tăng;
- Đối với hàng hoá, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì
giá tính thuế được xác định theo công thức sau:

Giá tính thuế

Giá tính thuế đối với hàng hoá, dịch vụ tại những khoản
trên bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ
sở kinh doanh được hưởng.

Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam.
Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ
thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch
bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm
phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
2. Thuế xuất-nhập khẩu
a.Khái niệm:
Thuế xuất-nhập khẩu là một loại thuế
đánh vào các hàng hoá mậu dịch,
phi mậu dịch được phép xuất khẩu,
nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.
b. Đối tượng chịu thuế :

• Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam;
• Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và
từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
2. Thuế xuất-nhập khẩu
c. Đối tượng nộp thuế
Tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu
thuế theo quy định của pháp luật.
d. Căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế và đồng tiền nộp thuế
• Căn cứ tính thuế XNK là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu,
nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo tỷ lệ
phần trăm (%); đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính
thuế là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi
trong tờ khai hải quan và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị
hàng hóa.
• Phương pháp tính thuế được quy định như sau:
-Số thuế XNK phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất
khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với giá tính thuế và thuế
suất của từng mặt hàng ghi trong Biểu thuế tại thời điểm tính thuế;
d. Căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế và đồng tiền nộp thuế
-Trong trường hợp mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối
thì số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp bằng
số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu,
nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với mức
thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá tại
thời điểm tính thuế.

Đồng tiền nộp thuế là đồng Việt Nam; trong
trường hợp được phép nộp thuế bằng ngoại tệ thì
phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi

e. Giá tính thuế và tỷ giá tính thuế
• Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán tại cửa
khẩu xuất theo hợp đồng.
• Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế
phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng,
phù hợp với cam kết quốc tế.

Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng
để xác định giá tính thuế là tỷ giá hối đoái do Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế.

Chính phủ quy định cụ thể việc xác định giá tính thuế quy
định tại Điều này.
3. Thuế tiêu thụ đặc biệt
a.Khái niệm:
Thuế TTĐB là một loại thuế
gián thu đánh vào một số
hàng hóa,dịch vụ thuộc đối
tượng chịu thuế theo qui định
của luật thuế TTĐB.Thuế được
cấu thành trong giá cả hàng
hóa,dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa và sử dụng
dịch vụ.
3. Thuế TTĐB hàng hóa nhập khẩu
b. Đối tượng chịu thuế :
1. Hàng hóa:
• Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
• Rượu;
• Bia;
• Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên,

có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
• Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
• Tàu bay, du thuyền;
• Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm
khác để pha chế xăng;
• Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
• Bài lá;
• Vàng mã, hàng mã.
b. Đối tượng chịu thuế
2.Dịch vụ:

Kinh doanh vũ trường;

Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);

Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò
chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương
tự;
• Kinh doanh đặt cược;

Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;

Kinh doanh xổ số.
3.Một số hàng hóa,dịch vụ trên có thể không phải nộp thuế TTĐB theo quy
định của pháp luật
c. Người nộp thuế

Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất,
nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.


Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất
khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà
tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh
doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
d. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính
thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế
suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng
giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế
suất thuế tiêu thụ đặc biệt.
e. Giá tính thuế

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán ra, giá cung
ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có thuế giá trị gia tăng
được quy định như sau:

1. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra;

2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập
khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì
giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm;

3. Đối với hàng hóa gia công là giá tính thuế của hàng hóa bán ra của cơ sở
giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng
thời điểm bán hàng;
e. Giá tính thuế


• 4. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán theo
phương thức bán trả tiền một lần của hàng hóa đó không bao gồm khoản lãi
trả góp, lãi trả chậm;
• 5. Đối với dịch vụ là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh. Giá cung ứng
dịch vụ đối với một số trường hợp được quy định như sau:

a) Đối với kinh doanh gôn là giá bán thẻ hội viên, giá bán vé chơi gôn bao
gồm cả tiền phí chơi gôn và tiền ký quỹ (nếu có);
• b) Đối với kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt
cược là doanh thu từ hoạt động này trừ số tiền đã trả thưởng cho khách;
• c) Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê là doanh thu của các
hoạt động kinh doanh trong vũ trường, cơ sở kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê;

6. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ, biếu,
tặng cho là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại
hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
4. Thuế môn bài
a.Khái niệm:
Thuế môn bài là một sắc
thuế gián thu và thường là
định ngạch đánh vào giấy
phép kinh doanh (môn bài)
của các doanh nghiệp
và hộ kinh doanh.
Thuế môn bài được thu hàng
năm.
4. Thuế môn bài
b.Đối tượng nộp thuế:
• Các Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm
hữu hạn.

• Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư
nước ngoài tại Việt nam.
• Tổ chức và cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo
luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam.
• Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
• Đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức đơn vị sự nghiệp khác và tổ
chức kinh doanh hoạch toán kinh tế độc lập khác.
c. Căn cứ tính thuế
Các tổ chức kinh tế nêu trên nộp thuế Môn bài căn cứ vào vốn
đăng ký ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy
phép đầu tư.

BẬC
THUẾ MÔN BÀI
VỐN ĐĂNG KÝ MỨC THUẾ MÔN
BÀI CẢ NĂM(đ)
- Bậc 1 Trên 10 tỷ 3.000.000
- Bậc 2 Từ 5 tỷ đến 10 tỷ 2.000.000
- Bậc 3 Từ 2 tỷ đến dưới 5
tỷ
1.500.000
- Bậc 4 Dưới 2 tỷ 1.000.000

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×