Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

cải cách hệ thống thuế ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.67 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Chủ trương cải cách hệ thống thuế ở nước ta được khởi xướng từ năm
1989, đến năm 2008 một hệ thống luật, pháp lệnh, nghị định về thuế áp dụng
thống nhất trong cả nước được ban hành. Các sắc thuế trong hệ thống thuế
này được áp dụng chung cho tất cả cả các thành phần kinh tế, không còn sự
phân biệt giữa khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh như trước đây. Từ
năm 1996 ta tiến hành cải cách thuế bước hai. Hệ thống thuế mới này đã đánh
dấu một bước tiến bộ trong công tác quản lý vĩ mô của Đảng và Nhà nước ta,
đóng góp tích cực vào sự quản lý kinh tế vĩ mô và tăng thu cho ngân sách nhà
nước. Trong công cuộc cải cách thuế bước hai, cùng với việc thực hiện thuế
mới là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Việt Nam
đã tiến hành sửa đổi và cho ra đời một số luật thuế mới khác trong đó có Luật
thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng. Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt
và thuế giá trị gia tăng sau 9 năm thực hiện đã dần đi vào đời sống và có
những tác động tích cực đến tình hình kinh tế - xã hội đất nước cũng như góp
phần đáng kể vào việc tăng nguồn thu cho ngấn sách nhà nước, đồng thời đem
lại những kết quả nhất định trong việc hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng hàng
hoá, dịch vụ được coi là đặc biệt và điều tiết thu nhập.

NỘI DUNG
Trước khi đi vào so sánh em xin trình bày về một vài khái niệm cơ bản:
- Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm
của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu
dùng.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (thuế TTĐB) là một loại thuế gián thu, đánh
vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo qui định của luật
thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và
do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.
I.Những nét giống và tương đồng nhau giữa thuế GTGT và thuế
TTĐB:
1. Về mục đích:


Thuế nói chung hay thuế GTGT, thuế TTĐB nói riêng ra đời, tồn tại và
phát triển là do ý chí của Nhà nước. Mỗi loại thuế khác nhau, ý chí ấy cũng
được biểu hiện ở những khía cạnh khác nhau nhưng luôn xuất phát từ 2 mục
đích lớn nhất và cơ bản nhất là nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước và tạo ra
trật tự chung cho xã hội. Với thuế GTGT và thuế TTĐB, chúng cùng thể
hiện những mục đích như sau:
- Đối với hệ thống thuế Việt Nam: Thuế GTGT, thuế TTĐB được ban
hành gắn liền với việc sửa đổi bổ sung một số thuế khác nhau như: thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập... nhằm giúp cho hệ thống thuế của Việt
Nam ngày càng hoàn thiện phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của đất
nước, tương đồng với hệ thống thuế trong khu vực và trên thế giới.
- Đối với ngân sách nhà nước: nhằm đảm bảo và ổn định cho ngân sách
nhà nước bởi chúng là loại thuế đánh vào người tiêu dùng, được áp dụng rộng
rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc cung
ứng dịch vụ nên có thể tạo ra được nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.
- Đối với nền kinh tế: nhằm tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu cạnh
tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế (vì có những trường hợp được hoàn
thuế) và thuế GTGT, thuế TTĐB kết hợp với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn
hàng nhập khẩu có tác dụng tích cực bảo vệ sản xuất kinh doanh hàng nội địa,
từ đó tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước phát triển.
- Đối với doanh nghiệp
+ Thứ nhất là nhằm thực hiện chính sách quản lý đối với các cơ sở sản
xuất kinh doanh và nhập khẩu hàng hoá dịch vụ.
+ Thứ hai là nhằm tăng cường công tác hạch toán kế toán trong các
doanh nghiệp thúc đẩy việc mua bán hàng hoá có hoá đơn chứng từ.
2. Phạm vi áp dụng:
Cùng hướng đến những mục tiêu nêu trên nên thuế GTGT và thuế
TTĐB cũng có những nét chung về phạm vi áp dụng.
- Đối tượng chịu thuế:
*Hàng hóa:

a) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút,
hít, nhai, ngửi, ngậm;
b) Rượu;
c) Bia;
d) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại
có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở
người và khoang chở hàng;
đ) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên
125cm
3
;
e) Tàu bay, du thuyền;
g) Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade
component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng;
h) Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
i) Bài lá;
k) Vàng mã, hàng mã.
*. Dịch vụ:
a) Kinh doanh vũ trường;
b) Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
c) Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò
chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;
d) Kinh doanh đặt cược;
đ) Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
e) Kinh doanh xổ số.
- Đối tượng không chịu thuế:
Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ
không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho

cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức,
cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo
người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.
Hàng hoá chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng hoá,
dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các
khu phi thuế quan với nhau.
II. Những điểm khác biệt giữa thuế GTGT và thuế TTĐB.
Bên cạnh những điểm chung, thuế GTGT và thuế TTĐB cũng có
những điểm riêng biệt:
Tiêu chí Thuế GTGT Thuế TTĐB
* Mục đích Nhằm góp phần thúc đẩy sản
xuất phát triển, mở rộng lưu
thông phân phối hàng hoá, bảo
hộ hợp lý
Nhằm hướng dẫn sản xuất và
tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ
được coi là đặc biệt, điều tiết
thu nhập của các tầng lớp dân
cư có thu nhập cao, thực hiện
phân phối thu nhập công bằng
hợp lý.
Phạm vi áp
dụng:
+ Đối tượng
chịu thuế
Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho
sản xuất, kinh doanh và tiêu
dùng ở Việt Nam là đối tượng
chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các
đối tượng quy định tại Điều 5

của Luật này, bao gồm cả những
đối tượng chịu thuế TTĐB
Hàng hóa:
a) Thuốc lá điếu, xì gà
và chế phẩm khác từ cây thuốc
lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi,
ngậm;
b) Rượu;
c) Bia;
d) Xe ô tô dưới 24 chỗ,
kể cả xe ô tô vừa chở người,
vừa chở hàng loại có từ hai
hàng ghế trở lên, có thiết kế
vách ngăn cố định giữa khoang
chở người và khoang chở
hàng;
đ) Xe mô tô hai bánh, xe
mô tô ba bánh có dung tích xi
lanh trên 125cm
3
;
e) Tàu bay, du thuyền;
g) Xăng các loại, nap-ta
(naphtha), chế phẩm tái hợp
(reformade component) và các
chế phẩm khác để pha chế
xăng;
h) Điều hoà nhiệt độ
công suất từ 90.000 BTU trở
xuống;

i) Bài lá;
k) Vàng mã, hàng mã.
2. Dịch vụ:
a) Kinh doanh vũ
trường;
b) Kinh doanh mát-xa
(massage), ka-ra-ô-kê
(karaoke);
c) Kinh doanh ca-si-nô
(casino); trò chơi điện tử có
thưởng bao gồm trò chơi bằng
máy giắc-pót (jackpot), máy
sờ-lot (slot) và các loại máy
tương tự;
d) Kinh doanh đặt cược;
đ) Kinh doanh gôn
(golf) bao gồm bán thẻ hội
viên, vé chơi gôn;
e) Kinh doanh xổ số.
Đối tượng chịu thuế của thuế GTGT rộng hơn nhiều so với thuế TTĐB do thuế
TTĐB chỉ tập trung điều tiết một số mặt hàng và dịch vụ nhất định, không được
nhà nước khuyến khích tiêu dùng
+ Đối tượng
nộp thuế
Người nộp thuế giá trị gia
tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây
gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ
chức, cá nhân nhập khẩu hàng

hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau
Người nộp thuế tiêu thụ
đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản
xuất, nhập khẩu hàng hóa và
kinh doanh dịch vụ thuộc đối
tượng chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt.

×