Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh rối loạn giấc ngủ ngày càng phổ biến doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.6 KB, 5 trang )

Bệnh rối loạn giấc ngủ ngày càng phổ biến
> Dùng máy đa ký trị rối loạn giấc ngủ
> Ô nhiễm ánh sáng đối với sức khỏe con người
TP - Các chuyên gia về rối loạn giấc ngủ cho
biết, áp lực của đời sống hiện đại khiến bệnh
rối loạn giấc ngủ ngày càng phổ biến.

Bệnh nhân được theo dõi bằng
máy đa ký giấc ngủ tại Trung
tâm chăm sóc sức khỏe cộng
đồng Ảnh: L.N .
Đủ kiểu rối loạn
Tại BV Chợ Rẫy, lượng bệnh nhân đến khám
được phát hiện mắc rối loạn giấc ngủ do bị căng
thẳng trong công việc hay bị stress trong cuộc
sống khá phổ biến. Nghiên cứu về rối loạn giấc
ngủ bằng máy đa kí giấc ngủ tại bệnh viện này,
cho thấy 80% số bệnh nhân đến khám đều mắc
rối loạn giấc ngủ với các triệu chứng ngáy,
ngưng thở khi ngủ. 5% trong số đó ở thời kỳ
bệnh quá nặng. Những người làm việc đòi hỏi
tập trung cao, căng thẳng rất dễ bị mắc bệnh
này. Nhiều nhất là các nhà quản lý, nhà kinh
doanh, công nhân kỹ thuật, người làm việc liên
tục với máy tính, giới tài xế.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Bích Huyên - Trưởng
phòng Chăm sóc giấc ngủ của Trung tâm Sức
khỏe cộng đồng TPHCM cho biết, mỗi ngày nơi
đây có khoảng 200 người đến thăm khám liên
quan rối loạn giấc ngủ. Bệnh rối loạn giấc ngủ
rất phổ biến như các chứng ngáy, ngưng thở, tay


chân không yên hay khó ngủ…
Theo số liệu thống kê, có đến 4% dân số châu Á
chịu ảnh hưởng của bệnh rối loạn giấc ngủ, tuy
nhiên tại Việt Nam chưa có con số chính thức.
Một khảo sát mới đây tại TPHCM trên 800
người cho thấy có 20% số người được khảo sát
bị mất ngủ. Lý giải điều này, bác sĩ Huyên cho
rằng: “Áp lực lớn của xã hội công nghiệp, môi
trường sống thay đổi và do kinh tế khiến con
người căng thẳng quá mức hay những bức xúc
về xã hội, công việc, khủng hoảng tâm lý, tình
cảm, stress mạnh làm cho rối loạn giấc ngủ gia
tăng”.
Ngoài rối loạn giấc ngủ phổ biến với chứng
ngáy, nhiều trường hợp mắc chứng ngủ rũ hay
ngưng thở trong lúc ngủ. Nhiều bệnh nhân mắc
chứng ngủ rũ nghĩa là thấy buồn ngủ ngày, rất
hay ngủ gật, li bì ở mọi nơi, mọi lúc trừ lúc ăn
uống hay vệ sinh.
Mù mờ về bệnh
Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu
chứng của mất ngủ, 15% bị ngây ngất vào ban
ngày, 18% không thỏa mãn với giấc ngủ, 30%
bệnh mất ngủ có liện hệ bệnh tâm thần. PGS-TS
Lê Thị Tuyết Lan- Chủ tịch Hội hô hấp TPHCM
cho biết, mất ngủ kéo dài làm giảm trí nhớ, khó
tập trung chú ý, giảm sút khả năng lao động và
hậu quả tất yếu là giảm tính tích cực trong cuộc
sống. Mất ngủ còn có nguy cơ phát sinh một số
bệnh hoặc làm nặng thêm bệnh đang mắc. Tuy

nhiên, căn bệnh này không được nhận diện,
chẩn đoán xác thực để tránh nguy hại.
Theo bác sĩ Huyên nếu không được chẩn đoán
và điều trị sớm hội chứng ngưng thở lúc ngủ sẽ
góp phần làm ảnh hưởng đến bệnh tim mạch
như tăng huyết áp, suy tim, thiếu máu cơ tim,
rối loạn nhịp tim, đột tử trong đêm, tai biến
mạch máu não…
Nguy cơ là vậy, tuy nhiên theo các chuyên gia,
rối loạn giấc ngủ vẫn chưa được nhiều bác sĩ,
bệnh nhân biết đến khiến nhiều người dùng
thuốc an thần, thuốc ngủ như một giải pháp.
Hiện nay, để phát hiện và chẩn đoán rối loạn
giấc ngủ, các bệnh viện sử dụng máy đa kí giấc
ngủ có chức năng ghi lại toàn bộ những dấu
hiệu bất thường trong giấc ngủ của bệnh nhân
qua các kênh điện não, điện tim, điện cơ, thông
khí hô hấp, chỉ số oxy, giúp các bác sĩ tìm ra
nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ để điều trị
kịp thời và hiệu quả các bệnh như: mất
ngủ,ngáy và ngưng thở lúc ngủ; hội chứng chân
không yên, cử động chi có chu kỳ hay ngủ rũ,
mộng du và nghiến răng…
PGS-TS Lê Thị Tuyết Lan- Chủ tịch Hội hô
hấp TP HCM cho biết, 50% trường hợp mắc
chứng ngưng thở là người béo phì, đa số bệnh
nhân từ 45 tuổi trở lên. Triệu chứng thường
thấy là lúc ngủ ngáy to, ngáy không đều, đau
đầu và buồn ngủ vào ban ngày. Bệnh dễ khiến
bệnh nhân bị cao huyết áp, lên cơn đau tim và

tai biến mạch máu não do thiếu oxy máu. Để
chữa chứng này ở người béo phì, trước hết phải
giảm cân, đồng thời để ngăn ngáy và ngưng th

khi ngủ người bệnh nên nằm nghiêng.

×